Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

sử dụng – bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.16 KB, 11 trang )


Chủ đề 5
SỬ DỤNG – BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN
I. CÂU HỎI
Câu 1. Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta đang bị suy thoái.
Câu 2. Trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của nước ta.
Câu 3. Nêu những biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất.
Câu 4. Trình bày phương hướng bảo vệ tài nguyên đất.
Câu 5. Trình bày hiện trạng và phương hướng bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta
Câu 6. Trình bày hoạt động, hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.
Câu 7. Trình bày hiện trạng và biện pháp phòng chống các thiên tai: ngập úng, lũ quét,
hạn hán, động đất ở nước ta.
Câu 8. Trình bày chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
II. GIẢI ĐÁP
Câu 1. Tài nguyên sinh vật nước ta đang bị suy thoái.
a. Suy thoái tài nguyên rừng
Trong các vấn đề về tài nguyên và môi trường hiện nay ở Việt Nam thì sự suy thoái
tài nguyên rừng là có quy mô lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng nhất. Hơn nửa thế kỉ
nay, diện tích rừng tự nhiên của nước ta đã giảm đáng kể. Năm 1943, rừng tự nhiên của
cả nước là 14 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng là 43,8%, thì đến 1995 diện tích rừng tự
nhiên chỉ còn 8,2 triệu ha và hơn 1 triệu ha rừng trồng, tỉ lệ che phủ là 27,8% diện tích
đất đai, ngược lại đồi núi trọc tăng lên đến gần 10 triệu ha (chiếm 30,2% diện tích). Riêng
Tây Bắc, vùng núi cao nhất của đất nước, tỉ lệ che phủ rừng thấp nhất, chỉ còn khoảng
10% và có tới 70% diện tích đất trống đồi trọc. Những năm gần đây, nhờ chính sách giao
đất giao rừng cho dân và Nhà nước tập trung chỉ đạo kế hoạch trồng rừng, rừng tự nhiên
được phục hồi và diện tích rừng trồng tăng làm tăng tỉ lệ che phủ của rừng. Theo số liệu
thống kê năm 1999 tổng diện tích đất có rừng trên toàn quốc là hơn 10,9 triệu ha, nâng tỉ
lệ che phủ rừng đạt 33,2%, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 9,4 triệu ha, còn rừng trồng
là gần 1,5 triệu ha. Trong những năm gần đây, diện tích có rừng tăng lên đáng kể, năm


2003 đạt gần 12,1 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và hơn 2 triệu ha
rừng trồng, nâng tỉ lệ che phủ lên 36,1%. Tuy nhiên, tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì
chất lượng rừng không ngừng giảm sút.
Năm 1943, trong tổng số 14 triệu ha rừng có tới gần 10 triệu ha, tức là hơn 70% diện
tích rừng thuộc loại rừng giàu có trữ lượng cao (trên 150 m
3
/ha), năm 1990 loại rừng này
chỉ còn 2,4 triệu ha, đến 1999 chỉ còn 2,1 triệu ha. Như vậy, diện tích rừng có tăng,
nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa đến tuổi khai thác.
b. Suy giảm tính đa dạng sinh học
Giới sinh vật tự nhiên Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở số lượng
thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. Về thành phần loài, riêng
trong giới thực vật tự nhiên, nước ta có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ. Còn về
động vật thì nước ta có 11.217 loài và phân loài động vật, trong đó có trên 800 loài chim,
khoảng 250 loài thú, trên 350 loài bò sát lưỡng cư, 5000 loài côn trùng, 2000 loài cá biển
và 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác.
Các kiểu hệ sinh thái cũng rất đa dạng.Trên bề mặt đất nổi có tới 15 kiểu hệ sinh thái
rừng thay thế nhau từ rừng nhiệt đới ngập mặn ven biển đến rừng ôn đới núi cao, từ rừng
nhiệt đới ẩm thường xanh tới các hệ sinh thái rừng gió mùa rụng lá với sinh quần thành
phần loài động thực vật rất khác nhau. Đặc biệt, rừng nhiệt đới ẩm ở Việt Nam thuộc hệ
sinh thái có tính đa dạng sinh học cao của thế giới. Tuy nhiên song song với các hoạt
động phá rừng làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của giới động vật, việc săn bắn quá
mức các loài chim thú đã làm suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã và
nguồn gen thực, động vật quý hiếm. Bước đầu đã xác định được ở nước ta có gần 500
loài thực vật, 85 loài thú, 63 loài chim, 40 loài bò sát, lưỡng cư đang bị mất dần, trong đó
số loài thực, động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt lên tới 100 loài thực vật, 54
loài thú và 60 loài chim.
Không chỉ trên đất liền mà nguồn sinh vật dưới nước đặc biệt nguồn hải sản nước ta
cũng bị giảm sút rõ rệt. Nguồn lợi các nổi ở ven vịnh Bắc Bộ có chiều hướng giảm dần.
Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá mòi, cá cháy…, nhiều loài đang giảm mức độ

tập trung như cá chim, cá gúng, cá hồng. Đó là hậu quả của sự khai thác đánh bắt quá
mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
Câu 2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của nước ta.
- Bảo vệ tài nguyên rừng

Việc bảo vệ tài nguyên rừng không chỉ là bảo vệ nguồn lợi kinh tế lớn mà còn có ý
nghĩa bảo vệ môi trường. Trong điều kiện thiên nhiên Việt Nam, việc phá rừng kéo theo
hàng loạt hậu quả xấu đối với môi trường. Trước hết là làm tăng cường xói mòn đất. Lớp
đất màu đồi núi ở nơi không có rừng hàng năm bị bóc đi từ 1 – 2cm/năm, lượng đất mất
khoảng 130T/ha/năm. Mất rừng, sự không điều hòa vốn có của dòng chảy sông ngòi ở
Việt Nam càng trở nên khắc nghiệt, nguy cơ khô hạn lũ lụt càng ác liệt hơn. Hằng năm,
trong mùa mưa, lũ lụt đã tác hại thường xuyên 300 – 350 nghìn ha đất nông nghiệp ở
đồng bằng Bắc Bộ và khoảng 1 triệu ha ở Nam Bộ.
Như vậy rừng giữ vai trò cân bằng hệ sinh thái môi trường. Để đảm bảo vai trò của
rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch thì chúng ta phải nâng độ che phủ
của cả nước hiện tại từ trên 30% lên đến 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ
khoảng 70 – 80%.
Dựa trên Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được Hội đồng Nhà nước công bố
ngay 19 – 8 – 1991, ngày 22 – 12 – 2003, Chính phủ công bố Luật bảo vệ và phát triển
rừng (sửa đổi ). Nội dung luật quy định các điều luật về quản lí, bảo vệ, phát triển và sử
dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, chức năng và nhiệm vụ của kiểm lâm, giải
quyết tranh chấp và vi phạm về rừng.
Sự quản lí của nhà nước về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được thể
hiện qua những quy định về nguyên tắc quản lí, phát triển sử dụng đối với ba loại rừng:
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có,
gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn Quốc gia,
khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài.
+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy

trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến
năm 2010.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học
Việt Nam được xếp thứ 10 trên thế giới về đa dạng sinh học với khoảng 10% tổng số
loài được miêu tả trên thế giới, nhưng Việt Nam lại nằm trong tình trạng báo động cao
nhất về mất nơi cư trú của động vật hoang dã tới 80%. Việc thiết lập các vườn quốc gia,

các khu bảo tồn thiên nhiên là biện pháp hàng đầu nhằm bảo vệ tính đa dạng về các hệ
sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. Hệ thống Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn ở nước
ta ngày càng mở rộng. Theo quyết định được phê duyệt năm 1986 là 87 khu với 7 Vườn
Quốc gia. QĐ 12/1998, tổng số khu là 94, có 12 Vườn Quốc gia, 64 khu bảo tồn thiên
nhiên, 18 khu bảo vệ môi trường – văn hóa – lịch sử. Đến nay, một số khu bảo tồn được
nâng cấp, hiện có 27 Vườn Quốc gia đã được thành lập. Tổng diện tích hệ thống khu bảo
vệchiếm hơn 2,4 triệu ha, diện tích đất còn rừng là gần 1,5 triệu ha, chiếm gần 15% diện
tích rừng tự nhiên.
Trong “Sách đỏ Việt Nam” đã thống kê, phân loại 360 loài thực vật và 350 loài động
vật thuộc loài quý hiếm theo mức độ nguy cấp cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt
chủng. Nhiều loài cây gỗ quý đang có nguy cơ cạn kiệt như đinh, lim, sến, táu, hoàng
đàn, dáng hương, cẩm lai, trắc, mun, gụ. Nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy
cơ tuyệt chủng đã gây được sự chú ý của các tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới. Liên
hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đã đưa vào danh sách các loài cần được bảo vệ ở
Việt Nam gồm các loài voi, voọc ngũ sắc, vượn đen, hổ, nai cà tong, bò xám, bò tót, trâu
rừng và xếp loài bò xám là loài thứ 2 trong danh sách 12 loài động, thực vật trên thế giới
cần được bảo vệ. Nước ta có 4 loài trong số 8 loài trâu bò hoang dã của vùng Đông Nam
Á là bò xám, bò rừng Ban teng, bò tót và trâu rừng. Các loài chim trĩ, sếu cổ trụi, trĩ sao,
gà lam mào trắng, gà lam mào đen, gà lam đuôi trắng đã được Tổ chức bảo vệ chim trĩ
quốc tế và Hiệp hội bảo vệ chim quốc tế nhận hỗ trợ từng bước trong chương trình bảo vệ
các loài này. Vườn Quốc gia Cát Bà và khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ đươc UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Trong “Sách đỏ Việt Nam” cũng đã quy định danh sách 38 loài cá nước ngọt và 37
loài cá biển, 59 loài động vật không xương sống trong đó có 13 loài nước ngọt và 46 loài
ở biển cần được bảo vệ.
Ngoài việc cần thiết bảo vệ nguồn gen và sự đa dạng của các loài sinh vật đã quy định
trong “Sách đỏ Việt Nam”, để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất
nước, cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định trong khai thác như cấm khai thác gỗ quý;
cấm khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non; cấm gây cháy rừng; cấm săn bắt động vật
trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá non, cá bột; cấm gây
độc hại cho môi trường nước.
Câu 3. Những biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất.
Trong điều kiện địa hình dốc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhất là khi mất lớp
phủ thực vật, đất ở nước ta rất dễ bị suy thoái. Đồng thời với diện tích rừng bị thu hẹp,

tình trạng suy thoái đất đã trở nên nghiêm trọng. Năm 1943, diện tích đất trống đồi trọc
cả nước chỉ khoảng 2 – 3 triệu ha, đã lên tới 10 triệu ha vào năm 1990, trong đó có 500
ngàn ha đất xói mòn trơ sỏi đá. Những năm qua, các mô hình canh tác phủ xanh đất trống
được thực hiện, diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh, theo thống kê năm 2003, cả
nước còn hơn 6,8 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích đất suy thoái vẫn lớn, chiếm 9,34 triệu ha.
Hiện tại, trong tổng số vốn đấ tự nhiên của cả nước hơn 33 triệu ha, thì đất tốt chiếm
chừng 20% (gồm gần 3 triệu ha đất phát triển trên đá badơ và 3,4 triệu ha đất phù sa).
Ngoài nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất khác phải cải tạo chiếm tới gần 6
triệu ha, bao gồm 1,85 triệu ha đất phèn, 1,5 triệu ha đất mặn và cát biển, 1,8 triệu ha đất
xám bạc màu, gần 0,5 triệu ha đất glây, than bùn, các loại đất chiếm diện tích ít hơn như
đất nâu vàng vùng bán khô hạn, đất xám có tầng loang lổ, đất xám glây. Ngay trong số
3,4 triệu ha đất phù sa có tới gần nửa diện tích là loại đất phù sa chua (gần 1,7 triệu h)
cần có biện pháp nâng cao độ phì cho đất. Diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng
thu hẹp, độ phì cũng tiếp tục giảm, các quá trình mặn hóa, phèn hóa đất đai vùng ven
biển, úng ngập, ô nhiễm vùng đồng bằng châu thổ, bạc màu thoái hóa vùng đồng bằng
cao là những vấn đề cần quan tâm trong việc quản lí sử dụng đất đai nông nghiệp.
Câu 4. Trình bày phương hướng bảo vệ tài nguyên đất.

- Tình trạng sử dụng tài nguyên đất
Trước thực trạng vốn đất theo đầu người ngày càng giảm, đến nay còn chưa được 0,5
ha/người, diện tích đất đai bị suy thoái tăng lên, vấn đề bảo vệ tài nguyên đất là vấn đề
quan trọng thứ hai gắn với bảo vệ rừng.
Hiện tại, chúng ta mới có khoảng 12,1 triệu ha đất có rừng, 8,4 triệu ha đất sử dụng
trong nông nghiệp, trong đó đất lúa chiếm 4,3 triệu ha. Như vậy, diện tích đất nông
nghiệp được sử dụng hiện nay chiếm trên 25% tổng diện tích đất tự nhiên, trung bình trên
đầu người hơn 0,1 ha. Hiện còn 9,28 triệu ha đất chưa sử dụng, trong đó có gần 100
nghìn ha có thể trồng lúa.
Diện tích đất cần cải tạo để sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp là khoảng 6,8 triệu
ha đất trống đồi trọc và gần 6 triệu ha đất xấu chua, phèn, mặn, bạc màu.
- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
Đối với vùng đồi núi, để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện
pháp thủy lợi, canh tác nông lâm như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo
băng. Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và
đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.

Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lí chặt chẽ, nâng cao
năng suất cây trồng. Tăng vụ là một hướng quan trọng sử dụng đất đai ở nước ta. Để bảo
vệ đất còn cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc
trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Câu 5. Hiện trạng và phương hướng bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta
a. Thiếu hụt tài nguyên nước
Tài nguyên nước của nước ta rất phong phú, tuy nhiên sự phân phối nướ không đều
trong năm và giữa các vùng khiến cho nhiều vùng luôn thiếu nước, đặc biệt trong mùa
khô. Riêng ĐBSCL tập trung tới 61% nguồn tài nguyên nước của cả nước, nhưng chỉ
chiếm 22% dân số toàn quốc. Lượng nước bình quân theo đầu người của các vùng còn
lại, ngay từ năm 1990 đã thấp hơn lượng nước bình quân chung của toàn cầu, theo ước
tính trong thập kỉ tới sẽ ở tình trạng thiếu nước (với mức dưới 4000m
3

/người). Vùng Bình
Thuận luôn trong tình trạng khan hiếm nước, nhu cầu nước vượt quá khả năng cung cấp
1,5 lần. Tình trạng thiếu hụt nước trong mùa nước kiệt chiếm rộng hơn và nghiêm trọng
hơn, như ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ở ĐBSCL
Trong tình trạng chung của các nước đang phát triển, lượng nước dùng cho nông
nghiệp ở nước ta chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nhu cầu nước sử dụng. Nhu cầu nước cho
công nghiệp, cho sinh hoạt và dịch vụ chưa nhiều, so với mức bình quân toàn cầu còn
thấp hơn nhiều. Tuy thế, tỉ lệ các gia đình có nước sạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế
thế giới ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 20 – 40% tùy vùng
b. Ô nhiễm môi trường nước
Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước đáng lo ngại. Hầu hết nước thải công nghiệp và đô
thị đổ thẳng ra sông chưa qua xử lí. Hằng năm, hoạt động công nghiệp thải trên 300 ngàn
tấn các chất độc hại vào môi trường. Khu công nghiệp Biên Hòa – TP.HCM có lượng
nước thải hàng ngày là 500 ngàn m
3
. Tại Hà Nội, hàng ngày có khoảng 300.000 m
3
nước
thải đổ vào sông, hồ. Trong hoạt động nông nghiệp, lượng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ
và hóa học dư thừa cũng là nguồn gây ô nhiễm nhiều vùng chứa nước ở nông thôn.
Câu 6. Hoạt động, hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão
a. Hoạt động của bão ở Việt Nam
Vùng biển Việt Nam nằm ở bờ Tây của Bắc Thái Bình Dương, một khu vực hàng
năm bão phát sinh nhiều nhất và mạnh nhất. Tại đây, có 30% số cơn bão phát sinh từ biển
Đông, còn 70% số cơn bão từ Thái Bình Dương. Mỗi năm trung bình vùng đồng bằng và

ven biển nước ta đón nhận 3 – 4 cơn bão trực tiếp từ biển Đông đổ vào. Năm bão nhiều
có tới 8 – 10 cơn, năm ít cũng 1 – 2 cơn. Các cơn bão phát sinh từ Thái Bình Dương di
chuyển qua biển Đông dù không vào nước ta đều gây ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.
Theo thống kê trong 45 năm gần đây có 395 trận bão trong khu vực biển Đông có ảnh

hưởng đến thời tiết nước ta, như vậy trung bình mỗi năm gần 8,8 cơn bão.
Nhìn chung, trên toàn quốc, thời gian bắt đầu có bão từ tháng 7 và kết thúc vào
tháng 11, đôi khi có bão sớm vào tháng 6 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu.
Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn
bão của ba tháng này chiêm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam
chậm dần từ Bắc vào Nam. Thời gian bão hoạt động mạnh chậm dần: Từ Móng Cái đến
Thanh Hóa thường có bão mạnh vào tháng 8 – 9, từ Thanh Hóa tới Quảng Trị bão mạnh
vào tháng 9, từ Quảng Trị đến Đông Nam Bộ - tháng 10 – 11, ở Nam Bộ - tháng 12. Bão
tập trung chủ yếu vào tháng 9, vì thế vùng ven biển Trung bộ nước ta chịu ảnh hưởng bão
mạnh nhất, sau đến Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, còn Nam Bộ ít có bão hơn.
b. Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống
Gió mạnh ở vùng trung tâm bão. Theo số liệu thống kê trong nhiều năm, số cơn
bão có tốc độ từ 20 – 29m/s chiếm ưu thế (43%), số cơn bão có tốc độ mạnh trên 30m/s
chiếm ¼ tổng số cơn bão. Gió mạnh kèm theo mưa lớn. Lượng mưa lớn nhất trên một
ngày ở vùng trung tâm bão vào cỡ 200 – 300mm chiếm gần nửa số cơn bão, lượng mưa
ngày trên 300mm cũng tới 1/5 tổng số cơn bão. Lượng mưa trong số cơn bão thường đạt
300 – 400mm, có khi tới trên 500 – 600mm. Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc
Bộ có diện mưa bão rộng nhất. Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa bão hẹp hơn, nhưng
lượng mưa bão rất lớn chiếm tới trên 1/3 lượng mưa cả năm của vùng. Gió mạnh mưa to
do bão gây ra trên một vùng rộng lớn là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và
cho đời sống nhân dân ta, nhất là ở vùng ven biển. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9
– 10m, làm lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5 – 2m
gây ngập mặn vùng ven biển. Khi bão đổ bộ vào đất liền, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá
cả những công trình vững chắc. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên
nguồn dồn về làm ngập trên diện rộng.
Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đã dự báo được
khá chính xác về quá trình hình thành và đường di chuyển của bão. Do vậy, việc phòng
tránh bão hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại lớn do bão gây ra, khi đi biển các tàu
thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền. Vùng ven biển cần củng cố
công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn

kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.


Câu 7. Hiện trạng và biện pháp phòng chống các thiên tai: ngập úng, lũ quét, hạn hán,
động đất ở nước ta.
a. Ngập úng
Ngập úng ở Việt Nam chủ yếu do mưa lớn gây ra, đặc biệt là các vùng trũng. Hiện
nay, vùng chịu úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do mưa lớn (có khi
lên tới 400 – 500mm/ngày) mặt đất thấp, chung quanh có đê sông, đê biển bao bọc. Mật
độ dân cư cao cũng làm cho mức độ ngập nghiêm trọng hơn. Úng ngập ở ĐBSCL không
chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do mực nước thủy triều cao. Khả năng tiêu nước của
ĐBSCL nhỏ hơn ĐBSH và phụ thuộc vào dòng triều. Để tiêu nước chống ngập úng ở
ĐBSCL cần tính xây dựng các công trình ngăn thủy triều. Tùy thời vụ và loài cây trồng
mà ngập úng gây thiệt hại nhiều hay ít, chủ yếu úng ngập gây hậu quả nghiêm trọng cho
vụ hè, thu ở hai đồng bằng này. Còn ở Trung Bộ, tuy lượng mưa lớn hơn cả đồng bằng
sông Hồng, nhưng do địa hình dốc, lại giáp biển, không có đê nên dễ thoát nước, trừ một
số vùng trũng ven biển Bắc Trung Bộ.
b. Lũ quét
Mưa lớn ở miền núi không chỉ gây ngập úng ngập cho miền đồng bằng mà còn gây
nên hiện tượng lũ quét. Lũ quét xảy ra hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu
vực sông nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa và bão nhiệt đới. Việt Nam là nước có
mức độ thiên tai về bão, lũ lụt thuộc loại cao trong một số nước ở châu Á – Thái Bình
Dương. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng – Thủy văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại
đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng. Lũ quét xảy ra ở
những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ
thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét thường
tập trung trong vài giờ với cường độ rất lớn 100 – 200mm. Lũ quét là thiên tai bất thường
và gây hậu quả rất nghiêm trọng
Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng 6 – 10 tập trung ở vùng núi
phía Bắc, tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu thuộc thượng nguồn sông Đà, Lào Cai, Yên Bái

thuộc lưu vực sông Thao, Bắc Cạn, Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu, sông Thương
và ở các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Suốt dải miền Trung, vào các tháng
10 – 12 lũ quét cũng xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tĩnh đến Nam Trung Bộ.
Để giảm thiểu tác hại do lũ quét gây ra thiệt hại đến tính mạng tài sản dân cư, cần quy
hoạch phát triển các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lí sử dụng đất

đai hợp lí. Đồng thời cần thực thi các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật
nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
Lũ quét, sạt lở đất là những thiên tai ngày càng xảy ra thường xuyên hơn ở miền núi
nước ta. Đó là hậu quả của sự khai thác, sử dụng bất hợp lí đất đai vùng đồi núi.
c. Hạn hán
Ở nước ta, hạn hán là một tai họa thường xuyên ở một vài vùng ít mưa và hay xảy ra
vào mùa khô tại nhiều vùng khác. Khi lượng nước bốc hơi vượt quá lượng mưa thì xuất
hiện tình trạng thiếu ẩm. Theo kinh nghiệm sản xuất, nếu lượng mưa nhỏ hơn ½ khả năng
bốc thoát hơi nước, cây trồng sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Vùng quanh năm khô hạn gay
gắt nhất ở nước ta là vùng biển cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận), nơi có
lượng bốc hơi vượt quá lượng mưa tới 800mm. Nhiều vùng khác ở miền Nam cũng trong
tình trạng thiếu ẩm tuy không lớn lắm (khoảng 200 – 400mm) như vùng thung lũng sông
Ba, vùng ven biển Khánh Hòa, một bộ phận đồng bằng Nam Bộ. Khô hạn kéo dài và tình
trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất
gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4
tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kì khô hạn kéo dài đến 4 – 5
tháng ở đồng bằng Nam Bộ, vùng thấp Tây Nguyên, 6 – 7 tháng ở vùng ven biển Cực
nam Trung Bộ. Có nơi thời kì khô kiệt kéo dài tới 3 tháng, lượng mưa nhỏ hơn ¼ lượng
bốc hơi, nhiều khi cả tháng không có mưa (mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên năm 2003
– 2004). Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều, chỉ trong khoảng
100 – 300mm do có mưa nhỏ và mưa phùn. Ở miền Nam, lượng nước thiếu hụt vào mùa
khô rất lớn, gấp 3 – 4 lần, đến 600 – 800mm trong toàn mùa, ở Ninh Thuận, Bình Thuận
lên gần 1000mm. Những năm gần đây, hạn hán liên tục xảy ra trong các mùa khô các
năm 2003, 2004, 2005, nặng nhất ở Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thiêu hủy

hàng vạn ha cây trồng hoa màu và hàng nghìn ha rừng. Nếu tổ chức phòng chống tốt ta
có thể hạn chế bớt thiệt hại do thiên tai này gây ra. Phòng chống hạn hán lâu dài phải giải
quyết bằng những công trình thủy lợi hợp lí.
d. Động đất
Việt Nam nằm gần vành đai động đất lớn của thế giới – vành đai động đất Thái Bình
Dương (chiếm gần 80% số trận động đất trên thế giới). Tuy Việt Nam không phải là nơi
có động đất mạnh nhất trong vành đai này, nhưng những ảnh hưởng do động đất gây ra
cho nước ta cũng không nhỏ.
Theo số liệu thống kê, từ năm 114 đến năm 2001 đã có 177 trận động đất lịch sử
(những trận động đất có cường độ lơn hớn 4 độ Rích te, tương đương cấp 7 trở lên – động

đất gây tác động phá hoại) xảy ra ở nước ta. Từ thế kỉ XX, chúng ta đã ghi lại được đầy
đủ các trận động đất, đặc biệt những trận động đất có cường độ cấp 6 (thuộc cấp động đất
mạn, nhà cửa bị hư hại nhẹ, lớp vữa bị rạn). Động đất diễn ra mạnh tại các đứt gãy. Tây
Bắc Việt Nam là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc,
bao gồm các đới động đất sông Hồng – sông Chảy, Sơn La – sông Đà, sông Mã, Điện
Biên – Lai Châu, Cao Bằng – Lạng Sơn, Đông Triều – Cẩm Phả. Khu vực miền Trung ít
động đất hơn, còn Nam Bộ hầu như không đáng kể. Tại vùng biển, động đất tập trung ở
ven biển Nam Trung Bộ. Động đất là nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần. Bởi vậy,
vùng ven biển Nam Trung Bộ cũng là nơi có điều kiện phát sinh sóng thần nhất trong
vùng biển nước ta.
Cho đến nay, chúng ta mới chỉ làm được những dự báo động đất dài hạn. Động đất
vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.
Ngoài các loại thiên tai chủ yếu diễn ra thường xuyên và trên diện rộng nêu trên ở
nước ta còn có một vài loại thiên tai khác mang tính cục bộ như gió lốc, mưa đá
Câu 8. Trình bày chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những
nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do IUCN đề xuất. Chiến lược
đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
Các nhiệm vụ chiến lược đề ra là:

- Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định
đến đời sống con người;
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử
dụng trong giới hạn có thể hồi phục được;
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gien các loài nuôi trồng cũng như các
loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả
nhân loại;
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người;
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng
hợp lí các tài nguyên tự nhiên.
Để thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược quốc gia trên, ngày 10 tháng 1 năm 1994,
Nhà nước đã ban hành luật bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường nêu mục tiêu nhằm phòng, chống, khắc phục sự suy thoái môi
trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường để đảm bảo một môi trường trong lành,

phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường của khu
vực và của toàn cầu.
Vì thế, để mỗi người dân hiểu và thi hành luật, trong điều luật đã giải thích nội dung,
nhiệm vụ của việc bảo vệ môi trường và quy định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của
toàn dân.
Luật cũng đã quy định rõ sự thống nhất quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường,
trách nhiệm thi hành luật bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân, quy định khen thưởng
và xử lí vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thi hành luật.
















×