Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.96 KB, 22 trang )

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
5.1 Khái niệm về tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên (natural resource)
 Khái niệm và phân loại về tài nguyên
Khái niệm tài nguyên
Người ta cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng,
thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử
dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Phân loại tài nguyên
Người ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con người và xã hội.
Trong thực tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như tài
nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên lao động,
tài nguyên thông tin, tài nguyên trí tuệ...
Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài
nguyên không tái tạo được:
- Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào năng lượng được cung cấp
hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thông
tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sôi;
chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên. Tài nguyên tái tạo được
cũng có thể định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó là các tài nguyên có thể tự duy trì hoặc
tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E,
1981). Nước, gió, tài nguyên sinh vật ... là những tài nguyên tái tạo được.
- Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn sẽ mất đi hoặc hoàn toàn
bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các khoáng sản,
nhiên liệu, các thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được cho đời sau là những tài
nguyên không tái tạo được. Trên lý thuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên
này cũng có khả năng được tái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con
người hiện nay thì phải xem là không tái tạo được.
Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động của con
người. Vậy tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng,


thông tin, có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng cho
mục đích tồn tại và phát triển của mình.
Dưới đây sẽ trình bày sơ đồ phân loại tài nguyên như sau:
1
1
Hình 5.1 Phân loại tài nguyên
 Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và
tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc
sống. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung:
- Tài nguyên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng một
lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng
lãnh thổ, từng quốc gia.
- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình
thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
5.2 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên
5.2.1 Quan điểm đánh giá
Căn cứ vào nhu cầu của con người để xác định giá trị của từng loại tài nguyên, từ
đó sẽ có cách sử dụng tương ứng. Nếu tài nguyên thiên nhiên chỉ đáp ứng cho cầu sinh
hoạt hàng ngày của con người thì giá trị lương thực của đất, gỗ của rừng,.. là quan trọng
nhất, và cao nhất so với các giá trị khác của tài nguyên đó. Nhưng khi nhu cầu cuộc sống
đạt đến mức cao hơn thì giá trị sinh thái của tài nguyên thiên nhiên lại được đánh giá cao
hơn vì con người lúc này cần quan tâm đến sự phát triển bền vững hơn.
2
2
5.2.2. Tổng giá trị của tài nguyên thiên nhiên (giá trị sử dụng và không sử dụng)
Giá trị sử dụng:
- Giá trị sử dụng trực tiếp: tính từ yếu tố vật chất của một loại tài nguyên thiên
nhiên và được thể hiện trên thị trường bằng giá cả. Ví dụ: giá gỗ đối với tài nguyên rừng.
- Giá trị gián tiếp: tính từ sự đóng góp của tài nguyên thiên nhiên vào quá trình phát

triển kinh tế hiện tại và sự bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: quy hoạch rừng, sông,.. làm các khu
bảo tồn danh lam thắng cảnh, nghiên cứu khoa học.
- Giá trị nhiệm ý: thể hiện qua việc chọn lựa cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên
trong tương lai.
- Giá trị kế thừa: là giá trị trả cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của
các thế hệ sau.
Giá trị không sử dụng: là giá trị nằm trong bản chất sự vật nhưng không liên quan đến
việc sử dụng thực tế và cách thức sử dụng trong tương lai, thể hiện giá trị tồn tại và quyền
được sinh sống của các loài khác trong hệ sinh thái.
Tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của con người
đối với thiên nhiên. Những sự kiện môi trường thực tế và giáo dục môi trường góp phần
nâng cao ý thức của con người trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
5.3 Tài nguyên sinh học
5.3.1 Tài nguyên rừng
 Khái niệm và phân loại
Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát
triển KTXH, sinh thái và MT. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là
HST điển hình trong sinh quyển (Tenslay,1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự
thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loại cây
gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường.
Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm
thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Sự phân bố của thảm thực vật rừng
là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực
vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành những đai rừng lớn
trên Trái đất.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại: rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,
hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ MT.
Rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HST VQG, nghiên cứu khoa

học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghĩ ngơi, du lịch.
Rừng đặc dụng bao gồm các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa
– lịch sử và môi trường.
Rừng sản xuất: sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác, động
vật rừng kết hợp phòng hộ, BVMT
Dựa vào điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thì có các loại rừng điển hình như sau:
Rừng nhiệt đới ẩm: >1 tỷ ha. Đây là hệ sinh thái phong phú nhất về sinh khối và
số lượng loài. Chiếm 7% diện tích đất tự nhiên, cung cấp 15% lượng gỗ và đã xác định
3
3
được khoảng 50 loài trên thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 140 triệu người,
trong đó 2/3 rừng nằm ở khu vực Mỹ Latinh, phần còn lại ở Châu phi và Châu Á.
Rừng nhiệt đới khô: khoảng 1,5 tỷ ha, trong đó 3/4 nằm ở Châu phi. Rừng không
phong phú về loài và sinh thái như rừng nhiệt đới ẩm, nhưng cũng có những giá trị quan
trọng trong việc bảo vệ đất. Giá trị kinh tế chủ yếu là chăn nuôi và chất đốt cho dân cư.
Rừng ôn đới: khoảng 1,6 tỷ ha, 3/4 thuộc các nước công nghiệp phát triển. Tính đa
dạng sinh học kém hơn hẳn 2 loại rừng trên nhưng là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu và là nơi
danh lam thắng cảnh rất tốt.
Phân bố rừng trên thế giới: Diện tích và thể loại rừng phân bố không đồng đều trên
Thế giới. Khoảng 29% (3.837 triệu ha) diện tích lục địa được che phủ bởi rừng, trong đó
33% diện tích là rừng thông và 67% là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới.
Bảng 5.1: Sự phân chia rừng ở các khu vực
Khu vực Diện tích (%)
Châu Âu
Nga
Bắc Mỹ
Mỹ Latinh
Châu Phi
Châu Á
Châu Đại Dương

136
743
656
890
801
525
86
3,5
19,4
17,1
23,2
20,9
13,7
2,2
 Tầm quan trọng của rừng
Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về
tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự
nhiên; nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác dụng mạnh mẽ đến các yếu
tố khí hậu, đất đai.Vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển KTXH mà còn có
ý nghĩa đặc biệt trong BVMT.
Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý
nghĩa điều hòa khí hậu. Rừng không chỉ chắn gió mà nó còn làm sạch không khí và có ảnh
hưởng lớn đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Là máy lọc bụi khổng lồ, trung bình
trong 1 năm,1 ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí. Một hecta rừng
hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng
trồng 3 – 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4000 kg O
2
do 1000 – 3000 m
2
cây xanh tạo ra

hàng năm.
Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe con
người. Rừng làm giảm nhiệt độ (nhiệt độ không khí đất trồng rừng thường thấp hơn nhiệt
độ đất trồng thường là từ 3 – 5
0
C) và tăng độ ẩm không khí. Rừng có vai trò bảo vệ nguồn
nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh
hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.
 Hiện trạng của rừng
Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số
liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái đất thay đổi theo thời gian như sau:
- Đầu thế kỷ XX: 6 tỷ ha;
4
4
- Năm 1958: 4,4 tỷ ha;
- Năm 1973: 3,8 tỷ ha;
- Năm 1995: 2,3 tỷ ha.
Rừng hiện nay trên thế giới: Rừng trên Thế giới ngày càng bị tàn phá với tốc độ
chóng mặt mặc dù đã có những biện pháp bảo vệ và cấm phá rừng. Theo nghiên cứu năm
1980, khoảng 15,2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng.
Theo FAO - Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc, diện tích rừng tiếp tục bị
giảm nhanh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Từ 1985 - 1995, rừng bị mất khoảng 200
triệu ha. Mặc dù việc trồng rừng và tái phát triển, mở rộng diện tích rừng ở các nước đang phát
triển nhưng cũng chỉ bù đắp được khoảng 20 triệu ha. Như vậy, mỗi năm các nước này mất
khoảng 12 triệu ha rừng. Ở các nước phát triển việc phá rừng rất ít nhưng sự suy thoái rừng
đang ở mức rất báo động.
Ở VN, năm 1943, có khoảng 14 triệu ha rừng, chiếm 43% DTTN, năm 1976 giảm
xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn khoảng 34%, năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ
lệ che phủ là 30%, năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28% (Jyrki Salmi và cộng
sự, 1999).

Rừng nước ta ngày càng suy giảm cả về chất lượng và số lượng tỷ lệ che phủ thực
vật đang ở dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái. Đặc biệt ở nước ta có 3/4 diện tích là
đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ cân bằng
sinh thái, nhất là vùng đồi núi và vùng đầu nguồn.
Rừng ngập mặn có diện tích vào khoảng 800.000 ha, có tác dụng cung cấp gỗ và
than giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của loài thủy sinh.
Rừng lâm nghiệp chiếm 30% diện tích tự nhiên, trong đó có 4% là rừng trồng. Tỷ lệ
này dưới tiêu chuẩn là 33%. Tỷ lệ che phủ ở Tây Bắc còn 13,5 %, Đông bắc là 16,8%; Sơn
La 9,8% và Cao Bằng 11,2%.
Động vật sống trong rừng có khoảng 1.000 loài chim, 300 loài thú, hơn 300 loài bò
sát, ếch nhái..., phân bố rộng khắp trên các sinh cảnh. Có 28 loài động vật nhiệt đới thuộc
loại quý hiếm như voi, tê giác, bò tót, bò xám, hổ báo, hươu sao, hươu xạ, nai cà tông,
vược, voọc cá đầu xám, cò quắm cánh xanh, sếu đầu đỏ, rắn, trăn, rùa biển... Theo nghiên
cứu năm 1993, rừng nước ta còn khoảng 8,631 triệu ha, trong đó có 5,169 triệu ha rừng sản
xuất kinh doanh; 2,8 triệu ha rừng phòng hộ và 0,663 triệu ha là rừng đặc dụng. Rừng nước
ta phân bố cũng không đều giữa các vùng trong cả nước, chủ yếu tập trung ở khu vực Tây
nguyên.
 Một số nguyên nhân chính của việc phá rừng
Trong thời kỳ đầu của các nước công nghiệp, việc phá rừng chủ yếu để lấy đất làm
nông nghiệp và lấy gỗ làm củi, nhưng hiện nay nạn phá rừng hầu như không còn và diện
tích rừng ôn đới đang tăng.
Rừng nhiệt đới bị phá chủ yếu để lấy củi và các loài động thực vật quý hiếm, tăng diện
tích trồng trọt. Các động cơ phá rừng hiện nay còn rất mạnh, nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Tăng lợi nhuận và tiêu thụ;
- Sự gia tăng dân số và nhu cầu về miền đất mới;
- Chính sách kinh tế không hợp lý;
- Nạn tham những và mua bán bất hợp pháp;
- Nạn nghèo đói và tình trạng không có ruộng đất.
5
5

Tại Việt Nam, hiện nay tình trạng khai thác rừng quá mức của người dân đã làm
cho diện tích rừng che phủ giảm mạnh từ 43% - 28% tổng diện tích rừng tự nhiên. Trong
đó có 30% do chặt phá rừng làm nông nghiệp hoặc không có kế hoạch gì, 20 – 25% bị
cháy, còn lại do khai thác lấy gỗ, củi và các sản phẩm rừng khác.
Cùng với việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, nạn cháy rừng trong những năm
qua rất đáng lo ngại. Trong vòng 23 năm (1965-1988) có gần 1 triệu ha rừng cây gỗ và cỏ
tranh bị cháy. 1992-1993 xảy ra 300 vụ cháy rừng ở 13 tỉnh ven biển. Năm 2002, cháy
rừng lớn xảy ra ở U Minh Thượng và U Minh Hạ. Cháy rừng là nguyên nhân dẫn đến cạn
kiệt tài nguyên rừng. Mặt khác, đó cũng là nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên nước, suy
thoái đất, giảm nguồn sinh vật quý hiếm, gây nhiều tác hại đối với môi trường, khí hậu, đất
đai, đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Giảm diện tích rừng đầu nguồn
còn gây hạn hán, lũ lụt, không điều tiết được lượng nước gây thảm hoạ cho dân cư vùng
trung du và đồng bằng.
 Tình hình bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới.
Hội đồng liên hiệp quốc về phát triển bền vững, thống nhất đẩy mạnh trách nhiệm
trong việc bảo tồn rừng giúp cho các nước đang phát triển quản lý rừng và khuyến khích
các tư nhân hình thành những quy tắc hướng dẫn để khuyến khích quản lý rừng bền vững.
Ở Việt nam có Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 1994.
Để đạt mục tiêu đưa tỷ lệ che phủ rừng của Việt nam đạt 43% (tỷ lệ của năm 1943). Chính
phủ Việt nam đã ban hành Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng. Điều này khẳng định rõ lỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp cận phát triển
bền vững.
5.3.2 Đa dạng sinh học
 Khái niệm
Đa dạng sinh học là khái niệm dùng để chỉ tất cả các giống loài và mối liên hệ giữa
chúng với môi trường tự nhiên, là tập hợp các thông tin di truyền, loài và hệ sinh thái.
 Vai trò của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên hành tinh
chúng ta. Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm,
dược liệu, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.

Mới đây, người ta đã phát hiện một loại hoa có tên Rosy Periwinkle (dừa cạn hồng), có thể
dùng để chế thuốc trị bệnh bạch cầu. Hoa này chỉ được tìm thấy ở Madagascar. Một cây
khác có thể điều trị bệnh ung thư vú là cây Thuỷ tùng ở Tây bắc Pacific. Ngoài ra, các sản
phẩm động thực vật khác cũng có thể dùng làm thuốc, đồ trang sức, năng lượng, vật liệu
xây dựng, lương thực và các công dụng khác…. Rừng còn có vai trò tạo vẻ đẹp từ các loài
động thực vật hoang dã, phục vụ nhu cầu vui chơi giả trí của con người. Nhiều vườn sinh
thái đã được thành lập trong những năm gần đây.
Đa dạng sinh học cũng có vai trò trong việc bảo vệ sức khoẻ và tính toàn bộ của hệ
sinh thái thế giới. Cung cấp lương thực, lọc các chất độc nhờ chu trình sinh địa hoá, điều
hoà khí hậu toàn cầu, điều hoà nguồn nước... Nếu mất các loài động thực vật hoang dã sẽ
dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
Thay đổi tính đa dạng sinh học và nơi cư trú của các loài cũng gây ảnh hưởng tới cân bằng
sinh thái và chất lượng cuộc sống của con người.
6
6
 Một số hiện trạng
Đa dạng sinh học rất phong phú trên trái đất, trong đó có chim, động vật hữu dụng
và thực vật được xác định nhiều hơn cả. Theo dự đoán, trái đất có khoảng 14 triệu loài
nhưng mới chỉ xác định được 1,7 triệu loài (13%). Nhiều nhất là côn trùng với 950.000
loài, thực vật 270.000 loài (con người mới chỉ sử dụng hiệu quả 1.500/80.000 loài thực vật
có khả năng cung cấp lương thực, 5.000 loài cây dùng làm thuốc). Với nguồn tài nguyên
quý giá này đã mang lại cho thế giới khoảng 40 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học trên thế giới đang bị đe doạ, khoảng 1.130 trong số
4.000 loài động vật có vú và 1.183 trong số 10.000 loài chim có thể bị tuyệt chủng. Gần
đây, nguy cơ tuyệt chủng của thực vật có hoa (xương rồng, lan), động vật có xương sống
(hổ, cá tuyết,..) tăng gấp 50-100 lần tỷ suất tự nhiên. Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo, loài
động vật có vú trên thế giới có thể sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới. Với tốc độ
khai thác các loài động thực vật quý hiếm hiện nay, dự tính có khoảng 70 loài động thực
vật biến mất mỗi ngày. Trong số đó có loài Tê giác đen Châu phi, cọp Sibêria và báo Amur
Châu á là bị đe doạ lớn nhất.

Hình 5.2 Phần trăm Các loài đã được xác đinh trên thế giới
Tại Châu Á, có 323 trong tổng số 2.700 loài chim đang đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng do hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốn gỗ và phá rừng làm đất nông
nghiệp. Cảnh báo Châu Á có nguy cơ hết chim được đưa ra đúng vào thời điểm kỷ niệm
ngày Môi trường thế giới (05/06/2001). Trong số 23 nước Châu Á được tổ chức chim quốc
tế điều tra thì Indonesia đứng đầu về mức báo động, có số loài chim chiếm 1/3 trong số
323 loài được điều tra. Tiếp theo là Trung Quốc với 78 loài, ấn độ với 73 loài và Philippin
là 69 loài.
 Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học
Nơi cư trú của các loài giảm đi do các nguyên nhân sau:
- Phá rừng: Trước khi nền nông nghiệp bắt đầu phát triển thì bề mặt hành tinh
chúng ta được che phủ bởi 35% diện tích rừng, nhưng hiện nay chỉ còn 25% trong đó 12%
là rừng tự nhiên. Theo ước tính hàng năm mất khoảng 60.000 km
2
rừng nhiệt đới. Khai
thác gỗ là mối đe doạ lớn nhất, tác động tới 50% loài có nguy cơ tuyệt chủng, tiếp đến là
hoạt động canh tác - 30% và hoạt động du canh - 20%. Theo thông tin của Tổ chức chim
Quốc tế thì một số loài chim chỉ sống tại các vùng sinh thái nhất định nên nếu những khu
7
7
rừng nơi chúng sống bị chặt phá, khai thác hay đốt cháy thì các loài chim sẽ bị tổn thương
và mất nơi cư trú.
- Mở rộng nơi cư trú các loài ngoại lai;
- 50% đất đai trên thế giới đã bị thoái hoá bởi các hoạt động của con người;
- 50% các con sông bị cạn kiệt nguồn nước hoặc nước bị ô nhiễm nghiêm trọng;
- Thay đổi mục đích sử dụng đất. Một số nơi đất rừng đã được chuyển thành thành
nơi ở của con người hoặc nơi sản xuất,.. làm cho động thực vật nơi đó có nguy cơ tuyệt
chủng;
- Thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng nhiệt đới, rừng ngập nước ngọt và ven biển,
các ám tiêu san hô,... là nơi cư trú của nhiều loài nhất. Rạn san hô vĩ đại ngoài khơi bờ biển

úc, chiếc barrier tự nhiên lớn nhất thế giới đang bị đe doạ tính mạng bởi các dòng bùn đất
chứa nhiều phân hoá học từ vùng đầm lầy. Rừng nhiệt đới bị phá huỷ dọc theo bờ biển
Queensland, đông bắc úc. Số lượng cá nược (thuộc bộ lợn biển) trong vùng đã giảm từ 50-
80% trong 10 năm qua, hoạt động sinh sản của loài rùa quý hiếm caretta đã sụt đi 80% từ
thập kỷ 70;
- Nhiều đô thị, ngoại ô và nhà máy sản xuất được hình thành;
- Các dịch vụ giải trí được mở rộng;
- Dân số tăng nhanh làm tăng các nhu cầu của con người như lương thực, đất định
cư, năng lượng;
- Quá trình sản xuất, sinh hoạt thải ra nhiều chất thải làm thay đổi môi trường sống
tự nhiên của các sinh vật.
 Sự đa dạng và hiện trạng tài nguyên sinh học ở Việt Nam
Nước ta đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái
rừng với trên 12.000 loài thực vật, có nhiều loài quý hiếm như lim, sến, giáng hương,
pơmu, lát hoa,.. Khoảng 2.300 loài thực vật đang được khai thác sử dụng vào các mục đích
khác nhau.
Về động vật sống trong rừng, Việt nam có khoảng 1.000 loài chim, 300 loài thú, >
300 loài bò sát, ếch nhái,… phân bố rộng rãi, 28 loài động vật quý đặc trưng của vùng
nhiệt đới như voi, tê giác, bò rừng, hổ, bò tót, bò xám, hươu sao, vộc, rắn, trăn, rùa biển,…
Số loài được biết nhiều nhất ở Việt nam là cá, sau đó là chim và động vật có vú
Bảng 5.2: Số loài động vật và thực vật
Phân bố
Số loài Tỷ trọng so với
Thế giới (%)
Việt N am Thế giới
Động vật có vú 276 4.000 6,8
Chim 800 9.040 8,8
Bò sát 180 6.300 2,9
Lưỡng cư 80 4.184 2,0
Cá 2.470 19.000 13,0

Thực vật 7.000 220.000 3,2
Côn trùng 5.000 950.000 0,53
8
8

×