Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm TINH DỊCH và đặc điểm DI TRUYỀN ở NAM GIỚI mắc hội CHỨNG OAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***------

NGUYỄN BÁ SƠN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TINH DỊCH
VÀ ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN Ở NAM GIỚI
MẮC HỘI CHỨNG OAT

LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***------

NGUYỄN BÁ SƠN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TINH DỊCH
VÀ ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN Ở NAM GIỚI
MẮC HỘI CHỨNG OAT
Chuyên ngành: Y Sinh học - Di truyền


Mã số: 62726201
LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Lương Thị Lan Anh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. BS. Lương Thị Lan Anh,
phụ trách Bộ môn Y Sinh học - Di truyền, Trường Đại học Y Hà Nội đồng
thời là phụ trách Trung tâm Tư vấn Di truyền, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
người đã dành cho tôi sự quan tâm, trực tiếp chỉ bảo tận tình từ những bước
đầu trong quá trình nghiên cứu đến khi hoàn thiện khóa luận, cô đã đặt những
viên gạch đầu tiên làm nền móng cho con đường nghiên cứu khoa học của tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Đức Phấn,
nguyên Trưởng bộ môn Y Sinh học - Di truyền, TS. Nguyễn Thị Trang, Bộ
môn Y Sinh học - Di truyền, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình hướng
dẫn và giúp đỡ hết lòng trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn:
Toàn thể Thầy Cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Y sinh học - Di
truyền Trường Đại học Y Hà Nội đã luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ tôi và
cho tôi những lời khuyên quý báu.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo sau đại
học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
học tập, hoàn thành khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng kính yêu sâu sắc đến bố mẹ và những người thân trong
gia đình, bạn bè, đã luôn ở bên hỗ trợ, cổ vũ và động viên tôi hoàn thành khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2017

Bác sỹ nội trú
Nguyễn Bá Sơn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Bá Sơn, học viên bác sĩ nội trú khóa 40, chuyên ngành Y
Sinh học - Di truyền, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Lương Thị Lan Anh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được sự xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Bá Sơn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AZF

Azoospermia Factor

BMI

Body Mass Index


DNA

Deoxyribonucleoid Acid

FSH

Follicle Stimulating Hormone

GnRH

Gonadotropin Releasing Hormone

ICSI

Intracytoplasmic Sperm Injection

ISCN

International System For Human Cytogenetic
Nomenclature

IVF

In Vitro Fertilisation

LH

Luteinizing Hormone


NST

Nhiễm sắc thể

OAT

Oligo-Astheno-Teratozoospermia

PCR

Polymerase Chain Reacion

SCOs

Sertoli Cell Only symdrome

STS

Sequence Tagged Site

TESE

Testicular Sperm Extracion

WHO

World Health Organization


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1. Hội chứng OAT................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng.....................................................................................3
1.1.3. Chẩn đoán..................................................................................................3
1.1.4. Phân loại....................................................................................................4
1.1.5. Nguyên nhân..............................................................................................4
1.2. Đặc điểm tinh dịch của hội chứng OAT.............................................................9
1.2.1. Tinh dịch đồ...............................................................................................9
1.2.2. Nồng độ fructose trong tinh dịch...............................................................10
1.2.3. Nồng độ kẽm trong tinh dịch.....................................................................11
1.3. Đặc điểm di truyền của hội chứng OAT...........................................................11
1.3.1. Các bất thường NST gây hội chứng OAT..................................................11
1.3.2. Các rối loạn di truyền ở mức độ phân tử....................................................16
1.4. Tình hình nghiên cứu về hội chứng OAT trên thế giới và Việt Nam..................27
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng OAT trên thế giới...............................27
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về hội chứng OAT tại Việt Nam..............................28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................29
2.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................................29
2.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................29
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.......................................................................30
2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu............................................................32
2.5.1.Xét nghiệm tinh dịch đồ............................................................................32
2.5.2. Định lượng nồng độ fructose tinh dịch bằng phương pháp ROE................33
2.5.3. Định lượng nồng độ kẽm trong tinh dịch bằng phương pháp 5-Br-PAPS..........34


2.5.4. Phân tích NST của bệnh nhân mắc hội chứng OAT...................................35

2.5.5. Quy trình tách chiết DNA.........................................................................36
2.5.6. Kỹ thuật Multipelx PCR phát hiện mất đoạn AZFabcd trên NST Y............37
2.6. Xử lý số liệu...................................................................................................38
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu....................................................................39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................40
3.1. Đặc điểm chung của nam giới mắc hội chứng OAT.........................................40
3.1.1. Phân bố tuổi.............................................................................................40
3.1.2. Phân bố mức độ hội chứng OAT...............................................................40
3.2. Đặc điểm tinh dịch của nam giới mắc hội chứng OAT.....................................41
3.2.1. Thể tích tinh dịch......................................................................................41
3.3.2. Một số chỉ số về chất lượng tinh trùng của nam giới mắc hội chứng OAT. .42
3.2.3. pH tinh dịch..............................................................................................42
3.2.4. Độ nhớt tinh dịch.....................................................................................43
3.2.5. Nồng độ fructose và kẽm trong tinh dịch..................................................43
3.3. Phân tích kết quả NST ở nam giới mắc hội chứng OAT...................................45
3.3.1. Tỷ lệ bất thường NST...............................................................................45
3.3.2. Tỷ lệ các bất thường NST.........................................................................46
3.3.3. Phân loại các karyotyp bất thường............................................................46
3.3.4. Bất thường NST theo mức độ hội chứng OAT...........................................48
3.3.5. Phân loại các karryotyp bất thường theo mức độ hội chứng OAT...............48
3.4. Kết quả phát hiện mất đoạn AZFabcd trên NST giới tính Y.............................49
3.4.1. Tỷ lệ mất đoạn AZFabcd trên NST giới tính Y..........................................49
3.4.2. Phân loại vị trí mất đoạn AZFabcd trên NST giới tính Y............................50
3.4.3. Phân bố mất đoạn AZF theo locus gen......................................................50
3.4.4. Phân bố tỷ lệ mất đoạn..............................................................................51
3.4.5. Tỷ lệ mất đoạn theo mức độ hội chứng OAT.............................................52
3.4.6. Phân bố mất đoạn theo mức độ hội chứng OAT.........................................52
3.5. Mối liên quan giữa bất thường NST và mất đoạn nhỏ trên NST Y....................53



3.6. Mối liên quan giữa đặc điểm tinh dịch và bất thường di truyền........................54
Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................58
4.1. Đặc điểm tinh dịch của nam giới mắc hội chứng OAT.....................................58
4.2. Bất thường nhiễm sắc thể của nam giới mắc hội chứng OAT...........................60
4.2.1. Tỷ lệ bất thường NST của nam giới mắc hội chứng OAT...........................60
4.2.2. Các kiểu bất thường NST ở nam giới mắc hội chứng OAT........................61
4.2.3. Các bất thường NST theo mức độ hội chứng OAT.....................................68
4.3. Mất đoạn nhỏ trên NST giới tính Y của nam giới mắc hội chứng OAT.............68
4.3.1. Tỷ lệ mất đoạn nhỏ trên NST giới tính Y của nam giới mắc hội chứng
OAT......................................................................................................68
4.3.2. Sự phân bố mất đoạn AZFabcd ở nam giới mắc hội chứng OAT................69
4.3.3. Phân bố mất đoạn AZF theo locus gen......................................................71
4.3.4. Tỷ lệ mất đoạn nhỏ trên NST Y theo mức độ hội chứng OAT....................72
4.4. Mối liên quan giữa bất thường NST và mất đoạn nhỏ trên NST Y ở nam giới
mắc hội chứng OAT.....................................................................................73
4.5. Mối liên quan giữa đặc điểm tinh dịch và bất thường di truyền........................74
4.5.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm tinh dịch đồ và bất thường di truyền. .74
4.5.2. Mối liên quan giữa nồng độ fructose và kẽm với bất thường di truyền..........74
KẾT LUẬN............................................................................................................75
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên nhân dẫn tới mật độ tinh trùng ít.....................................................5
Bảng 1.2. Nguyên nhân thay đổi nồng độ hormon sinh dục liên quan tới mật độ tinh
trùng ít......................................................................................................7
Bảng 1.3. Các gen trên NST Y liên quan tới sinh tinh................................................17
Bảng 1.4. Các gen nằm trên NST thường liên quan tới vô sinh nam...........................18

Bảng 1.5. Tỷ lệ mất đoạn AZFd ở nam giới có mật độ tinh trùng ít............................24
Bảng 2.1. Các thành phần của phản ứng multiplex PCR............................................37
Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố tuổi của nam giới mắc hội chứng OAT..........................40
Bảng 3.2. Một số chỉ số về chất lượng tinh trùng của nam giới mắc hội chứng OAT. .42
Bảng 3.3. Đặc điểm pH tinh dịch của nam giới mắc hội chứng OAT..........................42
Bảng 3.4. Phân tích kết quả xét nghiệm fructose, kẽm trong tinh dịch của nam giới
mắc hội chứng OAT................................................................................44
Bảng 3.5. Nồng độ fructose và kẽm trong tinh dịch theo

mức độ

hội chứng OAT........................................................................................44
Bảng 3.6. Phân bố các kiểu karyotyp bất thường ở nam giới

mắc hội

chứng OAT.............................................................................................46
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ karyotyp theo mức độ hội chứng OAT..................................48
Bảng 3.8. Các karyotyp bất thường theo mức độ hội chứng OAT...............................48
Bảng 3.9. Vị trí mất đoạn trên NST Y ở nam giới OAT..............................................50
Bảng 3.10. Phân bố mất đoạn AZF theo locus gen.....................................................51
Bảng 3.11. Tỷ lệ mất đoạn của từng vị trí STS trên tổng số vị trí mất đoạn.................51
Bảng 3.12. Tỷ lệ mất đoạn nhỏ trên NST Y theo mức độ hội chứng OAT...................52
Bảng 3.13. Phân bố mất đoạn AZF theo mức độ hội chứng OAT...............................52
Bảng 3.14. Phân bố đột biến NST và mất đoạn nhỏ trên NST Y theo mức độ hội chứng


OAT........................................................................................................54
Bảng 3.15. Liên quan giữa mất đoạn AZF và bất thường NST...................................54
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa chất lượng tinh dịch và bất thường di truyền.............55

Bảng 3.17. So sánh chất lượng tinh trùng giữa nhóm bất thường di truyền và nhóm
bình thường.............................................................................................56
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ fructose và kẽm trong tinh dịch tới bất thường
di truyền..................................................................................................57
Bảng 4.1. Tỷ lệ bất thường NST của nam giới mắc hội chứng OAT theo một số tác giả
trên thế giới.............................................................................................60
Bảng 4.2. Tỷ lệ bất thường NST thường và NST giới tính ở nam giới mắc hội chứng
OAT theo các tác giả trên thế giới............................................................62
Bảng 4.3. Phát hiện chuyển đoạn hòa hợp tâm ở nam giới mắc hội chứng OAT của các
nghiên cứu trên thế giới...........................................................................64
Bảng 4.4. Các bất thường NST liên quan tới đảo đoạn NST số 9 ở nam giới mắc hội
chứng OAT.............................................................................................65
Bảng 4.5. Tỷ lệ mất đoạn nhỏ trên NST Y ở nam giới mắc hội chứng OAT theo một số
tác giả trên thế giới..................................................................................69


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc NST Y, vùng AZFabc và các nhóm gen ......................20
Hình 1.2. Mô tả mất đoạn và các marker xác định mất đoạn AZFabc.....................22
Hình 1.3. Cấu trúc và sự sắp xếp lại các đoạn gen của đoạn AZFc..........................23
Hình 2.1. Hình ảnh minh họa kết quả phản ứng multiplex PCR..............................38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng OAT (Oligo-Astheno-Teratozoospermia) là tình trạng tinh trùng
trong tinh dịch có mật độ ít, độ di động yếu và tỷ lệ bất thường cao [1]. Theo tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) năm 2010, hội

chứng OAT là tình trạng phối hợp của 3 biểu hiện sau trên tinh dịch đồ: Mật độ tinh
trùng dưới 15 triệu/ml, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới dưới 32% và tỷ lệ tinh trùng
bình thường dưới 4% [2].
Hội chứng OAT là biểu hiện thường gặp của nam giới vô sinh [3]. Theo Ku
P. tỷ lệ hội chứng OAT chiếm khoảng 8,5% nam giới tới xét nghiệm tinh dịch đồ
và chiếm 12,5% nam giới có tinh dịch đồ bất thường [4]. Theo Vijayalakshmi J. và
cộng sự tỷ lệ hội chứng OAT chiếm 14,6% nam giới có tinh dịch đồ bất thường.
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng OAT có nhiều, trong đó 70% có thể xác định
nguyên nhân [5]. Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới hội chứng OAT là: giãn tĩnh
mạch thừng tinh, chấn thương tinh hoàn, bất thường NST, mất đoạn nhỏ trên NST
Y… Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong thái độ xử lý
đúng và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có ai thống kê một cách
cụ thể các nguyên nhân dẫn tới hội chứng OAT.
Các xét nghiệm di truyền được chú trọng trong chẩn đoán nguyên nhân gây
hội chứng OAT, giúp chẩn đoán các bất thường di truyền ở cả mức độ NST và mức độ
phân tử. Mỗi bất thường di truyền sẽ có hướng can thiệp và điều trị khác nhau: thụ tinh
trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng (ICSI), nhận tinh
trùng từ người cho… Nghiên cứu đặc điểm di truyền ở nam giới vô sinh nói chung và
nam giới mắc hội chứng OAT nói riêng trên thế giới đã được thực hiện. Ở Việt Nam,
nhiều năm trước, do áp lực giảm tốc độ gia tăng dân số nên vấn đề vô sinh đôi khi bị
lãng quên hay cố tình né tránh. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta phát
triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, vô sinh trở thành một vấn đề sức khỏe sinh
sản được xã hội và ngành y tế quan tâm. Có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan tới vấn
đề vô sinh nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một các hệ thống các đặc điểm di


2

truyền của nam giới mắc hội chứng OAT. Với yêu cầu đó, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm tinh dịch và đặc điểm di truyền ở nam giới mắc hội chứng

OAT”. Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả đặc điểm tinh dịch của nam giới mắc hội chứng OAT.
2. Xác định tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể và mất đoạn nhỏ vùng AZF ở
nam giới mắc hội chứng OAT.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Hội chứng OAT
1.1.1. Khái niệm
Hội chứng OAT (Oligo-Astheno-Teratozoospermia) là biểu hiện thường gặp
ở nam giới vô sinh, đó là tình trạng tinh trùng trong tinh dịch có mật độ ít, độ di
động yếu và tỷ lệ bất thường cao [1].
Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2010, hội chứng OAT (Oligo-AsthenoTeratozoospermia) là tình trạng phối hợp của ba biểu hiện sau trên tinh dịch đồ: Mật
độ tinh trùng dưới 15 triệu/ml (Oligozoospermia), tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới
dưới 32% (Asthenozoospermia) và tỷ lệ tinh trùng bình thường dưới 4%
(Teratozoospermia) [2].
Dựa trên tiêu chuẩn của WHO năm 2010, nếu tinh dịch đồ bất thường phải
xét nghiệm lại lần thứ hai cách lần thứ nhất ít nhất 6 ngày và xa nhất dưới ba tháng
[2]. Để khẳng định một trường hợp không có tinh trùng cần xét nghiệm ít nhất 2 lần
đồng thời phải ly tâm tinh dịch tìm tinh trùng [6].
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử là rất quan trọng đối với nam giới
mắc hội chứng OAT [7]. Trên lâm sàng nên chú ý khai thác tiền sử chấn thương,
viêm nhiễm, giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tinh hoàn lạc chỗ và các tiền sử bệnh lý
gây giảm hormon sinh dục…
Cũng giống như vô sinh nam nói chung, triệu chứng lâm sàng của hội chứng
OAT hầu hết không rõ ràng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh [8]. Với những bệnh

nhân OAT do bất thường nội tiết, trên lâm sàng có thể thấy các đặc tính sinh dục nam
kém phát triển: giọng nói cao, tóc dài, ngực và mông phát triển, hoạt động tình dục
kém hoặc rối loạn. Khi thăm khám nam khoa, tinh hoàn lạc chỗ hoặc không. Tuy
nhiên, một số bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng.
1.1.3. Chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2010, chẩn đoán hội chứng OAT khi có
đồng thời cả ba biểu hiện sau trên tinh dịch đồ: Mật độ tinh trùng < 15 triệu/ml; tỷ
lệ tinh trùng di động tiến tới < 32%; tỷ lệ tinh trùng bình thường < 4% [2].


4

Nếu tinh dịch đồ bất thường phải xét nghiệm lại lần thứ hai cách lần thứ
nhất ít nhất 6 ngày và xa nhất dưới ba tháng [9].
1.1.4. Phân loại


Theo mức độ : Dựa vào mật độ tinh trùng, hội chứng OAT được chia làm ba

mức độ [10]:
 Hội chứng OAT mức độ nhẹ: mật độ tinh trùng 10 ÷ 15 triệu /ml.
 Hội chứng OAT mức độ trung bình: mật độ tinh trùng 5 ÷ 10 triệu/ml.
 Hội chứng OAT mức độ nặng: mật độ tinh trùng 0 ÷ 5 triệu/ml.


Theo cơ chế gây bệnh

- OAT do tắc nghẽn một phần: Nồng độ FSH bình thường tương ứng với thể
tích tinh hoàn bình thường [11]. Siêu âm tinh hoàn có thể thấy dấu hiệu của tắc
nghẽn, vị trí tắc nghẽn, rối loạn cấu trúc tinh hoàn như nhu mô không đồng

nhất, các hạt vôi hóa, mào tinh giãn … Siêu âm Doppler màu có thể xác định
được giãn tĩnh mạch tinh hay các viêm nhiễm [11]. Nồng độ fructose trong tinh
dịch giảm. Ngoài ra, trong một số trường hợp mật độ tinh trùng ít có liên quan
tới sự xuất hiện của kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh [12]. Xét
nghiệm trực tiếp IgG để sàng lọc phát hiện kháng thể kháng tinh trùng là rất tốt
vì nó đơn giản và độ nhạy cao. Nếu kết quả dương tính, nên làm thêm các xét
nghiệm sâu hơn để chẩn đoán xác định [13].

- OAT không do tắc nghẽn: Nồng độ FSH, testosterol giảm hoặc đôi khi bình
thường. Siêu âm tinh hoàn có thể thấy tinh hoàn kém phát triển hoặc không
có tinh hoàn, cũng có nhiều trường hợp không phát hiện gì bất thường. Định
lượng nồng độ fructose, kẽm trong tinh dịch bình thường.
1.1.5. Nguyên nhân
Trước một bệnh nhân vô sinh nam nói chung và hội chứng OAT nói riêng,
điều quan trọng là chẩn đoán nguyên nhân để có hưởng xử trí đúng đắn. Khoảng
70% nam giới mắc hội chứng OAT là có thể xác định nguyên nhân, còn lại 30% là
không rõ nguyên nhân [5]. Theo giải phẫu, nguyên nhân gây hội chứng OAT chia
làm ba loại: Nguyên nhân trước tinh hoàn, nguyên nhân tại tinh hoàn và nguyên


5

nhân sau tinh hoàn [14].
Bảng 1.1. Nguyên nhân dẫn tới mật độ tinh trùng ít [14]
Nguyên nhân trước tinh

Nguyên nhân tại tinh

Nguyên nhân sau tinh


hoàn

hoàn

hoàn

(Hormon không đầy đủ hoặc

(Sự sản xuất tinh dịch

(Quá trình xuất tinh qua

chức năng của tinh hoàn

của tinh hoàn không đầy

ống dẫn tinh không đầy

không đầy đủ)
Thiểu năng sinh Bất

Bất
thường

dục

bẩm sinh

(u


vùng thường

đủ)
Mất đoạn nhỏ Bất
trên NST Y,

thường

ống dẫn

dưới đồi, tuyến bẩm

Klinefelter,

bẩm sinh

tính, Bất

yên, hội chứng sinh

Tinh hoàn lạc

thường ống

chỗ,

phóng tinh

Kallman
Viêm


Nhiễm

nhiễm

huyết

Lối sống

Bệnh
thống

đủ)
Bất thường

trùng Viêm
nhiễm

Quai bị

Viêm

Viêm nhiễm

Sốt rét

nhiễm

tiền


liệt

Béo phì,

Gia

Giãn

tuyến
tĩnh Do hậu quả của quá

Hút thuốc,

tăng

mạch

thừng trình điều trị các bệnh lý

Rượu
nhiệt độ tinh
đường sinh dục ngoài
hệ Đái tháo đường, Miễn
Bệnh tự miễn,
xơ gan, suy thận

dịch

Kháng


tinh

trùng Ab
Nguyên nhân gây hội chứng OAT có rất nhiều, dưới đây là một vài nguyên
nhân hay gặp.


Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Là nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng OAT, chiếm 30% nam giới vô

sinh và chiếm 70 ÷ 80% nam giới vô sinh thứ phát [8]. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
lâm sàng là tình trạng giãn xoắn của tĩnh mạch tinh có thể phát hiện bằng thăm
khám, quan sát bằng mắt thường qua da bìu, hay dùng nghiệm pháp Valsalva. Giãn
tĩnh mạch thừng tinh dưới lâm sàng (subclinical) chỉ có thể phát hiện bằng biện
pháp cận lâm sàng [15]. Giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái chiếm 90%, trong khi ở
bên phải chỉ 10% .


6

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nhiều hậu quả, trong đó đáng chú ý tới nhiệt
độ cao tại tinh hoàn. Người ta cho rằng sở dĩ giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây
o

vô sinh vì bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có nhiệt độ tại bìu cao hơn 0,6 C
o

so với nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ ở trong tinh hoàn cao hơn 0,78 C so với nhiệt độ
ở bìu. Ngược lại, ở người bình thường nhiệt độ trong tinh hoàn lại thấp hơn ở bìu
o


0,5 C. Giãn tĩnh mạch thừng tinh ngoài việc liên quan đến ức chế quá trình sinh tinh
trùng còn gây tổn thương ADN của tinh trùng.


Tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ: Là tinh hoàn không nằm trong bìu và di chuyển không

theo con đường đi thông thường ở thời kỳ bào thai. Có thể gặp tinh hoàn nằm ở phía
trước khớp mu, tầng sinh môn, cung đùi. Tinh hoàn lạc chỗ ít gặp hơn tinh hoàn ẩn.


Bất thường di truyền
Bất thường NST có thể gây hội chứng OAT. Chúng liên quan tới NST X, Y

hoặc NST thường. Nguyên nhân vô sinh do bất thường NST giới tính thường gặp
nhất là hội chứng Klinefelter. Hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter này
không có tinh trùng trong tinh dịch, tuy nhiên, một số ít trường hợp biểu hiện hội
chứng OAT trên tinh dịch đồ.
Nguyên nhân di truyền phổ biến thứ hai sau hội chứng Klinefelter gây vô
sinh là mất đoạn nhỏ trên NST Y. Tùy thuộc vào loại mất đoạn nhỏ mà biểu hiện
trên tinh dịch đồ có thể là không có tinh trùng hoặc là ít tinh trùng.
Ngoài ra, các bất thường trên NST thường về số lượng, cấu trúc cũng có thể
gây hội chứng OAT.


Rối loạn nội tiết
Đối với quá trình sinh tinh, hai hormone đóng vai trò quan trọng là: FSH

(Follicle stimulating hormone) và testosterol. Việc sản xuất hai hormone này được

điều khiển bởi hormone GnRH ở vùng dưới đồi. Hormone GnRH này làm cho
tuyến yên sản xuất FSH và LH. LH tác động lên các tế bào Leydig ở tinh hoàn và
kích thích chúng sản xuất testosterone, một hormone quan trọng trong sản xuất tinh


7

trùng và duy trì các đặc tính sinh dục nam. FSH thích ống sinh tinh phát triển, kích
thích các tế bào Sertoli ở ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào
quá trình sinh sản ra tinh trùng.
Rối loạn trục dưới đồi - tuyến yên này sẽ ảnh hưởng tới việc bài tiết các
hormone sinh dục và do đó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất tinh trùng. Trong rối loạn
của trục này bởi khối u, viêm hoặc dị tật bẩm sinh có thể làm sản xuất sinh tinh trùng bị
giảm sút.
Bảng 1.2. Nguyên nhân thay đổi nồng độ hormon sinh dục liên quan
tới mật độ tinh trùng ít [14]
Nguyên nhân
Trước tinh hoàn

Bẩm sinh
Hội chứng Kallman

Mắc phải
U CNS/ adenoma tuyến yên

FSH/LH thấp

Hội chứng PraderWilli
Không rõ căn
nguyên


Rối loạn quá tải sắt

Suy trục dưới đồi - tuyến
yên.
Suy giảm hormon hướng
sinh dục
Tại tinh hoàn
FSH/LH cao
Suy tinh hoàn
Thiểu năng sinh dục do tăng
hormon hướng sinh dục

Viêm tinh hoàn

Klinefelter
Tinh hoàn lạc chỗ
Loạn sản tinh hoàn
Mất đoạn nhỏ trên
NST Y

Do hậu quả của quá trình
điều trị các bệnh lý vùng
dưới đồi, tuyến yên

Viêm tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn
U tinh hoàn
Điều trị gây độc tế bào


Viêm tinh hoàn: Bị quai bị sau tuổi dậy thì gây viêm tinh hoàn hai bên
khoảng 30%. Nhiễm khuẩn sinh dục có thể là nguyên nhân gây vô sinh nam. Mắc
các bệnh truyền qua đường tình dục, nhất là viêm mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn
có thể dẫn đến vô sinh nam.
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của các ống xoắn (mào tinh hoàn) ở
mặt sau của tinh hoàn mà ở đó có tinh trùng. Viêm mào tinh hoàn có thể gây tắc
đường ra của tinh trùng, gây thay đổi hoạt động bình thường của tinh hoàn và gây
o

tăng nhiệt độ. Tinh hoàn chỉ sản xuất tinh trùng tốt ở nhiệt độ 33 C, các viêm nhiễm


8

gây tăng nhiệt độ tại chỗ có thể có ảnh hưởng khá nhậy tới chất lượng tinh dịch.


Chấn thương tinh hoàn
Chấn thương tinh hoàn làm đứt các ống sinh tinh, có thể gây teo tinh hoàn

về sau, các phẫu thuật vùng bẹn có thể làm tổn thương mạch máu nuôi tinh hoàn
hoặc thừng tinh. Những trường hợp tinh hoàn vỡ nát, có tụ máu mà không được
phẫu thuật thì nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử tinh hoàn dẫn đến phải cắt bỏ cả hai
túi tinh. Các chấn thương nhẹ, làm rách túi tinh nếu không được điều trị trong vòng
72 giờ, tỉ lệ tinh hoàn bị cắt bỏ từ 7,4 ÷ 55,5%. Tất cả các trường hợp này đều có thể
để lại hậu quả là số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ bị giảm sút đáng kể. Đồng
thời chấn thương tinh hoàn có thể làm đứt ống sinh tinh, tinh trùng không ra ngoài
được sẽ khởi động cơ chế sinh kháng thể kháng tinh trùng.



Nguyên nhân miễn dịch
Một số trường hợp mật độ tinh trùng ít có liên quan tới sự xuất hiện của

kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh [12]. Xét nghiệm trực tiếp IgG để
sàng lọc phát hiện kháng thể kháng tinh trùng là rất tốt vì nó đơn giản và độ nhạy
cao. Nếu kết quả dương tính, nên làm thêm các xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán
xác định [13].
Vô sinh do nguyên nhân miễn dịch được phát hiện tới 3% các trường hợp
vô sinh nam [16]. Ở một số người, hệ miễn dịch của họ tấn công tinh trùng làm suy
giảm khả năng sinh sản. Vô sinh do miễn dịch ở nam giới có thể phát sinh từ nhiều
nguyên nhân, trong đó có phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.


Các nguyên nhân khác
 Tia xạ và hóa chất: cũng có thể ảnh hưởng tới sản xuất tinh trùng.
 Thuốc và các chất kích thích ảnh hưởng tới sản xuất tinh trùng: thuốc
steroid có thể gây hội chứng OAT hoặc không có tinh trùng. Ảnh hưởng
của nicotin và rượu tới sản sinh tinh trùng còn đang được tranh cãi.
 Nhiệt độ: nhiệt độ quá nóng cũng ảnh hưởng tới sản sinh tinh trùng.



Hội chứng OAT không rõ nguyên nhân


9

Hội chứng OAT không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 30% bệnh nhân OAT.
Thuật ngữ không rõ nguyên nhân được sử dụng nếu sau khi thăm khám lâm sàng,
khai thác bệnh sử một cách cẩn thận và các xét nghiệm kiểm tra đều không tìm ra

nguyên nhân gây bệnh. Bệnh này được chẩn đoán bằng cách loại trừ [12].
Sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
tuổi, chế độ sống, nghề nghiệp cũng như là các yếu tố môi trường [12]. Thể tích tinh
dịch, độ di động của tinh trùng giảm theo tuổi cao, tuy nhiên mật độ tinh trùng
không giảm [5]. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp với chỉ số khối cơ thể (Body
Mass Index - BMI): BMI thấp (BMI <19) hoặc BMI cao (BMI >25), béo phì (BMI
>30) cũng có ảnh hưởng tới thể tích tinh hoàn. Hàm lượng acid béo tăng cao ảnh
hưởng tới mật độ và độ di động của tinh trùng [12]. Ngoài ra các yếu tố môi trường
như nhiệt độ, phóng xạ, hóa chất cũng ảnh hưởng tới sản xuất tinh trùng, làm suy
giảm số lượng và chất lượng tinh trùng gây hội chứng OAT.
Tiên lượng đối với hội chứng OAT không rõ nguyên nhân tốt hơn những
trường hợp có nguyên nhân. Yếu tố tiên lượng tùy thuộc vào thời gian vô sinh, tuổi
và sức khỏe sinh sản của vợ cũng như kết quả tinh dịch đồ. Những yếu tố này ảnh
hưởng tới việc lựa chọn phương pháp hỗ trợ sinh sản cho phù hợp.
1.2. Đặc điểm tinh dịch của hội chứng OAT
1.2.1. Tinh dịch đồ
Xét nghiệm tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản, cần thiết để chẩn đoán và
điều trị vô sinh nam. Năm 1980, lần đầu tiên WHO đưa ra tiêu chuẩn tinh dịch đồ
để tiêu chuẩn hóa quy trình xét nghiệm tinh dịch hướng dẫn cho các phòng xét
nghiệm tinh dịch trên toàn thế giới. Hơn 30 năm qua, WHO liên tục chỉnh lại các
tiêu chuẩn đánh giá để có thể chẩn đoán được tình trạng (mức độ) thực của vô sinh
[2], [6], [9] ( Xem phụ lục 2).


Số lượng và mật độ tinh trùng
Số lượng tinh trùng phản ánh tình trạng sinh tinh của tinh hoàn và khả năng

dẫn tinh hệ thống ống dẫn tinh. Khối lượng dịch tiết từ các tuyến thuộc đường dẫn
tinh phản ánh tình trạng hoạt động của các tuyến tiết dịch [2]. Tổng số lượng tinh



10

trùng trong một lần phóng tinh và mật độ tinh trùng có liên quan đến cả thời gian
thụ thai và tỷ lệ thụ thai tiên lượng khả năng thụ thai. Trong hội chứng OAT, mật độ
tinh trùng dưới 15 triệu/ml (Oligozoospermia).


Độ di động của tinh trùng
Độ di động của tinh trùng có liên quan tới tỷ lệ thụ thai [17], [18]. Hiện nay

với sự hỗ trợ của máy CASA (Computer-Aided Sperm Analysis) ta có thể phân tích chi
tiết nhiều chỉ số, đặc điểm của tinh dịch, đặc biệt máy có ưu thế trong việc đo tốc độ di
chuyển của tinh trùng. Theo WHO năm 2010, độ di động của tinh trùng được đánh giá
ở 3 mức độ: di động tiến tới, di động không tiến tới và không di động.
Di động tiến tới (Progressive motility - PR): Tinh trùng di động nhanh
hoặc di động được một vòng tròn lớn, bất kể tốc độ.
Di động không tiến tới (Non-progressive motility - NP): Tất cả các
trường hợp tinh trùng di động: di động tại chỗ, di động một vòng tròn nhỏ hoặc
thậm chí chỉ là một vài nhịp cử động của đuôi…
Không di động (Immotile): Tinh trùng không di động
Trong hội chứng OAT, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới dưới 32%
(Asthenozoospermia).


Hình thái tinh trùng
Hình thái tinh trùng rất đa dạng, việc đánh giá cần khảo sát cẩn thận. Hình

thái tinh trùng cung cấp một số thông số rất quan trọng giúp dự đoán tình trạng thụ
tinh nếu được đánh giá theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt (Strict Criteria). Trong hội

chứng OAT, tỷ lệ tinh trùng bình thường dưới 4%.
Ngoài ra, các chỉ số như: thể tích tinh dịch, pH tinh dịch hay độ nhớt của tinh
dịch cũng cần quan tâm. Thể tích tinh dịch phản ánh hoạt động bài tiết của các tuyến và
liên quan trực tiếp tới tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh. Độ nhớt tinh dịch ảnh
hưởng tới sự di động của tinh trùng do đó ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
1.2.2. Nồng độ fructose trong tinh dịch
Fructose trong tinh dịch chủ yếu do tuyến sinh dục từ túi tinh bài tiết.
Fructose có vai trò quan trọng trong sự vận động tinh trùng. Từ năm 1948, Mann đã


11

phát hiện ra fructose trong tinh dịch dưới dạng methyl - phenyl fructosazone.
Fructose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của tinh trùng. Khả
năng di chuyển của tinh trùng gắn liền với sự thiếu hụt nồng độ fructose và có sự tỷ
lệ thuận giữa fructose và số lượng tinh trùng trong một lần xuất tinh [19].
Nồng độ fructose bình thường từ 1,3 ÷ 4 g/l. Nồng độ fructose thấp < 1,3g/l
có thể do bệnh lý túi tinh, viêm nhiễm túi tinh, tắc nghẽn ống dẫn tinh hoặc bất sản
ống dẫn tinh, xuất tinh ngược dòng một phần hoặc do thiếu hụt androgen [2]. Nồng
độ fructose trung bình có thay đổi theo tuổi, với người trẻ nồng độ trung bình cao
hơn người già [20].
1.2.3. Nồng độ kẽm trong tinh dịch
Kẽm là một nguyên tố kim loại hiện diện trong cơ thể với một số lượng rất
nhỏ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy kẽm rất quan trọng đối với sức khỏe nói
chung và sức khỏe tình dục của nam giới nói riêng. Kẽm được đánh giá là có khả năng
làm tăng sự sản xuất hormone testosterone, giúp nâng cao khả năng ham muốn của
nam giới, số lượng và khả năng di động của tinh trùng. Nếu người nam giới bị thiếu
kẽm thì chức năng của tinh hoàn và lượng hormone sinh dục nam trong cơ thể đều
giảm, không có lợi cho việc sản xuất ra những tinh trùng khỏe mạnh [21]. Nồng độ
kẽm trong tinh dịch bình thường 0,3 ÷ 1,5 μmol/L. Trong hội chứng OAT, nồng độ

kẽm trong tinh dịch có thể bình thường hoặc giảm.
1.3. Đặc điểm di truyền của hội chứng OAT
1.3.1. Các bất thường NST gây hội chứng OAT


Bất thường số lượng NST giới tính
Hội chứng Klinefelter
Nguyên nhân vô sinh do bất thường NST giới tính thường gặp nhất là hội

chứng Klinefelter. Tần số của bệnh khoảng 1/1000 trẻ sơ sinh nam [22], [23]. Khi
phân tích NST, thấy Karyotyp là 47,XXY ở dạng thuần hoặc khảm.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Klinefelter thường không đặc hiệu trong
thời kỳ trẻ nhỏ. Ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ rất khó nhận biết vì không có dị dạng
quan trọng hoặc có những dị dạng nhưng không đặc hiệu như tinh hoàn lạc chỗ, lỗ


12

đái lệch thấp, dương vật kém phát triển. Ở giai đoạn dậy thì có thể thấy người cao,
chân tay dài nhưng nhiều trường hợp có hình thái nam bình thường. Thường thấy
tinh hoàn không phát triển, mào tinh hoàn đôi khi lớn hơn tinh hoàn, tinh hoàn teo
nhỏ, dáng người giống nữ, chứng vú to, FSH tăng cao, testosterol bình thường hoặc
thấp, estrogen bình thường hoặc cao. Bởi vậy, chẩn đoán hội chứng này thường ở
giai đoạn dậy thì và trưởng thành. Đa số bệnh nhân Klinefelter không có tinh trùng
trong tinh dịch đồ, tuy nhiên một số ít vẫn có thể mắc hội chứng OAT [24].
Nguồn gốc của NST X bất thường: >50% có nguồn gốc từ bố do không
phân ly cặp XY ở lần phân bào I, khoảng 40% có nguồn gốc từ mẹ do rối loạn phân
bào I hoặc II, còn lại 10% là do rối loạn phân cắt hợp tử [23]. Tuổi mẹ cao làm tăng
bất thường ở giảm phân I làm tăng nguy cơ con bị Klinefelter [25].
Về di truyền tế bào: 80% người Klinefelter thể thuần karyotyp 47,XXY.

Một số thể khảm 47,XXY/46,XY; 45,X/46,XY/47,XXY... Theo các tác giả,
Klinefelter thể khảm có thể sản xuất tinh trùng nhưng mật độ ít. Ở dạng khảm, tế
bào bất thường có thể chỉ có ở mô tinh hoàn, còn các mô khác có karyotyp bình
thường. Số lượng và mức độ của các triệu chứng phụ thuộc vào số lượng và vị trí
của các mô tế bào có thêm NST X [26].
Nam có bộ NST 48,XXYY
Bệnh nhân có biểu hiện gần giống hội chứng Klinefelter, thiểu năng tuyến
sinh dục, tinh hoàn nhỏ, lông sinh dục thưa, thường gặp chứng vú to. Bệnh nhân
thường chậm phát triển tâm thần mức độ trung bình. Các triệu chứng về hành vi tâm
thần thường nặng hơn người mắc hội chứng Klinefelter. Người ta cho rằng cơ chế
của bệnh là do sự không phân ly của NST Y ở cả hai lần phân bào giảm phân của
người bố. Tỷ lệ 1/50000 trẻ sơ sinh nam [25].
Nam có bộ NST 47,XYY
Trong số nam giới có karyotyp 47,XYY, một số có khả năng sinh sản, tỷ lệ
bệnh này nhiều hơn trong quần thể vô sinh nam. Có trường hợp dương vật nhỏ, tinh
hoàn lạc chỗ và lỗ đái lệch thấp. Trên lâm sàng người bệnh có dáng vóc cao, xét
nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng hoặc ít tinh trùng. Cơ chế bệnh sinh hầu


13

hết do sự không phân ly của NST Y xảy ra trong phân bào giảm nhiễm lần thứ hai ở
bố. Tần số người 47,XYY trong quần thể là 1/1000 nam giới [27].
Theo Speed , khả năng sinh sản của những người 47,XYY khác nhau đáng kể,
từ số lượng tinh trùng bình thường đến không có tinh trùng. Nhiều nam giới 47,XYY
vẫn sinh con bình thường, tuy nhiên chưa có nghiên cứu hệ thống về con của những
người này. Về mặt lý thuyết, 50% tinh trùng sẽ bình thường. Tuy nhiên, Benet và
Martin nghiên cứu NST của 75 tinh trùng từ người nam 47,XYY thấy tất cả những tinh
trùng này đều có một NST giới tính. Từ đó, Benet và Martin cho rằng: trong quá trình
hình thành tinh trùng, NST giới tính thêm vào đã bị đào thải [28].



Bất thường số lượng NST thường
Hội chứng lệch bội NST
Hầu hết thể đơn nhiễm và thể ba NST không sống được, chúng thường bị

chết ở giai đoạn thai, gây sẩy thai tự nhiên hoặc chết ở giai đoạn đầu sau khi sinh
[29]. Những trường hợp bất thường NST thường có thể sống được là: thể ba NST 13
(tỷ lệ sống lúc sinh là 2,8%), thể ba NST 18 (tỷ lệ sống lúc sinh là 5,4%) và thể ba
NST 21 (tỷ lệ sống lúc sinh là 22,1%). Ở thể ba NST 21 có thể sống đến trưởng
thành [29]. Hầu hết bất thường số lượng NST thường bắt nguồn từ giảm phân I ở
mẹ và có khoảng 10% có nguồn gốc từ bố [30]. Nam giới thể ba NST 21 thường là
không có tinh trùng hoặc ít tinh trùng.
Theo Prahan và Sheridan thì những bệnh nhân mắc hội chứng Down 47,XY,
+21 thể thuần và thể khảm ở nam giới vẫn có một số trường hợp có thể sinh con
[31]. Ở thể khảm, các giao tử bình thường vẫn được tạo ra, tỷ lệ của nó phụ thuộc
vào tỷ lệ tế bào mầm bình thường [32]. Với bệnh nhân mắc hội chứng Down thuần,
một mặt do không tạo được tinh trùng, mặt khác do họ có biểu hiện kiểu hình ra
ngoài nên họ rất ít có cơ hội lập gia đình, vì vậy những trường hợp Down thuần ở
nam giới rất khó có con.


Bất thường cấu trúc NST giới tính
Bất thường cấu trúc NST giới gặp chủ yếu là chuyển đoạn. Chuyển đoạn

NST giới tính có ảnh hưởng trực tiếp đến những gen cần thiết cho sự biệt hóa tế bào


14


mầm. Chuyển đoạn giữa NST Y và NST thường là rất hiếm và có thể liên quan đến
bất kỳ phần nào của NST Y, thường dẫn đến bất thường sinh tinh và vô sinh [33].
Các chuyển đoạn giữa NST giới tính và NST thường có nhiều khả năng gây vô sinh
hơn những chuyển đoạn giữa các NST thường với nhau.


Bất thường cấu trúc NST thường
Các bất thường về cấu trúc NST thường có thể làm ảnh hưởng đến khả năng

sinh sản của nam giới, chiếm tỷ lệ 1 ÷ 2 % các trường hợp vô sinh nam. Khi NST
cấu trúc lại có thể gây trở ngại cho sự bắt cặp NST trong quá trình giảm phân và ảnh
hưởng đến quá trình sinh tinh. Bất thường NST thường hay gặp là chuyển đoạn
tương hỗ, chuyển đoạn hòa hợp tâm, đảo đoạn quanh tâm [34], [35]. Chuyển đoạn
tương hỗ chiếm khoảng 1,6% ở nam giới có mật độ tinh trùng ít, còn chuyển đoạn
hòa hợp tâm chiếm khoảng 0,9% ở nam giới mật độ tinh trùng ít [36].
Chuyển đoạn: Chuyển đoạn NST thường xảy ra với tần suất 1/500 trẻ em
sống và là bất thường về cấu trúc NST thường phổ biến nhất ở bệnh nhân vô sinh
nam. Chuyển đoạn NST thường gây giảm sinh tinh do gây rối loạn quá trình giảm
phân [37]. Chuyển đoạn NST thường ở bệnh nhân vô sinh nam cao hơn 4 đến 10 lần
so với nhóm sinh sản bình thường [38]. Hầu hết chuyển đoạn không ảnh hưởng đến
các mô khác nhưng có thể gây suy giảm sinh tinh trùng nặng. Điều này có thể là do
bất thường các gen chịu trách nhiệm sinh tinh hoặc gây tiếp hợp bất thường trong
quá trình giảm phân [39].
Chuyển đoạn hòa hợp tâm (chuyển đoạn Robertson): chuyển đoạn hòa
hợp tâm có thể dẫn đến vô sinh và tần suất khoảng 1/1000 trẻ sơ sinh. Mặc dù
chuyển đoạn hòa hợp tâm chỉ khoảng 0,8% ở nam giới vô sinh nhưng cao hơn 9 lần
so với tần số trong cộng đồng [22]. Người mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm có
thể kiểu hình bình thường nhưng có thể vô sinh do bất thường hình thành giao tử
[40]. Chuyển đoạn hòa hợp tâm thường gặp là chuyển đoạn giữa NST 13 và 14, ở
người thiểu tinh gặp nhiều hơn là không có tinh trùng [41].

Người mang NST chuyển đoạn cân bằng có nguy cơ truyền cho con NST bất
thường và tạo ra bộ NST mất cân bằng với tỷ lệ thấp, thường chỉ 1 ÷ 2% nếu người


×