Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT VÀI KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.34 KB, 6 trang )

MỘT VÀI KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO
ĐỘNG.
1.1. Bảo hộ lao động.
Bảo hộ lao động là tập hợp tất cả các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp,tổ
chức hành chính ,kinh tế xã hội,khoa học kỹ thuật nhằm mục đích cải thiện điều
kiện lao động, phòng chống Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an
toàn sức khỏe cho người lao động.
Nôi dung chủ yếu của Bảo hộ lao động là an toàn,vệ sinh lao động .Bởi vậy trong
nhiều trường hợp, người ta dùng cụm từ “An toàn và vệ sinh lao động “ để chỉ
công tác Bảo hộ lao động.Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta
hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động ,vệ sinh lao động và cả những vấn đề về
chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi ,vấn đề lao
động nữ,vấn đề bồi dưỡng độc hại…..
1.2. Điều kiện lao động.
Trong quá trình lao động, để tạo ra của cải vật chất và gía trị tinh thần cho xã hội,
con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi nó là điều
kiện lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên,kỹ thuật, kinh tế,
xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình
công nghệ,môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại trong mối
quan hệ với con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá
trình lao động.
Điều kiện lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên việc đánh giá mức độ
ảnh hưởng đó là một vấn đề quan trọng. Muốn vậy, chúng ta phải đi sâu phân tích
các vấn đề đăc trưng của điều kiện lao động , xem xét, đánh giá các yếu tố có ảnh
hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Công cụ ,phương tiện lao động bao gồm các dụng cụ lao động,máy móc thiết bị từ
đơn giản tới phức tạp, từ chỗ làm việc đơn sơ đến những nơi làm việc đầy đủ tiện
nghi. Chúng ta cần đánh giá chính xác tình trạng máy móc thiết bị, nhà xưởng là
tốt hay xấu, tạo thuận lợi hay gây khó khăn nguy hiểm gì cho người lao động.
Đối tượng lao động là cái mà con người thông qua công cụ, máy móc .tác động


vào nó để tạo ra sản phẩm. Do đó, đối tượng lao động bao gồm các thể loại đa dạng
và phong phú. Đối tượng lao động có thể là những loại đơn giản,an toàn không gây
ảnh hưởng xấu nhưng cũng có thể là loại phức tạp, độc hại không gây ảnh hưởng
nguy hiểm cho người như: dòng điện, hóa chất, vật liệu nổ, chất phóng xạ……….
Quá trình công nghệ là quy trình để tạo ra sản phẩm. Trong thực tế, có những quá
trình công nghệ đơn giản,chủ yếu là thủ công nhưng cũng có những quá trình công
nghệ hiện đại có trình độ cơ khí, tự động hóa cao. Đối với quá trình công
nghệ,trình độ cao hay thấp, hệ thống chiếu sáng nhân tạo sơ sài,lạc hậu hay hiện
đại đều có tác động rất lớn đến người lao động, thậm chí còn có thể làm thay đổi
hẳn vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất .
Môi tường lao động là các nơi con người trực tiếp làm việc. Môi trường lao động
tập hợp các yếu tố tác động của tự nhiên và các yếu tố phát sinh trong quá trình
lao động. Môi trường lao động đa dạng có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay
nguợc lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động rất lớn tới sức khỏe người lao động.
Để đánh giá, phân tích điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành sản
xuất nào, ta cần phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời mối quan hệ tác động
của các yếu tố trên mà không thể chỉ nhìn một mặt, một yếu tố nào đó mà đã vội
kết luận điều kiện lao động đó là xấu hay tốt, tiện nghi hay khắc nghiệt.
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Yếu tố nguy hiểm và có hại là những yếu tố xuất hiện trong môi trường lao động,
có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp cho người lao động.
Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình lao động được chia thành 5
nhóm yếu tố sau:
+Các yếu tố vật lý: bao gồm các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ có hại, tiếng
ồn, rung động, ánh sáng, bụi…
+Các yếu tố hóa học: bao gồm các chất độc, các loại hơi khí độc, bụi độc, chất
phóng xạ…
+Các yếu tố sinh vật: bao gồm các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và
các loại sinh vật có hại khác…

+Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động: không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…
+Các yếu tố tâm lý không thuận lợi như mệt mỏi, ốm đau, gia đình có việc, làm
việc trong tình trạng stress…..
1.4. Tai nạn lao động(TNLĐ)
Tai nạn lao động được coi là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, chuẩn bị thu dọn sau khi làm việc.
Được coi là tai nạn lao động như các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao
động khi từ các nơi ở tới nơi làm việc và từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực
hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như : nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, bồi dưỡng
hiện vật, vệ sinh cá nhân, cho con bú…Tất cả những trường hợp trên phải được
thực hiện ở những địa điểm và thời gian hợp lý.
Khi lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các
chất độc (Nhiễm độc cấp tính) có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại
chức năng nào đó của cơ thể thì cũng được coi là tai nạn lao động.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao
động được ký hiệu là K
K =
N
n 1000.


Trong đó:
K: Số tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động trong một năm
n : số người bị tai nạn lao động (Tính cho một cơ sở địa phương, ngành hay cả
nước).
N: số người lao động (Tính cho một cơ sở địa phương, ngành hay cả nước).
1.5. Bệnh nghề nghiệp(BNN).
Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong

nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên
bệnh.
Người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp sẽ suy giảm khả năng lao động. Xuất
phát từ sự đánh giá đúng mức độ thiệt hại mà người lao động phải chịu do tác động
của nghề nghiệp mà chế độ đền bù (Bảo hiểm BNN) ra đời. Chế độ này nhằm bù
đắp phần nào về thiệt hại của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, giúp họ
điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã xây dựng danh mục quốc tế các bệnh nghề
nghiệp bảo hiểm, danh mục này gồm 29 nhóm bệnh nghề nghiệp. ở nước ta, cho
đến nay đã có 21 BNN được công nhận bảo hiểm.
8 bệnh đầu tiên được công nhận trong thông tư 08 ban hành ngày 19/5/1976.
1. Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi Silíc(SiO
2
)
2. Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi a-mi-ăng.
3. Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì.
4. Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen.
5. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân.
6. Bệnh nhiễm độc măng-gan và hợp chất của măng-gan.
7. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ.
8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn .
Ngày 15/12/1991 trong Thông tư 29 do Nhà nước ban hành đã bổ sung thêm 8
BNN đó là:
9. Bệnh loét da,loét vách ngăn mũi,viêm da,chàm tiếp xúc.
10. Bệnh sạm da.
11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp.
12. Bệnh bụi phổi bông.
13. Bệnh lao nghề nghiệp.
14. Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp.
15. Bệnh do leptospira nghề nghiệp.

16. Bệnh do nhiễm độc TNT(Trinitrotoluene).
Quyết định 167/QĐ -4/2/1997 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành bổ sung 5 bệnh
nghề nghiệp mới nữa là:
17. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp.
18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp.
19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp.
20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.
Mặc dù số lượng BNN được công nhận còn ít so với hàng trăm BNN của các nước
trên thế giới, nhưng cũng đánh dấu những cố gắng của chúng ta nhằm đáp ứng
được sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

×