Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chuyên đề:Giới Thiệu Một Số Mô Hình Thực Hiện ĐMC Trong NgànhNông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trên Thế Giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.21 KB, 33 trang )

Viện Nghiên Cứu Chính Sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng ; Hà Nội, Việt Nam
Tel : 84 4 38219848 ; Fax : 84 4 39711062
Email: ; Website: www.ipsard.gov.vn

Chuyên đề:

Giới Thiệu Một Số Mô Hình Thực Hiện ĐMC Trong Ngành
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trên Thế Giới

ThS. Hòang Văn Long

Hà Nội, tháng 02 năm 2009


Mục lục
Mục lục...........................................................................................................ii
Danh sách các hộp........................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt..............................................................................iv
Các định nghĩa liên quan đến ĐMC............................................................v
1. Giới thiệu....................................................................................................1
1.1. Sự xuất hiện của ĐMC...............................................................................................1
1.2. Những tác động đến môi trường từ họat động sản xuất nông nhiệp và PTNT.2
1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................3

2. Vai trò của ĐMC trong quá trình xây dựng chính sách, kế hoạch và
chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn trên thế giới..................4
3. Một số nghiên cứu điển hình về ĐMC trong nông nghiệp và PTNT....8
3.1. ĐMC xóa đói giảm nghèo..........................................................................................8
3.2. ĐMC phát triển nông thôn........................................................................................9
3.3. ĐMC quy họach sử dụng đất..................................................................................12



4. Bài học kinh nghiệm................................................................................14
5. Kết luận....................................................................................................16
Tài liệu tham khảo.......................................................................................17
Phụ lục:.............................................................................................................................18
Phụ lục 1: Một số khái niệm......................................................................................18
Phụ lục 2: Nguồn thô ng tin liên quan.......................................................................25

ii


Danh sách các hộp
Hộp 1: Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng ĐMC trong PPP........................7
Hộp 2: Thành quả của những thay đổi về chính sách rừng ở Ghana.....14

iii


Danh mục các từ viết tắt
ĐMC
ĐTM
ĐGBV
PTBV
ĐGMT
CQK
ĐGMTV
WB
CTĐH

Đánh giá Môi trường Chiến lược

Đánh giá Tác động Môi trường
Đánh giá bền vững
Phát triển bền vững
Đánh giá môi trường
Chiến lược, quy họach, kế hoạch
Đánh giá môi trường vùng
Ngân hàn Thế giới
Chỉ thị Điều hành (Operational Directive)

iv


Các định nghĩa liên quan đến ĐMC
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): là quá trình kiểm chứng các hậu quả môi trường
của các dự án phát triển trước khi ra quyết định. Bao gồm các bước sau (không yêu cầu
phải thực hiện đúng trình tự)


quyết định có cần thực hiện ĐTM hay không (xem xét“)



quyết địng có cần chỉ ra các tác động và vấn đề liên quan (trọng tâm)



mô tả đề xuất dự án và biện pháp giảm thiểu




mô tả diễn biến môi trường (gồm cả xu hướng tương lai nếu không thực hiện dự
án)



dự báo và đánh giá các tác động của dự án dựa trên hiện trạng



đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực (và có thể gia tăng tác động tích
cực)



trình bày những phát hiện về tác động môi trường



lôi kéo các cơ quan chức năng và các cấp khác về ĐTM

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) được sử dụng như một thuật ngữ bao qua cho
việc lồng ghép các vấn đề môi trường và xã hội trong việc xây dựng các chính sách, quy
họach và chương trình. Nhiều công cụ được sử dụng trong ĐMC, một vào công cụ giống
như công cụ của đánh giá môi trường.
ĐMC có thể sử dụng để đánh giá các gợi ý của việc điều hành dựa trên chính sách ngọai
lai (như theo cấu trúc và bộ phận), hoặc là tư vấn cho việc họach đinh chính sách bên
ngòai dựa vào những nội dung ngọai lai. VD: ĐMC có thể sử dụng như một phần của
việc xem xét lại các lựa chọn chính sách chiến lược về ngành nước, trong quá trình xây
dựng những chính sách hoặc pháp quy hoặc lập kế họach phân cấp phân quyền của chính
phủ cho thương mại quốc gia. Trong trường hợp này,

Vẫn còn một vài điểm không thống nhất trên thế giới như là làm cách nào ĐMC có thể
kết hợp được cả hai vấn đề môi trường và xã hội. Xu hướng xuất hiện để hướng tới hai
khía cạnh, vì vậy thuật ngữ ĐMC có thể dùng để chỉ cả hai xu hướng.
v


Giảm thiểu tác động: Các tác động là hậu quả gián tiếp từ một dự án hoặc một chiến lược
hành động, ví dụ họat động phát triển xảy ra xung quanh đường mô tô và sau khi đường
được xây dựng. Có thể gọi là tác động phát sinh.
Tác động tích lũy: tác động gây ra từ vài dự án, chiến lược hành động và các xu hướng
còn tồn tại.
Tiếp cận môi trường: Một dạng ĐMC thực hiện nhanh, chủ quan và không có định
lượng
Biện pháp giảm thiểu: Biện pháp để tránh, giảm, hài hòa hoặc bồ thường cho những tác
động tiêu cực từ chiến lược hành động.
Mục tiêu: mục tiêu là chiến lược hành động hoặc ĐMC mong muốn đạt được
Kế họach: Một lọat các mực tiêu điều phối hoặc thời gian cho việc thực thi chính sách.
Ví dụ bao nhiêu năng lượng nguyên tử sản xuất ra và năm 2020, ai phải trả tiển và bao
nhiêu thuế carbon được bắt đầu từ đó; một phương pháp trình diễn để kiểm tra và giới
thiệu về thức ăn biến đổi gen.
Chính sách: một định hướng họăc hướng dẫn hành động, ví dụ có nên phát triển năng
lượng nguyên tử ở một quốc gia nào đó hay không; có thu thuế carbon không; có phát
triển thêm các mô hình khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp không.
CQK: Chiến lược, quy họach, kế họach hoặc chương trình
Chương trình: Gồm nhiều dự án trong một khu vực: ví dụ 4 trạm năng lượng nguyên tử
mới với khả năng X tại khu vự Y vào năm 2020, đề xuất Z ha trồng cây vào năm 2025 ở
khu vực A để chống lại việc thải carbon; một lọat các kiểm tra khu vực liên quan đến biến
đổi gen lượng thực.
Xác định phạm vi: Quá trình xác định vấn đề liên quan đến ĐMC (lọai tác động, biện
pháp thay thế cần quan tâm) và làm thể nào ĐMC có thể thực hiện được (thời gian,


vi


phương pháp…). Thực hiện sớm ĐMC, lý tưởng trong tham vấn với các cấp chức năng
và các nhóm bị ảnh hưởng.
Kiểm tra: quá trình xác định một ĐMC cần thực hiện hay không
Báo cáo ĐMC: Tài liệu trình bày tiến trình và những phát hiện của quá trình thực hiện
ĐMC. Có thể gọi là Báo cáo môi trường.
Chiến lược hành động: quyết định ở trên mức dự án: chính sách, kế họach hoặc chương
trình
Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những
nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai...Hai khái niệm gắn liền với quan điểm trên :


Khái niệm "nhu cầu",đặc biệt là những nhu cầu cơ bản của thế giới người
nghèo mà từ đó những vấn đề ưu tiên có thể được đặt ra và



Khái niệm của sự giới hạn mà tình trạng hiện tại của khoa học kỹ thuật và
sự tổ chức xã hội áp đặt lên khả năng đáp ứng của môi trường nhằm thỏa
mãn nhu cầu hiện tại và tương lai.

/>Tiếp cận/đánh giá bền vững: Một ĐMC quan tâm đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi
trường

vii



1. Giới thiệu
1.1. Sự xuất hiện của ĐMC
Kể từ khi được ra đời tại Mỹ đầu những năm 1970, quá trình đánh giá tác động môi
trường (EIA) chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy
nhiên, chúng ta đã thấy, qua việc xem xét đánh giá môi trường tích luỹ (CEA), EIA ở cấp
dự án thường không đủ để ra quyết định có quy mô rộng lớn. Nói cách khác, EIA và CEA
không cho đủ thông tin để ra quyết định môi trường ở quy mô vùng, toàn quốc hay rộng
lớn hơn. Tương tự như việc EIA cấp dự án mở rộng thành CEA, đánh giá môi trường
chiến lược (SEA) có thể coi như sự nâng cấp từ CEA. Một vấn đề đáng chú ý xảy ra từ
những năm 1990 là việc áp dụng EIA vào các chính sách, kế hoạch và chương trình
(PPPs) môi trường hay phát triển.
ĐMC dựa vào một quá trình có hệ thống đánh giá các hậu quả của PPPs đối với môi
trường. Việc đánh giá này nhằm đảm bảo những vấn đề môi trường đều được xem xét cặn
kẽ và giải quyết thích đáng ở giai đoạn đầu của quy hoạch. Trong bối cảnh đó, chính sách
đề cập đến một đường lối hành động chung hoặc phương hướng chung mà chính quyền
đang hoặc sẽ theo đuổi chỉ đạo việc ra quyết định hiện nay. Một kế hoạch được định
nghĩa là một chiến lược hay một đề án có mục đích, hướng về tương lai và thường có
những thứ tự ưu tiên, phương án và biện pháp kết hợp, nhằm tạo dựng chính sách và thực
hiện chính sách. Cuối cùng, chương trình biểu thị một lịch trình hay tiến độ thực hiện
nhất quán, có tổ chức chặt chẽ các cam kết, đề nghị, phương tiện và/hoặc hoạt động tạo
dựng lên chính sách và thực hiện chính sách.
Bản chất của ĐMC là đánh giá các PPPs môi trường để xác định hiệu quả của chúng. Các
chính sách môi trường viết hay nhất, hoặc chương trình môi trường diễn tả tốt nhất, đều
vô bổ nếu không từng bước đạt được những thành công trong việc bảo tồn tài nguyên hay
nguồn nhân lực của một quốc gia. Chính sách và chương trình môi trường cần được đánh
giá định kỳ về hiệu quả và qua “cảnh báo sớm” được gắn với quá trình SEA, chúng có
thể được điều chỉnh để phục vụ tốt hơn các ưu tiên về môi trường.

1



Có thể quy hoạch môi trường hữu hiệu hơn qua việc quy hoạch và tiến hành ĐMC. Ví dụ,
SEA có thể nâng tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến môi trường lên như các
vấn đề khác (kinh tế, yêu cầu của thị trường, tài chính và công nghệ) trong việc ra quyết
định. Nó cũng khuyến khích việc vạch ra các mục đích môi trường cùng với các mục
đích xã hội và kinh tế.
ĐMC cần xem xét trong bối cảnh chung của các cuộc nghiên cứu tác động liên quan đến
PPPs và EIA cấp dự án. Nhiều lúc, các ĐMC đã cải thiện hiệu suất hành chính bằng con
đường “lồng ghép bậc thang”, trong đó trước tiên EIA được thực hiện ở cấp chính sách
hay chương trình và tiếp theo là EIA được thực hiện ở cấp thấp hơn, cấp dự án. Phương
pháp lồng ghép bậc thang nâng cao hiệu suất khi những dự án đó nhất quán với các dự án
đã xem xét ở cấp cao hơn (ĐMC). Trong trường hợp này, các EIA cấp dự án có thể dựa
vào những phân tích đã làm ở cấp ĐMC, hơn là làm lại. Tuy nhiên, phương pháp lồng
ghép bậc thang có thể bị dùng sai mục đích nếu EIA cấp dự án không được thực hiện thấu
đáo vì người ta đa giả định rằng tác động của dự án đã được đánh giá thích đáng trong
một ĐMC rồi. Sự sử dụng sai này có thể xảy ra vì các dự án đưa vào ĐMC thường được
đặc trưng dưới dạng rất chung(MRC, 2001).

1.2. Những tác động đến môi trường từ họat động sản
xuất nông nhiệp và PTNT
Những tác động đến môi trường từ các họat động sản xuất nông nghiệp được quan tâm
nhiều ở các tài liệu của Ngân hàng Thế giới.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tất cả các họat động của ngành nông nghiệp bao
gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có những tác động nhất định với
môi trường. Các tác động xảy ra từ họat động khai hoang cho đến các họat động mở rộng
sản xuất. Việc sử dụng các hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu có tác động đáng kể
đến môi trường(The World Bank, 1999).
Theo phân lọai của Ngân Hàng Thế Giới, nông nghiệp được nhóm chung với phát triển
nông thôn. Nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực sau: (i) Tập huấn và đào tạo nông nghiệp,

2


(ii) Khuyến nông, (iii) Nghiên cứu nông nghiệp, (iv) Thương mại nông nghiệp, (v) Đánh
bắt và nuôi trồng thuỷ sản, (vi) Tiếp cậng quốc tế về khoa học công nghệ nông nghiệp,
(vii) Hạn hán và tưới tiêu, (viii) Chăn nuôi và tài nguyên động vật, (ix) Thị trường và
doanh nghiệp nông nghiệp, và (x) Tổ chức sản xuất nông nghiệp.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Các ĐMC hiện nay trên thế giới chủ yếu là cho các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển du lịch, phát triển công nghiệp, giao thông hoặc là các kế họach phát triển kinh
tế tổng hợp. Các ĐMC cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thường hạn chế
hơn và thiếu các quy trình hướng dẫn về mặt pháp lý cũng như kỹ thuật. Những tài liệu
này cũng khác nhau theo từng khu vực và quốc gia.
Các ĐMC gồm có họat động nông nghiệp và phát triển nông thôn được thể hiện trong các
ĐMC:


Phát triển nông tổng hợp: Các PPP trong lĩnh vực này được gọi là các quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.



Quy họach sử dụng đất: Các quy họach sử dụng đất nhưng trong đó chủ yếu
quy họach cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng được quan
tâm nhiều.



Xóa đói giảm nghèo: Các CQK trong lĩnh vực này thường quan tâm nhiều

đến các hoạt động liên quan đến sinh kế của các khu vực nông thôn. Các họat
động này chủ yếu là nông nghiệp hoặc là khai thác các lọai tài nguyên thiên
nhiên.

3


2. Vai trò của ĐMC trong quá trình xây dựng chính
sách, kế hoạch và chương trình phát triển nông
nghiệp nông thôn trên thế giới
Thực trạng lồng ghép việc thực hiện ĐMC trong các ngành liên quan đến nông nghiệp và
phát triển nông thôn như: Chiến lược (giảm nghèo); Kế họach (quy họach sử dụng đất, kế
họach phá triển ngành); Chương trình (Chương trình phát triển nông thôn, Chương trình
quản lý lưu vực) hiện nay được vận dụng ở các quốc gia có những điểm khác nhau.
Liên hiệp quốc (UN) đưa ra các vấn đề mà phát triển bền vững phát triển bền vững cần
xem xét như sau: nông nghiệp, khí quyển, đa dạng sinh học, công nghệ sinh học, nâng
cao năng lực, biến đổi khí hậu, sản xuất và tiêu thụ, nhân chủng học, hạn hán và sa mạc
hóa, quản lý và giảm thiểu thiên tai, giáo dục và nhận thức, năng lượng, hệ sinh thái, tài
chính, rừng, nước sạnh, y tế, nơi ở, các chỉ số, công nghiệp, thông tin để ra quyết định và
sự tham gia, ra quyết định tổng hợp, luật quốc tế, hợp tác quốc tế cho môi trường hỗ trợ,
sắp xếp tổ chức, quản lý đất đai, các dân tộc chính, miền núi, chiến lược phát triển bền
vững quốc gia, biển và đại dương, đói nghèo, vệ sinh, khoa học, khu vực hải đảo, du lịch
bền vững, kỹ thuật, chất độc, môi trường và thương mại, giao thông, chất thải(nguy hiểm,
phóng xạ và chất thải rắn), nước.
Đa phần các vấn đề của Liên hiệp quốc đưa ra đều liên quan đến sản xuất nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Như vậy cho thấy vai trò của ĐMC hết sức quan trọng trong việc
xây dựng các chiến lược, quy họach, kế họach với mục tiêu phát triển bền vững.
Các ĐMC liên quan đến sản xuất nông nghiệp nông thôn có thể được tìm thấy ở các CQK
như: giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, quản lý tài nguyên nước, lưu vực, ...Đối với
các tổ chức quốc tế như ADB, việc quy định thực hiện ĐMC có thể được quy định ở cấp

ngành liên quan đến nông nghiệp và PTNT như: nông nghiệp và tài nguyên, Nâng cao
năng lực, phát triển kinh tế, giáo dục, điện, năng lượng, phát triển năng lượng ngành,
môi trường, đánh giá môi trường, quản lý môi trường, thủy sản, rừng, khai khóang, giới,

4


thủy điện, giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, quản lý chất thải, quản lý
nguồn nước, cấp thóat nước và vệ sinh.
Công việc của ĐMC trong nghành nông nghiệp gồm cả việc lựa chọn cây trồng (bao gồm
cả lòai sản phẩm biến đổi gen), quản lý sâu hai (gồm cả việc sử dụng các lọai thuốc bảo
vệ thực vật), sử dụng phân bón, quản lý xói mòn đất. Sau này thì các họat động liên quan
nhiều hơn đến ngành nước thông qua việc quản lý lưu vực sông và thủy lợi.
Phát triển nông thôn
Trong phạm vi họat động của WB (1999) về nông nghiệp và quản lý tài nguyên. Phát
triển nông thôn bao quát tòan bộ các lĩnh vực liên quan như lâm nghiệp và thủy sản, quản
lý tài nguyên đất, cơ sở hạ tầng nông thôn, cũng nông nghiệp (nông nghiệp cũng được
xem xét dưới nghiều tiểu ngành riêng lẻ)
Có rất ít các ĐMC được thực hiện riêng cho quản lý tài nguyên thiên nhiên ngihên.
Nhưng có sự phát triển của ĐMC vê quy họach sử dụng đất và các vấn đề quản lý môi
trường liên quan để thay đổi chính sách sở hữu đất đai là nền tảnh cho các vấn đề môi
trường được phân tích và sử dụng trong ĐMC. Hệ thống phân lọai về ĐMC của Ngân
hàng Thế giới khá đầy đủ cho các ngành và các lĩnh vực(The World Bank, 2008). Vì vậy,
hiện nay các ĐMC ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được đánh giá ở cấp tiểu
ngành nhiều hơn là đánh giá tổng thể.

5


Hình 1: Một ví dụ của một hệ thống lồng ghép bậc thang cho ĐMC

CÁC HÀNH ĐỘNG NGÀNH VÀ LIÊN NGÀNH Phân hạng hoạt động và loại đánh giá

(trong ngoặc)

CẤP
CHÍNH QUI
QUYỀN
HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT
(ĐMC)
quốc
gia/liên Qui hoạch sử
bang
dụng đất quốc
gia

Vùng/bang
Tiểu vùng
Địa phương

Qui hoạch sử
dụng
đất
vùng
Qui hoạch sử
dụng đất tiểu
vùng
Qui hoạch sử
dụng đất địa
phương


CHÍNH
SÁCH
(ĐMC)

QUI
HOẠCH
(ĐMC)

CHƯƠNG
TRÌNH (ĐMC)

DỰ
ÁN
(ĐTM)

Chính sách Qui
hoạch Chương
trình
giao thông giao
thông xây dựng đường
quốc gia
đường bộ dài bộ trong 5 năm
hạn
Chính sách
kinh
tế
quốc gia

Xây dựng

phần
đường cho
môtô

Qui
chiến
vùng

hoạch
lược
Chương
trình
đầu tư tiều vùng
Dự án hạ
tầng
địa
phương

Vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn và ĐMC được áp dụng rộng rãi ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. ĐMC ngày càng góp nhiều hơn trong việc lập kế hoạch
và họach định các chính sách ở các cấp khác nhau như : Hoa Kỳ, Cananđa, Nam Mỹ,
Chây Phi, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia….(Elvis Au, -).
Tìm hiểu thêm tại địa chỉ: />
6


Hộp 1: Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng ĐMC trong PPP

Áp dụng ĐMC cho các kế họach và chương trình
Chính sách, kế họach và chương trình được xem xét dưới hình thức như là nấc thang, chính sách thường ở

cấp trung ương, các kế họach thường triển khai một cấp thấp hơn và chương trình là cấp thấp nhất.
Chương trình làm cho các kế họach cụ thể hơn bằng cách kết hợp các chi tiết trong dãy các dự án liên
quan. Một số kinh nghiệm điển hình cho việc áp dung các ĐMC vào chương trình đầu tư và kế họach
họach. Cấp quốc gia thực hiện ĐMC fỏ chương chương trình đầu tư. VD: Argentina xây dựng ĐMC cho
chương trình phòng chống bão lụt, đã đánh giá tác động tích lũy của 50 dự án con trên 3 hệ thống sông là
cần thiết như một thành tố để cải thiện sự điều phối giữa các thành phố và các cơ quan trong kế họach –
một thành phần trong các dự adn thực hiện vào những năm 1990 (Gacia 1997). Đối với chương trình, một
ĐMC thành công được thực hiện cho việc phát triển thế mạnh của Khu vực Hồ chứa Nile Equatorial.
ĐMC này được kết hợp phương pháp đa tiêu chí để đánh giá các lựa chọn cho phát triển điện năng, đánh
giá tác động tổng hợp, kế họach giảm thiểu, và lập kế họach cho hệ thống điện để xác định chi phí thấp
nhất cho kế họach điện năng chính for các tiểu vùng(World Bank 2007b). Sử dụng ĐMC cho kế họach
bảo vệ đầu nguồn được ứng dụng nhiều ở các nước đang phát triển (Ví dụ ĐMC cho Lưu vực nước Palar
o Tamil Nadu, Ấn Độ). ĐMC này sử dụng các phương pháp phân tích quá trình và có sự tham gia để đưa
các quan tâm môi trường vào việc lập kế hoạch tài nguyên nước để xây dựng khung chung cho phát triển
lưu vực (World Bank 2007b).

Áp dụng ĐMC cho chính sách
Trái ngược với việc áp dụng ĐMC rộng rãi cho các chương trình và kế họach, ứng dụng ĐMC cho chính
sách thường hạn chế hơn. VD: Chỉ thị của EU về ĐMC, trong khi yêu cầu ĐMC cho tất cả chương trình
và kế họach, không đề cập đến ĐMC cho các chính sách. Hơn nữa, ở các nước như Đan Mạch, Canađa,
Hà Lan, Niu Di lân, đã thực hiện các quy trình kết họach các quan tâm môi trường trong khi thiết kế các
chích sách chung. Khung pháp lý cho ĐMC ở cấp chính sách tồn tại ở vài nước đang phát triển như Cộng
hòa Dominica và Kenya nhưng việc thực hiện rất hạn chế. Những khu pháp lý này chỉ điển hình cho việc
mở rộng phương phác ĐMC dựa và các tác động khi thực thi chích sách. (Ahmed and Fiadjoe 2006).

7


3. Một số nghiên cứu điển hình về ĐMC trong nông
nghiệp và PTNT

3.1. ĐMC xóa đói giảm nghèo
Một trong những ví dụ điển hình của tác động của ĐMC đến chính sách của chính phủ là
của Ghana. Những mối quan tâm về môi trường được thể hiện trong Chiến lược giảm
nghèo được xuất bản vào năm 2002. Suy thóai môi trường được xác định là một nguyên
nhân của đói nghèo. Tuy nhiên, chiến lược này xử lý các vấn đề môi trường mang tính
riêng lẻ của từng ngành hơn là liên ngành. Chiến lược này đã xem xét các vấn đề môi
trường như ở các chính sách khác đã dựa vào việc sử dụng tài nguyên phong phú của
quốc gia mà các chủ thể của nó sẽ bị đe dọa trong tương lai với những tác động tiêu cực
đến môi trường từ hậu quả của việc thực hiện các chính sách đó. Chính phủ Ghana đã
quyết định thực hiện ĐMC mà ở đó các vấn đề môi trường được xem xét chính trong một
bản kế họach được chỉnh sửa. Mục tiêu của ĐMC để đánh giá những rủi ro và cơ hội về
mặt môi trường được trình bày trong các chính sách thể hiện trong chiến lựoc và xác định
phương pháp quản lý và giảm thiểu các tiêu chí để đảm bảo rằng việc quản lý môi trường
nhằm hướng tới sự phát triển và giảm nghèo bền vững ở Ghana.
Chiến lược này được xây dựng do Ủy ban Kế họach Nhà nước và Cơ quan Bảo vệ Môi
trường cũng với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hà Lan và hỗ trợ kỹ thuật của Bộ hợp tác và
Phát triển Quốc tế Anh (DFID) và Ửy ban Hà Lan về ĐTM. Bản ĐMC được hòan chỉnh
vào tháng 5 năm 2003 và được kết hợp giữa hai yếu tố: đánh giá từ trên xuống và đánh
giá từ dưới lên của các tác động đến chính sách bởi 23 Bộ ngành đến Chiến lược và việc
đánh giá từ dưới lên được thực hiện ở cấp huyện cũng như cấp vùng. Các vấn đề mà
ĐMC xem xét tập trung vào:


Xem xét quy môi và rủi ro về môi trường được xác định và chỉ rõ dưới 5 góc độ
khác nhau về kinh tế vĩ môi, sản xuất và lao động, phát triển nguồn nhân lực, khả
năng bị tổn thương và bài trừ xung như quản lý nhà nước.

8





Phân tích và thảo luận chi tiết các chính sách để đưa ra đề xuất cho việc chỉnh
sửa, thay thế, cũng như bổ sung chính sách mới.



Kiểm chứng tính bền vững các kế họach phát triển từ cấp huyện – cỗ máy chính
cho việc thực hiện chiến lược.

Tất cả các bộ ngành chính dự kiến và tiến trình thực hiện ĐMC và được hướng dẫn đeer
kết hợp vấn đề môi trường vào việc xây dựng chính sách. Các lợi ích từ việc thực hiện
ĐMC gồm có xác định lại các chính sách phát triển, thay đổi các kế họach cấp huyện và
hướng dẫn thực hiện để kết hợp các mối quan tâm môi trường vào việc lập kế hoạch
ngành cũng như ở cấp huyện. Quy trình hướng dẫn cấp quốc gia chính thức được yêu cầu
như một phần trong việc xây dựng chính sách và tài chính trong quá trình xây dựng
Chiến lược Giảm nghèo của Ghana. Các đối tác tham gia trực tiếp trong ĐMC (gồm có
chính trị gia, ngành tài chính và các Tổ chức Phi Chính phủ) và việc sử dụng ĐMC ở các
cấp họach định chính sách dẫn đến một sự chú trọng cao hơn về vai trò của ĐMC trong
việc cải thiện các quy trình của chính sách khi chuyển thành tài chính, chương trình và
các họat động. Sự hài hòa các mục tiêu phát triểnl, gồm có các MDGs và các chiến lược
vùng, quốc gia. ĐMC cũng thay đổi thái độ trách nhiệm của cán bộ tham gia lập kế họach
và tài chính, để cùng đươc đến cơ hội hài hòa lợi ích trong việc đưa các vấn đề môi
trường vào PPP.

3.2. ĐMC phát triển nông thôn
ĐMC ngành nông nghiệp phát triển nông thôn được lựa chọn là ‘Chương trình phát triển
nông thôn Scotland 2007 -2013.
Báo báo môi trường được thực hiện trong 6 tuần tuần tư vấn từ 18/05/2006 đến ngày
29/06/2006 cho phù hợp với kế họach tư vấn và bản dự thảo của ĐMC. Kế họach Phát

triển Nông thôn Scotland (KHPTNTS) chủ yếu chú trọng vào sự hỗ trợ phát triển nông
thôn từ năm 2007-2013.
Khung pháp lý của EU yêu cầu rằng một báo cáo ĐMC được thực hiện nhằm thiết lập
những tác động của chương trình với môi trường của Scốtlen. ĐMC chiến lược này được
thực hiện bởi công ty Royal Haskoning như là một đánh đánh lồng ghép (ax-ante) với
Chương trình Phát triển Nông thôn Scốtlen. Báo cáo được thực hiện dựa trên những
9


thông thông tin được cung cấp bởi ban điều hành Scốtlen, Cơ quan Di sản Thiên nhiên
Scốtlen, Cơ quan Bảo vệ môi trường và Lịch sử Scốtlen.
Bản thân Chương trìng PTNT này không thể dự báo được chính xác địa điểm và tác động
của các họat động. Vì vậy ĐMC không thể đánh giá được tác động môi trường của
Chương trình hơn là cung cấp các chỉ số tác động và gợi ý giảm thiểu các tác động tiêu
cực.
Quá trình thực hiện ĐMC được cung cấp những “hiểm họa xanh” cho Chương trình
PTNT và đảm bảo rằng mỗi bộ phân được thực hiện trong chương trìng mang tính bền
vững và có lợi cho môi trường. Để đạt được điều đó, Báo cáo ĐMC phải chỉ ra: tiềm
năng của các tác động môi trường trong tương lai có thể là hậu quả của việc thực hiện các
họat động hoặc chiến lược chỉ ra ở mục 1-3; nhiều chiến lực giảm thiểu và cách đo lường
cho thể được dùng để giảm thiểu hoặc chống lại những tác động từ những họat động này;
một số lĩnh vực và họat động trong tương lai để đánh giá các tác động sâu hơn về môi
trường có thể được yêu cầu trước và trong quá trình thực hiện chiến lược.
Đánh giá môi trường chỉ ra rằng không có họat động ưu tiên được xác định trong những
mục này và trong Chương trình PTNT
Những họat động có các tác động tiêu cực như:


Gia tăng sản xuất chăn nuôi và trồng trọt nhằm cung cấp đầu vào cho sản xuất
năng lượng tái tạo;




Xây dựng các thiết bị năng lượng tái tạo ơ nông thông như năng lực gió và thủy
điện;



Tăng thêm các trang thiết bị ở nông thôn bằng việc xây dựng các công trình nhà
cửa mới;



Tạo ra địa điểm du lịch mới cần đến đất đai và thay đổi cơ sở hạn trong cộng đồng
nông thôn

Tất cả 5 họat động trên có thể gây ra các hậu quả về môi trường bao gồm cả những mất
mát tiềm năng đối với các quan tâm hỗ trợ đa dạng sinh họac trên đâ và các ưu tiên họăc
bảo vệ các lòai, tác động liên quan đến chất lượng và số lượng đất, các tác động về môi
trường nước và tác động đến chất lưựong không khí và khí thải nhà kính trong khí quyển.
Hơn nữa tất cả các lựa chọn cho ra các lợi ích môi trường và giảm thiểu tối đa hoặc đi

10


ngược lại với các tác động này trong khi vẫn cho phép các họat động tiến khi đã xác định
các lựa chọn đó.
Giảm thiểu giới hạn được gợi ý bao gồm cả phát triển Chiến lược năng lược tái tạo quốc
gia ở Scốtlen mà xác định những họat động có nơi đặt năng lượng gió, thủy điện, máy
năng lượng sinh học (kể cả các vùng canh tác đại trà), khu vực thủy sản và ven biển.

Những chủ đề và năng lượng tái tạo nên được cho pho phép ở các địa điểm vì một số lý
do như là nhạy cảm về mội trường hoặc là các địa điểm từ ranh giới quốc gia, các công
trình năng lượng tái tạo không nên được phép thực hiện. Liên quan đến việc phát triển
đầu vào cho năng lượng sinh học, việc giảm thiểu bằng cách đặt rải rác các khu vực trồng
cây với hàng ràng và da dạng hóa cây trồng với các lòai khác để gián đọan các tác động
trên đất và tăng thêm tính đa dạnh cũng như đưa một vòng luân canh mới để chống lại
việc thu họach đại trà và tác động đi kèm. Trong nhiều trường hợp, Chiến lược không
quan tâm đến cơ chế để giảm thiều tác động và có thể nên kiểm sóat các tiến tình khác
dưới khung pháp lý thấp hơn. Việc này gồm cả việc kiểm sóat sự phát triển dưới sự cung
cấp kế họach cho hệ thống liên quan đến bảo vệ và mở rộng môi trường nước trong các
điều khỏan của Quy định bảo vệ môi trường 2005 được quy định bởi Cơ quan Bảo vệ
Môi trường Scốtlen.
Một đánh giá liên quan đến các mục tiêu quản lý đất đai trái ngược với các mục tiêu của
ĐMC được thực hiện và những phát hiện của đánh giá này tương tự với những đánh của
chủ đề mặc dù là các mục tiêu quản lý đất đai rất cụ thể và vì thế hàng lọat những lợi ích
về môi trường và bất lợi được giảm thiểu. Sự thảm thiểu các tác động tiêu cực được được
xác định trong quá trình đánh gia những chủ đề thường liên quan đến giảm thiểu các mục
tiêu quản lý đất đai.
ĐMC đã đề xuất một số các đánh giá bổ sung (có thể được yêu cầu một số nhận xét từ
phí tư vấn cả bản dự thảo và bản chính của Báo cáo môi trường đã nhận và khi mà
Chiến lược 2007-2013 được thực hiện.
Các lĩnh vực đánh giá trong tương lai gồm cả việc xem xét lại hệ thống hỗ trợ một trường
nông nghiệp và thiết lập Ban Đánh giá Dự án Vùng và xây dựng Hướng dẫn Phát triển
Vùng nông thôn.

11


Hơn nữa, sẽ là một nhu cầu cho việc đánh giá được thực hiện khi quân tâm đế các ứng
dụng để tài trợ, hoặc là một số các ứng dụng để tài trợ trong một vùng để đảm bảo rằng

không có sự mất cân bằng về các họat động đuơc tài trợ ở một vùng như là các tác động
tích lũy môi trường từ việc chuyển đổi một diện tích lớn đất đai trong khu vực sang các
cây trồng đơn canh và mở rộng sản xuất đại trà cũng như phát triển cơ sở hạ tầng trong
vùng. Những lợi ích của việc thực hiện hàng lọat các họat động trong vùng sẽ gây tác
động đáng kể đến môi trường và việc giảm thiểu là cần thiết nếu các ứng dụng sẽ tăng
thêm các lợi ích này.

3.3. ĐMC quy họach sử dụng đất
Các kinh nghiệm thực hiện SEA trong QHSDĐ được thực hiện từ khỏang năm 1996 đến
nay ở Trung Đông Ây và Chương trình ĐTM Sofia tổ chức hàng lọai các hội thảo về thực
tiễn ĐMC cho QHSDĐ ở khu vực Trung và Đông Âu. Quá trình này là công cục đặt nền
móng cho việc hình thành và phát triển ĐMC.


QHSDĐ và quá trình ĐMC có rất nhiều điểm chung. Cả hai quá trình này cần
được định nghĩa những vấn đề, sự tham gia của công chưc và đánh giá những tài
liệu dự thảo trước khi nộp cho các nhà họach định chính sách. Dù vậy, việc lập
QHSDĐ theo truyền thống đưa ra nhiều hạn chiế về các lựa chọn và đánh giá các
tác động xã hội và môi trường, Các quốc gia Trung và Đông Âu đã nhìn nhận
được thế mạnh của mối quan hệ này.



Mối quan tâm đặc biệt là có nên lồng ghép ĐMC vào trong quá trình lập kế họach
hoặc là thực hiện song song và độc lập trước thực tế về cơ hội và thách thức giữa
các quốc gia khác nhau. Các vấn đề liên quan được chỉ ra trong một lọat các thử
nghiệm và ứng dụng thực tiễn được thực hiện bởi các cơ quan có chức năng.




Mặc dù có một số tiến triển, ĐMC chưa thực sự được lồng ghép hòan tòan vào
trong quá trình thực hiện QHSDĐ. Vẫn còn thiếu hướng dẫn về thủ tục và phương
pháp. Những người lập kế họach trong khu vực thường miễn cưỡng điều chỉnh
phương thức để kết hợp hoặc thay thế các phân tích về môi trường voi các đánh
giá tác động trong bản kế họach được đề xuất.



Một khía cạnh khác cho thấy ĐMC vẫn còn hời hợt. Đặc biệt, thiếu hoặc không
có những quan tâm đến tác động tích lũy tới sức khỏe và kinh tế xã hội. Dù vậy,
tình hình cũng đang được thay đổi, đặc biệt là trong khía cạnh sức khỏe. Những
12


mối quan tâm thứ yếu đến sự gia tăng công việc là kết quả của các yêu cầu để chỉ
ra vấn đề sức khỏe trong Hiệp ước của ĐMC


Chất lượng và hiệu quả của ĐMC thường khác nhau. Ở nhiều nước chúng không
có sự tiến triển từ mức độ cơ bản. Điều đó phản ánh ở việc thiếu các tài nguyên,
sự kiểm sóat về thủ tục (kiểm chứng và cân bằng) và các hướng dẫn về phương
pháp. Các tư vấn chúng về ĐMC được triển khai nhiều ở các nước Trung và Đông
Âu như thực tế thì các các cơ hội vẫn còn nhiều ràng buộ và thiếu phương pháp.



Thay vì các quan ngại trên, xu hướng chung của các nước Trung và Đông Âu vẫn
có nhiều tích cực. Điều đó xuất hiện ở việc dẫn dắt các ĐMC về QHSDĐ và các
tiến trình liên quan. Những kinh nghiệm gần đây cho thấy rằng ĐMC đang bắt
đầu được lồng ghép trong quá trình thực hiện QHSDĐ và ra quyết định. Nhưng

tiến độ sẽ không được như mong đợi Như trong Chương trình Sofia vee ĐTM và

Ban Lan được đánh giá là quốc gia đi đầu trong khu vực về ĐMC. Các báo cáo cho thấy
việc này đã được thực hiện kể từ năm 1991. Một số tiến trình ĐMC đã được ứng dụng
cho 300 quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và địa phương. Những bắt buộc về ĐMC được
chính thức hóa vào năm 1995 và áp dụng ở cấp địa phương. ĐMC cua kế họach vùng nảy
sinh trong sự dàn xếp không chính thức và thử nghiệp để thúc đẩy quá trình lồng ghép
vào các bước dưới những đánh giá về quy họach sử dụng đất. Để so sánh có thể thấy rằng
Cộng hòa Czech có khỏang 25 QHSDĐ dược thực hiện đến cuối năm 2003. Một quá
trình gần như tách biệt được dùng để so sánh các lựa chọn sử dụng đất là một yêu cầu bắt
buộc. ĐMC dựa trên các bản đồ chi tiết và các lớp được chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của
cá cơ quan môi trường. Phương pháp tương tự cũng được thực hiện ở Bun-ga-ri, Slovakia
và các nước Trung và Đông Âu khác. Các kinh nghiệm ban đầu cho thấy với phương
pháp này chỉ rat một số thiếu hụt cần được phát hiện. Trong nhiều trường hợp. ĐMC
được thực hiện quá chậm so với tiến trình QHSDĐ để cung cấp các đầu vào, để gây ảnh
hưởng hoặc ra quyết định. Những ứng dụng sơm sẽ cản trở bởi thiếu kinh nghiệm thực tế
và phương pháp có sẵn. Ở giữa giai đọan cần có sự học hỏi từ thực hiện ĐMC.
Một số ví dụ về ĐMC cho QHSDĐ ở Latvia và Bungari, và Slovakia chứng minh tiến
triển thực tế của các nước Trung và Đông Âu ở cấp này. Các trường có thế được quan tâm

13


rộng hơn nếu kết hợp ĐMC và qua trình lập kế họach không gian để chuyển tiếp hoặc bắt
đầu tình hình mới.

4. Bài học kinh nghiệm
Có thể đúc rút một số kinh nghiệm từ các quốc gia thực hiện ĐMC và các tổ chức quốc tế
như sau:
Những kinh nghiệm quốc tế về phường pháp và thực tiễn cung cấp một nề tảng cơ bản

cho việc chuyển hướng ĐMC. Đánh giá khảong 20 báo cáo ĐMC in Liên minh Châu âu
được thực hiện để mang lại lợi ích và cung cấp cho việc đánh giá môi trường theo hướng
truyền thống ở các dự án cụ thể và mặc dù những lợi ích này không mang lại giá trị tiền
bạc và chúng được xem là có giá trị hơn các chi phí. Một phát hiện rằng ĐMC không
phải là yêu cầu phức tạp và cần việc thu thập số liệu tốn kém cũng như các mô hình phức
tạp. ĐMC có một tiềm năng rất lớn đề gặp nhau giữa nhu cầu thực tế và nhu cầu tăng
trưởng ở các nước đang phát triển và cần hỗ trợ để xác định cân bằng về kinh tế, xã hội
và môi trường ở cấp kết hợp giữa chính sách và việc lập kế họach trong sự phát triển các
phản hồi được cân bằng. Một hạn chế của ĐMC ở mức độ này là thiếu định nghĩa về
phương phá và sự thúc đẩy. Một thách thức đối với WB trong sự phát triển ĐMC thành
một công cụ hiệu quả để quản lý môi trường mà không tạo ra các nút thắt cổ chai (World
Bank Office Manila, 2005) .
Hộp 2: Thành quả của những thay đổi về chính sách rừng ở Ghana
Vấn đề đặt ra:
Việc rà soát lại chiến lược xoá đói giảm nghèo ở Ghana phát hiện ra nguy cơ xung đột tiềm tàng giữa chính
sách rừng (với mục tiêu mở rộng nguồn tài nguyên của ngành công nghiệp chế biến gỗ) và việc bảo vệ môi
trường vùng hệ sinh thái của hệ thống sông và vùng bờ sông. Với sự hỗ trợ đúng lúc của ĐMC, chính sách
rừng đã được thay đổi. Trong vòng ít hơn 6 tháng, chính phủ Ghana đã xây dựng những vườn ươm để trồng
mây, tre nhằm tăng cường nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, bằng cách đó bảo vệ được
vùng bờ sông khỏi sự khai thác mây, tre không kiểm soát.

Những lợi ích chính:
Giảm thiểu áp lực đến những khu rừng nguyên sinh và hệ sinh thái dễ bị tổn thương vùng bờ sông.
Tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ mới.
Tạo công ăn việc làm.

Nguồn: OECD, 2006
14





Thực hiện ĐMC đã giới thiệu một tiêu quản quan trọng mới, một sự che chở mới,
bên cạnh những tiêu chuẩn kinh tế, việc đó có thể làm có thể làm cho cả kế họach
sử dụng đất. Trong thực tế, xu hướng môi trường cần được song song với xu
hướng kinh tế.



Thực hiện ĐMC chỉ ra những đặc tính chính trị và dân chủ của quá trình lập kế
họach

15


5. Kết luận
Tóm lại, quá trình lập ĐMC hiện nay trên thế giới đều được các quốc gia áp dụng theo
những quy định riêng. Việc lồng ghép các ĐMC vào CQK trong ngành nông nghiệp và
PTNT chủ chủ yếu chỉ thực hiện trong một số lĩnh vực liên quan và chưa có quy định kỹ
thuật và pháp lý rõ ràng.
Ngân hàng Thế giới là tổ chức có khá đầy đủ quy định và hướng dẫn cho việc thực hiện
ĐMC ở cấp lĩnh vực và ngành. Các ví dụ liên quan của WB là nguồn tài liệu tốt để tham
khảo trong quá trình thực hiện ĐMC ở Việt Nam.
Việt Nam là nước có quy định về mặt pháp lý khá đầy đủ nhưng các hướng dẫn cho việc
thực hiện cơ cấp ngành vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tham khảo các kinh nghiệm quốc tế
nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chính sách và triển khai là cần
thiết và hữu ích.

16



Tài liệu tham khảo
1.

Au, Elvis. "World Trends of Strategic Envionmental Assessment," -.

2.

MRC. "Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược," 2001.

3.

The World Bank. "Environmental Assessment Sourcebook 1999 Chapter 8 Agriculture and Rural
Development," 1999,

4.

____. "Sea: Environment," 2008.

5.

World Bank Office Manila. "Good Practices on Strategic Environmental Assessment," 2005.

17


Phụ lục:
Phụ lục 1: Một số khái niệm
“Phát triển bền vững” qua một số nghiên cứu ở Việt Nam
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biến đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập

niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được
thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng
loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên
cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài
nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác
hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi
đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền
vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát
triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát
triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở
tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước:
Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối
với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng
thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt
Nam. "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự
tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho
phát triển bền vững. Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền
vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hoá, đã tổng quan nhiều mô hình phát
triển bền vững như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs
và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ,
quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh
thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl
Bank.

18


×