Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ TRỢ CẤP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.17 KB, 15 trang )

SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ TRỢ CẤP ĐỂ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
Ở chương này, chúng ta sẽ thảo luận về những công cụ chính sách mang tính chọn lựa rộng rãi được
chính phủ áp dụng nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cải thiện chất lượng môi trường. Việc lựa chọn
các công cụ trong chính sách có liên quan đến những cân nhắc kỹ lưỡng như: năng lực chi trả (được đo
bằng tỷ lệ giữa tổng phúc lợi xã hội và tổng phí tổn xã hội); những đòi hỏi khác nhau dựa trên những
thông số kỹ thuật tuân theo những vấn đề trên, và tính chất chính trị có liên quan đến những vấn đề này có
thể chấp nhận được.
6.1. THUẾ VÀ PHÂN LOẠI THUẾ
Ngày nay, thuế đã và đang là công cụ chính được các quốc gia sử dụng để can thiệp trực tiếp hoặc
gián tiếp vào các quá trình kinh tế và cũng là công cụ đắc lực để thực hiện chức năng quản lý và điều tiết
vĩ mô nền kinh tế - xã hội, trong đó có quản lý môi trường.
6.1.1. Định nghĩa về thuế
Thuế là một khoản thu của chính phủ đối với các tổ chức và các thành viên trong xã hội, khoản thu này
mang tính chất bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được pháp luật quy định.
Một khi sự tồn tại của chính phủ và các hoạt động của nó là cần thiết thì thuế là một bộ phận không
thể thiếu để duy trì “cổ máy” này. Như vậy, thuế cũng là một phạm trù lịch sử và là một tất yếu khách
quan xuất phát từ nhu cầu để đáp ứng các chức năng của chính phủ. Tùy theo bản chất kinh tế - xã hội mà
bản chất của thuế cũng có sự khác nhau (cả về nội dung, vai trò và đặc điểm của thuế).
6.1.1.1. Thuế là khoản thu chủ yếu
Để bảo đảm cho nguồn ngân sách của chính phủ, nền tài chính quốc gia thường phải dựa vào nguồn
thu từ thuế trong nội bộ nền kinh tế bao gồm các đơn vị kinh tế hành chính và cá nhân. Điều quan trọng
không phải là sự thay đổi về chủng loại thuế, mức độ đánh thuế (thuế suất) để tạo ra khoản thu này mà là
mục đích, phương pháp và vấn đề nhu cầu về thuế.
Luật quản lý thuế của Quốc hội khóa XI kỳ họp 10 số 78/2006QH11 ngày 29/11/2006 của nước ta
khẳng định trong Điều 4 về nguyên tắc quản lý thuế rằng: “thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước”. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan,
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Nói thuế là nguồn thu chính vì thuế là nguồn thu
bắt buộc của chính phủ đối với cá nhân hoặc pháp nhân khi phát sinh những hoạt động liên quan, phải
chuyển một phần thu nhập hoặc tài sản của mình thành nguồn thu của nhà nước do đặc điểm của nguồn
thu từ thuế là:


- Có tính cưỡng bức.
- Nguồn thu này không hoàn trả cho người nộp.
- Mức thu được xác định trước.
- Nhà nước dùng các chính sách thuế để làm đòn bẩy kích thích phát triển kinh tế.
Cũng do nguồn thu từ thuế được điều chỉnh rất rộng trong xã hội nên ta có thể xét:
Theo đối tượng có:
- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Thuế đánh vào bất động sản.
- Thuế đánh vào thu nhập.
Theo sự dịch chuyển của thuế có:
- Thuế trực thu.
- Thuế gián thu.
6.1.1.2. Thuế là một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế - xã hội
Thông qua việc đánh thuế, chính phủ có thể điều khiển và phát triển sản xuất, lưu thông, điều chỉnh
các quy luật quan trọng trong nền kinh tế bao gồm: quy luật “cung - cầu”, quy luật “tiền - hàng” và quy
luật “tiêu dùng - tích lũy”.
Ngoài ra, thông qua việc đánh thuế, chính phủ có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế và lựa chọn các công
nghệ thích hợp; thuế còn có tác động tích cực đến việc mở rộng lưu thông hàng hóa - dịch vụ, hạn chế đầu
cơ tích trữ, bình ổn thị trường...
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng
được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền
kinh tế quốc dân.
6.1.1.3. Thuế góp phần vào việc phân phối lại thu nhập giữa các ngành nghề, các vùng, các tầng lớp dân

Thông qua các loại thuế khác nhau, các mức độ thuế suất khác nhau, áp dụng cho các đối tượng nộp
thuế khác nhau, chính phủ có thể điều chỉnh được thu nhập giữa các ngành nghề, các vùng, các tầng lớp
dân cư theo quan điểm công bằng xã hội, tăng năng suất lao động, khuyến khích cải tiến kỹ thuật, đầu tư
chất xám, đầu tư vốn...
Ngay từ khi ra đời, thuế là phương tiện dùng để huy động nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước.
Chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế để

đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. Thông qua thuế, nhà nước tham gia
phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội, đó là sự huy động
một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào ngân sách, sau đó lại được chi nhằm thực hiện
chính sách kinh tế - xã hội, tạo ra tính cân bằng tương đối, tính ổn định tương đối cho xã hội. Chức năng
này tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết của thuế.
6.1.2. Phân loại thuế
6.1.2.1. Phân loại theo hình thức
Nhằm xác định đối tượng thực sự phải chịu thuế, người ta phân ra làm 2 loại thuế đó là thuế trực thu
và thuế gián thu. Việc phân chia này chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức, không có ý nghĩa gì trong việc xác
định đối tượng chịu thuế trong thị trường cạnh tranh.
a) Thuế trực thu là loại thuế trực tiếp điều tiết thu nhập của người nộp thuế. Đối với loại thuế này thì
người nộp thuế cũng đồng thời là người trả phần lớn số thuế. Mức thuế điều tiết không được tính vào
khoản chi phí khi xác định lợi tức nộp thuế.
Thuế trực thu có xét đến tính công bằng hơn so với thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường
phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng. Tuy nhiên, thuế trực thu có nhược điểm là hạn chế phần nào
sự cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng, vì thu nhập càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều. Ngoài ra,
thuế trực thu do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và có ý thức cho nhà nước, nên họ cảm nhận
ngay được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn, lậu thuế. Việc quản lý
thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao so với thuế gián thu.
b) Thuế gián thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu trực tiếp phần lớn
số thuế. Thuế gián thu có thể là một yếu tố cấu thành trong giá thành hàng hóa - dịch vụ, giá dịch vụ,
nhằm truy thu một phần đóng góp của người tiêu dùng. Chẳng hạn như: thuế doanh thu, thuế hàng hóa -
dịch vụ, thuế nhập khẩu... Trong loại thuế này thì người kinh doanh chỉ nộp một phần thuế hộ cho người
mua hàng hóa - dịch vụ hoặc được cung ứng dịch vụ đã trả qua giá mua hàng, giá dịch vụ. Vì vậy, thuế
gián thu có thể được tính vào khoản chi được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
Trong thực tế, thuế gián thu là loại thuế đánh vào tiêu dùng, thuế này do người sản xuất kinh doanh
nộp cho nhà nước, nhưng người tiêu dùng lại chịu một phần hoặc phần lớn số thuế. Thuế này dễ thu hơn
thuế trực thu vì tránh được quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế với cơ quan thu thuế. Thuế gián thu dễ
điều chỉnh hơn thuế trực thu vì những người chịu thuế thường không cảm nhận đầy đủ gánh nặng của loại
thuế này. Hiện nay, các nước trên thế giới có xu hướng coi trọng thuế gián thu hơn thuế trực thu vì nó có

phạm vi thu rất lớn, đem lại số thu lớn cho ngân sách, dễ thu, dễ quản lý, đồng thời chi phí bỏ ra để thu
thuế rất thấp.
6.1.2.2. Phân loại theo đối tượng
Tùy theo từng đối tượng khác nhau, người ta sẽ quy định các loại sắc thuế và thuế suất khác nhau,
cùng hoạt động, hỗ trợ lẫn nhau, và bảo đảm tác dụng của thuế. Bao gồm:
- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia
tăng...).
Thuế (t*)
P (Giá hàng hóa, chỉ phí ô nhiễm)
M
MEC
a
b
c
d
0 Qs Qm Q
0 Ws Wm (Ô nhiễm)
t*
- Thuế đánh vào sản phẩm hàng hóa - dịch vụ (thuế hàng hóa - dịch vụ, thuế nhập khẩu...).
- Thuế đánh vào thu nhập (thuế thu nhập, thuế lợi tức hay thuế doanh nghiệp...).
- Thuế đánh vào tài sản (thuế bất động sản, thuế vốn...).
6.2. THUẾ Ô NHIỄM
6.2.1. Thuế ô nhiễm
Thuế ô nhiễm là khái niệm khá mới mẻ (chỉ xuất hiện vào năm 1920) do nhà kinh tế học người Anh
Pigou đưa ra. Theo ông đề nghị thì những người gây ô nhiễm phải trả một khoản thuế căn cứ vào tác hại
ước tính của việc phát thải ô nhiễm do họ gây ra. Người ta gọi loại thuế này là thuế Pigou.
Một cách tổng quát, thuế ô nhiễm là loại thuế dự kiến đánh vào những ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường.
Để xem xét thuế Pigou được tính như thế nào, ta lấy ví dụ về trường hợp nhà máy dệt nhuộm (hình
6.1) để minh họa.


Với:
- MNPB là lợi ích tăng thêm mà một xí nghiệp đang gây ô nhiễm nhận được từ việc thay đổi mức độ
hoạt động của nó bằng một đơn vị (chi phí biên của tư nhân để sản xuất trừ cho thu nhập biên tế
nhận được).
- MEC là giá trị của một tác hại kinh tế tăng thêm gây ra bởi ô nhiễm có liên quan đến một đơn vị
hoạt động tăng thêm.
Xí nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất ra tất cả các đơn vị hàng hóa - dịch vụ có MNPB
> 0, tức là có thể sản xuất tới mức sản lượng Q
m
. Tuy nhiên, điểm sản lượng tối ưu xã hội bắt buộc phải ở
MEC > MNPB, tức là giới hạn sản lượng ở mức Q
s
.
Hình 5.1. Thuế ô nhiễm tối ưu (Pearce và Turner (1990))
MAC1
MAC3
MAC2
Chi phí (thuế)
A
C
t* X Y Z
0 S1 S2 S3 Giảm ô nhiễm
Một trong những cách thức để thành công trong việc giảm sản lượng và cũng để giảm lượng phát thải
ô nhiễm cho đến mức sản lượng tối ưu xã hội (Q
s
) là chính phủ đặt ra một khoản thuế vừa bằng với chi phí
tác hại biên tế của ô nhiễm (MEC) tại Q
s
. Khoản thuế ô nhiễm như vậy vừa bằng với đường t

*
ở hình 6.1.
Đến lúc này, cứ mỗi đơn vị sản lượng mà xí nghiệp sản xuất ra thì họ phải nộp một khoản thuế t
*
nhất định
cho chính phủ. Một khi MEC cân bằng với MNPB tại Q
s
, thì đây là điểm sản lượng tối ưu của xã hội.
Nghĩa là, nếu xí nghiệp sản xuất ra bất kỳ sản lượng nào vượt quá Q
s
thì số tiền họ thu được từ việc sản
xuất sản phẩm vải tăng thêm thấp hơn số thuế mà họ phải chỉ cho những sản phẩm vải tăng thêm đó.
Như vậy, sử dụng phương pháp này xí nghiệp có một động cơ giảm sản lượng xuống Q
s
và do đó mức
ô nhiễm tối ưu sẽ là W
s
.
Việc xác định thuế ô nhiễm một cách chính xác là không thực tế. Do vậy, một số các công cụ thay thế
khác cũng có thể được chấp nhận một cách dễ dàng.
Bây giờ, ta xem xét trường hợp chính phủ dùng công cụ xác lập tiêu chuẩn phát thải để so sánh với
công cụ thuế.
Giả sử chính phủ xác định một tiêu chuẩn mà không tham khảo đến giá trị của hàng hóa - dịch vụ
được sản xuất ra (do tiêu chuẩn chỉ được ngẫu nhiên xác định tại mức ô nhiễm tối ưu W
s
mà thôi). Nếu
tiêu chuẩn đó được xác định ở trên mức W
s
thì nhà máy dệt sẽ vẫn có cơ may để sản xuất ra sản phẩm vải
có một giá trị (MNPB) nhỏ hơn giá trị của một tác hại kinh tế tăng thêm gây ra bởi ô nhiễm có liên quan

đến một đơn vị hoạt động tăng thêm mà nó áp đặt lên xã hội, tức là sản lượng gây ô nhiễm môi trường
vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Hình 6.2. So sánh giữa thuế ô nhiễm với việc xác lập tiêu chuẩn đồng bộ
Chúng ta xem xét 3 xí nghiệp gây ô nhiễm đang được quy định để đạt đến một mức gây ô nhiễm ở S
2
.
Giả sử, chính phủ có thể vừa thiết lập một tiêu chuẩn sao cho mỗi xí nghiệp buộc phải giảm một lượng ô
nhiễm OS
s
nhất định hoặc có thể lập ra một mức thuế t
*
sao cho xí nghiệp 1 đạt đến điểm X, xí nghiệp 2
đạt đến điểm Y, và xí nghiệp 3 đạt đến điểm Z trên đường chi phí làm giảm ô nhiễm biên tế. Bây giờ
chúng ta xem xét tổng chi phí làm giảm ô nhiễm của từng giải pháp như sau:
Theo phân tích của Pearce và Turner (1990) thì:
Bằng việc xác lập tiêu chuẩn ta có:
Tổng chi phí làm giảm ô nhiễm = TAC
st
= OAS
2
+ OYS
2
+ OCS
2
(1).
Bằng cách đánh thuế thì:
TAC
tax
= OXS
1

+ OYS
2
+ OZS
3
(2).
Lấy (1) - (2) ta được:
P (Giá hàng hóa, chỉ phí ô nhiễm)
MNPQ
MEC
Tiêu chuẩn cố định
Thuế (t*) E t*
Phạt
0 QF Qs Qp Qm Q
0 WF Ws Wp Wm
TAC
st
- TAC
tax
= S
1
XAS
2
- S
2
CZS
3
Nhưng S
1
XAS
2

> S
2
CZS
3
Nên: TAC
st
> TAC
tax
Trường hợp tiêu chuẩn cố định cho chất thải (W
F
) được xác định dưới mức ô nhiễm tối ưu nếu sau đó
nhà máy dệt giảm sản lượng xuống còn đúng bằng Q
F
, (bỏ đi các sản lượng giữa Q
F
và Q
S
) với một giá trị
lớn hơn so với chi phí ô nhiễm của nó, một lần nữa đây cũng là một tổn thất xã hội.
Trường hợp chính phủ xác định tiêu chuẩn cố định cho chất thải (W
p
) được trên mức ô nhiễm tối ưu
nhà máy sẽ sản xuất ở mức sản lượng (Q
p
), ở đó sẽ xuất hiện ngoại tác tiêu cực.
Vì vậy, đối với hình 6.1 mức thuế t
*
tạo cho xí nghiệp một sự khuyến khích mạnh để giảm sản lượng
từ mức sản lượng thị trường chấp nhận Q
m

xuống mức sản lượng tối ưu xã hội Q
s
và giảm ô nhiễm xuống
mức tối ưu W
s
. Trường hợp minh họa trong hình 6.3 chỉ cho một sự khuyến khích tương đối yếu để giảm
sản lượng từ Q
m
xuống Q
p
(giảm mức ô nhiễm từ W
m
xuống W
p
). Đối với những đơn vị sản phẩm từ Q
F
đến Q
p
xí nghiệp thu được nhiều tiền hơn so với chi phí tiền phạt và như vậy họ thích trả tiền phạt hơn là
giảm sản lượng.
Hình 6.3. So sánh thuế ô nhiễm với tiêu chuẩn phát thải cố định gắn với tiền phạt
Việc đặt ra một tiêu chuẩn phát thải ô nhiễm cố định tại Q
F
sẽ làm giảm ô nhiễm xuống mức W
F
. Tuy
nhiên, nếu vi phạm tiêu chuẩn này thì chỉ bị phạt một mức tiền tương đối thấp, do đó để tăng lợi ích kinh
tế thì xí nghiệp sẽ giảm bớt xuất lượng khi tiền phạt lớn hơn MNPB, tức là giảm sản lượng từ Q
m
xuống

Q
p
(lượng chất thải cũng sẽ giảm từ W
m
xuống còn W
p
). Tiền phạt sẽ tăng lên đến mức thuế t
*
trong hình
trước khi sản lượng và chất thải được giảm xuống đến mức tối ưu xã hội.
Ngoài ra, thuế ô nhiễm cũng còn có một số ưu điểm khác so với phương pháp ấn định tiêu chuẩn phát
thải với tiền phạt thấp:
- Thứ nhất, thuế ô nhiễm sẽ được quản lý thông qua khung thuế hiện hành của chính phủ nên ít có rủi
ro về thất thu so với tiêu chuẩn phát thải cố định được giám sát thông qua các cuộc kiểm tra thất
thường tại hiện trường.
- Thứ hai, khi một tiêu chuẩn ô nhiễm được thiết lập thì các xí nghiệp sẽ không được khuyến khích để
giảm phát thải xuống dưới mức cho phép. Điều này không hoàn toàn đúng đối với thuế ô nhiễm do
nó luôn luôn thúc đẩy các xí nghiệp giảm nhiều nhất lượng chất thải trong phạm vi có thể, vì giảm
số lượng phát thải có nghĩa là giảm số lượng thuế mà xí nghiệp phải trả.
- Thứ ba, thuế ô nhiễm tạo cho xí nghiệp một động lực khuyến khích sử dụng quỹ cho việc nghiên
cứu và phát triển công nghệ mới về giảm ô nhiễm hoặc các phương pháp sản xuất ít ô nhiễm hơn.
- Thứ tư, thuế ô nhiễm đánh trên các chất thải của loại hình công nghệ sử dụng loại nhiên liệu này sẽ
làm cho nhà sản xuất chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu khác do vậy sẽ cắt giảm được việc
phát thải.
6.2.2. Cách xác lập thuế ô nhiễm
Xét về mặt lý thuyết thì các loại thuế ô nhiễm có vẻ có nhiều thuộc tính hấp dẫn. Tuy nhiên, việc xác
lập một loại thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou) trong thực tế là rất khó khăn, có lẽ cơ bản nhất là vì tính
không chắc chắn về các chi phí tác hại thực tế gắn liền với bất cứ một chất ô nhiễm hay một mức độ ô
nhiễm nào. Việc xác lập thuế ô nhiễm tối ưu phụ thuộc vào 6 yếu tố riêng biệt sau (Pearce và Turner
1990):

1. Sản lượng hàng hóa - dịch vụ của xí nghiệp.
2. “Tải lượng” ô nhiễm mà sản lượng này tạo ra.
3. Sự tích lũy dài hạn của chất gây ô nhiễm.
4. Mức độ tiếp xúc của con người đối với chất ô nhiễm.
5. “Phản ứng” tác hại của sự tiếp xúc này.
6. Việc lượng giá bằng tiền đối với phí tác hại do ô nhiễm.
Phân tích mối quan hệ “liều lượng - phản ứng” rõ ràng là sẽ phức tạp và dễ dàng đưa đến sự tranh luận
giữa các bên có quan tâm (các nhà công nghiệp, các nhà kinh tế, các nhóm bảo vệ môi trường…). Để tính
thuế ô nhiễm tối ưu, chúng ta cũng cần biết giá trị lợi ích của hàng hóa - dịch vụ đang được sản xuất và
tiêu thụ, tức là chúng ta cần phải xác định được giao điểm của đường MNPB với đường MEC.
Trong thực tế, việc tính toán một mức thuế ô nhiễm tối ưu chính xác gần như là một mục tiêu không
thực tế. Điều tốt nhất mà ta có thể hy vọng là xác lập một sự thỏa hiệp có thể chấp nhận được trong điều
kiện thông tin không hoàn hảo. Hoặc là tính toán mức độ tương đối giữa thuế đánh vào mỗi loại chất ô
nhiễm, bằng cách so sánh tác hại của mỗi loại chất gây ra.
Ngoài ra, một trong những vấn đề đang gây nhiều tranh cãi nhất xung quanh việc sử dụng thuế ô
nhiễm đó là ai trả thuế và họ có bổn phận phải chi trả hay không ? Vấn đề này sẽ được giải thích rõ hơn
trong những phần sau.
6.2.3. Ai phải trả thuế ô nhiễm
Thuế ô nhiễm là một trong những công cụ để thực thi “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả”
(PPP - Polluter Pays Principle), đây là nguyên tắc mà bất cứ ai gây ô nhiễm (người sản xuất, người tiêu
dùng...) phải là người chịu trách nhiệm trả tiền cho những tác hại môi trường do mình gây ra.
Trở lại hình 6.1, chúng ta có thể thấy thuế ô nhiễm tác động như thế nào đến xí nghiệp gây ô nhiễm.
Trước khi áp dụng loại thuế ô nhiễm xí nghiệp thu được lợi ích biên tế ròng là MNPB trên đồ thị cho tất
cả các đơn vị sản xuất tới mức sản lượng Q
m
. Khoản lợi ích này bằng với diện tích của a + b + c + d, tức là
toàn bộ diện tích nằm dưới đường MNPB.

×