Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

THỰC TRẠNG CHĂM sóc TRẺ sơ SINH SUY hô hấp tại KHOA sơ SINH BỆNH VIỆN sản NHI bắc NINH năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.72 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRẦN THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SUY HÔ HẤP
TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRẦN THỊ THU HÀ
Mã học viên: C01164

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SUY HÔ HẤP
TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HẢI ANH

HÀ NỘI – 2019




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Đặc điểm phát triển và chức năng hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh......................3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển phổi ở trẻ sơ sinh........................3
1.1.2. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh..........................................5
1.2. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh..........................................................................7
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................7
1.2.2. Dịch tễ học........................................................................................7
1.2.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh........................................7
1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh [1], [4],
[33], [45]......................................................................................................13
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng:.....................................................................14
1.3.2. Cận lâm sàng...................................................................................15
1.3.3. Đánh giá mức độ SHH....................................................................16
1.4. Điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp [2], [13], [27], [45]...............................16
1.4.1. Điều trị cơ bản.................................................................................16
1.4.2. Điều trị nguyên nhân.......................................................................18
1.5. Chăm sóc của điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh suy hô hấp.....................21
1.5.1. Nguyên tắc chăm sóc......................................................................23
1.5.2. Chăm sóc cụ thể..............................................................................23
1.5.3. Phòng ngừa suy hô hấp ở trẻ sơ sinh...............................................27
1.6. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hâp..............28
1.7. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới................................28
1.7.1. Trên thế giới....................................................................................28
1.7.2. Tại Việt Nam...................................................................................29



Một nghiên cứu khác cũng của tác giả Trần Thị Yến Linh năm 2012 tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế về đánh giá hiệu quả công tác chăm
sóc ở trẻ sơ sinh được sử dụng surfactant đã đi đến kết luận: chăm sóc
điều dưỡng tốt giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và rút ngắn
thời gian nằm viện [13].................................................................................30
CHƯƠNG 2....................................................................................................31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................31
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...........................................31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................31
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:......................................................................31
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:.....................................................................31
2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...............................................................................31
2.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu.................................................32
2.4. Tiêu chuẩn loại trù đối tượng nghiên cứu.............................................32
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................32
2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................32
2.6.1. Thu thập số liệu mục tiêu 1.............................................................32
2.6.2. Thu thập số liệu mục tiêu 2.............................................................32
2.5. Các biến số nghiên cứu.........................................................................33
2.5.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................33
2.5.2. Biến số lâm sàng và cận lâm sàng...................................................33
2.6. Nội dung nghiên cứu.............................................................................36
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................37
2.8. Sai số và cách khống chế sai số............................................................37
2.9. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................38
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................38
2.11. Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................40
CHƯƠNG 3....................................................................................................41



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................41
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................41
3.2. Nguyên nhân gây suy hô hấp................................................................42
3.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ sơ sinh suy hô hấp..................43
3.4. Điều trị..................................................................................................45
3.5. Chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp...........................................................45
3.6. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc.....................................49
CHƯƠNG 4....................................................................................................51
BÀN LUẬN....................................................................................................51
4.1. Đặc điểm chung và nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh.....................51
4.1.2.Đặc điểm về giới..............................................................................51
4.1.2. Đặc điểm về tuổi thai......................................................................51
4.1.3. Đặc điểm về cân nặng.....................................................................51
4.2. Nguyên nhân gây suy hô hấp................................................................52
4.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.....................................................52
4.4. Điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp...............................................................54
4.5. Kết quả chăm sóc sơ sinh suy hô hấp....................................................55
4.5.1. Chăm sóc thân nhiệt........................................................................55
4.5.2. Chăm sóc dinh dưỡng.....................................................................57
4.5.3. Chăm sóc trẻ thở oxy, thở máy, thở cpap........................................59
4.5.4. vệ sinh cơ thể và rốn.......................................................................59
4.5.5. Kết quả chăm sóc chung.................................................................59
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc và điều trị....................60
KẾT LUẬN....................................................................................................61
KIẾN NGHỊ...................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển trước sinh [49]................4
Bảng 1.2. Một số nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh
[2]....................................................................................................................12
Bảng 1.3. Bảng điểm Apgar..........................................................................16
Bảng 1.4. Chỉ số Silverman...........................................................................16
Bảng 1.3. Các điểm chính trong chăm sóc trẻ thở CPAP..........................24
Bảng 3.1. Phân bố trẻ bệnh theo cân nặng (n=212)....................................41
Bảng 3.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp.......................................................42
Bảng 3.4. Nguyên nhân gây suy hô hấp theo tuổi thai...............................43
Bảng 3.5. Nguyên nhân gây suy hô hấp theo cân nặng..............................43
Bảng 3.6. Đặc điểm lâm sàng khi nhập viện (n=212).................................43
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng...................................................................44
Bảng 3.8. Triệu chứng cận lâm sàng trẻ sơ sinh suy hô hấp theo tuổi thai
.........................................................................................................................44
Bảng 3.9. Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp.............................45
Bảng 3.10. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sơ sinh...............................45
Bảng 3.11. Phương pháp ủ ấm cho trẻ.........................................................46
Bảng 3.12. Kết quả chăm sóc thân nhiệt.....................................................46
Bảng 3.13. Tình trạng nuôi dưỡng của trẻ qua đường tiêu hóa................47
Bảng 3.14. Kết quả thực hiện nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa................47
Bảng 3.15. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch............................................47


Bảng 3.16. Kết quả nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch..............................47
Bảng 3.17. kết quả chăm sóc trẻ thở oxy.....................................................48
Bảng 3.18. Kết quả chăm sóc trẻ thở cpap, thở máy..................................48
Bảng 3.19. Kết quả vệ sinh thân thể và rốn................................................48
Bảng 3.20. Kết quả chăm sóc chung............................................................48
Bảng 3.21. Kết quả điều trị và chăm sóc.....................................................49
Bảng 3.22. Mối liên quan tuổi thai và kết quả chăm sóc...........................49

Bảng3.23. Mối liên quan cân nặng với kết quả điều trị và chăm sóc.......49
Bảng 3.24. Độ bão hòa oxy và kết quả chăm sóc........................................50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Phân bố trẻ bệnh theo giới tính...............................................41
Biểu đồ 3.2. Phân bố trẻ bệnh theo tuổi thai (n=211).................................42
Biểu đồ 3.3. Tình trạng thân nhiệt của trẻ khi nhập viện..........................46


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của phổi [49]..........................................4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy hô hấp là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổi khí của hệ
hô hấp biểu hiện bằng sự giảm oxy máu (hypoxemin) và/hoặc tăng CO 2 máu
(hupercapnia). Suy hô hấp là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Tại
Mỹ (năm 2002), tỷ lệ tử vong sơ sinh do suy hô hấp trong tổng trẻ em dưới 01
tuổi là 943/28034 (33,6%) [29]. Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh non
tháng là trên 60%, trong đó tử vong do suy hô hấp chiếm 12-16,9% [1].
Nguyên nhân gây SHH hàng đầu ở trẻ sơ sinh là bệnh màng trong, tiếp đến là
hội chứng hít phân su, viêm phổi, bệnh lý tim bẩm sinh, tổn thương não…
Trước đây, do những hạn chế trong việc điều trị, nên tỉ lệ tử vong sơ sinh do
SHH rất cao, hoặc sẽ để lại những di chứng nặng nề cho trẻ như loạn sản
phổi, xuất huyết phổi….. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật với nhiều phương pháp điều trị như hô hấp với áp lực dương liên tục
(CPAP), liệu pháp Surfactant… đã giúp cải thiện tình trạng SHH của trẻ, làm

giảm được tỉ lệ tử vong cũng như các biến chứng của SHH.
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất nặng nề, luôn đe dọa tính mạng
của trẻ, để điều trị SHH ở trẻ sơ sinh đạt hiệu quả, ngoài những kỹ thuật điều
trị SHH nói chung như đảm bảo thông khí, chống toan hóa máu, trợ tim
mạch…, khi điều trị SHH cho trẻ sơ sinh cần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc
thân nhiệt của trẻ, tình trạng dinh dưỡng (chống suy kiệt), vệ sinh vô khuẩn để
tránh lây nhiễm chéo cũng như nhiễm trùng cơ hội.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
của SHH ở trẻ sơ sinh cũng như áp dụng các biện pháp dự phòng và các điều
trị thích hợp giúp giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do tình trạng suy hô hấp ở
trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về chăm sóc sơ sinh nói
chung cũng như sơ sinh bị SHH nói riêng. Không những thế, tại các bệnh viện
việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đôi khi còn bị xem nhẹ, chưa được quan tâm
đúng mức.


2

Tại tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh hàng năm tiếp nhận
điều trị hàng ngàn bệnh nhân sơ sinh tại tỉnh Bắc Ninh và từ các tỉnh lân cận.
Từ năm 2015, Khoa Nhi Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã sử dụng Curosurf
điều trị trẻ sơ sinh mắc bệnh màng trong, cùng với các phương pháp thở máy
hỗ trợ, các biện pháp chăm sóc, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng đã giảm
đáng kể. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp sơ sinh đòi hỏi được thực hiện
theo một quy trình điều dưỡng nghiêm ngặt, được thực hiện bởi các điều
dưỡng chuyên khoa mới nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế các tổn thương cơ
quan và cải thiện tình hình tử vong. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị
suy hô hấp cũng như ảnh hưởng của việc chăm sóc đến kết quả điều trị trẻ sơ
sinh SHH vẫn chưa được nghiên cứu, đánh giá. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề
tài: “ Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh bệnh

viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh suy hô hấp tại
Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc đối với trẻ sơ
sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm phát triển và chức năng hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển phổi ở trẻ sơ sinh
Hệ hô hấp của thai bắt nguồn từ mặt trước của ống tiêu hóa nguyên
thủy ở tuần thứ 3,4 tạo thành rãnh thanh khí quản và tiếp tục phát triển. Giai
đoạn hình thành cấu trúc hệ hô hấp gồm 5 giai đoạn: giai đoạn phôi thai (4 - 6
tuần), giai đoạn tuyến (7- 16 tuần), giai đoạn hình ống tuyến (17 - 27 tuần),
giai đoạn túi (28 - 35 tuần), giai đoạn phế nang (từ 36 tuần tuổi thai đến 3
tuổi) [1] [49]. Phế nang nguyên thuỷ được hình thành từ rất sớm nhưng thực
sự đến tuần thứ 36, các túi phụ mới tạo thành phế nang. Các phế nang mới
được tạo nên, tổ chức đàn hồi phát triển nhanh, tổ chức liên kết giữa các túi phổi
giảm dần [1],[49-50].
Theo Thomas quá trình hình thành phổi được chia thành 5 giai đoạn [48]:
- Giai đoạn giả tuyến từ tuần thứ 7 - 17 của bào thai.
- Giai đoạn ống từ tuần thứ 16 - 25 của bào thai.
- Giai đoạn túi từ tuần thứ 25 đến khi đẻ.
- Giai đoạn phế nang từ tuần 30 của tuổi thai đến 1 tuổi.
- Giai đoạn tăng trưởng của phổi: giai đoạn này được chia làm hai thời
kỳ, thời kỳ đầu là sự tăng trưởng của các mạch máu phổi (từ lúc đẻ đến 3
tuổi), giai đoạn sau là giai đoạn tăng trưởng của phổi (từ 3 - 8 tuổi) [1].

Khi trẻ mới sinh phổi chỉ có 24 triệu phế nang, số lượng này tăng dần
đến 8 tuổi sẽ có 300 triệu phế nang. Phế quản và phế nang tiếp tục phát triển
cho đến khi trẻ được 10 tuổi, sau đó phế nang không tăng thêm về số lượng
mà chỉ tăng về kích thước.


4

Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của phổi [49]
Bảng 1.1. Bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển trước sinh [49]
Giai đoạn
Phôi

Tuổi phát triển
Sự kiện chính
3 – 7 tuần
Mầm phổi hình thành từ nội mạc ruột

Giả tuyến

Hình thành khí quản và phế quản gốc
Hoàn tất phân chia đường dẫn khí

7 – 16 tuần

Hình thành tiểu phế quản, sụn, cơ trơn phế
Thành lập

16 – 24 tuần


ống

quản từ trung mô
Hình thành hệ mao mạch & acinar (đơn vị
hô hấp)

24 – 36 tuần

Phân hóa tế bào biểu mô typ 1 & 2 đầu tiên
Tế bào biểu mô hô hấp mỏng dần, hình

túi
Phế nang

Tuần 36 – suốt

thành túi tận cùng, sản xuất surfactant
Hình thành phế nang thật sự, vách phế nang,

(sau sinh)

thời kỳ niên

khoang khí mở rộng

Thành lập

thiếu
Các phế nang dần biệt hóa và trưởng thành về mặt cấu trúc, chức năng,
đảm bảo cho cử động hô hấp. Để duy trì sức căng bề mặt của phế nang sau cử



5

động hô hấp đầu tiên cần phải có đủ chất surfactant - chất diện hoạt, làm giảm
sức căng bề mặt phế nang [40].
Cấu trúc biểu mô phế nang đóng vai trò quan trọng trong hô hấp tại phế
nang. Biểu mô phế nang có 2 loại tế bào:
- Tế bào type I: chiếm 8% các tế bào phế nang nhưng lại phủ lên 93 95% bề mặt phế nang, chúng có tác dụng quan trọng trong quá trình khuếch
tán khí từ phế nang vào mao mạch.
- Tế bào type II: chiếm 16% tế bào phế nang và chiếm 7% diện tích
trong phế nang. Chúng có tác dụng sản xuất chất surfactant - là chất lót trong
lòng phế nang tạo ra sức căng bể mặt phế nang, giúp cho phổi giãn nở ổn định
khi bị giảm thông khí và các phế nang không bị xẹp trong thì thở ra [39], [45].
1.1.2. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh
Đặc điểm nổi bật của hệ hô hấp ở trẻ em thời kỳ sơ sinh là sự phát triển
chưa hoàn thiện của hệ hô hấp. Không khí vào phổi chủ yếu qua đường mũi.
Khi thở bằng mũi các cơ hô hấp hoạt động mạnh, lồng ngực và phổi nở rộng
hơn khi thở bằng mồm, không khí qua mũi được sưởi ấm nhờ các mạch máu
và tuyến tiết nhầy.
Ngay sau khi đẻ vòng tuần hoàn rau thai ngừng hoạt động, cùng với
tiếng khóc chào đời trẻ bắt đầu thở bằng phổi. Trong thời kỳ sơ sinh, do trung
tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh và chưa trưởng thành nên nhịp thở dễ bị rối loạn,
thở có thể lúc nhanh, lúc chậm, lúc nông, lúc sâu. Tần số thở bình thường ở
trẻ em giảm dần theo tuổi. Kiểu thở ở trẻ sơ sinh: thở bụng là chủ yếu (thở cơ
hoành) [3].
Lượng O2 hấp thu được ở trẻ bú mẹ là 10 ml/1 phút/1 kg cân nặng,
đồng thời CO2 được bài tiết ra là 8 ml, ở trẻ lớn chỉ hấp thu được 4 ml O 2. Để
đảm bảo nhu cầu oxy cao như vậy, bộ phận hô hấp của trẻ em cũng có một số
cơ chế thích nghi. Ví dụ như bù vào thở nông, trẻ phải thở nhanh. Sự trao đổi



6

O2 và CO2 giữa phế nang và máu cũng được thực hiện mạnh hơn nhờ sự
chênh lệch phân áp của O2 và CO2. Áp lực riêng phần O2 và CO2 ở phế nang
thay đổi tuỳ tuổi: ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ là 120 mmHg và 21 mmHg. Tuy
nhiên sự cân bằng này không bền vững, dễ bị thay đổi theo sự biến đổi của
hoàn cảnh (độ ẩm, nhiệt độ, đậm độ CO2...). Đặc điểm này giải thích tại sao
trẻ em lại dễ bị rối loạn hô hấp [40].
Cơ chế điều hoà hô hấp ở trẻ em cũng tuân theo quy luật sinh lý như
người lớn. Những cử động hô hấp đều do trung tâm hô hấp điều khiển có tính
tự động và nhịp nhàng. Trung tâm hô hấp nằm ở hành tuỷ và chịu sự điều
khiển của vỏ não. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu vỏ não và
trung tâm hô hấp chưa phát triển hoàn toàn nên trẻ dễ bị rối loạn nhịp thở.
Ở nhóm trẻ đẻ non, nổi bật là sự thiếu sót về sự trưởng thành của các hệ
cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng dẫn đến khả năng thích
nghi của trẻ với môi trường bên ngoài tử cung kém hơn. Ở trẻ non tháng,
trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, bất kỳ tình trạng nào gây thiếu oxy máu,
dẫn đến nồng độ CO2 máu tăng cao đều có thể ức chế trung tâm hô hấp, gây
rối loạn nhịp thở, thở rên, thở không đều, kiểu Cheyne - Stock, thời gian
ngừng thở dài (7- 10 giây). Tình trạng này có thể kéo dài 2-3 tuần sau sinh
hoặc lâu hơn tùy mức độ non tháng [4].
Do phổi ở trẻ đẻ non chưa trưởng thành cả về mặt cấu trúc và chức
năng nên rất dễ chấn thương do áp lực, thể tích khi thở máy hay tổn thương
do quá trình viêm [1], [38]. Ở phổi của trẻ non tháng, tổ chức liên kết phát
triển mạnh hơn, tổ chức đàn hồi ít do đó làm phế nang khó giãn nở, khoảng
cách khuếch tán khí thì xa do cách biệt với các mao mạch nên sự trao đổi khí
càng khó khăn. Thể tích khí trong phổi của trẻ non tháng thấp (20- 40 ml/kg)
so với trẻ đủ tháng (50 ml/kg) và người lớn (80 ml/kg). Lồng ngực trẻ đẻ non

hẹp, xương sườn mềm dễ biến dạng, cơ liên sườn chưa phát triển giãn nở kém


7

cũng làm hạn chế di động của lồng ngực [4], [38].
1.2. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
1.2.1. Khái niệm
Suy hô hấp (SHH) là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổi khí
của hệ hô hấp, biểu hiện bằng sự giảm O 2 máu (hypoxemin) và/hoặc tăng CO2
máu (hypercapnia) [4]. Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra,
có thể do bệnh lý tại cơ quan hô hấp hoặc các cơ quan khác. Trong đó, bệnh
màng trong (BMT) là nguyên nhân hàng đầu, do thiếu tổng hợp Surfactant
[4].
1.2.2. Dịch tễ học
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến SHH và tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt
ở trẻ đẻ non là BMT. Tỉ lệ mắc bệnh thay đổi tuỳ từng nước. Tại Mỹ có
khoảng 10% trẻ sơ sinh non tháng bị SHH, trong đó có tới 50% là trẻ có tuổi
thai dưới 28 tuần [35]. Trẻ càng non tháng, nguy cơ mắc SHH càng cao. Trẻ
sơ sinh có tuổi thai dưới 29 tuần có nguy cơ mắc SHH lên đến 60% và có liên
quan đến BMT [4]. Tại Ấn Độ, một số nghiên cứu cho thấy BMT chiếm 6,8 14,1% trẻ đẻ non sống, trong đó những trẻ có tuổi thai 29 - 30 tuần chiếm
32% [32]. Các nguy cơ khác như gia đình có trẻ đã bị SHH, trẻ sinh mổ khi
chưa có chuyển dạ, trẻ sinh ra từ các bà mẹ đái tháo đường, trẻ bị ngạt, viêm
ối - màng ối [35].
Tại Việt Nam, tỉ lệ SHH cấp ở trẻ sơ sinh non tháng là khá cao và BMT
cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Theo Nguyễn Thị Kiều Nhi
và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ
sơ sinh non tháng là 67,4%, trong đó tử vong do SHH cấp chiếm 12,5% [10].
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Dương và CS nghiên cứu tình hình trẻ em tử
vong trước 24 giờ tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ tử vong do BMT là 8,24% [11].

1.2.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh


8

Các nguyên nhân có thể riêng lẻ hoặc phối hợp, tuỳ theo nguyên nhân
và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà có những thể lâm sàng khác nhau [4],
[7], [36], [45].
1.2.3.1. Do nguyên nhân hô hấp
a. Đường hô hấp trên:
−Chướng ngại vật (tắc mũi do đờm, nhày).
−Hẹp lỗ mũi sau, phù niêm mạc mũi.
−Phì đại lưỡi bẩm sinh.
−Hội chứng Pierre Robin:
+ Thiểu sản xương hàm dưới.
+ Lưỡi to, mất hãm lưỡi.
−Polyp họng.
b. Đường hô hấp dưới:
−Bệnh tại thanh quản:
+ Mềm sụn thanh quản, màng nắp thanh môn.
+ Hẹp thanh quản do phù nề.
−Bệnh tại khí phế quản:
+ Hẹp khí quản.
+ Rò khí - thực quản.
c. Bệnh phổi bẩm sinh:
- Bất sản phổi, thiểu sản phổi.
- Phổi chưa trưởng thành: Thường gặp ở trẻ đẻ non do tế bào phế nang
hình trụ, nhiều tổ chức liên kết quanh phế nang, các mao mạch phế nang còn
thưa thớt, thành mạch dày làm giảm sự trao đổi khí giữa phế nang và màng
mao mạch phế nang. Cùng với đó, trung tâm hô hấp của trẻ chưa phát triển

đầy đủ, các cơ hô hấp kém phát triển làm trẻ thở nông, thở yếu, không đều,


9

càng gắng sức càng tím tái.
- Kén hơi bẩm sinh.
- Ứ khí phổi.
- Teo phổi.
- Thoát vị cơ hoành.
d. Bệnh phổi mắc phải:
- Hội chứng hít nước ối phân su: Hít phân su chiếm gần 9 – 25 % ở trẻ
sơ sinh sống. Khoảng 5-10% trẻ sinh ra có nước ối nhuốm phân su sẽ bị hội
chứng hít phân su (MAS) và gần 50% những trẻ này đòi hỏi phải thở máy.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, tỉ lệ hít phân su gặp ở 8-25% trẻ sinh non dưới 34
tuần tuổi. Trong nghiên cứu của Saeed Zaman năm 2013, tỉ lệ trẻ SHH do hít
phân su chiếm 17,9% [46]. Do trẻ bị suy thai trong tử cung nên trẻ có động
tác thở sớm trước đẻ và hít phải nước ối. Khi ra đời, trẻ bị ngạt tím, mũi
miệng, da, móng tay dính đầy nước ối lẫn phân su, có thể thấy cả trong dịch
dạ dày do trẻ nuốt vào [40]. Nghe phổi có nhiều ran ứ đọng, đôi khi không
thấy có thông khí. Trẻ dễ bị toan máu, nhịp tim nhanh, nhỏ…
- Bệnh màng trong: Bệnh màng trong (BMT) là một nguyên nhân tại
phổi và là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Bệnh màng trong chiếm
0,5 - 1% trẻ sơ sinh sống tại Pháp, tỉ lệ thay đổi theo tuổi thai, chiếm 80% ở
trẻ dưới 28 tuần và 5% ở trẻ trên 32 tuần [5]. Còn ở các nước Châu Á như Ấn
Độ, tỉ lệ BMT chiếm 6,8 -14,1% trẻ sơ sinh non tháng, trong đó những trẻ có
tuổi thai 29 - 30 tuần chiếm 32% [40], [43], [52]. Tại Việt Nam, theo nghiên
cứu của Phạm Văn Dương và CS nghiên cứu tình hình trẻ em tử vong trước
24 giờ tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ tử vong do BMT là 8,24% [11]. Bệnh
màng trong xảy ra do thiếu hụt chất hoạt động bề mặt surfactant ở phổi do phế

bào type II tiết ra. Hiện nay, sinh bệnh học BMT được các tác giả thống nhất
có liên quan đến hai yếu tố là đẻ non và thai ngạt trong tử cung. Bệnh màng


10

trong thường gặp ở trẻ đẻ non và tỉ lệ bệnh tăng theo cân nặng và thời gian
xuất hiện bệnh.
- Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi: Hội chứng chậm tiêu dịch phổi
(hội chứng SHH nhất thời/hội chứng phổi ướt hay TTNB = Transient
tachypnea of the newborn/Transitory tachypnea of newborn) hay gặp ở những
trẻ có tiền sử mổ đẻ trước khi có chuyển dạ (nhất là mổ do chảy máu cấp như
vỡ tử cung, tai nạn,…), trẻ lọt quá nhanh, mẹ dùng thuốc ức chế β. Bệnh
chiếm 1-2% số trẻ sơ sinh đủ tháng, chiếm 9% ở trẻ có mẹ phải mổ lấy thai
[34]. Bệnh có thể tự khỏi và không để lại di chứng. Theo nhiều nghiên cứu tại
Mỹ, tỉ lệ mắc hội chứng chậm tiêu dịch phổi chiếm 33-50% số trẻ có biểu
hiện SHH [40]. Tương tự trong nghiên cứu của Saeed Zaman và CS, hội
chứng chậm tiêu dịch phổi là nguyên nhân gặp nhiều nhất gây SHH (35,7%)
[35]. Ở bệnh nhân chậm tiêu dịch phổi, trong lòng phế nang còn dịch gây cản
trở thông khí và trao đổi khí gây SHH.
- Xuất huyết phổi.
- Nhiễm trùng phổi: Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn phổi trước, trong hoặc
sau đẻ. Thường do nhiễm trùng bào thai, bệnh rất nặng, thường kèm với
nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn toàn thân. Đây là tình trạng bệnh lý thường
gặp, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây SHH. Theo thống kê của
Alok Kumar, tỉ lệ nhiễm khuẩn phổi đang giảm dần qua các năm, tuy nhiên
vẫn chiếm tỉ lệ cao (17,0%)[40].
Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Liên cầu nhóm B, vi khuẩn Gram
(-) có sẵn ở bộ phận sinh dục của người mẹ. Hình ảnh Xquang phổi không thể
chắc chắn để phân biệt giữa viêm phổi sơ sinh và bệnh màng trong.

- Xẹp phổi.
-

Tràn khí màng phổi, trung thất.

e. Bệnh do bất thường của lồng ngực: Porak Durant (tạo xương bất toàn).


11

g. Do bất thường cơ hô hấp:
−Thoát vị cơ hoành
− Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát: do tổn thương thần kinh cơ, giảm
tiết Acetylcholin.
−Hội chứng Werdnig - Hoffamn:
+ Bệnh có tính chất gia đình, di truyền.
+ Thiểu năng tế bào vận động của não gây giảm trương lực cơ toàn
bộ.
1.2.3.2. Do nguyên nhân tim mạch
a. Nguyên nhân:
- Thông vách liên nhĩ, liên thất lớn.
- Thiểu năng thất trái.
- Chuyển hoặc lệch gốc các động mạch lớn.
- Hẹp động mạch chủ.
- Fallot 4, đặc biệt có thiểu năng thất trái...
b. Đặc điểm:
- Trẻ luôn xanh tím kéo dài, tím môi và đầu chi.
- Mức độ xanh tím tuỳ thuộc vào Shunt của tim và kiểu dị hình.
- Khi nhịp thở ổn định, thở O2 100% không đỡ tím hoặc đỡ tím ít.
- Có thể nghe tiếng tim, tiếng thổi bất thường, các dấu hiệu suy tim.

c. Chẩn đoán: dựa vào X quang, điện tim, siêu âm tim.
1.2.3.3. Do nguyên nhân thần kinh
a. Nguyên nhân:
- Do trẻ bị bệnh não bẩm sinh.
- Xuất huyết não - màng não.
- Viêm não, màng não.
- Phù não.
- Chấn thương não.
- Ảnh hưởng thuốc gây mê, an thần dùng cho mẹ trước đẻ.


12

b. Đặc điểm:
- Tím tái, rối loạn nhịp thở kéo dài.
- Có các triệu chứng về thần kinh kèm theo: co giật, thóp phồng, phản
xạ thần kinh bất thường.
- Tiền sử sản khoa bất thường: đẻ khó, đẻ ngạt, đẻ có can thiệp hoặc có
sang chấn sản khoa.
1.2.3.4. Do nguyên nhân chuyển hoá
- Nguyên nhân:
+ Rối loạn điện giải: hạ Ca++ máu, tăng hoặc giảm Na+, K+.
+ Toan máu.
+ Tăng hoặc giảm đường máu.
+ Hạ thân nhiệt.
−Có thể là các rối loạn tiên phát hoặc thứ phát dẫn tới thiếu O2 nặng.
−Triệu chứng đặc hiệu tuỳ thuộc từng loại bệnh.
1.2.3.5. Do bệnh về máu
−Thiếu máu do huyết tán (bất đồng nhóm máu mẹ - con), xuất huyết.
−Đa hồng cầu.

−Rối loạn đông máu
Bảng 1.2. Một số nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh [2]
Bệnh lý

Tuổi thai

Lâm sàng/Cận lâm

Tiền sử

Xquang

sàng
Bệnh màng Non tháng gặp Suy hô hấp sớm sau

sản khoa
Sinh non

Lưới hạt, khí

trong

sinh

+/- Ngạt

phế quản đồ

Lồng ngực căng,


Nước ối

Xẹp xen kẽ ứ

nhuộm phân xu da,

xanh. Ngạt. khí từng vùng

nhiều hơn đủ

tháng
Hít phân su Già/ đủ tháng

móng, cuống rốn


13

Viêm phổi

Mọi tuổi

Sốt/ hạ thân nhiệt.

Vỡ ối sớm.

Mờ dạng

vàng da sớm


Nước ối hôi. đốm/ Khí

Công thức máu: Bạch Mẹ nhiễm

phế quản đồ

cầu ↑/↓
Lồng ngực căng 1

trùng
Hít phân

Rất có giá trị
chẩn đoán

Tràn khí

Đủ tháng gặp

màng phổi

nhiều hơn non bên, bụng chướng.

su. Có hồi

tháng

Transilumination (+)

sức hô hấp


Thở nhanh, ít gây

tuần hoàn
Sinh mổ

Tăng đậm

Kẹp rốn

mạch máu

Thở nhanh

Đủ tháng gặp

thoáng qua

nhiều hơn non SHH nặng
tháng

phổi, rãnh

Cơn ngừng Non tháng

Cơn ngừng thở kéo

liên thùy
Phổi sáng


thở

dài trên 20 giây

bình thường

Trào ngược Non tháng gặp Tím từng cơn sau bú,

Siêu âm

dạ dày thực nhiều hơn đủ

bụng: 3 lần

quản
Tim bẩm

ọc sữa

tháng

trào ngược/5

Mọi tuổi

Suy hô hấp hiếm khi

phút
Bóng tim to.


gặp dưới 4 giờ sau

Thay đổi tuần

sinh, không có rút

hoàn phổi

sinh

lõm lồng ngực hoặc
thở rít thì thở ra

1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh [1],
[4], [33], [45]


14

1.3.1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Triệu chứng suy hô hấp:
- Màu sắc da tím tái: tím quanh môi, đầu chi hay toàn thân do PaO 2
trong máu động mạch giảm dưới 60mmHg. Theo nghiên cứu của Hứa Thu
Hằng tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên: tím là triệu
chứng lâm sàng gặp ở 94,6% các trường hợp [8]. Triệu chứng tím có thể đến
muộn, do đó không nên chờ đến khi có dấu hiệu tím mới có chỉ định cho trẻ
thở oxy. Nên có chỉ định cho thở trẻ thở oxy sớm hơn vì nếu PaO 2 giảm dưới
50mmHg sẽ dễ gây ra tình trạng nthiếu oxy tế bào não, về lâu dài để lại di
chứng thần kinh và tinh thần, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Khó thở: bỏ bú, thở nhanh ≥ 60 lần/ phút hoặc khó thở chậm dưới 30

lần/ phút, có cơn ngừng thở dài do tắc nghẽn đường thở hoặc suy kiệt, đuối
sức sau một thời gian khó thở nhanh; thở rên: chủ yếu thì thở ra, có thể nghe
được bằng tai hoặc ống nghe. Rối loạn nhịp thở cũng là một biểu hiện đặc
hiệu của SHH. Đặc biệt khi trẻ bị BMT các phế nang bị xẹp lại làm giảm diện
tích trao đổi khí dẫn đến thiếu O2, tăng CO2 máu. Điều này kích thích trung
tâm hô hấp làm tăng nhịp thở. Tuy nhiên ở trẻ đẻ non trung tâm hô hấp chưa
hoàn chỉnh vì vậy khả năng điều hòa nhịp thở của trẻ còn kém, đáp ứng với
tình trạng thiếu oxy bằng cách tăng nhịp thở chỉ trong một thời gian ngắn và
sau đó nhanh chóng dẫn đến cơn ngừng thở. Trong nghiên cứu của Phạm Thị
Ngọc nhận thấy: có 49,9% trẻ thở nhanh, và 29,4% trẻ thở chậm và có cơn
ngừng thở, thở rên gặp ở 87,9% các trường hợp [9].
- Rút lõm lồng ngực mạnh. Đây là triệu chứng thường gặp trong SHH,
theo nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc, rút lõm lồng ngực mạnh gặp ở 80,4%
bệnh nhân [9]. Một số trường hợp trẻ thở rất nhanh và nông nên không dễ
dàng nhận thấy dấu hiệu này trên lâm sàng.
b. Biểu hiện ở các cơ quan khác:
- Tim mạch: Rối loạn nhịp tim, có thể nhanh trên 160 chu kỳ/phút hoặc


15

chậm dưới 100 chu kỳ/ phút. Trẻ có thể bị ngừng tim nếu PaO 2 giảm dưới
30mmHg.
- Thần kinh: Trẻ có dấu hiệu thiếu oxy não như vật vã, bỏ bú, thở rên,
giảm trương lực cơ, mất hết các phản xạ, li bì, co giật, hôn mê…
- Thận: Các biểu hiện của suy thận cấp, thiểu niệu hoặc vô niệu.
c.Triệu chứng của các nguyên nhân gây SHH:
- Lồng ngực mất cân đối trong tràn khí màng phổi một bên, thoát vị cơ hoành.
- Rung thanh tăng trong tràn khí màng phổi.
- Gõ đục trong tràn dịch màng phổi.

- Tiếng thổi ở tim, sờ động mạch bẹn,…
1.3.2. Cận lâm sàng
- Khí máu động mạch: đo các khí trong máu cho phép đánh giá mức
độ SHH và giúp cho việc điều trị [4], [45].
Biểu hiện khí máu khi có SHH có sự rối loạn nghiêm trọng các chất khí
trong máu: PaCO2 tăng trên 70 mmHg, PaO2 giảm vừa hoặc giảm nặng dưới
50mmHg, pH giảm dưới 7,3. Trong giai đoạn đầu khi trẻ bị SHH, trẻ cố gắng
thở nhanh để bù trừ nên PaCO2 giảm. Khi tình trạng xẹp phổi tăng lên, trao
đổi khí giảm, PaCO2 tăng dần. PaCO2 tăng cao, PaO2 giảm dễ gây ra các biến
chứng nặng nề như xuất huyết não, viêm ruột hoại tử...rất dễ gây tử vong.
Đặc biệt sự cải thiện PaCO2 và PaO2 phản ánh rõ ràng hơn quá trình cải
thiện trao đổi khí ở phổi. Các chỉ số pH, HCO 3-, BE...có thể được điều chỉnh
nhanh hơn bằng bù các chất kiềm.
Trong nhiều trường hợp trẻ có biểu hiện SHH nặng trước và ngay khi
vào viện đã được thở oxy, sau đó mới làm xét nghiệm khí máu. Mặc dù nồng
độ oxy của khí thở vào cao nhưng PaO 2 cũng không cải thiện được nhiều. Đó
là do quá trình trao đổi khí thực sự khó cải thiện ở những trẻ bị ARDS. Bởi vì
xẹp phế nang làm giảm diện tích trao đổi khí, và xẹp phổi và viêm còn làm
khoảng cách khí và mao mạch tăng lên, sự trao đổi khí càng giảm.
Lúc đầu toan hô hấp sau thành toan hỗn hợp, lúc đầu toan còn bù sau


16

đó toan mất bù.
- Điện giải đồ:
SHH sơ sinh thường kèm theo giảm canxi máu, giảm đường máu, giảm
kali máu, giảm HCO31.3.3. Đánh giá mức độ SHH
Đánh giá mức độ SHH có thể dựa vào các chỉ số: Apgar, Silverman.
Bảng 1.3. Bảng điểm Apgar

0
1
2
Nhịp tim
Không nghe
< 100
≥ 100
Hô hấp
Không thở
Thở chậm, rên
Khóc to
Trương lực cơ
Giảm nặng
Giảm nhẹ
Bình thường
Cử động
Không cử động
Ít cử động
Cử động tốt
Màu sắc da
Trắng
Tím đầu chi
Hồng hào
Nếu tổng số điểm: <4: Ngạt nặng; 4-6: Ngạt nhẹ; >7: Bình thường
Bảng 1.4. Chỉ số Silverman
Điểm

0

1


2

Chỉ số
Di động ngực bụng
Cùng chiều
Ngực Ngược chiều
Co ép liên sườn
0
+
++
Rút lõm hõm ức
0
+
++
Đập cánh mũi
0
+
++
Tiếng thở rên
0
Qua ống nghe Nghe được bằng tai
Tổng số điểm:
<3: Không SHH; 3-5: SHH nhẹ; >5: SHH nặng.
1.4. Điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp [2], [13], [27], [45]
1.4.1. Điều trị cơ bản
a. Điều trị cấp cứu trẻ sơ sinh suy hô hấp
- Tư thế bệnh nhân: Nằm đầu thấp hơn ngực, nghiêng về một bên để
đờm dãi dễ thoát ra ngoài và cổ không bị gập, đường thở thẳng. Tư thế được

thay đổi để tránh xẹp phổi và ứ đọng đờm.
- Hút thông đường thở: Trước khi cho thở oxy cần hút đờm dãi ở mũi,
họng để đảm bảo thông đường thở.


×