Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁN BỘ CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.37 KB, 12 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠ
CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁN BỘ CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
1-Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và tầm quan trọng của việc hoàn
thiện cơ cấu tổ chức đối với kết quả hoạt động của tổ chức.
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế về cơ cấu tổ chức bộ máy ở sở
Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh tôi đã hiểu thế nào và sâu hơn
về cơ cấu của một tổ chức, sự cần thiết của nó.
Và qua sự nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của ngành với cơ cấu cán
bộ của ngành tôi thấy cần phải có sự điều chỉnh lại cơ cấu cho phù hợp và đáp
ứng được chức năng nhiệm mà trên giao phó.
2- Một số giải pháp cụ thể :
2.1- Đào tạo thêm để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ của
ngành.
- Đào tạo từ đầu để có thể đáp đáp được công việc và nhiệm vụ nặng nhọc
của ngành về mọi mặt, nhiệm vụ năm 2003 và những năm tiếp theo thì
phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành. Vì vậy
cần có sự đào tạo mới để bổ sung cho đội ngũ cán bộ hiện có của
ngành .Có thể đưa những người đang làm việc ở sở nhưng không làm về
chuyên môn nghiệp vụ nhưng đã có hiểu biết nhất định về công tác lao
động - thương binh xã hội.Chúng ta đưa đi đào tạo về chuyên môn để về
thuyên chuyển nên làm công việc mới, thuộc lĩnh vực đào tạo.Phương
pháp này đem lại hiệu quả cao vì nhưng người này họ đã có những hiểu
biết nhất định về công tác lao động xã hội nên họ sẽ nắm bắt được kiến
thức một cách nhanh chóng.Khi vào làm việc họ cũng hoà nhập nhanh
chóng với công việc mới không phải mất thời gian cho họ hoà nhập với
công việc mới như những người được đào tạo từ đầu để đưa vào làm
việc.Nên đem lại hiệu quả làm việc cao trong công tác của mình và của
toàn ngành nói chung .
- 1 -
-Đưa đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ ;phương pháp này áp dụng cho


những người đang làm việc theo đúng trình độ đào tạo, chuyên môn của
mình nhưng bây giờ trình độ không còn đáp ứng được công việc và nhiệm
vụ mới.Nên cần có sự đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn có thể
đáp ứng được nhiệm vụ mới cụ thể là:
+Những người chưa đạt trình độ đại học thì cho đi đào tạo thêm để nâng cao
trình độ nên đại học để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
+Những người đã có trình độ đại học thì hàng tỉnh có các đợt học thêm để
năng cao trình độ chuyên môn của mình để ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ
của ngành giao phó.
+Những người có trình độ chưa đúng chuyên môn của ngành cần cho đi đào
tạo thêm về chuyên môn của ngành để có thể làm tốt công việc của mình.
2.2- Tuyển mới những người có trình độ để thay thế cho những người
không còn thích hợp.
Về chế độ tuyển dụng được quy định như sau: Uỷ quyền cho Trưởng ban
tổ chức tổ chính quyền tỉnh quyết định tỉnh quyết định tuyển dụng mới và công
nhận hết thời gian thực tập của sinh viên.Và tuyển dụng phải căn cứ vào chỉ tiêu
biên chế được giao, kết quả thi tuyển vào các ngạch công chức, viên chức và đề
nghị của cơ quan tuyên dụng.Sau đây là qui định về số lượng cán bộ cần tuyển
dụng để đáp ứng nhu cầu của ngành.
-Lãnh đạo sở :có 4 người trong đó có 3 phó giám đốc và dược phân công
như sau:
+Giám đóc phụ trách chung, trực tiếp theo dõi công tác tổ chức cán bộ,
thanh tra tài chính, thi đua khen thưởng.
+Các phó giám đốc phụ trách các công việc sau;
Một phó giám đốc phụ trách Lao động - Việc làm - Tiền công - Tiền lương.
Một phó giám đốc phụ trách công tác bảo hiểm, bảo trợ xã hội.
Một phó giám đốc phụ trách chính sách TBLS- NCC thanh niên xung
phong .
-Phòng tổ chức hành chính, tổng hợp.
- 2 -

+Trưởng phòng :phụ trách chung, trực tiếp phụ trách thi đua khen thưởng .
+Phó trưởng phòng : Phụ trách tổng hợp hành chính quản trị.
+Nhân viên đánh máy thủ quĩ ....2
+Kế toán : 01
+Lái xe : 01
-Phòng lao động tiền lương- tiền công - việc làm.
+Trưởng phòng: Phụ trách chung trực tiếp làm công tác tiền công, theo dõi
thực hiện chương trình giải quyết việc làm.
+Phó trưởng phòng: quản lý lao động nhà nước tại các doanh nghiệp.
+Ba cán bộ: Theo dõi trương trình thực hiện bộ luật lao động, quản lý các
dự án giải quyết việc làm.Theo dõi lao động trong các doanh nghiệp,HTX ngoài
khu vực nhà nước.
-Phòng thương binh liệt sỹ và người có công.
+Trưởng phòng: trực tiếp theo dõi công tác Thương binh liệt sỹ thanh tra
chính sách đối với người có công,tham mưu đề xuất về phương hướng kế hoạch
và công tác Thương binh liệt sỹ .
+Phó trưởng phòng.
+Ba nhân viên.
-Phòng dạy nghề:
+Một trưởng phòng.
+Một phó phòng.
+Ba nhân viên.
-Thanh tra sở ;
+Một tránh thanh tra.
+Một phó tránh thanh tra.
+Hai chuyên viên.
-Phòng Kế toán - tài chính.
+Một trưởng phòng.
+Một phó trưởng phòng.
+Một chuyên viên kế toán.

-Phòng bảo trợ xã hội .
- 3 -
+Một trưởng phòng: Phụ trách chung trực tiếp công tác xoá đói giảm nghèo
.
+Một phó trưởng phòng; Phụ trách công tác bảo hiểm xã hội - bảo trợ xã
hội.
+Hai chuyên viên;Theo dõi công tác chăn sóc người tàn tật.
-Tổ lưu dữ hồ :
+Tổ trưởng:Phụ trách chung, trực tiếp theo dõi hồ sơ trên giá.
Đối với đơn vị trực thuộc:
a)Trường công nhân kỹ thuật;
Gồm có bốn phòng:
-Phòng kế hoạch – tổ chức - hành chính.
-Phòng đào tạo, quản lý học sinh.
-Phòng thị trường và dịch vụ đào tạo.
-Phòng tài vụ.
+Năm khoa gồm:
-khoa điện.
-Khoa tin học.
-Khoa cơ khí.
-Khoa kỹ thuật nông nghiệp và các nghề.
-Khoa lý thuyết cơ sở và văn hoá .
Tổng biên chế: 60 người.
-Quản lý: 15 người.
-Giáo viên: 45 người
b)Trung tâm Giáo dục – dạy nghề – hướng thiện.
Tổng biên chế: 30 người
-Công chức 20 người
-Hợp đồng trong biên chế 10 người
c)Trung tâm dịch vụ việc làm.

Dự kiến 11 người bao gồm:
-Công chức :10 người
-Hợp đồng :1 người( Lái xe).
Sẽ được bố trí như sau:
-Giám đốc , phó giám đốc :2
-Thành lập 2 phòng .
+Phòng thị trường lao động :4
+Phòng tư vấn dịch vụ : 4
d) Xí nghiệp sản xuất vcủa thương binh và người tàn tật.
- 4 -
Dự kiến giữ lại 04 người thuộc công chức nhà nứơc.
-Giám đốc ,phó giám đốc : 02 người.
-Kế toán trưởng: 01 người.
-Lái xe ; 01 người(hiện đang là công chức nhà nứoc).
e)Cơ sở sản xuất của đối tượng 05 và 06.
Hiện tịa chưa thành lập , tiến tới sẽ phải thành lập(sẽ có đề án riêng)
nhưng cũng chỉ dự kiến khoảng 05 người.
Đề án này đã được thông qua lãnh đạo cơ quan , hội nghị toàn bộ cán bộ của
cơ sở và sẽ được thực hiện từ quý IV/ 2002 và năm 2003.
Trước mắt năm 2002 sẽ sắp xếp , thuyên chuyển một số lãnh đạo phòng ,đơn
vị trực thuộc và chuyên viên phù hợp với năng lực sở trường để đảm bảo sự hoạt
động có hiệu qủa ở tất cả các khâu.
Theo quyết định về cơ cấu tổ chức biên chế nêu trên thì chúng ta thấy số
lượng cán bộ của ngành còn thiếu nhiều còn nhiều vị trí còn thiếu nên phải tuyển
mới để bổ sung vào những chỗ thiếu đó.
Nguồn tuyển có thể từ bên ngoài tổ chức đó là:
-Từ các trường đào tạo chuyên môn: đại học cao đẳng....
-Từ các cơ quan khác.
-Từ dân.
Nguồn từ bên trong tổ chức.

-Từ trong tổ chức do thuyên chuyển, đề bạt.
2.3- Bố trí xắp xếp lại đội ngũ cán bộ, thực hiện tinh giảm biên chế nếu cần
thiết.
Bố trí xắp xếp lại cán bộ được Uỷ quyền cho giám đốc sở , Thủ trưởng cơ
quan trực thuộc UBND tỉnh , Chủ tịch UBND các huyện , thị xã quyết định.
Hàng năm phải bố trí lại đôi ngũ cán bộ của ngành cho phù hợp với nhiệm
vụ mới và xu hướng phát triển của thời đại.Sắp xếp lại cán bộ của ngành cho
hợp lý giữa các bộ phận tránh sự chồng chéo giữa các phòng ban chức năng,
giữa các bộ phận với nhau theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao, căn cứ vào
đề nghị của các cơ quan tỉnh và UBND các huyện, thị xã như sau:
-Công chức viên chức đang công tác ở ngoài tỉnh về cơ quan tỉnh và
UBND các huyện, thị xã trong tỉnh công tác , trên cơ sở kết quả kiểm tra , sát
hạch theo qui chế hiện hành.
-Chuyển từ chỗ thiếu sang chỗ thừa đảm bảo không có hiện tượng chỗ này
thừa người thiếu việc , chỗ kia thiếu người thừa việc.
- 5 -

×