Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH TRẠNG TĂNG HUYẾT áp, rối LOẠN GLUCOSE máu, LIPID máu ở NAM GIỚI THỪA cân, béo PHÌ đến KHÁM tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2016 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.58 KB, 93 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

V HOI THU

NGHIÊN CứU TìNH TRạNG TĂNG HUYếT áP,
RốI LOạN GLUCOSE MáU, LIPID MáU ở NAM GIớI THừA C
ÂN,
BéO PHì ĐếN KHáM TạI BệNH VIệN BạCH MAI NĂM
2016 2017

LUN VN THC S Y HC

H NI 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

V HOI THU

NGHIÊN CứU TìNH TRạNG TĂNG HUYếT áP, RốI LOạN
GLUCOSE MáU, LIPID MáU ở NAM GIớI THừA CÂN,
BéO PHì
ĐếN KHáM TạI BệNH VIệN BạCH MAI NĂM 2016


2017
Chuyờn ngnh : Ni khoa
Mó s

: 60720140

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS Nguyn Khoa Diu Võn


HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Ban
lãnh đạo cùng các y bác sỹ khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai,
Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Bạch Mai, đã giúp đỡ cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Khoa Diệu Vân – khoa Nội tiết Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai đã
hướng dẫn nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài..
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng thông qua đề
cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô đã đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn tới các thành
viên trong gia đình, bố, mẹ, chồng, con, anh em bạn bè cùng tập thể lớp cao
học Nội K24 đã luôn quan tâm, cổ vũ và tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2017.
Học viên
Vũ Hoài Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Vũ Hoài Thu, cao học khóa 24 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên
ngành Nội khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS.Nguyễn Khoa Diệu Vân.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là tại Bệnh viện Bạch Mai. Số
liệu được sử dụng cho nghiên cứu này đã được sự đồng ý của lãnh đạo
khoa.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này!

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2017
Tác giả
Vũ Hoài Thu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

:

Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
(Americans with Disabilities Act )


ATP

:

Chương trình điều trị cho người trưởng thành
(Adult Treatment Program )

BMI

:

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index )

HATT

:

Huyết áp tâm thu

HATTr

:

Huyết áp tâm trương

HDL - C

:

Lipoprotein tỷ trọng cao cholesterol

(High Density Lipoprotein Cholesterol)

IDL – C

:

Lipoprotein tỷ trọng trung bình cholesterol
(Intermediate Density Lipoprotein Cholesterol)

IFG

:

Rối loạn glucose lúc đói (Inpaired Fasting Glucose )

IGT

:

Rối loạn dung nạp glucose
(Inpaired Glucose Tolerance)

LDL – C

:

Lipoprotein tỷ trọng thấp cholesterol
( Low Density Lipoprotein Cholesterol)

THA


:

Tăng huyết áp

VLDL - C

:

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp cholesterol
( Very Low Density Lipoprotein Cholesterol)

WHO

:

Tổ chức y tế thế giới ( World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Tổng quan về béo phì

3

1.1.1. Dịch tễ học về béo phì

3


1.1.2. Định nghĩa béo phì 4
1.2. Thừa cân, béo phì ở nam giới 5
1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì ở nam giới 5
1.2.2. Nguyên nhân của thừa cân béo phì ở nam giới 7
1.2.3. Các biến chứng của thừa cân, béo phì ở nam giới

8

1.3. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng tăng huyết áp, rối loạn
glucose máu và lipid máu ở nam giới 12
1.3.1. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên lipid máu ở nam giới

12

1.3.2. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng mắc tiền đái tháo
đường ở nam giới

15

1.3.3. Ảnh hưởng của thừa cân béo phì lên tình trạng mắc đái tháo đường
ở nam giới

17

1.3.4. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng mắc tăng huyết áp
ở nam giới

21

1.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thừa cân, béo phì lên sức

khỏe của nam giới

25

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu

27

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 27
2.2. Thiết kế nghiên cứu và qui trình nghiên cứu 27


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu27
2.2.3. Quy trình nghiên cứu

27

2.2.4. Các biến số về đặc điểm mẫu nghiên cứu
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm
2.2.6. Phương pháp đánh giá
2..3 Quản lý, phân tích số liệu

28

29

30

33

2.4. Sai số và cách khống chế sai số33
2.4.1. Sai số ngẫu nhiên

33

2.4.2. Sai số hệ thống

34

2.4.3. Cách khắc phục

34

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu

34

2.6. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................36
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

36

3.1.2. Đặc điểm tiền sử bản thân của đối tượng nghiên cứu 37
3.1.3. Đặc điểm tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu 38

3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

38

3.2.1. Phân bố tỷ lệ BMI trong nhóm nghiên cứu:

39

3.2.2. Phân bố vòng eo, vòng hông và tỷ lệ vòng eo/ hông 40
3.2.3. Đặc điểm về tình trạng tăng huyết áp

42

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm về tình trạng glucose máu

44

44

3.3.2. Đặc điểm về tình trạng lipid máu 46
3.4. Đánh giá tình trạng rối loạn dung nạp glucose và một số yếu tố liên
quan (BMI, tỷ lệ vòng eo/hông, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu) ở
đối tượng nam giới thừa cân, béo phì 49


3.4.1. Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn dung nạp glucose và thừa
cân, béo phì 49
3.4.2. Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn glucose máu và tăng huyết
áp


51

3.4.3. Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn glucose máu và lipid máu
51
3.4.4. Mối liên quan giữa rối loạn glucose máu và tiền sử gia đình mắc
đái tháo đường

52

Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.1. Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu

53

4.1.2. Đặc điểm tiền sử bản thân của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.3. Đặc điểm tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu 54
4.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

55

4.2.1. Đặc điểm nhân trắc của nhóm nghiên cứu

55

4.2.2. Đặc điểm chỉ số huyết áp..............................................................62
4.3. Đặc điểm chỉ số cận lâm sàng 59
4.4. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng rối loạn lipid máu ở
nam giới


61

4.5. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng tăng huyết áp ở nam
giới 62
4.6. Đánh giá tình trạng rối loạn glucose máu và một số yếu tố liên quan
63
KẾT LUẬN.....................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Phân loại tình trạng thừa cân và béo phì theo BMI, chu vi vòng eo và
nguy cơ bệnh tật................................................................................7

Bảng 1.2

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo chương trình điều trị
cholesterol ở người trưởng thành lần thữ III......................................10

Bảng 1.3

Các thông số để đánh giá nguy cơ tuyệt đối tim mạch kết hợp...........10

Bảng 1.4


Các nhóm nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo chương trình điều trị
Cholesterol ở người trưởng thành ATP III.........................................11

Bảng 1.5. Thành phần của các lipoprotein trong máu........................................13
Bảng 1.6. Triglycerid và cholesterol máu để thăm dò rối loạn chuyển hóa lipid..13
Bảng 1.7. Kết quả lipid và lipoprotein máu theo ATP Adult Treatment Panel III.14
Bảng 1.8. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện đái tháo
đường.............................................................................................18
Bảng 1.9. Tiêu chuẩn chẩn đoán dung nạp glucose theo ADA 2014..................21
Bảng 1.10. Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim Mạch Việt Nam 2007...............23
Bảng 1.11. Các thông số để đánh giá nguy cơ tuyệt đối tim mạch kết hợp.........24
Bảng 1.12. Phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp.................25
Bảng 2.1. Phân loại theo chỉ số BMI................................................................31
Bảng 2.2. Tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn glucose máu..............31
Bảng 2.3. Đánh giá lipid máu theo ATP Adult Treatment Panel III....................32
Bảng 2.4. Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim Mạch Việt Nam 2007...............32
Bảng 2.5. Phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp.................33
Bảng 3.1. Phân bố tiền sử rối loạn lipid máu....................................................37
Bảng 3.2. Phân bố tiền sử tăng huyết áp...........................................................37
Bảng 3.3. Phân bố tiền sử hút thuốc lá.............................................................37
Bảng 3.4. Phân bố tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, bệnh mạch vành, nhồi


máu cơ tim......................................................................................38
Bảng 3.5.

Chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu......................................38

Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ BMI trong nhóm nghiên cứu.......................................39

Bảng 3.7. Phân loại BMI theo nhóm tuổi.........................................................39
Bảng 3.8. Phân bố chỉ số vòng eo của đối tượng nghiên cứu.............................40
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ vòng eo/ hông của đối tượng.......................................41
Bảng 3.10. Phân loại BMI kết hợp với vòng eo..................................................41
Bảng 3.11. Giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và tâm trương.......................42
Bảng 3.12. Phân loại tăng huyết áp theo tình trạng HATT và HATTr...................42
Bảng 3.13. Mối liên hệ giữa BMI và Tăng huyết áp...........................................43
Bảng 3.14. Nguy cơ tăng huyết áp do thừa cân béo phì.......................................44
Bảng 3.15. Phân loại tình trạng glucose máu......................................................44
Bảng 3.16. Chỉ số glucose máu lúc đói và sau 2 giờ...........................................45
Bảng 3.17. Phân loại tình trạng lipid máu..........................................................46
Bảng 3.18. Giá trị trung bình của triglyceride, cholesterol, HDL – C và LDL-C...46
Bảng 3.19. Phân loại tình trạng lipid máu theo ATP III.......................................47
Bảng 3.20. Phân loại lipid máu theo BMI..........................................................48
Bảng 3.21. Nguy cơ rối loạn lipid máu do thừa cân, béo phì...............................48
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa BMI và đường huyết..........................................49
Bảng 3.23. Nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường do thừa cân béo phì..50
Bảng 3.24. Mối liên hệ giữa tình trạng glucose máu và huyết áp.........................51
Bảng 3.25. Mối liên hệ giữa tình trạng glucose máu và lipid máu........................51
Bảng 3.26. Mối liên hệ giữa đái tháo đường và tiền sử gia đình mắc đái tháo
đường............................................................................................52
Bảng 4.1. Tỷ lệ đối tượng có các mức BMI qua các nghiên cứu khác................57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu.......................................36
Biểu đồ 3.2. Phân loại thừa cân béo phì theo tỷ lệ eo/hông..................................41


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì là một bệnh dịch toàn cầu. Tỷ lệ béo phì tăng lên sẽ làm tăng
gánh nặng chi phí y tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và tương lai của
nhiều quốc gia , . Ở Việt Nam theo tổng điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
năm 2009- 2010 thì tỷ lệ nam giới tại thành thị có BMI > 25 kg/m2 là 17,8%, ở
nông thôn là 5,4%. Trong khi đây là lực lượng lao động chính, trụ cột kinh tế của
gia đình. Béo phì và các biến chứng do nó gây nên ảnh hưởng lớn đến sức lao
động. Gây suy giảm kinh tế của gia đình đồng thời làm giảm chất lượng sống
không chỉ người béo phì mà còn các thành viên khác.
Béo phì là nguyên nhân gây nên những bệnh lý như hội chứng chuyển
hóa, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường typ 2, các biến chứng của tăng huyết
áp và suy giảm testosteron. Người béo phì biểu lộ những đặc điểm của hội
chứng chuyển hóa như gia tăng chỉ số khối cơ thể BMI (Body mas index),
vòng thắt lưng, vòng hông và tỉ số thắt lưng/ hông. Do vậy việc xác định sớm
các nguy cơ về chuyển hóa, tim mạch để bác sĩ có thể đưa ra chiến lược điều
trị phù hợp với bệnh nhân là quan trọng.
Sự khác biệt trong phân bố mỡ ở 2 giới đã được phát hiện ra từ lâu . Ở
nam giới mỡ tập trung ở vùng bụng nhiều và nội tạng nhiều hơn phụ nữ (mãn
kinh) , . Sự khác biệt này là do hóc môn steroid quy định. Sự phân bố mỡ đặc
biệt ở những vị trí tập trung khối mỡ khác nhau là yếu tố dự đoán cho bệnh lý
tim mạch và sự hình thành bệnh đái tháo đường typ 2 . Hóc môn testosteron là
tín hiệu hóa học quan trọng trong điều hòa việc sử dụng năng lượng, điều hòa
chuyển hóa trong tế bào . Testosteron có vai trò lớn trong hình thành và gìn
giữ khối cơ, giảm khối mỡ, điều hòa hình dáng cơ thể.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về đặc điểm của nam
giới thừa cân béo phì. Tuy nhiên, Việt Nam ít có nghiên cứu riêng về nam giới


2


thừa cân và béo phì này. Đa số các nghiên cứu thường chung cho cả nam và
nữ. Nhiều nghiên cứu chỉ dành riêng cho giới nữ. Gần đây tỉ lệ thừa cân béo
phì ở nam giới ngày càng gia tăng, và béo phì là yếu tố nguy cơ chính của các
bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, rói loạn lipid
máu….và việc điều trị các hậu qủa của béo phì còn gặp nhiều khó khăn. Do
lối sống của người Việt Nam ngày càng thụ động, do gia tăng việc sử dụng
thức ăn nhanh, do lạm dụn các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… nên
tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới tăng nhanh.
Vì lí do như trên, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu tình trạng tăng
huyết áp, rối loạn glucose máu, lipid máu ở nam giới thừa cân, béo phì đến
khám tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 – 2017 nhằm mục tiêu cụ thể sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nam giới
thừa cân, béo phì đến khám tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 - 2017
2. Đánh giá tình trạng rối loạn dung nạp glucose và một số yếu tố liên
quan ở đối tượng trên


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về béo phì
1.1.1. Dịch tễ học về béo phì
1.1.1.1. Tình hình thừa cân và béo phì trên thế giới
Hiện nay tình hình thừa cân – béo phì trên thế giới đang không ngừng
gia tăng ở mức báo động cả ở người lớn và trẻ em thật sự là mối đe dọa tiềm
ẩn trong tương lai. Ở các nước đang phát triển, béo phì tồn tại song song với
thiếu năng lượng trường diễn gặp nhiều ở thành thị hơn ở nông thôn. Ở các
nước phát triển tỷ lệ béo cao ở tầng lớp nghèo có thu nhập thấp và ở nông

thôn nhiều hơn thành thị.
Ở Mỹ, tỷ lệ thừa cân ở nam giới thuộc tầng lớp nghèo thu nhập thấp cao
gấp 7 đến 12 lần so với tầng lớp có thu nhập cao. Tại Mỹ, năm 1991 có 15%
người béo phì và 20% thừa cân. Tới năm 1999 tỷ lệ người thừa cân là trên
50%, tỷ lệ người béo phì là 27% với khoảng 3,5 triệu người Mỹ, trong đó tỷ
lệ người trưởng thành béo phì là 20% (nam), 25% (nữ). Các nước khác: ở
Canada (1991) là 15% chung cho cả 2 giới; ở Hà Lan 8%; ở Vương quốc Anh
trung bình là 16% trong đó nam 6 -13%, nữ 8 – 15% [9]
Ở các nước đang phát triển, khi kinh tế tăng trưởng thì tỷ lệ người béo
phì cũng tăng lên. Vùng Châu Á – Thái Bình Dương tỷ lệ thừa cân, béo phì
như sau [10]:
+ Triều Tiên 1,5% béo phì và 20,5% thừa cân.
+ Thái Lan 4,0% béo phì và 16% thừa cân.
+ Nhật Bản 3% béo phì, thừa cân 23%, trong đó nam là 20,4%, nữ 20,2%.


4

1.1.1.2. Tình hình thừa cân – béo phì ở Việt Nam
Từ năm 1996 đến nay đã có liên tục các thông báo về tình hình thừa cân
béo phì phổ biến trên diện rộng với nhiều loại đối tượng:
- Năm 1997, Đỗ Thị Kim Liên nghiên cứu tại hai phường của thành
phố Hà Nội, ở người trưởng thành thấy tỷ lệ thừa cân béo phì là 15,5%
(nam) và 19% ( nữ) [11].
- Năm 2000, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 7600 hộ gia đình trên phạm
vi cả nước của viện Dinh dưỡng cho thấy: ở nhóm 6 – 14 tuổi, tỷ lệ thừa cân
trung bình là 2,2% (thành phố 6,6%, nông thôn 1,2%); Ở Việt Nam theo tổng
điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2009- 2010 thì tỷ lệ nam giới tại
thành thị có BMI > 25 kg/m2 là 17,8%, ở nông thôn là 5,4%,, [17].
- Năm 2001, Doãn Tường Vi nghiên cứu trên 1303 đối tượng viên chức

ngành công an, tuổi từ 20 – 60 tuổi, thấy tỷ lệ thừa cân béo phì là 15% (nam
17,74%, nữ 10,2%) và tỷ lệ béo phì tăng dần theo tuổi, cao nhất ở tuổi 50 –
60. Đồng thời những người béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp gấp 3,2 lần so với
người không béo phì [12].
- Theo nghiên cứu của Lê Khắc Đức (2003), ở sỹ quan cấp tá Quân
chủng Phòng không – Không quân, tỷ lệ thừa cân là 11% và tiền béo phì là
10,8% [13].
1.1.2. Định nghĩa béo phì
Béo phì là một hội chứng đặc trưng bởi sự tăng tuyệt đối của khối mỡ
cơ thể: béo phì là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân và sinh lý bệnh cho
tới nay chưa sáng tỏ hoàn toàn; béo phì là một tình trạng bệnh lý bị tác động
bởi nhiều yếu tố. Sự thay đổi khối lượng cơ thể cho thấy nếu năng lượng đưa
vào lớn hơn năng lượng tiêu thụ thì sự tăng cân sẽ xuất hiện. Điều hòa khối
lượng cơ thể là phức hợp tương hỗ của nhiều yếu tố: dinh dưỡng, yếu tố gen,
xã hội, hành vi, tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác.


5

Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2000 định nghĩa béo phì là tình trạng tích
lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến
mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân
dinh dưỡng. Hiện nay Tổ chức y tế thế giới hay dùng chỉ số khối cơ thể BMI
để đánh giá tình trạng béo phì.
1.2. Thừa cân, béo phì ở nam giới
Sự khác biệt trong phân bố mỡ ở 2 giới đã được phát hiện ra từ lâu . Ở
nam giới mỡ tập trung ở vùng bụng nhiều và nội tạng nhiều hơn phụ nữ (mãn
kinh) , . Sự khác biệt này là do hóc môn steroid quy định. Sự phân bố mỡ đặc
biệt ở những vị trí tập trung khối mỡ khác nhau là yếu tố dự đoán cho bệnh lý
tim mạch và sự hình thành bệnh đái tháo đường typ 2. Hóc môn testosteron là

tín hiệu hóa học quan trọng trong điều hòa việc sử dụng năng lượng, điều hòa
chuyển hóa trong tế bào . Testosteron có vai trò lớn trong hình thành và gìn
giữ khối cơ, giảm khối mỡ, điều hòa hình dáng cơ thể. Do vậy kiểu béo phì
của nam có dạng quả táo mô mỡ tập trung ở nửa trên cơ thể: Cổ, vai, tay,
bụng, các tạng sâu. Còn gọi là béo phì trung tâm, ở thân.
1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì ở nam giới,
1.2.1.1. Chỉ số khối cơ thể BMI
Đây là chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá thừa cân béo phì và tỷ số
tương hợp với khối mỡ cơ thể. BMI hay chỉ số Quetelet là chỉ số hay dùng trong
lâm sàng
BMI = cân nặng ( kg)/ chiều cao (m)2
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: người 26-40 tuổi sống tại
miền Bắc BMI ở Nam : 19,72

2,81 kg/m2

Phân loại tình trạng dinh dưỡng, thừa cân, béo phì của WHO năm 2000
dành cho người châu Á – Thái Bình Dương , :


6

Người gầy

BMI < 18,5

Người bình thường BMI 18,5 – 22,9
Người thừa cân

BMI 23 – 24,9


Người tiền béo phì BMI 25 – 29,9
Béo phì độ I

BMI 30 – 34,9

Béo phì độ II

BMI 35 – 39,9

Béo phì độ III

BMI > 40

1.2.1.2. Đo nếp gấp da vùng cơ tam đầu
Độ dày của nếp gấp da phản ánh độ dày của lớp mỡ dưới da, có thể đo
được bằng một compa Harpender hoặc Holtane, co tay cầm rộng, có khắc số
hằng định
Đo độ dày của nếp gấp da ở nhiều vị trí khác nhau là cần thiết: các
điểm gốc quanh cánh tay và đùi, cơ nhị đầu và cơ tam đầu, trên bả vai và trên
khung chậu, thượng vị, trung vị và hạ vị. Được tính là béo phì khi đo nếp gấp
da vùng cơ tam đầu ở nam > 20 mm.
1.2.1.3. Đo tỉ lệ vòng eo, vòng hông
- Đo vòng eo tại vị trí ngang đầu mút xương sườn. Người ta tính là béo
bụng khi vòng eo của nam ≥ 90 cm.
- Đo vòng hông tại vị trí ngang háng chỗ to nhất.
- Chỉ số vòng vòng eo/ hông (WHR: Wait Hip Ratio): sử dụng công thức
Vague. P (1991), . Gọi là béo trung tâm khi WHR ở nam

1.



7

Bảng 1.1 Phân loại tình trạng thừa cân và béo phì theo BMI, chu vi vòng
eo và nguy cơ bệnh tật ,
Phân loại

Thấp cân
Bình thường
Thừa cân
Béo phì : Độ 1
Béo phì: Độ 2
Béo phì: Độ 3

BMI

Nguy cơ mắc đối với Đái tháo đường type
2, tăng huyết áp và bệnh mạch vành
Chu vi vòng eo
Chu vi vòng eo

< 18,5
18,5 – 24,9
25 – 29,9
30 – 34,9
35 – 39,9
40

Nam


90 cm

Nữ

88 cm

Tăng
Cao
Rất cao
Cực kỳ cao

Nam > 90 cm
Nữ

> 88 cm

Cao
Rất cao
Rất cao
Cực kỳ cao

1.2.2. Nguyên nhân của thừa cân béo phì ở nam giới
1.2.2.1 Tiền sử gia đình, và chế độ ăn
- Do ăn nhiều và thức ăn có nhiều năng lượng, đặc biệt ở các nước phát
triển sử dụng các thức ăn nhanh có chứa > 35% chất béo
- Yếu tố di truyền:
+ 69% người béo phì có bố và mẹ béo phì
+ 18% bố hoặc mẹ béo phì
+ 7% người bệnh béo phì trong khi bố mẹ bình thường

- Ít vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất hiện béo
phì, sự phát triển khoa học, sự tiến bộ trong kĩ thuật thông tin và giao thông
làm cho con người càng ít vận động.
- Do lạm dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia…
1.2.2.2 Do thần kinh nội tiết
- Vùng dưới đồi: gây béo phì khi bị tổn thương, bệnh ít gặp.


8

- Khi suy giảm testosteron ở nam, gây giảm tác dụng đồng hóa protein
ở cơ thể nam giới. Từ đó làm mất khối cơ, gây tăng lắng đọng mỡ ở bụng và
các tạng sâu, gây nên tình trạng béo hình quả táo ở nam [23].
- Cường vỏ thượng thận (Hội chứng Cushing) gây cho bệnh nhân tăng
cân nhanh thay đổi hình dáng bên ngoài cơ thể. Tổ chức dưới da rất nhiều mỡ,
nhất là ở thân mình, cổ, mặt, nên mặt tròn như mặt trăng rằm. Vùng gáy mỡ
tập trung thành bờm mỡ sau gáy [24].
- Suy giáp: gây giảm chuyển hóa, bệnh nhân tăng cân nhưng ăn kém
- U tụy nội tiết (insulinoma): do tăng insulin gây hạ Glucose máu và
bệnh nhân phải ăn nhiều dẫn đến tăng cân.
- Hội chứng phì sinh dục (Babinski – Froehlich).
1.2.2.3 Béo phì do gen
- Đột biên gen sản xuất leptin hoặc đột biến recptor của leptin.
- Đột biến gen khác: gen tổng hợp POMC, gen sản xuất prohormon
covertase –1 PC -1, Mc – 4 receptor, PPAR – 2 (Peroxisome Proliferator
Activator – receptor 2)
1.2.2.4 Bệnh hiếm gặp
- Hội chứng Leurence – Moon, Bield – Bardet
- Hội chứng Prader – Will
1.2.3 Các biến chứng của thừa cân, béo phì ở nam giới, [15]

1.2.3.1 Tăng nguy cơ tử vong
- Tăng cân quá mức và béo phì bản thân không phải là nguyên nhân
trực tiếp gây tử vong mà do quá trình biến chứng chuyển hóa: tăng lipid máu,
đái tháo đường…và do bệnh thường diễn biến nặng trên người béo phì như:
ngoại khoa khi gây mê, phẫu thuật; nội khoa có nhiễm khuẩn nặng.
- Do nguy cơ ung thư hóa: ung thư đại trực tràng tăng nhanh ở người béo phì.
- Béo phì và béo bụng là yếu tố nguy cơ rất rõ rệt với bệnh lý tim mạch
và mạch máu não, mà nguyên nhân chính là do tăng huyết áp, tăng LDL-C,
tăng triglycerid, tăng VLDL- C, tăng cholesterol, tăng fibrinogen, tăng PAI-1


9

(Plasminogens Activator Inhibitor -1) và tăng insulin.
- Qua nghiên cứu Tramingham (26 năm) cho thấy: người có BMI > 30 có
nguy cơ bệnh lý tim mạch tăng 26% - 46% so với người có cân nặng lý tưởng
1.2.3.2 Tăng huyết áp
Cân nặng và huyết áp tiến triển một cách song song, theo nghiên cứu
của Inter Salt trên 10.000 người cho thấy: khi tăng 10 kg khối lượng cơ thể thì
huyết áp tâm thu tăng 3 mmHg, huyết áp tâm trương tăng 2,3 mmHg, tăng 12
% nguy cơ mạch vành và tăng 24% nguy cơ đột quỵ.
1.2.3.3 Suy tim
Béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập đối với suy tim sung huyết và mạch
vành (đau thắt ngực, đột tử, nhồi máu cơ tim).
- Suy tim trái: do béo phì, tăng huyết áp và suy vành.
- Suy tim phải: trong trường hợp có suy hô hấp.
- Tai biến mạch máu não: chảy máu não, nhồi máu não.
1.2.3.4 Suy tĩnh mạch
Thường do cơ học mà nguyên nhân là do béo phì gây viêm tĩnh mạch,
rối loạn dinh dưỡng chi dưới (loét các chỗ tĩnh mạch giãn).

1.2.3.5 Biến chứng chuyển hóa
- Chuyển hóa glucid: tình trạng tăng insulin, kháng insulin và cuối cùng
là đái tháo đường typ 2.
- Chuyển hóa lipid: thường tăng lipid máu typ 4 (tăng triglycerid, tăng
VLDL-C ). Thoái hóa mỡ ở gan do rối loạn chuyển hóa mỡ.
- Chuyển hóa axit uric: axit uric thường tăng do tăng triglycerid trong
quá trình điều trị béo phì.
- Hội chứng chuyển hóa: để được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo
ATP III bệnh nhân phải có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn (tăng glucose máu, béo
bụng, triglycerid cao, HDL –C thấp, tăng huyết áp)
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo chương trình
điều trị cholesterol ở người trưởng thành lần thữ III


10

(Adult Treatment Program – ATP III )
Chuyển hóa carbonhydrat
Béo bụng
Rối loạn lipid máu
Tăng huyết áp

Glucose máu lúc đói

6,1 mmol/l (> 5,5 mmol/l

trong cập nhật năm 2005)
Nam: vòng eo > 102 cm
Nữ : vòng eo > 89 cm
Triglycerid 1, 69 mmol/l

HDL-C: nam < 1,13 mmol/l; nữ < 1,29 mmol/l
Huyết áp 130/85 mmHg

Bảng 1.3 Các thông số để đánh giá nguy cơ tuyệt đối
tim mạch kết hợp
Yếu tố nguy cơ tim mạch ( 3 có tác động như một nguy cơ tuyệt đối cao)
Tăng huyết áp
Huyết áp tâm thu 140 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương

90 mmHg hoặc hiện dùng thuốc huyết áp

LDL- C

4,14 mmol/l hoặc LDL- C 3,36 – 4,11

Lipid máu lúc đói
mmol/l +
Glucose máu

2 yếu tố nguy cơ khác

HDL- C < 0,9 mmol/l
Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh

Tuổi

mạch vành)
45 đối với nam


đối với nữ
Tiến sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim xuất
hiện sớm hoặc đột tử:
-Nam : các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất ở tuổi

55 tuổi

-Nữ

65 tuổi

: các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất ở tuổi

Các yếu tố nguy cơ khác: hút thuốc lá


11

Bảng 1.4 Các nhóm nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo chương trình điều
trị Cholesterol ở người trưởng thành ATP III
Phân nhóm
Nguy cơ rất cao

Định nghĩa
Bệnh mạch vành và:
Nhiều yếu tố nguy cơ (nhất là đái tháo đường)
Các yếu tố nguy cơ nặng nề hoặc kém được kiểm soát
(nhất là tiếp tục hút thuốc lá)
Nhiều yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa
Hội chứng vành cấp


Nguy cơ cao

Bệnh mạch vành hoặc tương đương nguy cơ mắc bệnh
mạch vành

Nguy cơ cao vừa

Có > 2 yếu tố nguy cơ + nguy cơ bệnh mạch vành 10
năm 10 -20 %

Nguy cơ trung bình Có > 2 yếu tố nguy cơ + nguy cơ bệnh mạch vành 10
năm < 10 %
Nguy cơ thấp

Có 0 – 1 yếu tố nguy cơ

1.2.3.6 Hô hấp
- Hội chứng hạn chế (do lồng ngực kém di động) gây giảm thông khí
phế nang dẫn tới giảm ôxy mô và cơ mạn tính.
- Hội chứng khó thở khi ngủ (hội chứng Pick Wick) gặp 50% trường
hợp béo phì nặng.
1.2.3.7 Xương khớp
- Thoái hóa khớp háng, khớp gối.
- Hoại tử do thiếu máu cục bộ đầu xương đùi.
- Đau lưng, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống
1.2.3.8 Biến chứng nội tiết


12


- Ở người béo phì đặc biệt ở người tích lũy mỡ ở ổ bụng có sự bất
thường về tăng testosteron và hóc môn nhạy cảm với các tế bào ác tính. Tuy
testosteron máu giảm và tính gắn kết với globulin máu giảm đi. Hai quá trình
tác động qua lại điều khiển lẫn nhau, dẫn tới rối loạn quá trình hoạt động của
testosteron với cơ thể [14]. Biểu hiện bằng các triệu chứng giảm ham muốn
tình dục, rối loạn cương dương, rối loạn sản xuất tinh trùng.
- Bệnh nhân có tích lũy mỡ bụng làm tăng bài tiết hóc môn cortisol do
làm tăng hoạt động của tuyến dưới đồi [23].
1.2.3.9 Biến chứng khác
- Nhiễm trùng các nếp gấp da, nhất là nhiễm nấm.
- Sỏi mật: người béo phì có nguy cơ mắc sỏi mật cao, gan nhiễm mỡ.
- Thận: tắc tĩnh mạch thận, thận hư, suy thận …
1.3 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng tăng huyết áp, rối
loạn glucose máu và lipid máu ở nam giới
1.3.1 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên lipid máu ở nam giới
1.3.1.1 Thành phần cấu tạo của lipid huyết tương
Lipoprotein (LP) được phân làm 5 nhóm chính, trong đó có một số
phân nhóm [27] :
- Chylomicron: chức năng chính của CM là vận chuyển triglycerid
ngoại sinh tới gan.
- Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL): được cấu tạo ở tế bào gan,
VLDL là yếu tố chính gây xơ vữa động mạch.
- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): chức năng chủ yếu của LDL là vận
chuyển cholesterol. LDL là yếu tố rất mạnh gây xơ vữa mạch máu.
- Lipoprotein tỷ trọng trung gian (ILD): là sản phẩm thoái hóa của LDL
trong hệ tuần hoàn.
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): được tổng hợp ở gan, HDL là yếu tố
bảo vệ chống xơ vữa động mạch vì nó chuyển cholesterol từ ngoại vi về gan.
Bảng 1.5. Thành phần của các lipoprotein trong máu



13

CM
VLDL
IDL
LDL
HDL
-

FC%
CE%
TG% Phospholipid Apo% Apo chính
0,5 - 1
1–3
86 - 94
3–8
1–2
A,B,C,E
6 – 8 12 – 14 55 – 65
12 – 18
5 – 10
B,C,E
7 – 9 27 – 33 15 – 27
19 – 23
15 – 19
B,C,D
5 – 10 35 – 40 8 – 12
20 – 24

20 – 24
B
3–5
14 - 18
3–6
20 - 30
45 - 50
A,E
Cholesterol: trị số bình thường cholesterol trong huyết tương có

khoảng tương đối rộng: 4 – 5,6 mmol/l (155 – 220 mg/dl)
+ Nghi ngờ: 5,6 – 6,97 mmol/l ( 220 – 270 mg/dl)
+ Bệnh lý : > 6,97 mmol/l ( > 270 mg/dl)
- Triglycerid huyết tương có trị số bình thường :
+ Nam giới: khoảng 1mmol/l (91 mg/dl) ở tuổi 20, tăng dần và đạt
ngưỡng 1,15 mmol/l (100 mg/dl) ở tuổi 50.
+ Nữ giới : khoảng 0,77 mmol/l (68 mg/dl) ở tuổi 20 và tăng dần đến
1mmol/l ở tuổi 50.
1.3.1.2 Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid
Bảng 1.6. Triglycerid và cholesterol máu để thăm dò rối loạn chuyển hóa
lipid (theo Hội xơ vữa động mạch Châu Âu)
Nồng độ lipid trong máu
TC < 5,2 mmol/l

Rối loạn chuyển hóa lipid
Không

TG < 2,3 mmol/l
TC: 5,2 – 7,8 mmol/l ( 200 –


Có, nếu HDL – C < 0,9 mmol/l (35

300ng/dl )
TC > 7,8 mmol/l ( 300 ng/dl)

ng/dl)


TG > 2,3 mmol/l
Bảng 1.7. Kết quả lipid và lipoprotein máu theo ATP Adult Treatment
Panel III (2001)
TC

mmol/l
< 5,2

mg/dl
< 200

Đánh giá mức độ
Tốt


×