Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giải đáp y học về ngoại tình, chuyện phụ nữ và nam giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.73 KB, 14 trang )

Chương 3: Ngoại hình, chuyện phụ nữ và nam giới
116. Vóc người thấp
"Cháu 21 tuổi, cao 145 cm, nặng 43 kg dù vẫn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bố mẹ cháu đều thấp.
Nên uống thuốc gì để có thể phát triển thêm chiều cao? Và đến tuổi nào thì không nên uống thuốc
nữa?".
Nếu cả bố lẫn mẹ đều thấp, con cái ít khả năng cao. Nếu bố mẹ thấp nhưng ông bà nội ngoại là
người cao lớn thì cháu có thể thừa hưởng gene cao lớn ở thể lặn. Nếu vậy, từ nay đến tuổi 25, cháu
vẫn còn chút ít hy vọng là gene lặn đó có thể phát huy. Còn nếu ở cả hai bên nội ngoại không có ai
cao hơn bố mẹ cháu thì đành chịu. Tuy nhiên, trong đà gia tăng chiều cao hiện nay của lớp trẻ trên
toàn thế giới, có thể cháu sẽ nhỉnh hơn đôi chút so với bố mẹ.
Hiện có thuốc hoóc môn tăng trưởng (hGH) sử dụng cho những trường hợp thấp bé do trục trặc ở
tuyến yên. Thuốc này không có tác dụng trong trường hợp của cháu.
117. Người gầy
"Cháu 19 tuổi, cao 161 cm mà chỉ nặng 46 kg. Bố mẹ cháu ai cũng cao lớn nhưng cháu gầy gò, cổ
tay nhỏ xíu, các đầu xương đều nhô ra. Xin cho cháu một lời khuyên".
Cháu còn may mắn hơn những người béo phì, bởi vì cháu cứ tha hồ ăn uống, tha hồ ngủ nghê mà
không sợ gì hết. Một số nghiên cứu cho thấy, những người gầy nếu không nghiện rượu, không hút
thuốc lá sẽ sống lâu.
Huống chi gene tiềm tàng trong người cháu lại là gene cao to của bố mẹ. Cháu nên tìm cách ăn
thêm nhiều cơm, nhiều thịt, cá, trứng, tôm cua, sữa, bánh kẹo; tranh thủ ngủ trên 8 giờ mỗi ngày
(trong đó có 1 giờ ngủ trưa), dùng thêm đều đặn mỗi ngày 1 viên Theravit (đa sinh tố kèm các chất
khoáng tối cần cho cơ thể). Nên tập thể dục toàn thân đều đặn, với mức tăng dần để không quá sức.
Trong khi thực hiện, nếu thấy kết quả tốt, phải bớt ăn, bớt ngủ đi một chút, phòng nguy cơ trở
thành bụng phệ.
118. Bụng quá to
"Cháu 18 tuổi, cao 150 m, nặng 46 kg. Không hiểu sao từ mấy năm nay, bụng dưới của cháu lại
phình ra như người mang bầu được hai tháng. Xin cho biết cách khắc phục".
Cháu hãy đo và ghi chép số cân nặng, vòng eo của mình để dùng làm số liệu so sánh, rồi kiên trì
thực hiện mấy biện pháp đơn giản sau (không được ngắt quãng):
- Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, dang rộng, nửa thân trên dựng dậy dậy, đưa bàn tay bên nọ chạm
vào bàn chân bên kia. Số lần tăng dần. Tập vào lúc tỉnh dậy là thích hợp nhất. Có thể thay bằng


động tác: Đứng giạng chân rồi cúi xuống ngẩng lên, chạm tay bên nọ vào chân bên kia.
- Lắc vòng: Nên để vòng cạnh bàn học để thỉnh thoảng lắc giải lao.
- Đi bộ nhiều, bơi lội thêm nếu có điều kiện. Không ngủ quá 7 giờ /ngày.
Ngoài ra, cháu chú ý đừng để tăng cân (thậm chí giảm đi chút ít càng tốt) bằng cách: hạn chế chất
bột, chất đường (kể cả chuối), không ăn mỡ; ăn thật nhiều rau xanh các loại và hoa quả. Tóm lại là
dùng những thức ăn ít calo, không gây tích lũy mỡ.
119. Bị chê là lùn
"Em 21 tuổi nhưng chỉ cao 160 cm, nặng 48 kg. Một số người chê em lùn, nhiều lúc em bực lắm,
nhưng không biết làm sao. Em nên chơi những môn thể thao nào để cao thêm được ít nữa?".
Việc tập thể dục dụng cụ hoặc chạy nhảy, bơi lội, duy trì một cuộc sống năng động yêu đời sẽ làm
cho cơ thể em thon thả, dễ coi, nhưng không có tác dụng tăng chiều cao. Em bực làm gì với những
lối nói thiếu xây dựng như vậy, bởi lẽ tài trí cũng như đạo đức con người đâu có phụ thuộc vào
chiều cao! Hãy chăm lo học hành, làm việc cho thật thành đạt để chứng minh điều đó. Mà tại sao
lại gọi người cao 1,6 m là lùn?
120. Sao lại giảm chiều cao?
"Muốn giảm chiều cao thì làm thế nào? Lâu nay em ăn ít đi nhưng chiều cao vẫn không ngừng
phát triển. Xin cho biết nên uống thuốc gì để hãm nó lại?".
Không thể và cũng không nên làm giảm chiều cao của mình. Em đừng có dại dột ăn ít đi, vì như
vậy sẽ trở thành lêu đêu. Nên ăn uống thật tốt và tập thể dục thể thao đều đặn. Dùng hai tạ nhỏ rồi
tăng cho nặng dần, hoặc cử tạ cũng theo phương thức từ nhẹ đến nặng. Trước buổi tập, phải khởi
động cẩn thận, tập xong nên tiến hành tự xoa bóp, rồi thưởng thức một cốc sữa hay nước đường
(có pha thêm chè cũng tốt). Như vậy, cơ thể em sẽ cân đối, to khỏe, đẹp lắm đấy. Hoa hậu nữ ngày
nay đều thuộc loại cao; là con trai, em phải hơn họ một đầu chứ!
121. Sinh vào mùa nào thì về sau cao lớn?
"Sinh vào mùa nào thì sau này sẽ có thân hình cao lớn? Có phải là người sinh vào mùa rét sẽ thấp
bé?".
Câu hỏi này của các em rất hóc búa, vì cho tới nay, ở Việt Nam chưa có một thống kê khoa học nào
về vấn đề này.
Một công trình nghiên cứu kéo dài 10 năm của Áo thực hiện trên 507.000 nam thanh niên 18 tuổi
cho thấy, những người sinh vào mùa xuân (tháng 4) cao hơn 6 cm so với các người sinh vào mùa

thu (tháng 10). Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy rằng, chiều cao trung bình của họ tỷ lệ
thuận với tháng sinh, có nghĩa là tỷ lệ thuận với độ chiếu sáng của mặt trời.
Một nghiên cứu của Đan Mạch trên 1.160.000 thiếu nhi (cả trai lẫn gái) ra đời từ năm 1973 đến
năm 1994 cho thấy, những trẻ sinh giữa mùa xuân cao hơn trẻ sinh vào mùa đông hay mùa hè trung
bình 2,2 cm.
122. Có thể do cơ thể phát triển hơi nhanh
"Em 18 tuổi mà đã cao 180 cm, nặng 72 kg. Cứ đà này thì khi 20 tuổi, em sẽ cao tới 2 m! Xin cho
em một lời khuyên".
Thư em nói không chi tiết, nên tôi phải nêu lên mấy hướng và ước đoán:
- Nếu em tạng người cao lớn, trong gia đình ắt phải có nhiều người giống em, thân thể cao to mà
vẫn hài hòa, không có bất thường nào về nội tiết.
- Nếu em bị tăng năng thùy trước tuyến yên thì phải có thêm hiện tượng to các đầu chi (to cực) hay
gù vẹo cột sống.
Trường hợp của em có thể là do cơ thể phát triển hơi nhanh trong giai đoạn ngắn. Sau này, quá
trình này sẽ chậm lại (con trai 17 tuổi, con gái 15 tuổi mỗi năm chỉ cao thêm chưa đầy 1 cm) hoặc
ngừng sớm (thường xương ngừng phát triển sau 25 tuổi). Vả lại, chiều cao và cân nặng của em so
với các bạn trẻ cùng trang lứa ở một số nước thì có gì ghê gớm đâu.
Em nên tập cử tạ theo lối tăng dần mức độ để có một thân hình cường tráng, không cao lêu đêu.
Chú ý ăn uống đủ về lượng và chất. Ngoài ra, phải tranh thủ ngủ nhiều hơn để giảm việc tiêu hao
năng lượng.
123. Người phát triển nhưng chân tay nhỏ
"Cháu là con gái, 20 tuổi. Từ năm 14 tuổi, cơ thể cháu phát triển nhưng chân tay lại nhỏ (nhất là
chân), làm cháu rất xấu hổ. Có cách gì giúp chân to thêm không?".
Chắc cháu định nói "đôi bắp chân nhỏ", phải không? Bởi vì ở một cơ thể nữ phát triển bình
thường, cặp đùi ít khi thua kém.
Để giúp đôi bắp chân to lên, cháu nên thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Nằm ngửa, hai chân giơ lên trời rồi "đạp xe", vừa đạp vừa lần lượt co duỗi bàn chân tối đa.
- Vẫn trong tư thế đó, xoay tròn hai cổ chân thật mạnh theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay ngược
lại.
Hai động tác này làm cho bắp chân hoạt động nhiều và nở nang.

Chú ý:
- Mỗi lần tập xong, dùng tay xoa nắn nhẹ nhàng hai bắp chân.
- Nếu muốn hạn chế sự vận động của đùi và mông, mỗi lần "đạp xe" phải giữ cho hai gối vào gần
sát bụng, chỉ cho hai cẳng chân vận động thôi.
- Có thể kết hợp nhảy dây (bộ dây của thể thao có 2 tay cầm, làm cho cổ tay xoay tròn và nở nang;
còn sợi thừng bình thường thì không thế). Nhảy nhón chân để bắt bắp chân làm việc nhiều hơn.
- Trước khi bước vào đợt tập luyện, cháu nên đo chu vi cổ chân, bắp chân, cổ tay... để làm mức so
sánh về sau. Nhớ rằng trong 1-2 tháng đầu chưa có gì hơn đâu, chớ sốt ruột.
124. Bàn chân quá to
"Cháu có đôi bàn chân quá to. Có thể phẫu thuật cho nhỏ lại được không?".
Ngày xưa, một vài nước phương Đông có tục bó bàn chân của các bé gái lại, làm cho bàn chân về
sau trở nên nhỏ nhắn, xinh xẻo, nhưng cũng rất yếu ớt.
Còn khi bàn chân đã được định hình rồi thì không có cách gì làm nó nhỏ lại. Hơn nữa, chân là điểm
tựa của cả cơ thể, cần phải vững chắc, khỏe khoắn.
125. Để cho bớt mập
"Em năm nay 15 tuổi mà đã nặng 50 kg, rất béo. Có người cho rằng uống giấm hoặc ăn nhiều đồ
chua sẽ bớt béo, có đúng không?".
Tuyệt đối không được dùng giấm hoặc đồ chua để chữa béo vì vừa vô ích vừa có hại cho dạ dày.
Trường hợp của em, phải cùng lúc thực hiện mấy việc sau:
- Tăng cường mức tiêu hao năng lượng bằng cách đi bộ, lắc vòng, bơi, bóng chuyền... thường
xuyên. Số năng lượng tiêu hao trên 1 m2 da khi đạp xe là 1,5 calo; đi bộ trong nhà 1,7 calo; đi bộ
ngoài trời 3 calo; chơi bóng chuyền 4,3 calo; chơi bóng đá 5 calo; bơi lội 6 calo; lên cầu thang 10
calo.
- Nếu em thuộc loại ngủ trên 8 giờ mỗi ngày thì phải giảm dần thời gian ngủ một cách hợp lý.
- Rèn luyện để có được phong thái nhanh nhẹn hoạt bát nhằm tiêu hao thêm năng lượng.
- Giảm hoặc không dùng các thức ăn béo như thịt mỡ, bơ... Giảm bớt đồ ngọt như đường, mạch
nha, bánh bích quy; không ăn quá nhiều cơm. Thay vào đó, ăn nhiều rau, củ, hoa quả để không có
cảm giác đói (tránh chuối chín).
- Lõi quả dứa chứa chất Bromelin có tác dụng làm tiêu mỡ; em có thể ăn đều đều vì không hại gì.
126. Thuốc nhuộm tóc

"Thuốc nhuộm tóc đen chứa những chất gì, có gây hại hay không?".
Thuốc nhuộm tóc bạc thành đen có hai yếu tố:
- Chất nhuộm đen P-phenylenediamine dạng lỏng, bột hoặc kem.
- Dung môi hydrogene peroxyde (nước ôxy già).
Hai yếu tố này thường được đựng trong 2 lọ hay tuýp khác nhau, khi dùng mới đem trộn lẫn. Cũng
có loại thuốc nhuộm chỉ chứa trong một lọ duy nhất, khi dùng thì pha thêm nước sạch (Bigel bột,
loại lọ con).
Thuốc nhuộm tóc chính hiệu, cũng như các loại mỹ phẩm chính hiệu, đều đã được kiểm tra nghiêm
ngặt trước khi cho lưu hành trên thị trường, do đó không gây tác hại gì cho người sử dụng. Chỉ cần
theo đúng chỉ dẫn ghi trên bao gói, thử phản ứng trước khi sử dụng lần đầu, không để giây thuốc
vào mắt, và dĩ nhiên không cho trẻ em đụng tới. Bạn nên mua thuốc nhuộm tại các cửa hiệu có uy
tín để tránh hàng giả (nhuộm cũng đen, giá rất rẻ, nhưng sẽ gây rụng tóc và các tai biến khác).
127. Hãy yêu làn da trời đã ban cho
"Cháu có một người bạn gái da hơi đen, muốn bôi thuốc Leucodinine để cho da được trắng, có
nên không?".
Kem Leucodinine B (dùng chữa tàn nhang) có tác dụng "lột da", làm cho những chỗ bị tàn nhang
nay có thể trở lại bình thường. Bệnh nhân phải tránh nắng kỹ trong tiến trình điều trị (nếu không,
da sẽ bị nám như trước hoặc hơn trước).
Còn chuyện "lột toàn bộ da" làm cho da đen biến thành da trắng như trường hợp ca sĩ da đen
Michel Jacson thì không hiểu các nhà khoa học Mỹ đã làm theo phương pháp nào, chưa thấy công
bố các thuốc men cụ thể; nhưng chắc chắn là tốn kém kinh khủng, không hợp với túi tiền của bạn
cháu.
Hãy bảo bạn cháu yêu quý những gì trời đã ban cho; vả lại da nâu hiện đang là mốt đấy, "có giá"
hơn da trắng nhiều.
128. Lông tay, lông chân
"Lông tay chân của cháu dài và đen. Nghe nói có thuốc làm rụng lông, xin cho biết có thể mua ở
đâu và có đắt không?".
Mọc lông, mọc tóc là quá trình sinh lý có vai trò quan trọng như: chống rét (lông rậm ở ngực, bụng
giúp người xứ lạnh giữ được nhiệt); chống nóng (lông nách giữ mồ hôi và cho bốc hơi dần để tỏa
nhiệt); chống bức xạ của ánh nắng (mái tóc dài của cầu thủ bóng đá...); chống ma sát và tạo khoái

cảm (lông mu)...
Hiện tượng có nhiều lông ở má, mép (ở nữ nhìn như thể có ria), tay chân, ngực... là do cơ địa,
thường có yếu tố di truyền.
Khoa học chưa có cách gì giúp cháu "làm đẹp tay chân" một cách triệt để và lâu dài. Các biện pháp
thẩm mỹ chỉ giúp "vặt lông" chứ không thể ngăn được lông mọc lại.
Trên thị trường hiện có kem làm rụng lông, rụng râu mép của Pháp mang tên Veet, đựng trong tuýp
lớn, giá khoảng 42.000 đồng. Cách sử dụng như sau: Dùng con dao phết (có sẵn trong hộp) lấy
kem trát một lớp lên đám lông cần làm rụng, giữ trong 3-5 phút (không được để quá 10 phút), rồi
lại dùng dao phết gỡ bỏ lớp kem đó, rửa sạch da bằng nước (không cần xà phòng), lông hoặc râu sẽ
trôi theo.
Có thể dùng kem Evaclin chứa hoạt chất là acid thioglycolic, dạng tuýp 30 g, giá khoảng 30.000
đồng. Dùng gạc bôi thuốc lên da, giữ thuốc trong 5-15 phút rồi dùng tay hay khăn mềm lau đi.
Chú ý: Không bôi các loại kem nói trên vào chỗ xước, không để kem dây vào mắt (nếu bị dây vào,
phải cho mắt vào ngay một cốc nước sạch, chớp mạnh nhiều lần để làm trôi thuốc). HIV/AIDS lấy
thuốc xong, nhớ nút kín tuýp thuốc ngay để dùng được nhiều lần.
Muốn đơn giản và ít tốn tiền hơn, có thể bôi nước ôxy già. Chất này làm cho lông mất màu (trở
thành trắng) nhưng không làm mất lông.
Không nên cạo lông tay, lông chân, vì điều này sẽ làm cho lông cứng hơn, đen hơn và mọc khỏe
hơn.
129. Có nên nhổ lông mũi?
"Cháu là con trai, 16 tuổi, có thói quen nhổ lông mũi; gần đây thấy lông mũi cứng và dài ra. Xin
cho biết cách giải quyết".
Dễ thôi. Cháu đừng nhổ lông mũi nữa, thường xuyên dùng mũi kéo xén bớt khi thấy nó sắp thòi ra
(cẩn thận để khỏi cắt phải cánh mũi). Chuyện này cũng bình thường như cạo râu vậy, nhiều người
rất điển trai cũng phải thường xuyên xén tỉa lông mũi đấy. Cháu còn ít tuổi, nên tìm chỗ kín đáo mà
tỉa tót để tránh bị các bạn trêu chọc.
130. Râu quai nón
"Có thuốc gì trị hết được râu quai nón không? Em còn ít tuổi mà đã râu quai nón tùm lum, bị các
bạn trêu chọc, tức muốn chết!".
Chưa có cách gì. Vả lại cũng chẳng cần làm tiêu râu quai nón, bởi lẽ người mang râu quai nón sẽ

có dáng vẻ mạnh mẽ rất đàn ông. Có điều là em phải năng cạo hằng ngày, trên má sẽ có một vùng
màu lơ đẹp mắt, chứ nên không để tùm lum rất khó coi.
Em nên xin bố mua riêng cho một bộ đồ cạo râu, và hãy cẩn thận đừng làm rách da để tránh nguy
cơ lây nhiễm một số bệnh.
131. Muốn mổ kéo chân để cao thêm
"Cháu chỉ cao có 1,47 m, bị bạn bè trêu chọc rất khổ sở. Nghe nói có thể phẫu thuật kéo dài chân,
có đúng không? Nếu có thì làm ở đâu và có tốn kém lắm không, xương có ảnh hưởng gì không?".
Hiện nay, người ta có thể phẫu thuật làm cho một hoặc hai chân vốn vẫn lành lặn nhưng "hơi bị
ngắn" được dài thêm ra. Phương pháp này do chuyên gia chấn thương - chỉnh hình người Nga
Ilizarov đề xuất từ những năm 60 của thế kỷ 20, bao gồm các bước:
- Dùng cưa điện cưa vòng quanh cái xương định kéo dài, làm thành hai đoạn trên và dưới (tủy
xương vẫn được giữ nguyên vẹn).
- Dùng thiết bị nói trên kéo và giữ cho đoạn dưới tách xa dần khỏi đoạn trên 1 mm/24 giờ. Trong
một ngày đêm, các mô mới sẽ bồi đắp vào 1 mm đó, ban đầu mô còn mềm yếu, về sau vững chắc
dần. Sau khoảng từ nửa năm đến một năm rưỡi, bệnh nhân sẽ đi lại được bình thường (ban đầu
phải dùng nạng, gậy hỗ trợ).
Trong trường hợp chỉ kéo dài một chân (cho bằng chân bên kia), độ an toàn sẽ cao vì bệnh nhân
vẫn có một chân lành hỗ trợ. Nên cân nhắc việc kéo dài cả hai chân vì khi cả 2 xương đều yếu,
bệnh nhân rất dễ bị gãy chân khi ngã (do không có xương vững chắc làm điểm tựa). Vì vậy, cháu
hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
132. Tìm hiểu bản thân
"Cháu có một chuyện không dám hỏi mẹ và bạn bè, đành hỏi bác sĩ. Âm đạo của cháu 2 lỗ, cái
phía trên để đi tiểu, phía dưới ra kinh nguyệt và có chất nhờn. Có bạn nữ nào giống cháu không?
Trường hợp như cháu có sinh con được không?".
Có lẽ cháu chưa học giải phẫu và sinh lý người, hoặc học rồi mà quên. Xin nhắc lại: Phía trên là lỗ
niệu đạo, thuộc bộ máy tiết niệu. Phía dưới là lỗ của màng trinh (để kinh nguyệt và các chất xuất
tiết đi ra). Chỉ khi màng trinh rách thì mới trông rõ âm đạo. Như của cháu là hoàn toàn bình
thường.
133. Chớ có cắt nó
"Cháu là con gái, vừa bước sang tuổi 18. Thấy ở bộ phận sinh dục mọc nhiều lông dài, cháu dùng

kéo cắt đi lại thấy nó mọc tiếp và ngứa. Cháu phải làm gì bây giờ?".
Chẳng làm gì cả. Hãy để cho nó được yên. Khi mọc đủ dài, lông mu sẽ chững lại, không sao đâu.
Nếu bị cắt, nó sẽ mọc tiếp, trở thành cứng, to sợi hơn và gây ngứa ngáy khó chịu. Nên dành thời
gian vào việc học hành thì hơn. Còn ngứa thì một thời gian ngắn nữa sẽ hết.
134. Rối loạn dậy thì
"Cháu 16 tuổi, hơi gầy một chút. Từ năm 12 tuổi, cháu hay nhức mỏi khắp người, tim đập hơi
mạnh, đôi khi nhức đầu, đau bụng; dưới vai trái hay nhức mỏi khi ngồi học lâu. Có người bảo
cháu bị bệnh gan, bảo nên nuốt thằn lằn. Cháu cũng làm theo nhưng không hết".
Những điều cháu kể thuộc phạm vi một số rối loạn ở tuổi dậy thì; một thời gian nữa sẽ hết, cháu
đừng quá quan tâm. Hãy tập trung vào học tập và tích cực vận động thân thể, giải trí lành mạnh...
Nhớ rằng gan nằm ở khá thấp bên phải; và đừng nuốt thêm một con thằn lằn nào nữa đấy.
135. Chẳng có chứng bệnh gì đâu
"Cháu là con gái, 16 tuổi, gần đây thường mất hết can đảm, run rẩy và thiếu tự tin, nói năng thiếu
tự nhiên khi có mặt người khác, nhất là với những người khác giới cùng trang lứa. Chuyện này
làm cháu lo buồn quá. Xin cho biết cháu mắc chứng bệnh gì vậy?".
Cháu không bị bệnh gì cả. Con gái, con trai trong tuổi dậy thì ít nhiều đều có hiện tượng như cháu,
nhất là khi ít được tiếp xúc rộng rãi từ lúc còn nhỏ.
Việc khắc phục không khó nhưng phải kiên trì và bí mật. Trước khi ra khỏi nhà, cháu phải kín đáo
tự kiểm tra xem mặt mũi có vết nhọ không, hai hàm răng có sạch không, miệng đã thơm tho chưa
(nhất là sau khi ăn hành tỏi), tóc tai gọn gàng, quần áo tươm tất đứng đắn chưa (chớ mặc những
kiểu lố lăng sẽ làm thiên hạ tò mò thêm); cặp đã đủ sách vở chưa; óc đã thật thuộc bài, hiểu bài
hôm đó chưa; có thấy bụng đói không (đừng cười, bụng đói cũng làm chúng mình run đấy)... Tóm
lại, chỉ khi nào thấy mình "hết chê", nghĩa là dù ai có bới lông tìm vết cũng không làm gì nổi mình,
thì lên đường mới thật vững dạ.
Cùng với vài bạn gái thân, cháu hãy tập làm quen dần với một vài bạn trai hiền lành, nghiêm túc,
sau đó có thể bắt quen cả với những bạn "ưa tò mò và hay để ý". Chắc chắn rằng cuối cùng cháu sẽ
thấy họ cũng không ghê gớm như cháu nghĩ.
Tranh thủ những lúc rỗi rãi, cháu có thể bí mật ngồi một mình trước gương để đối thoại với chính
mình, thấy động tác nào "vô duyên" thì chấn chỉnh (như thói quen nói to, đưa tay che miệng khi
cười, cười ùng ục, cười ha hả, bĩu môi, nhăn mặt, khua tay múa chân...). Dần dà cháu sẽ ứng xử có

văn hóa, được mọi người tôn trọng, làm cháu càng thêm tự tin.
Ngoài ra, cháu nên tìm một hoạt động văn hóa lành mạnh hoặc một môn thể dục thể thao để tham
gia hết mình.

×