Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.74 KB, 23 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP
KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016.
1
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
Chương 2 của chuyên đề đã đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng
hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, đồng thời cũng đã rút ra được
những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế đó trong hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của công ty, qua đó giúp người đọc đánh giá
được năng lực trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Trong
chương 3 này, chuyên đề sẽ xin được đề xuất những phương hướng phát
triển và một số giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển hoạt động kinh
doanh nhập khẩu của công ty đến năm 2016, theo nguyên tắc duy trì và phát
triển những ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế chưa giải quyết
được trong giai đoạn 2007 – 2011. Những giải pháp đó được đưa ra căn cứ
vào nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của công ty, những giải pháp này sẽ kết hợp hài hoà với những phương hướng
phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung, hoạt động kinh doanh
của công ty nói riêng.
Theo đó chương 3 đuợc kết cấu thành 4 phần chính: (3.1): Phương
hướng phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản
xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016. (3.2): Triển vọngphát triển hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại
Seaboat. (3.3): Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. (3.4):
Những kiến nghị với các cơ quan Nhà nước.
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG


MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016.
3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công
ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016.
2
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
Bảng 3.1: Cho thấy mục tiêu trước mắt mà công đã đề ra và phải đạt được
trong 5 năm tới.
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Chỉ tiêu Giá
trị (tỷ
VND
)
Tỷ lệ
tăng
(%)
Giá
trị (tỷ
VND)
Tỷ lệ
tăng
(%)
Giá
trị (tỷ
VND)
Tỷ lệ
tăng
(%)
Giá
trị (tỷ

VND)
Tỷ lệ
tăng
(%)
Doanh
thu
48,3 15 56,8 17,7 67 18 80,4 20
Lợi
nhuận
6,5 8,3 7,5 11,5 8,5 13,8 15,8 15
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Seaboat

Căn cứ vào các mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty trong
5 năm tới từ 2012-2016, ta có biểu đò mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận
qua các năm như sau:

Hình 3.1: Biểu đồ mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh 2012-2016.
Về chỉ tiêu tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu Công ty đặt mục tiêu
giữ vững mức tăng trưởng cao qua các năm, nhất là năm 2016 phải đạt
được mức tăng trưởng cao nhất là 20%, cùng với đó là mức tăng lợi nhuận
sau thuế đạt 15%.
Bên cạnh các mục tiêu cụ thể phải đạt được như đã nêu trên, thì Công
ty đã đặt ra cho mình mục tiêu lâu dài đó là: không ngừng nâng cao uy tín,
thế lực của Công ty, mở rộng thị trường mục tiêu, tăng thị phần, hạn chế
3
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
đến mức tối đa độ rủi ro, mạo hiểm trong kinh doanh và cố gắng vươn lên
là đơn vị dẫn đầu về nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện.
3.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016.
Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát
triển trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động không ngừng và để
khẳng định được vị thế của công ty trên thị trường với số lượng đối thủ
cạnh tranh ngày càng nhiều và tiềm lực ngày càng mạnh như hiện nay.
Công ty đã đề ra một số phương hướng và nhiệm vụ cho giai đoạn 2011-
2016 như sau:
Trước mắt là tập trung giải quyết khó khăn, hạn chế còn tồn tại,
không ngừng hoàn thiện và nâng cao uy tín của công ty, giữ vững quan hệ
bạn hàng với các đối tác trong nước và đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó
không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường nhập
khẩu, nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng nhu cầu trong nước để có kế hoạch
nhập khẩu phù hợp, phát huy hiệu quả hoạt động của cửa chi nhánh bằng
cách mở rộng hình thức tiêu thụ, mở rộng cách thức bán hàng linh hoạt với
giá cả cạnh tranh và phương thức thanh toán hợp lý. Với phương châm lấy
sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hoạt động hàng đầu, công ty sẽ xây
dựng và hoàn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu của
công ty. Tầm nhìn đến 2016 khẳng định vị thế là một trong những công ty
hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị y tế.
Bên cạnh nhập khẩu trực tiếp, cần tiếp tục chú ý và khai thác hình
thức nhập khẩu ủy thác nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn, có thêm nhiều
kinh nghiệm hoạt động hơn….Tuy nhiên không nên đầu tư tràn lan gây
lãng phí vốn và chậm quay vòng vốn. Vì vậy cần xem xét cẩn thận về hoạt
động kinh doanh của Công ty ủy thác, đồng thời tìm hiểu kỹ về mặt hàng
mà khách hàng muốn ủy thác cho Công ty Seaboat nhập khẩu.
4
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
Trên cơ sở chủ sở hữu đầu tư các công trình, các xí nghiệp mới thành
lập thường không có nhiều kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động nhập khẩu

máy móc thiết bị. Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn đầu tư
và thương mại, cố vấn cho khách hàng để tạo lòng tin và có thể thuyết phục
khách hàng mua các sản phẩm của Công ty.
Thắt chặt và tăng cường hình thức liên doanh với Công ty khác để dự
các gói thầu cung cấp toàn bộ thiết bị, bởi vì khi áp dụng hình thức này sức
mạnh, uy tín và lợi thế liên doanh nhà thầu tăng lên rất nhiều lần, đảm bảo
tốt các yêu cầu khắt khe về khả năng tài chính, kỹ thuật cũng như tư cách
pháp nhân nhà thầu trong các gói thầu lớn. Bởi điểm yếu của các nhà thầu
Việt nam thời gian qua chính là sự liên kết với nhau, điều này đã làm cho
các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội làm nhà thầu chính trong tất cả các
dự án lớn có nguồn vốn của nước ngoài. Do vậy hình thức liên doanh nhà
thầu là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục yếu điểm trên.
3.2 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH VÀ SẢN XUẤT SEABOAT.
3.2.1 Giai đoạn sống của sản phẩm.
Nhu cầu sử dụng linh kiện, máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo
lường, xuồng cao tốc, xuồng cao su, áo lặn... ngày càng tăng và việc nhập
khẩu những mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng phát
triển trong tương lai.
Mặt khác, tuy số lượng sản phẩm thay thế những mặt hàng trên của
công ty là rất lớn, nhưng những sản phẩm này của công ty vẫn thường được
những cá nhân tổ chức tiêu dùng trong nước sử dụng và mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Nó là một trongnhững phị kiện chính trong thành phần cấu tạo
của những cỗ máy móc hiện đại cho ngành công nghiệp và dịch vụ cho nên
có thể dự báo rằng những sản phẩm trên của công ty đang trong giai đoạn
phát triển trong chu kì sống của sản phẩm.
5
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
3.2.2 Năng lực của Công ty.

Về nguồn nhân lực.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat chính thức tách từ
bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Nam Bình và thành lập công
ty TNHH vào năm 2008. Với tổng số nhân viên là 60 người năm 2011,
trong đó công ty có khoảng 23 người phụ trách mảng kinh doanh nhập
khẩu và công ty cũng có những bộ phận cung cấp thông tin cho hoạt động
này. Với nguồn nhân lực như trên công ty đã có đủ nhân lực phụ trách hoạt
động kinh doanh nhập khẩu trong công ty.
Về đối thủ cạnh tranh.
Linh kiện, máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường, xuồng cao
tốc, xuồng cao su, áo lặn.... Sau khi nhập khẩu được công ty chuyển đến
những khách hàng có nhu cầu và có đơn đặt hàng trước ở Công ty. Nên
Công ty tiết kiệm được phần chi phí lưu kho, cho nên giá cả sản phẩm trên
thị trường sẽ rẻ hơn của đối thủ cạnh tranh một chút ít. Vì thế công ty có
khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác như: Phát Minh,
Mitsubishi Electric.... Bên cạnh đó, theo khảo sát của phòng Marketing,
hầu hết các khách hàng của công ty đều chấp nhận mua lại những sản phẩm
trên của Công ty. Từ đó có thể thấy sản phẩm của công ty có khả năng cạnh
tranh với đối thủ khác cùng ngành.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh những sản phẩm của công ty.
Hoạt động kinh doanh linh kiện, máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị
đo lường, xuồng cao tốc, xuồng cao su, áo lặn...là những mảng kinh doanh
truyền thống kết hợp với hiện đại của Công ty. Mặc dù vậy theo Bảng 2.3
thì lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh nhập khẩu đóng góp cho Công ty là
không hề nhỏ.
6
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
Từ đó cho thấy , hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty là một
trong những hoạt động kinh doanh quan trọng tại công ty và kinh doanh có

hiệu quả. Từ các Bảng và các Hình phân tích trong Chương 1, Chương 2
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Seaboat sẽ phát triển trong tương lai .Bởi vì nhu cầu tiêu dùng
tại thị trường nội địa càng ngày càng tăng và số lượng sản phẩm thay thế
càng ngàng càng giảm. Và hơn thế nữa sản phẩm đang trong giai đoạn phát
triển của chu kỳ sống cộng với năng lực hoạt động tốt tại công ty đã chứng
minh dự báo trên.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI SEABOAT.
3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo của bộ máy tổ chức và trình
độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong cho Công ty TNHH sản xuất
và thương mại Seaboat.
Công tác tổ chức quản lý của Công ty Seaboat hiện nay như vậy là
tương đối hợp lý, tương ứng với một công ty nhỏ với số lượng cán bộ dưới
40 người. Mọi hoạt động đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
Các phòng chức năng phụ trách từng khu vực và quản lý theo sự phân công
lãnh đạo của Công ty. Tuy nhiên, công ty cũng nên có một vài thay đổi để
thích ứng với điều kiện hiện nay. Cụ thể là:
- Thứ nhất là xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị
trường thuộc phòng kinh doanh của Công ty Seaboat hoạt động rời rạc,
thiếu tính ổn định, thiếu tính chuyên nghiệp. Trong khi đó, công tác nghiên
cứu thị trường rất quan trọng đối với các công ty nhập khẩu nói chung và
Công ty Seaboat nói riêng, nên việc thành lập phòng Marketing có nhiệm
vụ nghiên cứu thị trường mạnh mẽ hơn để trợ giúp Ban giám đốc trong các
quyết định chiến lược Marketing. Hiện nay, công việc này do phòng kinh
7
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh
doanh đảm nhiệm, do còn đảm nhận là đơn vị kinh doanh và đề ra các kế

hoạch, chiến lược cho hoạt động kinh doanh nên bộ phận này không thể
chuyên sâu nghiên cứu thị trường được. Vậy cần thiết phải lựa chọn được
những nhân viên phù hợp, am hiểu về các sản phẩm thiết bị sản xuất mà
Seaboat đang kinh doanh, tiến hành tuyển mộ những nhân viên mới có kinh
nghiệm, kiến thức về marking về nghiên cứu thị trường về phòng
Marketing này.
- Thứ hai là việc sắp xếp, tổ chức, quản lý đội ngũ cán bộ trong cơ
cấu công ty. Công ty nên có những quy định tăng cường ý thức trách
nhiệm của các cán bộ trong khi làm việc, đặc biệt là khi thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh. Có thể sử dụng phương pháp đánh vào kinh tế,
chẳng hạn như, nếu cán bộ, nhân viên nào vi phạm những quy định của
Công ty thì tùy theo mức độ thiệt hại do vi phạm đó gây ra mà phải đền
bù những khoản tiền khác nhau. Trong quá trình tổ chức quản lý, lãnh
đạo cũng nên đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, để sắp xếp công
việc cho phù hợp, có chế độ lương thưởng kịp thời.
- Thứ ba là xuất phát từ đòi hỏi cao về trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ của hoạt động xuất nhập khẩu. Trong khi thực tế thì chuyên môn và
kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên thuộc phòng xuất nhập khẩu Công ty
Seaboat còn hạn chế nên công tác đào tạo đội ngũ cán bộ càng phải được
quan tâm sâu sắc. Công ty cần tăng cường tổ chức những buổi giao lưu học
hỏi kinh nghiệm với cán bộ, nhân viên trong toàn Công ty hoặc với các
công ty bạn; tham gia các buổi hội thảo, hội trợ hoặc đi đào tạo, học hỏi
kinh nghiệm bên nước ngoài. Cụ thể là tăng cường kỹ năng, kinh nghiệm
kinh doanh; kinh nghiệm quản lý; kiến thức về kỹ thuật, nghiệp vụ ngoại
thương, pháp lý và đặc biệt là ngoại ngữ. Làm được như thế không những
Công ty sẽ có được những cán bộ chuyên môn có năng lực để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà còn thể hiện được sự quan tâm của
8
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đàm Quang Vinh

Công ty với tập thể lao động, có thể tạo được tinh thần làm việc tốt cho
từng cá nhân và tạo được bầu không khí làm việc tốt cho toàn thể Công ty.
3.3.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
Phải duy trì và củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng
cũ, cần có biện pháp mở rộng thị trường mới, tích cực tạo mối quan hệ và
uy tín với khách hàng mới. Ngoài một số đối tác nhập khẩu truyền thống từ
Trung Quốc, Đức,… cần tạo mối quan hệ làm ăn với các đối tác đến từ khu
vực Asean, tận dụng lợi thế khi gia nhập AFTA.
Vì mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng, nên phải thu thập những
thông tin cần thiết về thị trường. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường
nhập khẩu cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Điều tra nghiên cứu hàng hoá nhập khẩu của thị trường đó.
Trên cùng một thị trường hàng hoá ở nước ngoài có tiêu thụ hàng
hoá cùng loại của các nước; trong số hàng hoá cùng lọai này, thường là
hàng hoá của một số nước chiếm phần nhiều thị trường, một số hàng hoá
chiếm phần ít thị trường. Điều này có quan hệ mật thiết đến chất lượng,
quy cách, chủng loại của hàng hoá có thích ứng với thị trường hay
không. Công ty cần làm rõ tình hình tiêu thụ của thị trường các hàng hoá
có chủng loại khác nhau này, đặc biệt cần nghiên cứu đặc điểm của các
loại hàng bán chạy trên thị trường nhằm chủ động tích cực thích ứng với
nhu cầu của thị trường.
- Điều tra quan hệ cung cầu của thị trường.
Cung, cầu và mối quan hệ của chúng trên thị trường hàng hoá quốc tế
thường thay đổi. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ này như : chu kỳ
sản xuất, chu kỳ tiêu thụ, tập quán tiêu dùng. Cần phải căn cứ vào quy luật
biến động cung cầu của thị trường. Đồng thời tìm hiểu nhu cầu thực tế nhập
khẩu của nước mình để có kế hoạch nhập khẩu hợp lý.
9
SV: Nguyễn Văn Chức - Lớp: Quản trị kinh doanh Quốc tế 50B Page

×