Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.97 KB, 11 trang )

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ia Pếch nằm cách thị trấn Ia Kha 07 km về phía và nằm trong khoảng toạ
độ địa lý 13
o
51’12” đến 13
o
58’27” độ vĩ bắc và 107
o
47’43” đến 108
o
56’43” độ kinh
đông.
- Phía Bắc giáp xã Ia Dêr và thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai
- Phía Nam giáp huyện Đức Cơ-tỉnh Gia Lai.
- Phía Tây giáp xã Ia Tô và một phần thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai
- Phía Đông giáp một phần xã Ia Dêr và thành phố Pleiku
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Ia Pếch nằm trong khu vực có độ cao trung bình 550 - 650 m so với mực
nước biển, địa hình dốc dần từ Đông nam đến Tây bắc. Bề mặt cao nguyên bằng
phẳng, sườn bị chia cắt tại thành các dải đồi lượn sóng có hướng Đông - Tây, đỉnh
các dải đồi bằng phẳng, độ dốc 3-8
0
, sườn dốc 15-20
0
. Thảm thực vật ở đây chủ yếu
là cà phê, cao su, điều trên địa hình đồi, địa hình thấp ven suối chủ yếu được trồng
lúa, màu và các loại cây ngắn ngày.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết


Ia Pếch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên, có đặc điểm
nhiệt và ẩm khá phong phú nhưng phân hóa sâu sắc theo thời gian (theo mùa) và
tương đối theo không gian (địa hình, độ cao, hướng dẫn địa hình).
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Gia Lai, xã Ia Pếch nằm trong tiểu vùng khí
hậu mưa rất nhiều phía Tây tỉnh. Có các đặc điểm chính sau: yếu tố nhiệt độ hơi
hạn chế, nhưng ẩm độ rất phong phú. Nhiệt độ trung bình 21-22
0
C, tổng nhiệt độ
năm 7.500-8.000
0
C, lượng mưa trung bình 2.000-2.400 mm. Khí hậu mưa ẩm và
mát mẻ, thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc Á nhiệt đới và nhiệt đới.
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn xã có sự phân hoá khá sâu sắc theo mùa:
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn xã có sự phân hoá khá sâu sắc theo mùa:
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng
mưa năm, các tháng mưa tập trung là tháng 7, 8, 9 có thời gian mưa 25-27
ngày/tháng, cường độ lớn, nên thường gây ra xói mòn, lở đất và lũ quét ven sông
suối.
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (6 tháng) thời gian kéo dài,
lượng mưa ít, chiếm 10% tổng lượng mưa năm, lại gặp gió mùa Đông Bắc khô,
hanh nên rất khô hạn, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của
con người.
1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn xã thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
Các suối chính có lưu lượng nước lớn như: Suối Ia blang, Suối IaPếch, Suối Ia
Châm, Suối Ia Kênh, Suối Ia Bja... và nhiều con suối lớn nhỏ khác trải đều trên
toàn xã, cộng với công trình hồ Ia Grol, hồ Ia Jong, hồ Ia Pếch đã bổ sung lượng
nước phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt trong vùng.
Hệ thống suối của xã Ia Pếch bắt nguồn và chảy trên sườn Tây của cao
nguyên bazan Pleiku, có lượng mưa lớn, tầng thổ nhưỡng rất dày, thảm thực vật

chủ yếu là cây lâu năm (cà phê, cao su) nên nguồn nước khá dồi dào, địa hình thuận
lợi cho xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ, lấy nước bơm tưới cho cà phê trên
đỉnh đồi và tự chảy cho lúa nước trên địa hình thấp ven suối.
Bảng1.1. Thống kê suối hồ trên địa bàn xã Iapếch
STT Địa điểm Tên hồ Suối
1 Làng Dê chí Ia lâm Ia blang
2 Làng O`Pếch IaPếch, Ia Châm
3 Làng Ku Tong Ia gror Ia Châm, Ia Nglao, Ia Năng
4 Làng O`Grang Ia jong Ia Blang, IaPếch
5 Làng O`Gia Ia Blang, Ia Kênh, Ia Bja, Ia Châm
6 Làng O`Sơr Ia o, Ia Tung , Ia Pen Bung
7 Làng Nang Long Ia Năng glong, Ia Dap, Ia Bja, Ia Dơrong
8 Làng Sát Tâu Ia Pút, Ia Blang, Ia De, Ia Hnách
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Dựa theo bản đồ thổ nhưỡng huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thì xã Ia Grăng
được chia làm 4 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất đỏ (Ferralsols-ký hiệu Fđ): Phân bố ở tất cả các thôn (làng), trên
địa hình đồi liền dải của cao nguyên Bazan. Đất đỏ trên Bazan có thành phần cơ
giới nặng (tỷ lệ sét >40 %) tơi xốp khi ẩm, thoáng khí, thoát nước tốt; khi ướt thì
dẻo dính, khả năng chống chịu xói mòn tốt, hàm lượng mùn trong đất cao >1,4 %
tới độ sâu 100 cm. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây chủ yếu từ thành
phần hữu cơ, còn từ thành phần khoáng là rất thấp. Vì vậy trong canh tác cần có
chế độ bón phân phù hợp, nhất là tăng cường phân kali bổ sung và duy trì độ phì
cân đối cho đất.
Đất đỏ có tầng dày cao, độ phì tốt, phân bố trên địa hình đồi liền dải, độ dốc
3-8
0
, thoát nước tốt, thích hợp cho cây trồng lâu năm, nhất là cây công nghiệp như
cà phê, cao su, điều.

- Nhóm đất xám (Acrisols- ký hiệu X): Phân bố tập trung trên địa hình đồi núi
thấp (phía Bắc so với làng Hlũh). Đất xám hình thành trên đá Macma Axit, có
thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng 30-50 cm, độ phì thấp, rất chua và nghèo
lân, độ dốc lớn >20
0
, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên, cây bụi, cỏ và nương rẫy.
Hướng sử dụng: Duy trì, bảo vệ và trồng lại rừng trên đất dốc >20
0
. Trên đất
ít dốc, có tầng đất dày >70cm trồng cao su, điều; đất có tầng dày >50cm trồng lúa,
màu, đậu đỗ. Do đất chua, nghèo dinh dưỡng và thành phần cơ giới nhẹ, nên canh
tác cần chú trọng bón phân hữu cơ, phân lân và chống rửa trôi xói mòn cho đất.
Nhìn chung đất đai của xã phần lớn là đất đỏ bazan có hàm lượng các chất
dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp lâu
năm và cây ăn quả.
1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Lượng nước khai thác để sử dụng cho mục đích nông nghiệp và sinh hoạt
chủ yếu lấy từ nước các sông suối. Chảy qua địa bàn có Suối Ia blang, Suối
IaPếch, Suối Ia Châm, Suối Ia Kênh, Suối Ia Bja... và các suối nhỏ cũng được tận
dụng để khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu. Tuy nhiên, do
đặc điểm địa hình và khí hậu nên các suối thường cạn nước trong mùa khô. Ngoài
ra xã còn có hồ chứa nước và hệ thống kênh mương nội đồng: hồ Ia Grol diện tích
mặt nước là 11,51 ha, hồ Ia Jong diện tích mặt nước 5,16 ha, hồ Ia Pếch diện tích
mặt nước là 10,78 ha. Các công trình này đã góp phần không nhỏ trong việc dự trữ
nguồn nước trong mùa khô.
b. Nước ngầm
Theo tài liệu điều tra địa chất thủy văn của Liên đoàn địa chất -Thủy văn miền
Nam thì khả năng chứa nước của phức hệ đất đá Bazan vùng Tây Pleiku khá dồi dào
(xã có phần lờn diện tích đất là đất đỏ Bazan). Lưu lượng nước ngầm lớn, thường

xuất lộ lên mặt đất ở đầu nguồn các suối. Đây là các mỏ nước ngầm tự nhiên, thường
được đồng bào khai thác phục vụ cho sinh hoạt. Một số hộ dùng nước giếng đào có
độ sâu trung bình từ 8 – 10 m.
Nước ngầm ở xã Ia Grăng có lưu lượng khá lớn, chất lượng tốt, cần có kế
hoạch khai thác hợp lý bằng các công trình giếng khoan để lấy nước cung cấp trực
tiếp cho công nghiệp và sinh hoạt.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê diện tích đất nông nghiệp xã Ia Grăng, huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 660,70 ha đất lâm nghiệp (toàn bộ là đất có rừng tự nhiên
sản xuất). Trong những năm gần đây xã luôn chú trọng việc bảo vệ rừng và động,
thực vậy rừng nhưng do diện tích rừng nhỏ nên số lượng và chủng loại động, thực
vật vẫn còn ít so với mặt bằng chung của toàn huyện.
1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Hiện nay trên địa bàn xã có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh và Jarai
với những phong tục, tập quán riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền
văn hoá đa dạng, phong phú giàu bản sắc. Các sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán
lành mạnh được các dân tộc gìn giữ và phát triển mang đậm đà bản sắc dân tộc đã
góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền văn hoá, xã hội. Văn hóa Jarai mang
đậm bản sắc của nền văn hóa trên cao nguyên với những sắc thái riêng biệt của
từng dân tộc, trong quá trình phát triển, giao lưu đã hòa quyện tạo nên sự phong
phú đậm đà bản sắc Tây nguyên. Trên địa bàn huyện còn nhiều giá trị văn hóa vật
chất như nhà sàn truyền thống, kiến trúc, điêu khắc, sản phẩm thổ cẩm… Các giá
trị văn hóa phi vật thể khá phong phú như các lễ hội đâm trâu, trường ca, ca dao,
âm nhạc cồng chiêng… đầy sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Ngày nay phát huy truyền thống anh hùng Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc đang đoàn kết một lòng xây dựng xã Ia Pếch trở thành xã giàu về
kinh tế, phát triển về văn hóa từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp, hóa hiện đại hóa.
1.3. Thực trạng môi trường
Toàn xã có 8 đơn vị làng, có nhiều làng, xóm mang đậm sắc thái sinh hoạt

của đồng bào Tây nguyên từ hình thái quần cư, kiến trúc nhà ở đến sinh hoạt trong
cộng đồng dân cư. Nông thôn của xã được đổi mới nhiều, hệ thống giao thông đã
được xây dựng hoàn chỉnh. Nhà ở của nhân dân dần được kiên cố hóa. Trong khu
vực nông thôn còn có nhiều các di tích lịch sử - văn hoá có giá trị đã và đang được
bảo vệ và tôn tạo.
Hệ thảm thực vật ở xã rất đa dạng và phong phú, đóng vai trò rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường và bảo vệ đất đai. Các thảm thực vật tự nhiên và thảm
thực vật trồng có mức độ che phủ cao, bên cạnh đó ngành công nghiệp chưa phát
triển nên ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu thực hiện
dự án, cùng với đợt khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy môi trường trong
những năm gần đây ngày càng giảm sút. Một mặt là do sự thay đổi của các yếu tố
tự nhiên như mưa, nắng, hạn hán và mặt khác do sự tác động của con người như:
Sự gia tăng dân số địa phương khá nhanh; Tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, phân
bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
Từ những vấn đề trên, song song với việc khai thác tài nguyên để nâng cao
chất lượng cuộc sống con người, phát triển kinh tế xã hội thì địa phương cũng phải
có các biện pháp tái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền
vững.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu phát triển kinh tế của xã là Nông nghiệp, Thương mại - dịch vụ,
trong đó nông nghiệp là chủ đạo, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu từ
các sản phẩm nông nghiệp. Thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã trong nhưng năm
qua cũng có những bước phát triển đáng kể, toàn xã có 45 hộ kinh doanh dịch vụ
thương mại đã góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của xã làm
thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, kinh tế của xã
tương đối ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình của huyện.
Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp
luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức. Một số cây trồng, vật nuôi mới đã
được đưa vào sản xuất, nhân rộng đại trà như cây ngô, đậu, sắn,…đem lại hiểu

quả kinh tế cao.
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn
là thế mạnh của địa phương. Để phù hợp với xu thế chuyển đổi chung của huyện,
cơ cấu kinh tế của xã những năm gần đây từng bước được chuyển dịch theo hướng
tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông
nghiệp. Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp
luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức. Một số cây trồng, vật nuôi mới đã được
đưa vào sản xuất. Đồng thời khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển theo xu
hướng trang trại,...
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của xã năm 2010 là 9.294,1 ha, trong đó diện tích sản
xuất nông nghiệp 5.310 ha. Hiện nay, nền kinh tế nông nghiệp của xã phát triển
đáng kể.
* Về trồng trọt:
Theo thống kê của xã, trong năm 2010 diện tích gieo trồng một số loại cây
trên địa bàn như sau:
Lúa đông xuân 127 ha đạt 133,6% kế hoạch, năng suất bình quân 50 tạ/ha,
lúa nước vụ mùa 150 ha, đạt 100% KH NQ HĐND xã giao;sắn 155,5 ha; ngô 10
ha( trong đó ngô lai 8 ha); đậu đỗ và râu màu các loại 6,8 ha, đạt 51%.
Tổng diện tích trồng cây công nghiệp trên địa bàn hiện nay là 3.346 ha.
Trong đó, diện tích trồng cao su là 1.976 ha, cao su tiểu điền là 400 ha; diện tích
cây cà phê 1.370 ha, cà phê trồng mới 58,1 ha, hồ tiêu 3,9 ha.
Trong thời gian qua do thời tiết diễn biến thất thường, nắng hạn kéo dài nên
một số cánh đồng bị khô hạn, toàn xã có 4,2 ha lúa nước bị khô hạn.
* Về chăn nuôi
Tổng số đàn gia súc, gia cầm hiện nay là3.320 con. Trong đó: đàn bò: 1.100
con đạt 94% KH (trong đó bò lai 200 con đạt 18% KH); trâu 14 con đạt 133 % KH,
dê: 55 con đạt 73 % KH, đàn heo: 374 con đạt 124% KH; gia cầm 1.770 con đạt
144% KH.

* Lâm nghiệp
Trong thời gian qua xã đã thực hiện tốt các Chỉ thị về công tác bảo vệ rừng
và trồng cây phân tán. Trong năm qua xã đã có chủ trương giao khoán rừng về cho
các hộ gia đình. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tham gia trồng
rừng, quản lý bảo vệ rừng.
Ngoài ra xã còn chỉ đạo cho lực lượng công an và dân quân phối hợp với
kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuyên truyền và kiểm tra giám sát chặt chẽ diện

×