Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.25 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỎ
CÀY.
5.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH:
5.1.1. Các mục tiêu kinh tế - xã hội của Ngân hàng:
Năm 2007 tình hình kinh tế xã hội tại đia phương sẽ phải tiếp tục phát triển ổn định,
sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và của ngân hàng cáp trên cộng với
truyền thống hoạt động và mạng lưới hiện có sẽ tiếp tục là yếu tố thuận lợi cho hoạt động
của Chi nhánh. Tuy nhiên năm 2007 và những năm tiếp theo hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là các tổ
chức tín dụng hiện có trên địa bàn, hậu quả của cơn bão số 9 diễn ra trong năm 2006 sẽ ảnh
hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong năm 2007. Với những điều kiện
trên đòi hỏi Chi nhánh trong năm 2007 sẽ phải nổ lực lớn để hoàn thành nhiệm vụ về tín
dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
5.1.2. Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm tai đơn vị:
-Về nguồn vốn huy động:
Đây là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đã giao cho ngành Ngân hàng nhằm tăng
nhanh tỷ trọng vốn huy động tại chổ trong tổng nguồn vốn hoạt động Ngân hàng để thực
sự chủ động về vốn, tiếp tục cho vay vào các lĩnh vực kinh tế mà địa phương ưu tiên đầu
tư. Trong thời gian tới chi nhánh phấn đấu đưa số dư nguồn vốn huy động tại địa phương
đạt 169 tỷ đồng.
-Về cho vay:
Trong những năm tới, chi nhánh sẽ tiếp tục đầu tư bám sát vào định hướng phát triển
kinh tế của huyện. Phấn đấu dư nợ đạt 399 tỷ đồng. Phân bổ cơ cấu đầu tư một cách hợp lý
đảm bảo tỷ trọng dư nợ trung dài hạn ổn định ớ dưới mức 50% tổng dư nợ tín dụng, tập
trung cho vay hộ gia đình cá nhân và các dự án doanh nghiệp có hiệu quả.
Tỷ lệ nợ xấu khống chế ở mức dưới 1% trên tổng dư nợ.
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG:
5.2.1 Biện pháp hạn chế rủi ro:
Giải pháp ngăn ngừa nợ quá hạn là một trong những giải pháp được thực hiện thường
xuyên liên tục có ý thức từ người điều hành, lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên trong


từng chi nhánh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng. Một trong những thành công trong việc
nâng cao chất lượng tín dụng đó chính là thực hiện biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay
từ lúc phát sinh món vay mới cho đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi thông qua việc thực
hiện nghiêm túc các biện pháp sau:
Biện pháp về chính sách khách hàng:
Do đặc trưng khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu là
hộ nông dân thường là những món vay nhỏ và lượng khách hàng rất động vì vậy đầu tư tín
dụng thông qua mô hình tổ, nhóm là điều hết sức cần thiết vừa tạo điều kiện cho hộ nông
dân đỡ tốn kém thời gian và chi phí đi lại vừa tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dể dàng
quản lý được món vay. Để hạn chế rủi ro Ngân hàng nên tổ chức xây dựng và củng cố lại
các mô hình tổ vay vốn cho vững mạnh về số lượng và chất lượng.
Các thành viên trong tổ phải là những hộ liền canh, liền cư, sống gần gũi nhau và tự
nguyện giai nhập tổ. Trên cùng mộ địa bàn tổ nên thành lập một tổ duy nhất và thông qua
đó Ngân hàng sẽ đầu tư trên nhiều lĩnh vực như: cho vay trồng trọt, cho vay chăn nuôi, cho
vay sản xuất các sản phẩm truyền thống … nên hạn chế tối đa việc một hộ nông dân cùng
một lúc là thành viên của nhiều tổ vay vốn làm cho dư nợ ngân hàng chồng chéo khó quản
lý.
Đối với những hộ vay có điều kiện, có mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp như:
vừa chăn nuôi, vừa trồng trọt và sản xuất kinh doanh khác … những hộ này có chi phí phát
sinh thường xuyên, xen nhau trong năm. Vì vậy Ngân hàng nên cho vay theo mô hình kinh
tế tổng hợp (gần giống như cho vay theo tài khoản cho vay luân chuyển) để có kế hoạch
cho vay và kết hoạch thu nợ phù hợp với tình trạng thực tế chi phí và thu nhập của từng hộ
vay vốn.
Cải tiến về nghiệp vụ và thủ tục cho phép vận dụng trong thực tế cơ chế đảm bảo tiền
vay, co chế lãi suất đối với một số khách hàng truyền thống (cho vay ưu đãi và tài trợ hàng
xuất khẩu, mua USD đối ứng).
Xây dựng và rèn luyện tác phong, phong cách giao dịch với khách hàng tốt hơn.
Nắm vững địa bàn để chủ động hơn trong khâu tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, hoạt
động kinh doanh của NHNo & PTNT.
Nhận thức rõ hơn về khả năng cạnh tranh để đề ra những biện pháp đối phó và định hướng

kinh doanh phù hợp.
Biện pháp về qui trình cho vay:
Việc thẩm định trước, trong và sau khi cho vay nó đã trở thành vấn đề kinh điển và
bắt buộc trong qui trình cho vay mà không một cán bộ tín dụng nào không nắm bắt được
vấn đề này. Tuy nhiên điều muốn nhấn mạnh ở đây là có một số nơi do khối lượng công
việc quá nhiều nên có một số ít cán bộ tín dụng suy nghĩ hơi lơi là trong khâu thẩm định
nhất là thẩm định trước khi cho vay, cán bộ tín dụng quá tin vào các báo biểu tài chính. Tin
tưởng vào pháp lý của hồ sơ cho vay, các hợp đồng và đặc biệt là quá tin vào tài sản thế
chấp của hộ vay để quyết định các tín dụng mà không nhín chút thời gian để đi khảo sát,
nghiên cứu tại cơ sở người vay hoặc có đi nhưng chỉ thăm hoa loa nên đã bỏ chi phí cơ hội
ngàn vàng để có thể nắm bắt được những thông tin phi tài chính của hộ vay mà những
thông tin này hoàn toàn không thể có được trong các báo biểu tài chính…. Từ đó có thể kết
luận chính xác hơn về tính khả thi của món vay.
Do đó hiện nay nên tăng cường hơn công tác thẩm định trước khi cho vay và nên chú
trọng những thông tin phi tài chính, những khía cạnh vô hình, ít khách quan hơn của người
vay nhằm xác định một cách chủ quan hơn nữa khả năng thành công của người vay. Mặc
dù khối lượng công việc nhiều nhưng nên nhớ rằng thà là bỏ khoản thời gian nhỏ để đi
thẩm định bằng mắt thấy tai nghe tại cơ sở, doanh nghiệp còn hơn là sau này phải tiêu tốn
một khoản thời gian rất nhiều lần như thế để xử lý món vay nợ quá hạn và ngay cả việc
phát mãi tài sản thế chấp cũng tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí. Nên nhớ rằng cho
vay là cả một vấn đề “nghệ thuật” mà Ngân hàng không nên xem nhẹ vấn đề này.
Tuân thủ các giới hạn cho vay:
Đây là việc làm cần thiết để đánh giá nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng, không
phải khách hàng có nhu cầu vốn bao nhiêu là Ngân hàng cho vay bấy nhiêu mà phải tính
toán để giới hạn mức độ cho vay của khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có
của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với các khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác
của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt
quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ
nhiền nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo qui định của Thống Đốc Ngân

hàng Nhà Nước.
Biện pháp kỹ thuật cho vay và thu nợ:
Nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra, không nên tập trung vốn và một khách hàng mà phải
trải đều ra để mọi người có nhu cầu vay vốn đều được vay. Một số khách hàng có uy tín,
có quan hệ giao dịch lâu dài, vay trả sòng phẳng cũng không nên đầu tư vốn lớn. Vì trong
quá trình sản xuất kinh doanh khách hàng gặp phải điều kiện bất khả kháng nào đó xảy ra
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thì không chỉ thiệt hại cho khách hàng mà
Ngân hàng còn phải gánh chịu hậu quả rủi ro đó.
Để tránh thu nhập theo mùa thì không nên kinh doanh một chiều không chỉ phải cho
các hộ sản xuất vay mà phải mở rộng đầu tư vốn vay cho các thành phần kinh tế. Nâng cao
chất lượng, khối lượng dưa nợ, giữ vững chiến lược khách hàng, đặc biệt là khách hàng
truyền thống.
Mở rộng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh tổng hợp như kinh doanh các loại
máy phục vụ cho nghề nông, mở các dịch vụ trung gian làm cầu nối giữa nhân dân với nơi
tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ bán hàng trả góp, cầm đồ.
Tránh tập trung cho vay một nghành kinh tế hay một loại cây trồng, vật nuôi để phân tán
rủi ro.
Thường xuyên theo dõi quản lý chặc chẽ các khoản đã cho vay, nợ tồn đọng, nợ xấu.
Chủ động làm tốt những công việc tiếp theo trong đề án cơ cấu lại nợ theo đề án
chung, trong đó có nhiệm vụ đánh giá lại thực trạng từng món nợ, xử lý thu hồi nợ đọng đã
được phân nhóm, cơ cấu lại trong năm 2003.
Xác định rõ định hướng biện pháp xử lý tín dụng cho từng loại hình tín dụng:
Thươnh mại, chỉ định, làm dịch vụ uỷ thác.
Có kế hoạch và biện pháp cụ thể phấn đấu thu hồi nợ đọng, kể cả nợ đã được xử lý
rủi ro, đặc biệt là nợ cho vay theo chi định của Chính phủ.
Góp phần thực hiện tốt kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng, nâng cao trách
nhiệm trong tổ chức thẩm định và tái thẩm định, kiểm soát được số vốn đã cho vay.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề, trong đó chú ý kiểm tra sau để đánh giá
sâu thực chất toàn diện hoạt động tín dụng.

Đặc biệt đối với cho vay và thu nợ thành phần kinh tế hộ, thành phần kinh tế có rủi ro
cao nhất, ngân hàng tiếp tục phát huy theo phương thức cho vay qua tổ vay vốn,thường
xuyên nâng chất hoạt động của quản lý và phát triển tín dụng xã , ngăn chặn tiêu cực của tổ
vay vốn.
Biện pháp về nhân sự:
Bất kỳ một lĩnh vực nào thì yếu tố con người cũng rất quan trọng, đó chính là yếu tố
quyết định sự thành công hay thất bại . Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng vậy con người
cũng đóng vai trò chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
mà tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, là hoạt động sinh lời của các Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng đó có đứng vững và phát triển hay không điều bị chi phối bởi hoạt động tín
dụng. Yếu tố con người ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong đó bao gồm :Ban Giám
Đốc phụ trách tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng và cán bộ tín dụng.
Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn tại chổ về nghiệp vụ hoặc tranh thủ gởi đi đào tạo
các lớp ngắn hạn do các đơn vị khác tổ chức.
5.2.2. Biện pháp xử lý rủi ro :
* Biện pháp mang tính phòng ngừa:
Biện pháp 1: đề ra một chính sách tín dụng linh hoạt.
Với mục tiêu an toàn cho hoạt động Ngân hàng, chính sách tín dụng phải làm sao trở
thành người hướng dẫn hoạt động cho tất cả các khâu cũng như các nhân viên Ngân hàng,
không phân biệt thứ bậc hay phòng ban nào. Chính sách tín dụng nêu rõ phạm vi, qui mô

×