THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Ở KHU VỰC ĐBSCL
2.1. Sự cần thiết khách quan hình thành BHTG Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong công cuộc đổi mới đất nước, hòa cùng với công cuộc trọng đại lịch
sử đất nước, hệ thống ngân hàng nhà nước đã tiến hành đổi mới từ những năm
1988. Trong giai đoạn này, ngành tài chính ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn,
trong bối cảnh lạm phát tăng phi mã, nhiều Hợp tác xã (HTX) tín dụng đã bị phá
sản, dẫn đến mất lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng hết sức nghiêm
trọng, khắp nơi trên toàn quốc, người dân gửi tiền vào các HTX tín dụng bị đóng
cửa do phản ứng dây chuyền, không có khả năng thanh toán tiền gửi cho công
chúng được. Trong bối cảnh này nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước là cấp thiết,
trước mắt phải kìm chế lạm phát, củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ
thống ngân hàng quốc gia.
Qua những vụ đổ vỡ tín dụng, mang tính hệ thống dây chuyền trong thập
niên 80, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhận ra rằng cần phải có một tổ chức đứng
ra nhằm thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền vì những quyền lợi hợp pháp
của họ và giúp những TCTD rút lui khỏi thị trường kinh doanh tiền tệ một cách an
toàn mà không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động lành mạnh của các ngân hàng
khác, đó chính là lý do mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Insurance
of VietNam) ra đời, là tổ chức tài chính nhà nước được thành lập theo Quyết định
số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền
gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, đánh dấu một bước
tiến trong quá trình cải cách cũng như hội nhập quốc tế đối với ngành tiền tệ quốc
gia.
Ngành bảo hiểm tiền gửi trước đây đã có Công ty Bảo Việt đã triển khai
nghiệp vụ này theo Quyết định số 390/QĐ-TTg, ngày 27/07/1993 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành về Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với khoản
tiền gửi có kỳ hạn, được ban hành. Theo quyết định này Bảo Việt đã triển khai
nghiệp vụ đầu tiên đánh dấu bước đầu của ngành BHTG đầu tiên tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động BHTG của Bảo Việt là loại hình bảo hiểm theo
nguyên tắc tự nguyện, mục tiêu của Bảo Việt xem hoạt động tiền tệ như một sản
phẩm thông thường chứ không quan tâm đến tính chất đặc biệt của loại hình kinh
doanh tiền tệ, cái mà Bảo Việt quan tâm là mục tiêu lợi nhuận, không có cơ chế hỗ
trợ tổ chức tham gia BHTG, chính từ đó mà BHTG của Bảo Việt không được sự
quan tâm của các NHTM mà chỉ có một số ít QTDND cơ sở tham gia. Tính đến
năm 1995 chỉ có 162 QTDND tham gia BHTG, năm 1996 có 300 đơn vị tham gia,
đầu năm 1997 có 370 đơn vị, với số tiền thuộc đối tượng bảo hiểm là 322 tỷ đồng,
trong giai đoạn này cả nước có 918 QTDND, hoạt động trên 52 tỉnh thành phố.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BHTG Việt Nam.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự
phát triển an toàn, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, thực hiện các nhiệm vụ
trên BHTG Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: Hội đồng quản trị, ban
điều hành, các phòng ban, bộ phận tại Hội sở chính và có sáu chi nhánh cấp khu
vực. (xem hình 2.1)
Hình 2.1 – SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHTG VIỆT NAM
Phòng kiểm tra tại chỗ
Phòng giám sát
Phòng tư vấn luật
Phòng công nghệ TT
Phòng tài chính KT
Phòng xử lý nợ và chi trả
Văn Phòng
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng TC&PTNNL
Phòng nguồn vốn & ĐT
Phòng hỗ trợ tài chính
Chi nhánh khu vực
tại TP. HCM
Chi nhánh khu vực ĐBSCL
tại TP. Cần Thơ
Chi nhánh khu vực
Nam trung bộ & TN
tại Khánh Hòa
Chi nhánh khu vực
Đông Bắc bộ
tại Hải Phòng
Chi nhánh khu vực
Hà Nội
Chi nhánh khu vực
Bắc trung bộ
tại Nghệ An
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
BAN THƯ KÝ
HĐQT
Nhiệm vụ chính của BHTG Việt Nam là:
- Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến hoạt động ngân
hàng.
- Giám sát, kiểm tra việc chấp hành những qui định về BHTG, các hoạt động
ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG.
- Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG.
- Bảo toàn và phát triển vốn của BHTG Việt Nam.
- Chi trả tiền gửi được bảo hiểm, tham gia hội đồng thanh lý tài sản tại các tổ
chức được BHTG chi trả.
- Tuyên truyền hoạt động BHTG đến công chúng.
2.1.2.1. Bảo hiểm tiền gửi Trung ương
Cơ quan trung ương của BHTG Việt Nam là Hội sở chính đặt trụ sở
tại Hà Nội bao gồm nơi làm việc của Ban Tổng giám đốc, và các Phòng, ban chức
năng. Hoạt động của Hội sở chính là hoạch định các chính sách ở tầm vĩ mô, triển
khai hoạt động của BHTG Việt Nam, ban hành các chính sách quy định và giám
sát kiểm tra các chính sách được ban hành.
2.1.2.2. Các chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực
Mạng lưới chi nhánh được tổ chức theo khu vực: bao gồm Chi nhánh khu
vực Hà Nội, Chi nhánh khu vực Đông bắc bộ tại Hải Phòng, Chi nhánh Bắc trung
bộ tại Nghệ An, Chi nhánh Nam trung bộ và Tây nguyên tại Khánh Hòa, Chi nhánh
khu vực TP. Hồ Chí Minh và Chi nhánh khu vực ĐBSCL tại Cần Thơ , các chi
nhánh khu vực chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cụ thể đến tổ chức tham
gia BHTG. Hiện nay các chi nhánh của BHTG Việt Nam thực hiện các nghiệp vụ
đối với khách hàng như sau: nhận phí BHTG đối với các QTDND cơ sở, các
NHTMCP nơi có Hội sở đóng trên địa bàn của chi nhánh quản lý, nghiệp vụ kiểm
tra, giám sát, chi trả tiền gửi được bảo hiểm, tham gia hội đồng thanh lý tại các tổ
chức nhận tiền gửi có BHTG chi trả, quan hệ công chúng, tư vấn hỗ trợ khách
hàng.
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa Bảo hiểm tiền gửi Trung ương với các
Chi nhánh khu vực.
Quan hệ theo mô hình trực tuyến chức năng, tạo nên sự thống nhất tập trung
từ Tổng giám đốc, các Giám đốc các chi nhánh khu vực chịu sự lãnh đạo trực
tuyến không có sự phân quyền trong lãnh đạo, kể cả nhân sự, các chi nhánh không
được tuyển dụng nhân viên. Về mặt nghiệp vụ, các chi nhánh khu vực thực hiện
các nghiệp vụ nêu trên đối với tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn của chi nhánh
quản lý, các NHTM có Hội sở chính đặt tại chi nhánh nào do chi nhánh phụ trách.
Nhìn chung theo cơ cấu quản trị, mô hình này chỉ phù hợp đối với những công ty
nhỏ, đối với BHTG Việt Nam hoạt động không theo mô hình công ty mẹ - con,
việc áp dụng mô hình này làm thiếu tính linh hoạt.
2.2. Những thành tựu của BHTG Việt Nam (từ năm 1999 – 2008)
2.2.1. Đối với NHTM và các tổ chức phi ngân hàng
- Hoạt động của BHTG Việt Nam góp phần củng cố và tăng cường uy tín của các
NHTM và các tổ chức phi ngân hàng..
Thời gian qua nhiều hoạt động của BHTG Việt Nam đã thực sự góp phần
củng cố niềm tin của khách hàng đối với hệ thống NHTM và các tổ chức phi ngân
hàng, hoạt động kiểm tra tại các tổ chức này, bằng những kiến nghị nhằm ngăn
ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là các QTDND cơ sở. Công tác
chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại các tổ chức bị chấm dứt hoạt động làm củng cố
niềm tin cho công chúng đối với hệ thống ngân hàng là hết sức quan trọng, từ khi
ra đời đến nay BHTG Việt Nam đã tiến hành chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại các
QTDND cơ sở, những người gửi tiền đã thực sự tin tưởng vào chính sách của Đảng
và điều họ quan tâm nhất là tiền gửi được Chính phủ trả lại tiền của họ. Như chúng
ta đã biết, dư âm của sự đổ vỡ hàng loạt các HTX tín dụng hồi thập niên 80 với
hơn 8.000 HTX tín dụng bị đổ vỡ hàng loạt người gửi tiền đã không được nhận lại
tiền hoặc không nhận đủ được số tiền của mình gửi tại các HTX tín dụng do các tổ
chức này bị mất khả năng chi trả. Khi đó, không một tổ chức nào đứng ra bảo vệ
họ nên niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng bị suy giảm nghiêm
trọng, vẫn còn để lại nhiều bài học cay đắng. Ngày nay nhờ có chính sách chi trả
tiền gửi kịp thời của BHTG Việt Nam, đã làm cho hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt từ
các tổ chức nhận tiền gửi khác đã không xảy ra. Tính đến nay, BHTG Việt Nam đã
thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 1.517 người gửi tiền tại 35 QTDND
cơ sở ở 12 tỉnh, thành phố với số tiền là gần 18 tỷ đồng, với thời gian hoạt động
vừa qua con số chi trả tiền gửi được bảo hiểm còn khiêm tốn nhưng tác dụng của
nó đối với sự ổn định về mặt chính trị cũng như tạo niềm tin thật vững chắc vào hệ
thống NHTM là rất lớn, trong đó có phần đóng góp của BHTG Việt Nam.
- Hoạt động BHTG Việt Nam góp phần củng cố hoạt động ngân hàng ở
Việt Nam.
Theo nguyên lý chung hoạt động của ngành bảo hiểm là lấy thu từ số
đông để bù đắp rủi ro cho số ít, trong thời gian qua BHTG Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các ngân hàng có qui mô nhỏ và hệ thống QTDND hoạt động
dễ dàng hơn. Bên cạnh đó giúp cho các tổ chức tín dụng rút tên ra khỏi lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ mà không hề làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, hoạt
động của BHTG thực sự góp phần thúc đẩy tiến trình củng cố ngân hàng ở Việt
Nam đang được tích cực triển khai.
Qua 8 năm hoạt động, với nguồn lực là quỹ bảo hiểm tiền gửi đủ khả năng
can thiệp kịp thời khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng khó
khăn, bảo hiểm tiền gửi đã giúp ngăn chặn và cô lập kịp thời hiệu ứng rút tiền hàng
loạt và sụp đổ của hệ thống ngân hàng khi một vài tổ chức ngân hàng gặp rắc rối,
BHTG Việt Nam đã giải quyết chi trả tiền gửi cho người gửi tiền thuộc đối tượng
bảo hiểm một cách nhanh chóng, kịp thời bằng chính nguồn vốn của các tổ chức
tham gia BHTG đóng góp, cơ chế chi trả vừa qua không gây ảnh hưởng đến các
hoạt động của các ngân hàng khác.
Bảo hiểm tiền gửi là nhân tố cực trong việc duy trì niềm tin của công
chúng vào hệ thống NHTM. Đối với Việt Nam ngày nay BHTG là một lĩnh vực
còn mới mẻ trong hệ thống tài chính ngân hàng, vai trò của BHTG Việt Nam hết
sức khiêm tốn trong nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Chính phủ vào nền
kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện tình hình tài
chính thế giới hiện nay nhiều bất ổn tác dụng của nó đối với các TCTD ở Việt Nam
là không tránh khỏi, trong điều kiện mà Việt Nam gia nhập WTO và những cam
kết mở cửa ngành tài chính ngân hàng trong những năm sắp tới đã tác động đến
hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam, từ những tháng cuối năm 2007 đến nay,
do lạm phát trong nước đã làm cho chính sách điều hành tiền tệ của chính phủ Việt
Nam làm cho lãi suất không còn hấp dẫn đối với công chúng, mặt khác trong
những năm đầu thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã
đổ vào đầu tư cổ phiếu trên thị trường này và thị trường bất động sản, trong khi đó
trong một thời gian dài do lãi suất chưa hấp dẫn nên kênh huy động tiền gửi của
các NHTM là rất khiêm tốn. Mặt khác, do tình hình lạm phát nên một phần lớn tiền
nhàn rỗi được công chúng dự trữ dưới dạng vàng hoặc hàng hóa, điều này gây tác
động xấu cho ngành ngân hàng khi một lượng tiền mặt tạm thời rút khỏi lưu thông,
từ đó cũng làm giảm giá trị của tổ chức BHTG Việt Nam.
2.2.2. Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay hòa cùng sự chuyển biến chung
của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập, nông thôn Việt Nam chuyển biến mạnh
mẽ trong việc phát triển một nền nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực và xuất
khẩu, lượng vốn chu chuyển trong lĩnh vực này đòi hỏi ngày một lớn. Thực tế hiện
nay Tổ chức tín dụng ở đây cụ thể là các Ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng
đủ nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất, do chiến lược kinh doanh của họ đã bỏ
qua những phân khúc của thị trường này, việc khai thác và đầu tư tín dụng cho sản
xuất chủ yếu do Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) đảm
trách, nhưng không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Từ đó việc thành lập hệ
thống Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp nhằm đáp ứng với yêu
cầu đòi hỏi thực tiễn ở nông thôn.
Là loại hình tín dụng hợp tác hoạt động trong lĩnh vực Tiền tệ – Tín dụng,
dịch vụ Ngân hàng chủ yếu ở nông thôn nhưng mục tiêu hoạt động của QTDND là
nhằm huy động nguồn vốn tại chỗ để cho vay tại chỗ, tương trợ cộng đồng, vì sự
phát triển bền vững của các thành viên là chủ yếu. Có thể nói do quy mô tổ chức,
địa bàn hoạt động gắn liền với dân cư, giao dịch thuận tiện nên chỉ trong thời gian
ngắn mô hình QTDND được cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân ở nhiều địa
phương ủng hộ và quan tâm phát triển, vì vậy đã mở ra một kênh chuyển tải vốn
mới, đa dạng hoá các hình thức hoạt động tín dụng, từng bước góp phần xóa bỏ
hụi, tệ cho vay nặng lãi ở địa bàn nông thôn.
Xuất phát điểm tài chính của các QTDND là rất nhỏ, mô hình hoạt động
QTDND ở Việt Nam non trẻ nhưng đã thể hiện được tính tích cực của loại hình
ngân hàng “mini” này, vai trò của QTDND không những tương trợ cộng đồng mà
còn góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội đối với địa phương. Theo thống kê
hiện nay cả nước có 913 QTDND (chưa tính Quỹ Trung ương và 24 Chi nhánh)
hoạt động với tổng nguồn vốn gần 7.000 tỷ đồng, tính trung bình là 7,6 tỷ
đồng/Quỹ, thu hút trên 1 triệu thành viên. Theo tính toán ở thị trường nông thôn
với địa bàn của 1 xã thì lượng vốn như vậy sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo thêm
nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên hoạt động của hệ thống QTDND thiếu tính liên kết, vốn nhỏ, địa
bàn hẹp, trình độ quản lý yếu, chưa ứng dụng công nghệ thông tin, không có các
sản phẩm dịch vụ chủ yếu là huy động tiền gửi và cấp tín dụng, nên chứa đựng
nhiều rủi ro. Mặt khác, hệ thống QTDND có cùng một tên gọi và biểu tượng trên
cả nước, đều này làm cho việc tổn thương một QTDND cơ sở ở địa phương này, sẽ
làm cho tâm lý lây lan đến những QTDND khác, tạo hiệu ứng rút tiền hàng loạt
một khi có một QTDND bị đổ vỡ. Hoạt động của BHTG Việt Nam đã góp phần
duy trì sự hoạt động ổn định của các tổ chức này và đã nhận được sự ủng hộ và
được đánh giá cao từ phía các QTDND cơ sở khi làm việc với BHTG Việt Nam.
Tính đến 31/12/2007. BHTG Việt Nam đã tiến hành kiểm tra toàn diện về hoạt
động của hệ thống QTDTW, 236 QTDND cơ sở trên cả nước, trong quá trình kiểm
tra tổ chức BHTG Việt Nam đã kịp thời kiến nghị với các đơn vị những yếu kém
trong hoạt động ngân hàng nhằm ngăn chặn và đưa ra cảnh báo kịp thời, làm cho
các đơn vị hoạt động hiệu quả hơn.
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
2.3.1. Những hạn chế.
Từ những năm được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, BHTG Việt
Nam có những hạn chế thể hiện trên những vấn đề như sau:
2.3.1.1.Về tính pháp lý:
Các quốc gia trên thế giới, khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi được thành lập
và đi vào hoạt động thì đã có luật điều chỉnh ngay, trong khi đó, văn bản pháp lý
cao nhất điều chỉnh lĩnh vực hoạt động BHTG ở Việt Nam mới ở mức nghị định
(Nghị định 89 và Nghị định 109 của Chính phủ). Vì thiếu một khung pháp lý vững
chắc điều chỉnh lĩnh vực hoạt động BHTG nên phần nào đã làm hạn chế BHTG
Việt Nam thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vốn có của một tổ chức BHTG theo
thông lệ quốc tế. Như chúng ta đã biết, mục tiêu chính của BHTG là bảo vệ người
gửi tiền và góp phần duy trì an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
nhằm thực hiện mục tiêu này BHTG Việt Nam cần có các cơ sở pháp lý được thể
hiện ở ba vấn đề được qui định tại Nghị định của Chính phủ như sau:
- Tư cách là chủ nợ khi chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
- Quy định phải tham gia thanh lý tài sản tại đơn vị được BHTG Việt
Nam chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
- Quy định được nhận lại tiền chi trả từ nguồn thanh lý tài sản của đơn vị
được BHTG Việt Nam chi trả theo trật tự ưu tiên được qui định;
Trong thực tế ba vấn đề nói trên chưa được các văn bản pháp qui thể hiện
một cách rõ ràng và thống nhất.
Vấn đề qui định tư cách chủ nợ khi BHTG Việt Nam chi trả tiền gửi: tại
Nghị định 89/1999/NĐ-CP qui định “khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất
khả năng thanh toán, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm chi trả tiền gửi được
bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi...”. Tại điều 20
của Nghị định này qui định “trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá
sản, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi đó với số tiền mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã chi trả cho người gửi
tiền”. Thực tế trong lĩnh vực ngân hàng có nhiều đơn vị bị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động, do mất khả năng thanh toán, thì
không có nghĩa là tổ chức đó bị phá sản. Tính đến 30/01/2008, BHTG Việt Nam đã
chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 35 đơn vị bị mất khả năng chi trả và bị chấm
dứt hoạt động nhưng việc xác định tư cách chủ nợ của BHTG Việt Nam thật sự
không rõ ràng, mặt khác các đơn vị này vẫn không phải là tổ chức tuyên bố bị phá
sản.
Vấn đề qui định vị trí của BHTG Việt Nam trong hội đồng thanh lý:
Trong thời gian mới đi vào hoạt động, đến ngày 31/03/2003, BHTG Việt
Nam đã chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 30 tổ chức tham gia BHTG, tuy nhiên ở
giai đoạn này thì BHTG Việt Nam không hề tham gia vào quá trình thanh lý của
những tổ chức này. Trong khi đó theo qui định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP và
Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5, khi BHTG Việt Nam chi trả tiền gửi cho tổ chức
tham gia BHTG bị mất khả năng chi trả thì BHTG Việt Nam sẽ trở thành chủ nợ và
được quyền tham gia quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo
qui định của Luật phá sản, điều này trái với cách thức và thông lệ BHTG trên thế
giới.
Đến ngày 21/10/2003, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra chỉ thị số
06/2003/CT-NHNN, theo tinh thần chỉ thị này thì BHTG Việt Nam được tham gia
vào Hội đồng thanh lý của các tổ chức tham gia BHTG, tuy nhiên trên thực tế vai
trò là thành viên Hội đồng thanh lý của BHTG Việt Nam chỉ mang tính hình thức,
bởi vì mọi hoạt động của hội đồng này do tổ giám sát của Ngân hàng nhà nước trên
địa bàn có tổ chức tín dụng bị phá sản trực tiếp điều hành, điều này cũng làm cho
hiệu quả hoạt động của các hội đồng thanh lý rất kém, thời gian kéo dài.
Sự không tách bạch rõ ràng giữa công cụ tài chính và công cụ quản lý
Nhà nước nên hoạt động bảo hiểm tiền gửi chưa đáp ứng được nhu cầu của các tổ
chức tín dụng và người gửi tiền, vì lẽ đó đã làm cho tính chất của Bảo hiểm tiền
gửi là làm giảm thiểu rủi ro cho các TCTD chỉ mang tính hình thức, chưa đáp ứng
được yêu cầu bảo vệ của người gửi tiền một cách tích cực, bảo đảm sự phát triển
bền vững của các tổ chức nhận tiền gửi.
Vấn đề quy định cho phép BHTG Việt Nam có quyền nhận lại số tiền đã
chi trả cho tổ chức tham gia BHTG, từ nguồn thanh lý tài sản: BHTG Việt Nam đã
thực hiện trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia
BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên theo trật tự
ưu tiên được qui định bởi văn bản pháp lý chưa hề nhắc đến tổ chức BHTG, điều
này được thể hiện trong nội dung quy chế thu hồi giấy phép và hoạt động của
QTDND và việc thanh lý QTDND dưới sự giám sát của Ngân hàng nhà nước ban