Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

KẾT QUẢ điều TRỊ nội NHA VIÊM tủy KHÔNG hồi PHỤC NHÓM RĂNG hàm lớn hàm dưới có sử DỤNG hệ THỐNG FILE ONE SHAPE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGỌC ANH

KÕT QU¶ §IÒU TRÞ NéI NHA VI£M TñY
KH¤NG HåI PHôC nhãm R¡NG HµM
LíN HµM D¦íI Cã Sö DôNG HÖ THèNG
FILE ONE SHAPE

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGỌC ANH

KÕT QU¶ §IÒU TRÞ NéI NHA VI£M TñY
KH¤NG HåI PHôC nhãm R¡NG HµM
LíN HµM D¦íI Cã Sö DôNG HÖ THèNG
FILE ONE SHAPE


Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 60720601
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà


HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo, Viện Đào tạo Răng Hàm
Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà, người Thầy đã
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Dũng đã đóng góp cho
tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng Sau đại học - Trường Đại
học Y Hà nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong những năm qua.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên và ở bên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Trần Thị Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Trần Thị Ngọc Anh, học viên lớp Bác sĩ nội trú bệnh viện khóa 40,
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại
học Y Hà Nội.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2017

Người viết cam đoan

Trần Thị Ngọc Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTOT
RHL1

RHL2

:
:
:

Hệ thống ống tủy
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai hàm dưới


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tủy răng là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh
răng miệng. Điều trị nội nha đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các
răng bệnh lý và phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Coolidge, Prinz và Appleton đã đặt nền

móng cho điều trị nội nha dựa trên cơ sở lý thuyết y sinh học: coi một răng
không còn mô tủy vẫn là một đơn vị sống trên cung hàm. Cho đến nay, nguyên
tắc cơ bản của điều trị nội nha vẫn không thay đổi so với 40 năm trước, nguyên
tắc đó gọi là “tam thức nội nha”, bao gồm: vô trùng; làm sạch và tạo hình ống
tủy; trám bít hệ thống ống tủy kín khít theo ba chiều không gian.
Trải qua hơn một thế kỷ, đã có nhiều quan điểm mới trong điều trị nội
nha, song yếu tố quan trọng quyết định cơ bản cho điều trị nội nha thành công
là việc tạo hình hệ thống ống tủy [1]. Đây là giai đoạn giúp quyết định hiệu quả
của việc làm sạch bằng các dung dịch bơm rửa cũng như việc hàn kín khít được
hệ thống ống tủy [2]. Mục đích của việc tạo hình ống tủy là để loại bỏ hoàn
toàn mô tủy sống hoặc tủy hoại tử ra khỏi hệ thống ống tủy, giúp tạo một
khoảng trống cho việc bơm rửa làm sạch [2],[3]. Tuy nhiên, việc tạo hình ống
tủy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi của giải phẫu ống tủy [4]. Hơn nữa,
việc tạo hình phải đảm bảo giữ được hình dạng ban đầu của ống tủy, cũng như
không làm thay đổi vị trí và kích thước của lỗ chóp răng [2],[5],[6]. Việc tạo
hình tốt những ống tủy rất cong hay ống tủy dạng chữ S là nhiệm vụ rất khó
khăn, đặc biệt đối với những dụng cụ cầm tay bằng thép không rỉ truyền thống
[7],[8]. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và giúp cho việc tạo hình ống tủy dễ dàng
hơn nhiều dụng cụ tạo hình đã được ra đời, trong đó phải kể đến sự ra đời của
dụng cụ quay Ni-Ti. Dụng cụ quay Ni-Ti đã cho thấy hiệu quả trong việc đạt
được hình dạng ống tủy tối ưu đặc biệt đối với những ống tủy cong [9]. Độ đàn


12

hồi của dụng cụ Ni-Ti cho phép giảm sự chống lại thành ống tủy, đặc biệt trong
các ống tủy cong, do đó giúp giảm nguy cơ sai đường và duy trì tốt hơn hình
dạng ống tủy [1],[10]. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, các dụng cụ này có
thể bị gãy, chủ yếu là do sự uốn (sự mỏi) và ứng suất xoắn (biến dạng) [11],
[12],[13]. Ống tủy cong được cho là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự thất bại của

dụng cụ vì ứng suất xoắn và sự mỏi có chu kỳ [1],[2],[4].
One Shape là một hệ thống file tạo hình mới, do hãng Micro Mega,
Besancon, Pháp phát triển, việc tạo hình ống tủy được thực hiện chỉ với một
dụng cụ giúp việc sửa soạn ống tủy được đơn giản, an toàn và hiệu quả. Đặc
điểm của hệ thống file One Shape là nó được thiết kế đặc biệt với thiết diện
không đối xứng dọc theo toàn bộ phần cắt của file, mặt cắt thay đổi và lưỡi cắt
dài hơn giúp làm tăng hiệu quả cắt. Sự đơn giản của One Shape ở chỗ một file
dùng một lần giúp tiết kiệm thời gian tạo hình ống tủy hơn so với dụng cụ truyền
thống phải sử dụng từ 3-6 file. Sử dụng file một lần còn giảm nguy cơ gãy và lây
nhiễm chéo trong điều trị nội nha, làm cho bệnh nhân được an toàn hơn.
Hệ thống One Shape mới xuất hiện ở Việt Nam và hiện chưa có nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị nội nha của hệ thống này. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Kết quả điều trị nội nha viêm tủy không hồi
phục nhóm răng hàm lớn hàm dưới có sử dụng hệ thống file One Shape”
với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang nhóm răng hàm lớn hàm dưới
viêm tủy không hồi phục tại khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội và Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh răng hàm mặt – Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội năm 2016-2017.
2. Đánh giá kết quả điều trị nội nha của nhóm răng trên có sử dụng hệ
thống file One Shape.


13

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và chức năng tủy răng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy
1.1.1.1. Đặc điểm chung của hệ thống ống tủy

Tủy răng là mô mềm liên kết, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy
thân. Tủy răng trong buồng tủy gọi là tủy thân hay tủy buồng, tủy răng trong
ống tủy gọi là tủy chân. Các nguyên bào nằm sát vách hốc tủy có nhiệm vụ
duy trì sự sống của răng, cụ thể sự sống nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp
nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch
huyết và đầu tận cùng của thần kinh [14].
Hệ thống ống tủy (HTOT) là phần nối buồng tủy với lỗ chóp chân răng.
Người ta chia hệ thống ống tủy thành 3 phần: 1/3 cổ răng, 1/3 giữa, 1/3 chóp
răng. Sự thắt lại ở chóp là mốc rất quan trọng trong nội nha, có thể sử dụng để
quyết định chiều dài làm việc của ống tủy.
* Phân loại hình thái HTOT:
Theo Weine thì sự thay đổi thông thường ở HTOT của bất kỳ một chân
răng nào cũng có thể được phân thành 4 loại như sau:
- Loại I: có một ống tủy từ buồng tủy đến lỗ chóp chân răng.
- Loại II: có hai ống tủy tách ra từ buồng tủy, tạo thành hai ống tủy riêng biệt
nhưng gặp nhau ở gần chóp để tạo thành một ống tủy và ra khỏi chân bằng
một lỗ chóp.
- Loại III: có hai ống tủy tách ra từ buồng tủy tạo thành hai ống tủy riêng và đi
khỏi chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt.
- Loại IV: có một ống tủy từ buồng tủy nhưng sau đó chia ra thành hai ống tủy
riêng và đi ra khỏi chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt [15].


14

Hình 1.1. Phân loại hệ thống ống tủy theo Weine [15]
Việc chuẩn bị ống tủy ở dạng 2 và 3 sẽ khó khăn hơn dạng 1 và 4.
Diện cắt ngang ống tủy rất đa dạng, được phân loại ra thành dạng hình
tròn, hình oval, hình oval dẹt, dạng dẹt, hoặc dạng bất thường. Hình thái ống
tủy dạng không cân đối, dạng dải, hay dạng hình giọt nước thường gặp ở

những chân răng mà có 2 ống tủy, những chân răng có mặt lõm ở phía ngoài,
như chân gần của răng hàm lớn hàm dưới, chân gần ngoài của răng hàm lớn
hàm trên, răng cửa hàm dưới và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên.
Những ống tủy dạng oval dẹt thường gặp ở chân xa của răng hàm lớn
hàm dưới, nhóm răng hàm nhỏ hàm trên và dưới, nhóm răng cửa và răng nanh
hàm dưới. Những nghiên cứu đã thực hiện cho thấy 1 tỉ lệ khá lớn các ống tủy
có dạng oval và dạng oval dẹt, ngay cả ở phần chóp chân răng.
1.1.1.2. Giải phẫu hệ thống ống tủy nhóm răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới
a. Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới (RHL1) là răng mọc sớm
nhất lúc 6 tuổi, dễ bị sâu và là răng phải điều trị tủy với tần suất cao nhất [16],
[17].
- Bắt đầu ngấm vôi: sau sinh.
- Hoàn tất men: 2,5 – 3 tuổi.


15

- Mọc răng: 6 – 7 tuổi.
- Đóng xong chóp: 9 – 10 tuổi.
- Chiều dài trung bình: 21 mm [18].
* Thân răng:
RHL1 là răng to nhất ở hàm dưới. Nhìn từ phía mặt nhai thân răng có
hình ngũ giác với kích thước ngoài – trong gần tương đương kích thước gần –
xa. Răng có 5 múi: 2 múi ngoài, 2 múi trong và 1 múi xa. Kích thước các múi
theo thứ tự giảm dần là: gần trong, xa trong, gần ngoài, xa ngoài và xa. Năm
múi của mặt nhai tạo thành một mẫu hố rãnh đặc biệt có dạng chữ Y. Ngoài ra
còn có nhiều rãnh phụ [19].

Hình 1.2. Hình thể ngoài răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [18]

* Chân răng:
RHL1 thường có 2 chân: chân gần và chân xa, chiếm tỉ lệ khoảng
85,2%. Chân gần thường hơi dài và cong hơn chân xa [20]. Cả 2 chân răng
đều có chiều ngoài trong rộng hơn chiều gần xa. Trên thiết diện cắt ngang,
chân xa có dạng hình trứng hơn chân gần [21].


16

Hình 1.3. Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới nhìn từ phía má [22]
* Hệ thống ống tủy:
RHL1 thường có sừng tủy nhô cao và thường có 3 ống tủy: ống tủy gần
ngoài, gần trong và ống tủy xa. Ống tủy chân xa thường dễ thấy ngay sau khi mở
buồng tủy, ống tủy gần thường khó thấy hơn, cần mở rộng thẳng ngay sau núm
gần ngoài xuống. Hai lỗ ống tủy cách xa buồng tủy chính. Lỗ mở có hình tam
giác nếu răng có 3 ống tủy, có hình tứ giác nếu răng có 4 ống tủy. Ống tủy xa cấu
trúc thẳng, dẹt theo chiều gần - xa.
Mặt cắt trong - ngoài: hệ thống ống tủy ở chân gần phức tạp hơn ở chân
xa do có mặt ống tủy thứ 2. Chân xa có 1 ống tủy rộng. Sừng tủy nhô cao
trong phần lớn các trường hợp. Các ống tủy có thể thay đổi từ cong, rất cong,
hay thẳng. Hai ống tủy có thể hợp nhất ở vùng cuống răng và thoát ra khỏi
chân răng bởi một lỗ cuống răng duy nhất hoặc hai ống tủy với hai lỗ cuống
răng. Chân xa thường có phần trần buồng tủy rộng, có thể có 2 chân xa bị chia
cắt 1 phần hay toàn bộ bởi đảo ngà.
Mặt cắt gần - xa: khoang tủy ở phía gần và xa đều nằm chính giữa thân
răng và chân răng. Các sừng tủy có thể nhô cao, vừa phải, hoặc bằng phẳng.
Buồng tủy thường có hình vuông. Chân răng và các ống tủy gần tương đối
cong. Ống tủy xa đôi chút rộng hơn ống tủy gần và thuôn nhỏ về phía cuống.
Lỗ ống tủy thường nằm lệch về phía xa của chân răng.



17

Mặt ngoài

Mặt nhai

Mặt trong

Mặt xa
Mặt nhai
Mặt gần
Hình 1.4. Hình thể trong răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [23]

Hình 1.5. Thiết diện cắt ngang răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [22]
* Một số nghiên cứu về răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới:


18

- Trương Mạnh Dũng và cộng sự nghiên cứu trên 28 răng 6 hàm dưới cho kết
quả tỉ lệ răng có 4 ống tủy là 56,3% [24].
- Lê Hưng nghiên cứu trên 50 răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới cho kết quả
66% răng có 4 ống tủy [25].
- Trong nghiên cứu của Swartz và cộng sự, tỉ lệ thành công của răng được điều
trị nội nha là 87,79%, tỉ lệ thành công đối với răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới là 81,48% [26].
- Nghiên cứu của Gulabivala và cộng sự (2002) trên 118 răng số 6 hàm dưới
(đã nhổ) cho thấy có 13% có 3 chân (chân xa tách thành 2 chân) và 80%
(những trường hợp có 1 chân xa) chỉ có 1 ống tủy. Trong đó răng có 2 ống tủy

là 5,1%, răng có 3 ống tủy là 61%, răng có 4 ống tủy là 30,5% và trên 4 ống
tủy là 3,4% [27].
- Lê Hồng Vân nghiên cứu 36 răng số 6 hàm dưới cho thấy 19 răng có 3 ống
tủy, 17 răng có 4 ống tủy [28].
- Kim E và cộng sự (2005) nghiên cứu về độ dài của ống tủy cho thấy độ dài
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở người Hàn Quốc ống tủy gần ngoài là
19,2mm, ống tủy gần trong, xa ngoài, xa trong đều dài trung bình là 19mm.
Người da trắng ống tủy gần ngoài là 21mm, các ống tủy còn lại trung bình là
20,5mm [29].
- Một đánh giá dựa trên tổng hợp kết quả của 41 nghiên cứu trên tổng cộng
18781 răng cho kết quả về đặc điểm giải phẫu chân răng và HTOT răng 6
dưới như sau: có 13% RHL1 có 3 chân răng; 61,3% răng có 3 ống tủy, 34,7%
răng có 4 ống tủy và 0,8% răng có 5 ống tủy.
b. Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai hàm dưới
- Thời gian mọc trung bình: 11-13 tuổi
- Thời gian đóng cuống: 14-15 tuổi
- Chiều dài trung bình: 19,8mm


19

Hình 1.6. Hình thể ngoài răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai hàm dưới [18]
Về mặt giải phẫu, răng hàm lớn thứ hai hàm dưới (RHL2) có những
điểm tương tự như RHL1. Tuy nhiên có kích thước nhỏ hơn, cân đối hơn,
chân răng ít choãi hơn và cong đều ở 1/3 chóp [18].
Theo Tronstad, 15% RHL2 có 1 chân, 84% có 2 chân và 1% có 3 chân,
3% số răng có 1 ống tủy, 13% có 2 ống tủy, 77% có 3 ống tủy và 7% có 4 ống
tủy [30].

Hình 1.7. Thiết diện cắt ngang răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai hàm dưới [22]



20

Hình thái và cấu trúc buồng tủy RHL2 trên mặt cắt trong - ngoài phức
tạp. Buồng tủy hình vuông hay hình tam giác, chân gần thường thấy 2 ống
tủy, hiếm khi thấy 1 ống tủy. Ống tủy chân gần nhiều khi rất cong hoặc thấy 1
ống tủy thoát ra đúng lỗ cuống răng. Đa số 2 ống tủy chân gần thoát ra khỏi
chân răng bởi 1 lỗ cuống chung.
Kết quả nghiên cứu của Gulabivala và cộng sự (2001) trên 134 RHL2 có
58% răng có 2 chân riêng rẽ; 22,4% có 1 chân hình chữ C; 14,9% có 2 chân
dính liền; 4,5% có chân đơn hình nón [27].
Kim E nghiên cứu độ dài ống tủy RHL2 ở người Hàn Quốc và người da
trắng cho thấy ở người Hàn Quốc ống tủy gần ngoài trung bình dài 19mm,
ống tủy gần trong 18,9mm và ống xa 18,5mm, trong khi đó ở người da trắng
ống tủy gần ngoài là 21mm, gần trong 21,5mm và ống xa là 20mm [29].
Ống tủy chân xa rất rộng nên buồng tủy chân xa khó xác định, chân xa có
thể có 1 hoặc 2 ống tủy tách nhau hoàn toàn hoặc 1 phần. Ống tủy có kích thước
rộng theo chiều gần - xa, thuôn nhỏ dần từ buồng tủy tới gần chỗ thắt hẹp lỗ
cuống răng. Lỗ cuống răng thường ở đỉnh chóp chân răng hoặc hơi lệch về phía
gần hoặc phía xa. Phía trong của 2 đỉnh núm gần và điểm trên rãnh giữa của 2
núm xa là mốc xác định điểm hở tủy. Vì độ nghiêng gần của lỗ tủy chân xa lớn
về phía gần, nên lỗ mở tủy ko cần rộng về phía xa như RHL1. Lỗ mở tủy hình
tứ giác ko đều, cạnh gần rộng hơn cạnh xa.
1.1.2. Phân loại bệnh lý tủy răng và biến chứng
1.1.2.1. Phân loại bệnh lý tủy
Có nhiều cách phân loại bệnh tuỷ răng như dựa vào triệu chứng lâm
sàng, tổn thương trên giải phẫu bệnh hay chỉ định điều trị.
* Phân loại theo L.J. Baume:
- Nhóm 1: tủy sống, không có triệu chứng, bị tổn thương do tai nạn hay lỗ sâu,

tủy có thể được bảo vệ bằng cách che tủy.
- Nhóm 2: tủy sống, có triệu chứng, thử bảo tồn tủy bằng cách che tủy hoặc lấy


21

tủy từng phần.
- Nhóm 3: tủy sống, cần phải lấy tủy và hàn ống tủy vì các lý do triệu chứng,
phục hình, tai nạn do thầy thuốc gây ra.
- Nhóm 4: tủy hoại tử có nhiễm trùng ngà chân răng kèm theo có hoặc không
có biến chứng quanh chóp, cần phải điều trị ống tủy, sát khuẩn ống tủy và hàn
kín ống tủy đến chóp.
Các nhóm được phân loại cụ thể như sau:
- Nhóm 1: nhạy cảm ngà.
- Nhóm 2: viêm ngà, xung huyết tủy, viêm tủy.
- Nhóm 3: viêm tủy cấp thanh dịch, viêm tủy cấp mủ, viêm tủy mạn, viêm tủy
bán cấp, viêm tủy loét, viêm tủy phì đại, viêm tủy xơ không tiến triển, viêm
tủy calci hóa không tiến triển, nội tiêu.
- Nhóm 4: hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử sinh hơi, bệnh lý viêm vùng quanh
cuống có nguồn gốc tủy răng.
* Phân loại theo triệu chứng:
Vì có rất ít hoặc không có mối liên hệ giữa khám phá mô học của bệnh
lý tủy và các triệu chứng chẩn đoán và phân loại bệnh lý tủy dựa trên các dấu
hiệu lâm sàng hơn là dựa vào khám phá mô bệnh học.
- Viêm tủy có hồi phục.
- Viêm tủy không hồi phục.
- Viêm tủy phì đại.
- Tủy hoại tử.
- Thoái hóa tủy.
- Nội tiêu [14].

1.1.2.2. Biến chứng của bệnh viêm tủy
Tiến triển của viêm tủy là các bệnh lý vùng cuống răng. Có nhiều cách
phân loại bệnh lý vùng cuống.
* Phân loại theo triệu chứng lâm sàng:
- Viêm quanh cuống cấp tính.


22

- Viêm quanh cuống mạn tính.
- Viêm quanh cuống bán cấp.
* Phân loại theo giải phẫu bệnh:
- Viêm quanh cuống cấp tính: gồm 2 thể:
+ Viêm quanh cuống cấp tính đơn thuần.
+ Áp xe quanh cuống cấp tính.
- Viêm quanh cuống mạn tính: gồm các thể bệnh chỉ chẩn đoán phân biệt được
nhờ giải phẫu bệnh:
+ U hạt đơn giản.
+ U hạt có mủ.
+ U hạt có biểu mô.
+ U hạt xơ hóa.
+ Nang cuống răng.
+ Tiêu cuống răng.
+ Xương xơ hóa cuống răng.
+ Dính khớp răng.
* Phân loại theo lâm sàng – giải phẫu bệnh:
Năm 1985, dựa vào triệu chứng lâm sàng và tổn thương mô bệnh học,
Ingle đã phân loại bệnh cuống răng như sau:
- Thể bệnh đau: viêm quanh cuống cấp tính: các thể viêm tiến triển như áp xe
quanh cuống cấp tính, áp xe tái phát của thể mạn tính, áp xe quanh cuống bán

cấp.
- Thể bệnh không đau:
+ Viêm xương đặc vùng cuống răng.
+ Viêm mạn tính cuống răng.
+ Viêm mạn tính tiến triển: u hạt quanh cuống, nang cuống răng, túi
mủ mạn tính cuống răng.


23

* Phân loại của Hess:
- Viêm quanh cuống răng cấp tính:
+ Viêm quanh cuống cấp tính tiên phát.
+ Viêm quanh cuống cấp thứ phát, là cơn kịch phát của một viêm quanh
cuống mạn tính.
- Viêm quanh cuống mạn tính.
+ Xơ hóa và thoái hóa dây chằng quanh cuống răng.
+ U hạt có 2 loại: u hạt đơn giản và u hạt có biểu mô.
+ Nang chân răng [31].
* Một số nghiên cứu về bệnh lý tủy nhóm răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới
- Trương Mạnh Dũng và cộng sự nghiên cứu trên 28 răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm dưới có chỉ định điều trị nội nha không phẫu thuật, kết quả: răng
viêm tủy không hồi phục chiếm tỉ lệ 63,47%, nguyên nhân chủ yếu là do biến
chứng của sâu răng với tỉ lệ 92,3% [24].
- Theo Nguyễn Thị Phương Ngà nghiên cứu 28 răng 6 hàm dưới cho kết quả:
60,71% viêm tủy không hồi phục; 28,57% viêm quanh cuống cấp; 10,72%
viêm quanh cuống mạn [32].
1.2. Nguyên tắc điều trị nội nha
Nguyên tắc cơ bản của điều trị nội nha là “tam thức nội nha”:
- Vô trùng.

- Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.
- Hàn kín ống tủy theo ba chiều không gian [33].
1.2.1. Vô trùng
Là tạo ra hàng rào bảo vệ tránh lây nhiễm chéo theo nguyên tắc chung
của điều trị y học.
Các biện pháp vô trùng trong điều trị nội nha bao gồm:
- Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ nội tuỷ


24

- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn ống tuỷ
- Cô lập răng: thường sử dụng đam cao su:
+ Bảo vệ bệnh nhân khỏi các dụng cụ, các mảnh vô cơ và hữu cơ từ mô
tủy bệnh, các dung dịch sát khuẩn ống tủy.
+ Cách ly các hệ thống ống tủy với nước bọt, máu và dịch mô từ môi
trường miệng, khống chế nhiễm khuẩn chéo giữa hệ thống ống tủy với các
yếu tố trong môi trường miệng.
+ Bảo vệ mô mềm.
+ Thuận lợi cho các nha sĩ nhìn rõ miệng ống tủy khi thực hiện các thao
tác lâm sàng.
1.2.2. Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy
Năm 1974, Schilder đưa ra 5 mục tiêu cơ học và 5 mục tiêu sinh học
của việc làm sạch và tạo hình hệ thống ống tuỷ. Quan điểm này vẫn được áp
dụng trong điều trị và nghiên cứu nội nha.
* Nguyên tắc cơ học
- Tạo hình ống tuỷ dạng thuôn liên tục về phía cuống răng.
- Đường kính nhỏ nhất sau khi chuẩn bị ống tuỷ tại đường ranh giới cement ngà.
- Tạo thành ống tuỷ có hình thuôn, thành trơn nhẵn và phải giữ được hình dạng
ban đầu của ống tuỷ theo ba chiều trong không gian.

- Giữ đúng vị trí nguyên thuỷ của lỗ cuống răng.
- Giữ đúng kích thước ban đầu của lỗ cuống răng.
* Nguyên tắc sinh học
- Phần tác dụng hiệu lực của dụng cụ nội tuỷ chỉ được giới hạn trong lòng
HTOT.
- Tránh đẩy những yếu tố như vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, các mảnh tuỷ hoại tử
và bùn ngà ra vùng cuống răng.


25

- Làm sạch toàn bộ các thành phần nhiễm khuẩn trong HTOT tạo ra một
khoang phù hợp về sinh hoá học.
- Hoàn tất việc làm sạch, tạo hình mỗi ống tuỷ trong một lần điều trị.
- Tạo khoang tuỷ đủ rộng cho việc đặt thuốc nội tuỷ và thấm một phần dịch rỉ
viêm từ mô cuống răng và lòng nội tuỷ.
1.2.2.1. Làm sạch hệ thống ống tủy
Làm sạch hệ thống ống tủy gồm: làm sạch cơ - sinh học và làm sạch cơ
- hóa học, đảm bảo loại trừ được các tác nhân gây bệnh như các mảnh hữu cơ
từ mô tủy hoại tử, vi khuẩn, sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn, mùn ngà, các
bó sợi tạo keo của mô tủy, sỏi tủy, và các chất hàn cũ khỏi hệ thống ống tủy…
nhằm tạo ra một khoang vô khuẩn để tiếp nhận chất hàn.
* Các dung dịch bơm rửa ống tủy:
- Natri hypochlorit (NaOCl): Từ năm 1971, Grey đã phát hiện đặc tính tiêu hủy
mô và sát khuẩn của NaOCl. Baumgartner và Mader cho rằng NaOCl 2,5%
làm tiêu cặn hữu cơ, loại bỏ vi khuẩn, làm tan tổ chức tủy còn sót.
Theo Harrison và Hand (1981), ở nồng độ 2,5% NaOCl có các đặc tính sau:
+ Diệt khuẩn phổ rộng.
+ Tiêu mô hoại tử.
+ Làm trơn, làm sạch ngà mủn suốt chiều dài ống tủy.

- Các chất tạo chelat:
Gồm 2 loại: EDTA (etylen diamine tetra acetate) và REDTA (hydroxide
ecetyl trimethyl amonium bromie). Các chất này tạo phức hợp vòng càng với
ion Ca2+ của ngà mềm mủn dọc thành ống tủy làm tăng hiệu lực cắt của dụng
cụ tạo hình. Trường hợp ống tủy tắc có thể đặt lại ống tủy sau vài ngày [34],
[35].
Hiệu quả của EDTA trên ngà phụ thuộc vào nồng độ của EDTA và thời
gian tiếp xúc.
- Chlorhexidine:
Thuộc nhóm biguaride với cơ chế tác dụng làm thay đổi màng tế bào vi


×