Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.88 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
1/ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THẺ CỦA ACB
1.1. Triển vọng phát triển thẻ trên thị trường Việt Nam.
Thẻ thanh toán là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt được lưu hành trên toàn cầu và rất phổ biến ở các nước ngay từ những năm
1970. Tại Việt Nam, hoạt động thanh toán thẻ lần đầu tiên được triển khai vào năm
1990 do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện. Tiếp sau đó là 3 ngân hàng
thương mại khác là Ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB), Ngân hàng
thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng FistVina. Cho đến thời
điểm hiện tại con số các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ thẻ với tư cách làm
đại lí cho các NHPHT và cho các tổ chức thẻ quốc tế như Master Card, Visa,
Amex, JCB... là rất nhiều. Trong thời gian gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh
thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam có sự phát triển đáng kể:
Đối với hoạt động thanh toán thẻ, nếu như doanh số hoạt động thanh toán thẻ
trước nâm 1998 chưa bao giờ vượt quá 160 triệu USD/ năm thì trong năm 1999 đã
đạt được 194 triệu USD, và đến năm 2000 đã đạt được 200 triệu USD
Đối với hoạt động phát hành thẻ, tình hình cũng tương tự, theo đó doanh số
phát hành thẻ trong 3 năm gần đây (từ năm 1998 đến năm 2000) lần lượt là 110 tỷ
đồng, 170 tỷ đồng và 280 tỷ đồng.
Cùng với việc tăng nên của doanh số phát hành thẻ và thanh toán thẻ, hoạt
động mở rộng mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ ngày càng mạnh mẽ. Đến cuối
năm 1998, tổng số các đơn vị chấp nhận thẻ trên phạm vi toàn quốc là khoảng3500
đơn vị so với gần 2000 đơn vị vào cuối năm 1996 và con số này là trên 5000 đơn
vị tính đến cuối năm 2002 vừa rồi. Với đà phát triển như hiện nay cho thấy thị
trường thẻ Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng.
Có thể nói trong tương lai, với môi trường xã hội, pháp lý ổn định và phát
triển sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ thẻ,
phạm vi sử dụng và thanh toán thẻ sẽ ngày càng được mở rộng, công nghệ thẻ sẽ


phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Điều đó có nghĩa là dịch vụ thương mại điện tử
đã phát triển và thẻ chính là phương tiện thanh toán thuận lợi nhất trong loại hình
giao dịch này.
1.2. Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ACB trong thời
gian tới:
Bên lề thiên niên kỷ mới, ACB đang có những kế hoạch phát triển đầy tham
vọng, đó là ACB đang thực hiện kế hoạch phát hành 10.000 thẻ tín dụng cho thị
trường nội địa trong vòng vài tháng cuối năm này và 40.000 thẻ tín dụng đến năm
2005. Kế hoạch của ACB được phối hợp với Saigon Tourist và Saigon Coop để
phục vụ chiến dịch”Việt Nam điểm hẹn thiên niên kỷ mới”. Kế hoạch mở rộng thẻ
tín dụng của ACB là bước tiến tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
tại Việt Nam phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong thực tế, một số khách hàng còn ngần ngại sử dụng thẻ tín dụng và cho
rằng chi phí thanh toán thẻ còn cao, thời gian thanh toán chưa thật nhanh chóng.
Nhưng theo tôi, phương thức thanh toán nào cũng có giá thành của nó. Vấn đề là
phải làm sao để có giá thành phù hợp và được xã hội chấp nhận. Trong thời gian
vừa qua, ACB đã có nhiều nỗ lực trong việc hạ thấp chi phí thậm chí có khi còn
phải chịu lỗ trong đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới về thanh toán thẻ. Tương lai để
hướng tới tất cả khách hàng, ACB đã có những định hướng tích cực trong việc mở
rộng thanh toán thẻ tín dụng trên toàn đất nước, đưa sản phẩm thẻ đến với mọi
người dân Việt Nam.
Với mục đích đa dạng hoá phương thức thanh toán nhằm đem lại lợi ích tối đa
cho kháhc hàng, trong thời gian tới, ACB tiếp tục phát hnành các loại thẻ tín dụng
quốc tế và nội địa, đặc biệt là ACB e-Card, MasterCard Electronic hướng tới khách
hàng có nhu cầu sử dụng thẻ bằng thu nhập của mình mà không cần đến hạn mức
tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, ACB tiếp tục triển khai chương trìmh chấp
nhận thanh toán thẻ Visa Electron và MasterCard Electronic. Để đem lại tiện ích
tối đa cho khách hàng, ACB còn trang bị hệ thống máy rút tiền tự động ATM tại
các chi nhánh và trung tâm thương mại ở các thành phố lớn.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động kinh doanh thẻ, tôi xin đưa ra

một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt
động phát hành và thanh toán thẻ tại ACB.
2/ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT
HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.
2.1. Các giải pháp chung
2.1.1. Giải pháp về lĩnh vực công nghệ:
Tiếp tục tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, đặc biệt công nghệ
thông tin vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. ACB phải coi công nghệ là
khâu then chốt, làm tốt công tác này sẽ tạo ra những bước phát triển đột phá trong
hoạt động kinh doanh thẻ. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài do được sự giúp
đỡ của các ngân hàng mẹ, với nguồn lực tài chính và công nghệ dồi dào, đang có
nhiều lợi thế trong quá trình cạnh tranh so với các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam. Tuy vậy, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh, ACB có thể
lựa chọn ngay cho mình những giải pháp công nghệ hiện đại nhất, hiệu quả nhất
phù hợp với ngân hàng của mình, góp phần tạo ra những sản phẩm tốt nhất, có chất
lượng cao nhất đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng và bạn hàng trong và ngoài
nước.
2.1.2. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh tổng quát
cho dịch vụ thẻ
Việc xây dựng một chiến lược tổng thể cho hoạt động kinh doanh thẻ là một
điều hết sức cấp bách và cần thiết. Trước hết phải tiến hành xem xét thực trạng của
ngân hàng, phân tích những điểm mạnh, yếu của bản thân cũng như của các đối thủ
kinh doanh và đề ra mục tiêu chiến lược trong thời gian nhất định, có thể là 5, 10
năm hoặc xa hơn nữa. Trên cơ sở đó hoạch định một chiến lược Marketing tổng
thể để có thể ứng dụng trong thời gian thực hiện chiến lược, trong đó phải đưa ra
giải pháp và lộ trình thời gian cụ thể để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Đồng thời dự trù các nguồn lực cần thiết và đề ra kế hoạch phân phối, giám sát các
nguồn lực đó trong thời gian thực hiện chiến lược.
2.1.3. Làm tốt công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường
Công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường phải được thực hiện một

cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Muốn vậy, ACB phải có một đội ngũ
cán bộ chuyên sâu về thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đồng thời phải thiết
lập một mạng lưới cộng tác viên nhiệt tình và có năng lực ở nhiều địa phương.
Thông qua đó thực hiện việc thu thập thông tin một cách thường xuyên về những
biến động trên thị trường. Đó là việc thu thập các thông tin về khách hàng, thông
tin về các đối thủ cạnh tranh và các thông tin về sự biến động kinh tế, chính trị,
tình hình tăng trưởng của nền kinh tế cũng như các chỉ số quan trọng về tiêu dùng
và đầu tư...Trên cơ sở đó, tiến hành công tác nghiên cứu và đưa ra những dự báo về
những biến động trong tương lai và ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến
hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.
Việt Nam là một nước đông dân nên có thị trường tiềm năng để phát triển
dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đại bộ phận dân cư trong nước chưa được hưởng các
dịch vụ ngân hàng. Bộ phận dân cư đựơc hưởng dịch vụ ngân hàng lại chỉ đơn giản
ở nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm. Chính vì vậy, việc phát triển dịch vụ ngân hàng
hướng vào khu vực tư nhân, trong đó có dịch vụ thẻ là một chiến lược thị trường
mà ACB rất nên thực hiện. Trong thời gian tới, nên chú trọng hơn nữa vào việc
phát triển dịch vụ cho khối doanh nghiệp tư nhân, cán bộ công nhân viên, doanh
nghiệp trong và ngoài quốc doanh, người dân thành thị. Sau đó sẽ dần mở rộng
dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng sinh sống ở nông thôn.
2.1.4. Xây dựng và triển khai đồng bộ các chiến lược Marketing cho dịch vụ
thẻ.
Trước hết là đưa thẻ tiếp cận với mọi người dân, làm cho nó thực sự là một bộ
phận thiết thực của đời sống. ACB cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo để đông
đảo dân chúng biết về lợi ích kinh tế, sự tiện lợi khi dùng thẻ. Hoạt động này được
thực hiện qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động mạnh mẽ vào
nhận thức của mọi người, phá vỡ rào cản tâm lý ngần ngại của người dân trước
một loại hình dịch vụ mới mẻ, để họ thấy rằng chi tiêu bằng thẻ là kinh tế, an toàn
và tiện lợi nhất.
ACB có thể kết hợp với các ngân hàng bạn tổ chức chương trình quốc gia giới
thiệu về thẻ và lợi ích của thẻ đến với dân cư, tổ chức hội nghị khách hàng, tập

huấn nghiệp vụ cho các cơ sở chấp nhận thẻ, có chương trình khuyến mại và chăm
sóc khách hàng, cung cấp các dịch vụ kèm theo.
Ngoài ra ACB cũng cần nghiên cứu sửa đổi mẫu mã thẻ, mẫu hợp đồng, tờ
rơi, quảng cáo hấp dẫn, dễ hiểu và khoa học; xem xét chỉnh sửa các điều kiện phát
hành thẻ thuận lợi, phù hợp với khả năng sử dụng thẻ của khách hàng; trích một
phần thu dịch vụ thẻ để tạo nguồn công tác Marketing như chế độ thưởng, khuyến
mại, tặng quà cho khách hàng chủ thẻ và các cơ sở chấp nhận thẻ đạt doanh số
thanh toán cao, phát hành thẻ trong toàn thể cán bộ công nhân viên ACB để làm
hạt nhân tuyên truyền, quảng cáo sử dụng thẻ.
2.1.5. Thiết lập mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ phận.
Hoạt động kinh doanh của một ngân hàng luôn cần có sự phối hợp giữa các
chức năng cũng như giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống cũng như với tất
cả các bên liên quan. Tránh tình trạng phòng kế hoạch đề ra các chỉ tiêu quá cao
gây áp lực cho các bộ phận thực hiện, hay bên quản lý nhãn hiệu không thống nhất
được với bên quảng cáo về một nhãn hiệu sản phẩm của ngân hàng mình. Cũng
như vậy, bộ phận kế toán giao dịch phải hiểu rằng việc mình thực hiện một cách
nhanh chóng và chính xác các yêu cầu của khách hàng đã làm cho họ có cái nhìn
thiện cảm với ngân hàng, thậm chí bộ phận bảo vệ thực hiện tốt nhiệm vụ cũng tạo
cho khách hàng cảm giác tin tưởng vào ngân hàng và tiếp tục lựa chọn dịch vụ do
ngân hàng cung cấp. Khi xây dựng cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh cho
dịch vụ thẻ ngân hàng, cần thiết lập giữa các bộ phận từ Trung tâm quản lý thẻ đến
các chi nhánh cũng như giữa các bộ phận tham gia quá trình phát hành, sử dụng và
thanh toán thẻ.
2.1.6. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy.
ACB nên có một cơ cấu tổ chức tập trung quản ký hoạt động thẻ của toàn bộ
hệ thống thông qua các chi nhánh và ngân hàng đại lý với Trung tâm thẻ ACB.
Nhiệm vụ của Trung tâm thẻ là đề ra các chính sách chiến lược phát triển kinh
doanh thẻ của ngân hàng và phổ biến đến các chi nhánh, thực hiện chủ yếu các nhu
cầu phát hành và thanh toán thẻ trong khu vực mà mình phụ trách, phổ biến các tài
liệu nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ thẻ đến các đại lý, tổ chức đào

tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên thực hiện dịch vụ thẻ; thực
hiện báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ của toàn ngân hàng đến ban giám đốc, Hội sở
và Hội đồng quản trị.
2.2. Một số giải pháp cụ thể.
2.2.1. Nâng cao tiện ích của thẻ do ACB phát hành
Thẻ do ACB phát hành đã phát triển đựoc gần 10 năm nhưng trên thực tế
khách hàng vẫn chưa thực sự được hưởng tất cả các tiện ích trong sử dụng thẻ. Cho
nên để có thể cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp để
khách hàng được hưởng nhiều hơn nữa những tiện ích của thẻ. Ngân hàng nên
xem xét phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng mà không cần phải ký quỹ như
hiện nay với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cho phép căn cứ vào nhu cầu của
khách hàng và thu nhập hàng tháng họ nhận được trên tài khoản của mình mở tại
ngân hàng, đặc biệt với những khách hàng là bác sĩ, giảng viên đại học, nhân viên
các doanh nghiệp nhà nước, công ty nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh... như
vậy lượng khách hàng đến với ngân hàng có thể tăng lên rất nhiều so với lượng
khách hiện taị.
Ngân hàng cũng nên xem xét hạ thấp các khoản phí cho khách hàng như phí
thường niên, phí rút tiền mặt, lãi suất cho vay nhưng trên cơ sở ngân hàng vẫn có
lãi. Giám sát và khuyến khích các đại lý chấp hành nghiêm chỉnh những việc tính
thêm phí khi khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra, nâng cao sự tiện
ích của thẻ không có nghĩa là chỉ nâng cao chất lượng của những sản phẩm thẻ đã
có mà đòi hỏi ngân hàng phải đa dạng hoá các sản phẩm thẻ phục vụ nhu cầu đa
dạng của khách hàng, không ngừng cung ứng thêm những dịch vụ kèm theo nhằm
tăng thêm sự thuận tiện của khách hàng khi sử dụng thẻ. Vậy nên, ngân hàng nên
có chiến lược mở rộng việc cung ứng thêm những sản phẩm thẻ mới đến khách
hàng như phát hành thêm những sản phẩm thẻ mới bên cạnh những sản phẩm thẻ
mà ngân hàng đang phát hành.
2.2.2. Đơn giản hoá quy trình, thủ tục phát hành thẻ.
Ngân hàng á Châu đã và đang có nhiều cải cách trong thủ tục phát hành thẻ,
rút ngắn thời gian phát hành thẻ xuống rất nhiều, từ 5-7 ngày so với 12-15 ngày

như trước đây, nhưng nói chung thủ tục làm thẻ vẫn còn rất phức tạp, yêu cầu chủ
thẻ phải xuất trình quá nhiều chứng từ chứng minh. Hiện nay, việc phát hành thẻ
cho khách hàng vẫn do Trung tâm thẻ ACB quyết định, các chi nhánh chỉ làm
nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng gửi vào Trung tâm thẻ,

×