Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

15 Câu hỏi Ôn tập Kinh tế học - Dành cho Cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 50 trang )

FB/ Thu Vien Tai Lieu

15 CÂU HỎI ÔN TẬP KINH TẾ HỌC

1


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Câu 1: Thế nào là khan hiếm nguồn lực, mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải lựa
chọn nguồn lực như thế nào? Minh họa trong thực tiễn
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà cá nhân và xã hội lựa
chọn việc sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình như thế nào. Các nhà kinh tế học
thống nhất vấn đề cốt lõi trong kinh tế học là vấn đề khan hiếm.
Sở dĩ có thể nói như vậy là vì bất kỳ một chủ thể nào trong nền kinh tế, chính
phủ, doanh nghiệp, cá nhân hay nhìn chung toàn bộ nền kinh tế cũng phải đối mặt với
sự khan hiếm.
Khi đối diện với sự khan hiếm, các chủ thể trong nền kinh tế bắt buộc phải lựa
chọn. Và kinh tế học ra đời rất kịp thời, giải thích được hành vi lựa chọn của các chủ
thể trong nền kinh tế là như thế nào?
Một khái niệm khác về kinh tế học: Kinh tế học mà môn khoa học của sự lựa
chọn trong điều kiện khan hiếm. Khái niệm này nêu ra mục đích của sự ra đời của
kinh tế học là để giải quyết vấn đề khan hiếm.
Sự khan hiếm nguồn lực
Nguồn lực là tất cả những yếu tố dược sử dụng để sản xuất hàng hóa hay dịch
vụ và có thể được gọi theo một tên khác là các yếu tố sản xuất. Nguồn lực được chia
thành bốn nhóm: Đất đai, lao động, vốn và khả năng kinh doanh.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc
nguồn lực không đủ so với mong muốn hay nhu cầu. Theo David Begg, một nguồn
lực khan hiếm là nguồn lực mà tại điểm giá bằng không thì lượng cầu về nó lớn hơn
lượng cung sẵn có.
Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra


hàng hóa, dịch vụ là có hạn ngày một cạn kiệt. Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu
ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một cách rất khó
khăn. Đó là đòi hỏi tất yếu của nhu cầu ngày một tăng và tài nguyên ngày một khan
hiếm. Con người phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực nên luôn phải lựa chọn tối
ưu. Việc lựa chọn sẽ đưa đến cho con người tới sự đánh đổi – muốn sản xuất thêm
một đơn vị hàng hóa này thì phải từ bỏ một lượng hàng hóa khác. Đây chính là chi
phí cơ hội để sản xuất một hàng hóa. Vậy chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội được định nghĩa là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi
thực hiện sự lựa chọn kinh tế.
Điều này có nghĩa trong tất cả các phương án bị bỏ qua, chi phí cơ hội cho
phương án được lựa chọn phải là phương án tốt nhất trong số đó.
Ví dụ: Trong buổi sáng ngày thứ 2, một bạn sinh viên A có thể có những sự
lựa chọn: Đi học, đi chơi, hoặc đi làm thêm. Do thời gian là có hạn nên bạn ấy chỉ có
thể được lựa chọn 1 trong ba phương án trên. Và khi bạn ấy chọn đi học thì chi phí cơ
hội của phương án bạn ấy chọn là giá trị của phương án tốt nhất giữa đi chơi hoặc đi
làm thêm.

2


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Tương tự, một hộ gia đình có diện tích tầng 1 (54 m2), họ có thể tự kinh doanh,
cho H thuê để mở cửa hàng quần áo (10 triệu/tháng) hoặc cho K thuê để mở quầy
bán thuốc (12 triệu/ tháng). Do diện tích cũng như tài sản họ sở hữu là có hạn nên họ
chỉ có thể chọn 1 trong 3 phương án trên. Khi họ chọn tự kinh doanh thì chi phí cơ
hội cho việc sử dụng nguồn lực là tầng 1 của họ là 12 triệu/ tháng/
CÂU TRẢ LỜI LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Xã hội không thể có mọi thứ mà họ muốn vì bị giới hạn bởi khả năng sản xuất.

- Các giả định cần thiết :
Thứ nhất: Nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa (quần áo và lương thực).
Thứ hai: Số lượng nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế là cố định.
Thứ ba: Trình độ công nghệ là cố định.
Xem xét trong nền kinh tế có 4 lao động và chỉ sản xuất hai loại hàng hóa là lương
thực, quần áo với nhưng giả định như trên. Qua quan việc quan sát, khả năng sản xuất
tối đa quần áo và lương thực được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Kh
ả năng

Quần áo
Lao
động

Lương thực

A

4

Sản
lượng
48

Lao
động
0

Sản
lượng

0

B

3

40

1

11

C

2

32

2

16

D

1

16

3


21

E

0

0

4

24

Đơn vị: Triệu
Qua biểu diễn trên đồ thị ta được, một đường cong liên tục và được gọi là đường
giới hạn khả năng sản xuất – PPF.

3


FB/ Thu Vien Tai Lieu

-

* Khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Production Possibility
Frontier)
Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền
kinh tế có thể sản xuất được.
Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản
xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.
Những phương án nằm trên đường PPF như (A, B, C, D, E) là những phương án tối

ưu. Ta nhận thấy rằng, đường PPF có dáng cong lồi ra phía ngoài (cong lõm về gốc
toạ độ).
Việc di chuyển từ các điểm trên PPF đều phải đánh đổi giữa lương thực và quần áo.
Những điểm nằm phía trên đường PPF (ví dụ như điểm N) là những điểm không thể
đạt tới với nguồn lực và công nghệ hiện có do sự khan hiếm của nguồn lực
- Các điểm, như điểm M nằm trong đường giới hạn, là những điểm không hiệu
quả vì ở đó xã hội bỏ phí các nguồn lực.
* Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm
Qua việc phân tích những điểm nằm ngoài đường PPF với những giả định công
nghệ là cố định là những điểm mà nền kinh tế không thể đạt được do nguồn lực khan
hiếm.
Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự hiệu quả
Tính hiệu quả được thể hiện khi nền kinh tế không thể sản xuất thêm sản lượng
của một hàng hóa này mà sản lượng hàng hóa kia tăng hoặc không đổi.
Đường PPF minh họa cho sự hiệu quả vì với số lượng nguồn lực có hạn, nền kinh
tế muốn tăng sản lượng lương thực phải giảm sản lượng quần áo. Điều này thể hiện
qua sự dịch chuyển các phương án sản xuất từ A đến B, C, D.
Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho chi phí cơ hội
Chúng ta hoàn toàn có thể xác định chi phí cơ hội cho việc sản xuất một triệu tấn
lương thực thông qua đường PPF như sau:
Từ điểm A đến điểm B:
4


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Để sản xuất thêm 11 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng việc giảm 8 triệu
bộ quần áo.
Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 11 tấn lương thực là 8 triệu bộ quần áo.
Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 tấn lương thực = 8/11 bộ quần áo.
Ta có chi phí cơ hội = | độ dốc đường PPF|

Bằng cách tính tương tự chúng ta tính được chi phí cơ hội khi chuyển các phương
án sản xuất từ điểm B đến điểm C, từ điểm C đến điểm D, từ điểm D đến điểm E.
Thông qua chi phí cơ hội được thể hiện ở chi phí cơ hội tăng dần.
Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho chi phí cơ hội ngày càng tăng
PA

Quần áo

Lương thực

Chi phí

Sản xuất

(C)

(F)

cơ hội

A

48

0

B

40


11

C

32

16

D

16

21

E

0

24

8/11
8/5
16/5
16/3

Để sản xuất thêm một triệu tấn lương thực thì xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng
nhiều các bộ quần áo.
Câu 2: Ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp là gì? Các hình thức giải
quyết vấn đề cơ bản này ở mỗi hệ thống kinh tế như thế nào? Phân tích ưu điểm
và nhược điểm của ba hệ thống kinh tế? Minh họa trong thực tiễn các nội dung.

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng đối diện với ba vấn đề cơ bản là: Sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
 Sản xuất cái gì?

5


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nền kinh tế không thể sản xuất tất cả các
hàng hóa, dịch vụ mà cần có sự lựa chọn quyết định sản xuất hàng hóa gì với số
lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao?
Sản xuất như thế nào?
Khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, chính phủ và các doanh nghiệp phải
xem xét và lựa chọn việc sản xuất như thế nào để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường
và có lợi nhuận cao nhất. Từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp và phúc lợi
xã hội, chính phủ và các doanh nghiệp luôn tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp sản
xuất có hiệu quả nhất.
Sản xuất cho ai? Điều này có nghĩa là khi hàng hóa được tạo ra sẽ được phân
phối như thế nào. Không thể phân phối những chiếc máy cày cho những người
làm văn thư, …
Các hệ thống kinh tế
Các nền kinh tế luôn đối diện với ba vấn đề cơ bản như chúng ta đã phân tích.
Nhưng việc giải quyết đó không hẳn giống nhau. Với mỗi hệ thống kinh tế sẽ có cách
thức giải quyết khác nhau, tùy thuộc vào sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế
mà hình thành nên 3 hệ thống kinh tế cơ bản là:
1. Hệ thống kinh tế chỉ huy là hệ thống kinh tế mà chính phủ sẽ giải quyết cả 3
vấn đề kinh tế: Sản xuất cái gì (chính phủ lựa chọn)., sản xuất như thế nào
(chính phủ phân bổ nguồn lực), sản xuất cho ai (chính phủ tham gia điều hành
việc phân phối sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra).
Ví dụ: Mô hình trước đây của Liên Xô cũ mà Việt Nam noi theo

* Ưu điểm:
+ Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu công cộng
của xã hội.
+ Giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh.
+ Hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo và bất công trong xã hội.
+ Tập trung được nguồn lực để giải quyết được những cân đối lớn của nền kinh tế
quốc dân.
* Hạn chế:
+ Tập trung quan liêu, bao cấp không thúc đẩy và kích thích sản xuất phát triển. Mọi
quyết định đều do nhà nước quyết định, các doanh nghiệp không được quyền chủ động
trong việc sản xuất kinh doanh của mình.
+ Phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mang tính chủ quan,
điều này sẽ dẫn tới những mất cân đối cục bộ và sự phân phối trở nên không hiệu
quả.
+ Bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực.
+ Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh nghiệp thường chờ
đợi, ỷ lại thiếu năng động sáng tạo.
+ Sự can thiệp của Nhà nước vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
6


3.

FB/ Thu Vien Tai Lieu
2. Hệ thống kinh tế thị trường tự do

Để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, nền kinh tế thị trường đều phải thông qua
hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh tranh, giá cả thị trường.
* Ưu điểm
Các chủ thể trong nền kinh tế trở nên năng động hơn

Và người tiêu dùng cũng trở nên năng động hơn, hài hòa giữa việc theo đuổi các
lợi ích và thu nhập (ngân sách) để có thể tối đa hóa lợi ích của mình.
* Hạn chế
+ Do tính cạnh tranh, vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất, cho nên
dễ nảy sinh tình trạng ô nhiễm, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội.
+ Mức chênh lệch giàu nghèo có thể gây ra, dẫn đến những mâu thuẫn xã hội,
nhiều nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và con người, những nếu như lợi nhuận
thấp hoặc không có thì những nhu cầu đó không thực hiện được.
+ Những yêu cầu về an ninh, quốc phòng và xã hội không được giải quyết thoả
đáng.
Hệ thống kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp, đòi hỏi trước hết phải phát triển theo cơ chế thị trường (Bàn
tay vô hình), có nghĩa là cần phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng
vai trò của giá cả thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu. Tuy
nhiên bàn tay hữu hình cũng rất cần thiết đó là sự can thiệp của Nhà nước.
Nếu để nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều khuyết tật, và
những khuyết tật này sẽ được khắc phục thông qua sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi hệ thống kinh tế hỗn hợp (từ cuộc cải cách nền
kinh tế nă 1986). Nhờ sự cải cách này mà nền kinh tế của nước ta đã phát huy vai trò
tích cực của các tác nhân trong nền kinh tế và đã giúp cho nền kinh tế của nước ta có
sự phát triển vượt bậc với những thành tựu tích cực của nền kinh tế nước nhà như thu
nhập của người dân tăng, sự phát triển nhanh và năng động của thành phần kinh tế tư
nhân và đặc biệt là sự tham gia vào những sân chơi quốc tế đặc biệt là tổ chức thương
mại thế giới WTO.
Câu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả thị trường sản
phẩm XYZ trong một khoảng thời gian nhất định
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng
tất cả các yếu tố khác là không đổi.
Vậy chúng ta có thể phân biệt rõ cầu và nhu cầu, nhu cầu là đòi hỏi, mong

muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Cầu phải được xét trong một giai đoạn nhất định vì các giai đoạn khác nhau thì cầu là
khác nhau.
7


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Các yếu tố tác động đến cầu hàng hóa …. (XYZ hay xe máy hay …)
a. Thu nhập của người dân
Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng, đường cầu dịch chuyển sang
phải. Với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập làm cầu giảm. Hàng hóa … (XYZ) là hàng
hóa thông thường nên khi thu nhập tăng làm cho cầu về XYZ tăng lên.
b. Giá cả của hàng hóa liên quan
Khi giá hàng hóa bổ sung cho hàng hóa đó trong tiêu dùng tăng, sẽ làm cho cầu
về hàng hóa đó giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại.
Ví dụ: Giá gas tăng cầu về bếp ga giảm, XYZ với xăng (Vì XYZ khá tốn xăng)
nên khi giá xăng tăng các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho cầu về hàng hóa XYZ
giảm.
Khi giá của hàng hóa thay thế cho hàng hóa XYZ là xe máy SH giảm sễ làm cho
cầu XYZ giảm,làm cho cầu về hàng hóa đó dịch chuyển sang phải.
c. Quy mô thị trường: Khi số lượng người tiêu dùng tăng, sẽ làm cho cầu về sản
phẩm … (XYZ) tăng lên.
d. Thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới
cầu. Khi người tiêu dùng có thị hiếu tăng về một loại hàng hóa nào đó sẽ làm cho cầu
về hàng hóa đó tăng và ngược lại. Khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thích ….
(XYZ) sẽ làm cho cầu về … (XYZ) ở VN tăng
e.

Sự kỳ vọng của người tiêu dùng


Sự kỳ vọng của người tiêu dùng là sự dự báo, dự đoán khá chắc chắn và có thể tin
tưởng được của họ về các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu một loại hàng hóa, dịch vụ
nào đó. Ví dụ, nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá … (XYZ) giảm, cầu về … (XYZ)
hiện tại sẽ tăng lên tại thời điểm hiện tại (giả định các yếu tố khác không đổi).
f. CHính sách thuế của chính phủ:
Khi chính đánh thuế đối với việc tiêu dùng sản phẩm sẽ làm cho cầu về sản phẩm
đó giảm xuống còn khi chính phủ trợ cấp cho tiêu dùng 1 một sản phẩm (chính sách
trợ giá) sẽ làm cho cầu về sản phẩm đó tăng lên.
Ở VN, chính phủ đánh thuê tiêu thụ đặc biệt khá cao với XYZ nên đã hạn chế việc
tiêu dùng XYZ ở Việt Nam
• Cung (S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng
bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố
không đổi.
• Số lượng người bán: Khi có thêm người bán một mặt hàng tăng lên, làm cho cung
tăng. Do cung thị trường là được xác định từ cung cá nhân. Số lượng người bán …
8


FB/ Thu Vien Tai Lieu
XYZ tăng lên vì thế làm cho cung …. XYZ ở Việt Nam tăng.
• Tiến bộ về công nghệ: Tiến bộ công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với cung. Khi
có cải tiến công nghệ, cung tăng lên, đường cung dịch chuyển sang phải. Ngày nay
với sự phát triển của khoa học công nhệ nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm
cho cung rất nhiều sản phẩm tăng lên trong đó có sản phẩm…. XYZ
• Giá của các yếu tố đầu vào: Khi giá các yếu tố đầu vào tăng lên làm cho chi phí sản
xuất tăng lên, cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái. Khi giá đầu vào sản xuất
… XYZ tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận của các nhà sản xuất bị giảm xuống và họ sẽ
giảm lượng cung ứng sản phẩm …. XYZ.
- Chính sách của chính phủ:

Khi chính phủ đánh thuế, cung giảm. Chính phủ đánh thuế vào kinh doanh XYZ
nhập khẩu cao, sẽ làm cho cung XYZ nhập khẩu giảm.
• Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất: Khi giá của hàng hóa có thể thay
thế cho hàng hóa X trong sản xuất tăng lên sẽ làm cho cung hàng hóa đó tăng lên và
cung hàng hóa X giảm.
Đối với hàng hóa bổ sung cho nhau trong sản xuất, thì khi giá của hàng hóa bổ
sung cho hàng hóa Y trong sản xuất tăng lên, sẽ làm cho cung hàngh hóa Y cũng tăng
lên
- Kỳ vọng: Nếu như dự đoán trong tương lai giá của hàng hóa tăng lên thì
cung hiện tại giảm (các yếu tố khác không đổi) do họ kỳ vọng việc bán hàng hóa
trong tương lai sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn.
- Yếu tố khác: thiên tai, bệnh dịch
Những yếu tố này cũng có tác động đến cung hàng hóa hay dịch vụ. Khi có
nhiều thiên tai hay bệnh dịch làm cho cung về các sản phẩm của nông nghiệp giảm
xuống như hoa màu, vật nuôi.
Trạng thái cân bằng cung cầu và giá cả thị trường
Khái niệm trạng thái cân bằng là trạng thái của thị trường mà tại đó lượng cung
bằng lượng cầu.
Đường cầu D có độ dốc âm, đường cung S có độ dốc dương được thể hiện trên đồ thị.
Hai đường này cắt nhau tại điểm E.
Tại E, ta thấy, lượng cung và lượng cầu bằng nhau, giá mua và giá bán bằng nhau
QD = QS = Q0 và PD = PS = P0
Ta nói điểm E là điểm cân bằng cung cầu hay có thể gọi là điểm thị trường cân bằng.
Tại điểm cân bằng E ta xác định được giá cân bằng là P0 và lượng cân bằng là Q0.

9


FB/ Thu Vien Tai Lieu


Tại điểm cân bằng cung cầu E thì mọi người trên thị trường đều thỏa mãn, người
mua đã mua được tất cả những thứ họ muốn mua, còn người bán đã bán được tất cả
những thứ họ muốn bán. Do đó, đây là trạng thái lý tưởng của thị trường.
Đối với thị trường … XYZ do phần cầu tăng lớn hơn so với phần cung tăng lên
dẫn tới lượng cần bằng XYZ trên thị trường tăng và giá cân bằng cũng tăng lên.

Câu 4. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường trong hai tình huống dư thừa
và thiếu hụt
a. Trạng thái dư thừa
Giả sử mức giá trên thị trường là P1 > P0
Xét tại mức giá P1 ta có:
Người mua tiêu dùng tại A trên đường cầu D tương ứng với lượng cầu QD = QD1 < Q0
Người bán cung ứng tại B trên đường cung S tương ứng với lượng cung Q S = QS1 >
Q0

QS > QD hay lượng cung lớn hơn lượng cầu.
Thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa

Khoảng chênh lệch của lượng cung và lượng cầu bằng độ dài đoạn thẳng AB:

10


FB/ Thu Vien Tai Lieu
| QS1 - QD1 | =
là lượng dư thừa của thị trường.

Khoảng cách chênh lệch này gọi là dư thừa thị trường hay gọi là dư cung. Khi có
hiện tượng dư thừa xảy ra, nhà sản xuất sẽ bị dư thừa hang hóa, không bán hết hàng.
Các nhà sản xuất đã bị áp lực là phải giảm giá để có thể bán hết hàng.

Khi họ giảm giá, lượng cung sẽ giảm dần và lượng cầu sẽ tăng lên theo luật cung
và luật cầu. Quá trình giảm giá sẽ diễn ra liên tục, nếu như không có sự can thiệp nào
của nhà nước đến khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Tức là trạng thái cân bằng
được thiết lập lại. Ví dụ năm 2018, Giá dầu thế giới sụt 2,5% , sau khi thống kê cho
thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng tuần thứ 10 liên tiếp lên mức cao nhất trong hơn 1
năm. Số liệu này làm gia tăng những mối lo về tình trạng dư thừa nguồn cung dầu
trên toàn cầu. Đợt giảm tháng 10 – tháng 11 /2018 của giá dầu tương đương với cú
sụt diễn ra trong năm 2008, và thậm chí còn sâu hơn cả đợt giảm 2014-2015. Trong
hai đợt giảm đó, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đều giảm sản lượng để
vực dậy giá dầu.
Trạng thái thiếu hụt
Giả sử mức giá trên thị trường là P2 < P0
Xét tại mức giá P2 ta có:
11


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Người bán cung ứng tại M trên đường cung S tương ứng với lượng cung Q S = QS2 <
Q0
Người mua tiêu dùng tại N trên đường cầu D tương ứng với lượng cầu Q D = QD2 > Q0
QD > QS hay lượng cầu lớn hơn lượng cung.
Thị trường xảy ra hiện tượng thiếu hụt. Khoảng chênh lệch của lượng cung và
lượng cầu bằng độ dài đoạn thẳng MN:
| QS2 – QD2 | =
là lượng thiếu hụt của thị trường.

Khoảng cách chênh lệch này gọi là thiếu hụt thị trường hay gọi là dư cầu.
Trong trạng thái thiếu hụt, hàng hóa khan hiếm, người mua có áp lực tăng giá.
Họ phản ứng với việc tăng giá của người bán bằng cách giảm lượng cầu của mình
(theo luật cầu). Lúc này, khoảng cách giữa lượng cung và lượng cầu có xu hướng

giảm xuống. Giá tiếp tục tăng cho đến khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau, mức
giá đạt tại giá cân bằng.
12


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Ví dụ, Theo giới kinh doanh xi măng, sắt thép xây dựng năm 2008, không chỉ
giá cả tăng cao mà tình trạng thiếu hàng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ông Trần
Đức Hậu, chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở quận 10- TPHCM, cho biết gần 2
tuần qua có đến ba hãng xi măng không ra hàng. Một vài hãng có hàng nhưng chỉ rót
nhỏ giọt. Giải thích hiện tượng này, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 cho biết nhà
máy vừa có thêm dây chuyền sản xuất mới nên công suất tăng từ 1.500.000 tấn/năm
lên 1.800.000 tấn/năm. Giá bán xi măng của hãng từ tháng 2 đến nay vẫn ở mức
53.500 đồng/bao.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/2008, tình hình trở nên phức tạp do cầu tăng vọt (tăng
khoảng 40%). Các nhà máy thép cũng cho rằng họ đều tăng công suất và cố gắng hạn
chế tăng giá (đợt tăng giá gần đây nhất là đầu tháng 4, một số hãng thép đã điều chỉnh
giá tăng thêm 300.000 đồng/tấn, lên 16 triệu đồng/tấn).
Câu 5: Trình bày khái niệm về giá trần, giá sàn? PHân tích tác động của giá trần
và gái sàn đến một thị trường sản phẩm cụ thể
Giá trần:
Là mức giá cao nhất không được phép vượt qua do Chính phủ quy định. Chính
phủ quy định giá trần để bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng nhằm thực hiện một số
mục tiêu như: khuyến khích tiêu dùng hay để thực hiện một số chính sách xã hội.
Ví dụ giá trần: Giá xăng, điện, nước sinh hoạt, giá vé máy bay nội địa,…

Giá trần thấp hơn mức giá cân bằng.
Vì vậy chính phủ nên thực hiện thêm chế độ khẩu phần hay tem phiếu. Ngoài ra
chính phủ rất cần kiểm soát chặt chẽ thị trường, vì nếu không có sự kiểm soát chặt
13



FB/ Thu Vien Tai Lieu
chẽ, thiệt hại đối với xã hội sẽ càng nhiều khi thị trường chợ đen có cơ hội được hình
thành và phát triển.
Ví dụ, năm 2014, chính phủ Việt Nam đã áp dụng giá trần đối với hơn 20 dòng
sữa ngoại cho trẻ nhỏ từ 0-6 tuổi ở Việt Nam. Với mức giá trần này, các doanh nghiệp
đều phải bán giá sản phẩm nhỏ hơn so với giá trước đây.Vì vậy,c ác doanh nghiệp
kinh doanh sữa ngoại đã bị sụt giảm khá nhiều trong doanh số, lợi nhuận vì vậy họ đã
tìm cách lách luật giá trần sữa ngoại ở Việt Nam. Họ đã thay đổi tên, bao bì sản phẩm
hoặc khối lượng tịnh của sản phẩm. Vì vậy, những người tiêu dùng mua được sữa với
giá trần sẽ còn lợi nhưng những sản phẩm được áp giá trần ở Việt Nam ngày càng
vắng bóng hơn.
* Giá sàn:
Là mức giá thấp nhất không được phép thấp hơn do Chính phủ quy định.
Ví dụ về giá sàn: Giá thu mua nông sản, giá mua mía loại 10 chữ lượng đường
năm 2010 là 600.000 đồng/tấn, lương cơ bản từ 1/5/2010 ở VN là 800.000 đồng/
tháng.
Giá sàn lớn hơn giá cân bằng.

Áp dụng chính sách này chính phủ cần thực hiện việc tích trữ, thu mua cho
người sản xuất.
Chính phủ Việt Nam đã áp dụng giá sàn với sản phẩm mía đường (loại mía
10/1) năm 2009 với giá là 700.000 đồng/ tấn. Điều này đã giúp cho người nông dân
trồng mía không bị thiệt hại về giá khi được mùa mía.
Câu 6. Đầu vào của quá trình sản xuất của doanh nghiệp bao gồm những yếu tố
nào? Phân tích điểm lựa chọn đầu vào tối đa hóa sản lượng và tối thiểu hóa chi
phí khi lựa của doanh nghiệp.
14



FB/ Thu Vien Tai Lieu
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp cần sử dụng 2 yếu tố đầu vào chính là lao động
và vốn.
Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản
lượng nhất định.
Tối thiểu hóa chi phí là một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh
nghiệp. Giả định rằng cả lao động và vốn đều có thể thuê được trên các thị trường
cạnh tranh. Giá lao động w và giá vốn là r. Giả định vốn được thuê chứ không phải
mua, trên cơ sở đó chúng ta có thể đặt tất cả các quyết định kinh doanh trên cùng một
cơ sở tương thích.
Giả sử hãng muốn sản xuất một mức sản lượng Q0 thì hãng sẽ quyết định các
kết hợp đầu ra như thế nào để có mức chi phí là thấp nhất.
Nguyên tắc



Tập hợp đầu vào đó phải nằm trên đường đồng lượng Q
Tập hợp đó nằm trên đường đồng phí gần gốc tọa độ nhất có thể.

Điểm đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí là điểm mà tại đó đường đồng phí
tiếp xúc với đường đồng lượng.

Độ dốc đường đồng lượng = MRTS =

Độ dốc đường đồng phí =

Điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng Q

15



FB/ Thu Vien Tai Lieu

Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng khi có một mức chi phí
nhất định
Tương tự như phần lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản
xuất một mức sản lượng nhất định, chúng ta cũng giả định rằng:
• Một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động.
• Giá vốn và lao động lần lượt là r và w.
• Hãng muốn sản xuất với một mức chi phí là C0.

Hãng lựa chọn đầu vào như thế nào để sản xuất ra được mức sản lượng lớn nhất.
Nguyên tắc


Tập hợp đầu vào đó phải nằm trên đường đồng phí C0.



Tập hợp đó nằm trên đường đồng lượng xa gốc tọa độ nhất có thể.

Do đó lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng tại điểm D.
Tại D thì độ dốc của đường đồng phí và đường đồng lượng bằng nhau.
Điểm đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng là điểm mà tại đó đường đồng
phí tiếp xúc với đường đồng lượng.

Độ dốc đường đồng lượng = MRTS =

Độ dốc đường đồng phí =


16


FB/ Thu Vien Tai Lieu

Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa sản lượng với mức chi phí C0

Câu 7: Phân tích đặc trưng cơ bản của độc quyền thuần túy và những nguyên
nhân dẫn đến độc quyền? Minh họa trong thực tiễn
Độc quyền bán là thị trường chỉ có duy nhất một hãng cung ứng toàn bộ sản
lượng của thị trường.
Ví dụ: Công ty Microsoft độc quyền trên thị trường hệ điều hành Windows.
Hãng độc quyền có vị trí đặc biệt trên thị trường cụ thể nếu nhà độc quyền
quyết định nâng giá bán sản phẩm, hãng sẽ không phải lo về việc các đối thủ cạnh
tranh sẽ đặt giá thấp hơn để chiếm thị phần lớn hơn, làm thiệt hại tới mình.
Hãng độc quyền quyết định và kiểm soát mức giá và sản lượng cung ứng. Để hiểu rõ
về thị trường độc quyền bán thuần túy, chúng ta nghiên cứu những đặc trưng của nó.
Các đặc trưng của thị trường độc quyền bán thuần túy
Thứ nhất, chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.
Thứ hai, sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay
thế gần gũi.
Nếu không có sản phẩm thay thế tương tự với sản phẩm của mình, nhà độc
quyền sẽ không lo ngại về việc người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm
thay thế khi nhà độc quyền định giá cao hơn.
Thứ ba, thị trường độc quyền bán thuần túy có rào cản lớn về việc ra nhập hoặc rút
lui khỏi thị trường.
Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán
Nguyên nhân cơ bản của độc quyền là hàng rào gia nhập: doanh nghiệp độc
quyền tiếp tục là người bán duy nhất trên thịt rường của nó vì các doanh nghiệp khác

không thể gia nhập thị trường và cạnh tranh với nó. Các hàng rào cản gia nhập đến
lượt nó lại phát sinh từ các nguồn chính sau:
• Quá trình sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô (độc quyền tự nhiên).
Ví dụ như ngành cung cấp nước sạch, để cung cấp nước sạch cho dân cư ở một
thị trấn nào đó, hãng phải xây dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thị trấn.
17


FB/ Thu Vien Tai Lieu
• Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là một
trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép
một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà
độc quyền.
Ví dụ: Bill Gate chủ tịch tập đoàn Microsoft là người phát minh sáng chế phần
mềm Microsoft Office. Nhờ bằng phát minh sáng chế này mà tập đoàn Microsoft đã
trở thành tập đoàn độc quyền trong việc cung cấp phần mềm này ở Mỹ.


Các quy định của Chính phủ trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền
hình thành do chính phủ trao cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đặc quyền
trong việc buôn bán một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.
Ví dụ, Chính phủ Mỹ trao độc quyền cho công ty Network Solutions – một tổ chức
quản lý cơ sở dữ liệu của tất cả các địa chỉ Internet: .com, .net, .org, vì nó cho rằng
những dữ liệu như vậy cần được tập trung hóa và đầy đủ.
Câu 8: Phân tích các đạc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khả
năng sinh lợi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn. minh họa các nội
dung trên trong thực tiễn
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và
nhiều người bán và không người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đến
giá cả thị trường.

Ví dụ: Thị trường các mặt hàng nông sản, phế liệu, video cho thuê, đĩa trắng…
Mặc dù thuật ngữ “cạnh tranh” có xuất hiện nhưng cạnh tranh giữa các hãng
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khác hẳn với khái niệm về cạnh tranh nói
chung mà chúng ta thường thấy.
Vì họ không cạnh tranh thông qua giá và cũng không có ý định đánh bại những
đối thủ của mình thông qua doanh số.
Đặc trưng của thị trường CTHH
a. Bốn đặc trưng của thị trường CTHH
+ Có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có rất nhiều người mua và rất nhiều
người bán, mà mỗi người trong số họ hành động độc lập với tất cả những người khác.
Số người bán và người mua được gọi là nhiều, khi những giao dịch bình
thường của một người mua hoặc một người bán không ảnh hưởng đến giá cả mà ở đó
các giao dịch được thực hiện.
+ Những người bán khác nhau cung ứng các hàng hóa về cơ bản là giống nhau
Sản phẩm của các nhà sản xuất là giống nhau nên người tiêu dùng không cần
quan tâm đến việc mua hàng hóa của nhà cung cấp nào vì nó đều đem lại mức độ
thỏa mãn là giống nhau khi tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóa của các hãng là thay thế
hoàn hảo cho nhau.

18


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Do hai điều kiện trên mà hành vi của người mua và người bán riêng lẻ trên thị
trường ảnh hưởng không đáng kể đến giá và sản lượng trên thị trường vì họ đều là
những cá thể rất nhỏ trong nền kinh tế, không đủ sức làm thay đổi thị trường. Người
mua và người bán đều coi giá thị trường là cho trước.
+ Các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.
Việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không bị hạn

chế, và trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, không có những rào cản các hãng gia
nhập hay rút lui khỏi thị trường. Đây chính là động lực cạnh mạnh để tạo ra kết cục
dài hạn trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
+ Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên
quan đến việc trao đổi
Thông tin trên thị trường là hoàn hảo: Tất cả người mua và người bán đều có
đầy đủ thông tin về sản phẩm; giá cả; lượng cung ứng; lượng cầu; hàng thay thế...
Đảm bảo cho mọi người mua và người bán đều mua và bán theo cũng một mức giá.
Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hả không có sức mạnh thị trường. Điều này
có nghĩa là doanh nghiệp CTHH không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với
sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp cạnh tranh riêng lẻ có thể bán hết sản phẩm
của mình ở mức giá thị trường đanh thịnh hành – đây là đặc trưng của việc không có
sức mạnh thị trường của doanh nghiệp.
b.

Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất, nên
mỗi doanh nghiệp chỉ cung ứng một sản lượng rất nhỏ so với tổng sản lượng
cung trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp không có khả năng chi phối thị
trường và chi phối giá cả. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là “người chấp
nhận giá”.
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA HÃNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO (NÊU
1 TRONG SỐ CÁC TRƯỜNG HỢP Ở PHÍA DƯỚI- KHÔNG CẦN GHI
HẾT)
a. Xét giá thị trường P0 > ACmin
Khi giá thị trường P0 > ACmin là dương hay hãng kinh doanh có lãi.

19



FB/ Thu Vien Tai Lieu

Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn P = MC nhánh MC đang đi
lên chính là mức sản lượng Q*. Tổng doanh thu là diện tích hình PoEQ*0 và tổng
chi phí là diện tích hình ABQ*0 . Tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí nên hãng
thu đc lợi nhuận là diện tích PoEBA
b. Xét giá thị trường P0 = ACmin
Vậy hãng hòa vốn khi mức giá thị trường P0 = ACmin

Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn P = MC nhánh MC đang đi
lên chính là mức sản lượng Q*. Tổng doanh thu là diện tích hình PoEQ*0 và tổng
chi phí là diện tích hình PoEQ*0 . Tổng doanh thu bằng tổng chi phí nên hãng thu
đc lợi nhuận bằng 0 – hãng hòa vốn.
c. Xét giá thị trường AVCmin < P0 < ACmin
Vậy khi giá thị trường AVCmin < P0 < ACmin thì hãng bị lỗ. Nhưng hãng vẫn tiếp
tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ.

20


FB/ Thu Vien Tai Lieu

Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn P = MC nhánh MC đang đi
lên chính là mức sản lượng Q*. Tổng doanh thu là diện tích hình PoEQ*0 và tổng
chi phí là diện tích hình ABQ*0 . Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí nên hãng
bị lỗ phần diện tích ABEPo. Tông chi phí cố định của doanh nghiệp là ABNM nên
hãng tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ. Vì phần lỗ nhỏ hơn chi phí cố định của doanh
nghiệp này.
d.


Xét giá thị trường P ≤ AVCmin

Giả sử giá thị trường

Hãng lỗ toàn bộ chi phí cố định.

E là điểm đóng cửa của hãng.
Sở dĩ gọi E là điểm đóng cửa vì nếu giá nhỏ hơn mức giá ở E hay Pkhi đó hãng không chỉ bị lỗ hết chi phí cố định mà một phần của chi phí biến đổi.
Câu 9: GDP và GDP là gì? Trình bày ba phương pháp đo lường GDP/ GNP.
Phân tich nội dung của từng phương pháp tính GDP/GNP? Ưu điểm của
GDP/GNP là gì? Tại sao GNP/GDP lại không phải là thước đô tốt nhất để đánh
giá phúc lợi của một quốc gia
21


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kỳ
nhất định (thường tính là 1 năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình.
Đây là chỉ tiêu được đo lường bằng tiền tệ (thông qua giá cả thị trường)
Chỉ tính giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
Thường tính trong 1 năm của một quốc gia
Do công dân nước đó làm ra (trong và ngoài nước)
• Tổng sản phẩm quốc dân:
Là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời
kỳ nhất định (thường tính là 1 năm)
Được làm ra trong lãnh thổ của một nước (người trong và ngoài nước)











GNP = GDP + Thu nhập của người dân nước sở tại ở nước ngoài chuyển
về (A) – Thu nhập của người nước ngoài ở nước sở tại chuyển về nước họ
(B)
Chênh lệch giữa A và B được gọi là thu nhập ròng từ tài sản
nước ngoài (NIA)
NIA = A - B
Ý nghĩa của GDP và GNP
Hai chỉ tiêu này là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.
Hai chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn
ngắn hạn.

Tuy nhiên, GDP và GNP không phải là chỉ tiêu hoàn hảo để đánh giá phúc lợi
của một quốc gia bởi:
- 2 chỉ tiêu này Chỉ đo lường được các giá trị lao động đã được đưa ra thị trường, do
vậy nó không thể đo lường được giá trị của các sản phẩm tự cung tự cấp ở Việt Nam.
- Không đo lường được các hoạt động kinh tế phi pháp. Các hoạt động phi pháp sẽ
không thể được thống kê nên nếu các hoạt động buôn lậu trốn thuế mà diễn ra nhiều
thì chỉ tiêu GNP và GDP không phản ánh chính xác được toàn bộ giá trị sản lượng
trong nền kinh tế.
- Không đo lường được các ngoại ứng. Các hoạt động mang lại những lợi ích cho nền

kinh tế (trồng cây tạo quang cảnh đẹp, môi trường được cải thiện hơn) nhưng giá trị
lợi ích tích cực này không được tính trong GDP và GNP. Cũng như các hoạt động gây
chi phí cho xã hội như các hoạt động xả thải chưa được xử lý ra môi trường.
- Không đo lường chính xác phúc lợi. Nghỉ ngơi, giải trí đem lại cho con người
những sự sảng khoái, thoải mái, tinh thần tốt để làm việc. Nhưng giá trị mà nó đem
lại không được xét trong GDP và GNP.
22


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Đây là chỉ tiêu buộc phải tính bằng tiền. Do các hàng hóa trong nền kinh tế có đơn vị
tính khác nhau, nên tiền thực hiện chức năng hạch toán giá trị của GDP và GNP. Tuy
nhiên, khi nền kinh tế có lạm phát thì 2 chỉ tiêu này không phản ánh chính xác sự
thay đổi về sản lượng trong nền kinh tế mà họ cần phải sử dụng đến GDP và GNP
thực tế.
3 Phương pháp xác định GDP:
Theo luồng sản phẩm đầu ra:
 Xét trong nền kinh tế giản đơn:
GDP = C + I
 Xét trong nền kinh tế mở, có sự tham gia của chính phủ:
GDP = C + I + G + X – IM
 Trong đó:
 C: Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình: Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia
đình (C)
Đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình mua trên thị
trường để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Được chia thành 3 nhóm:
Hàng lâu bền: phương tiện đi lại, đồ nội thất, …
Hàng mau hỏng: quần áo, thực phẩm,…
Dịch vụ: giải trí, y tế, giáo dục…

 I: Chi tiêu cho đầu tư: Là các khoản chi tiêu của doanh nghiệp để mua hàng
hóa và dịch vụ nhằm mục đích đầu tư.Bao gồm:
Đầu tư mua tài sản cố định
Đầu tư vào nhà ở
Đầu tư vào hàng tồn kho
Đầu tư của doanh nghiệp (I)
Tổng đầu tư và đầu tư ròng
Khấu hao (De): Phần tài sản bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
23


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Đầu tư ròng (NI): Giá trị tài sản tăng thêm do đầu tư.
Tổng đầu tư bao gồm tất cả các khoản đầu tư để bù đắp khấu hao và làm tăng
thêm tài sản.
Tổng đầu tư (I) = Đầu tư ròng (NI) + Khấu hao (De)
 G: Chi tiêu về hàng hoá dịch vụ của Chính phủ: gồm tất cả các khoản chi của
chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Bao gồm:
Chi trả lương cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước
Chi đầu tư xây dựng cơ bản (đường xá, bênh viện, công viên, trường học…)
Chi an ninh, quốc phòng (mua sắm thiết bị quân sự…)
 NX: Xuất khẩu ròng: NX là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ quốc gia
xuất khẩu với giá trị hàng hóa nhập khẩu.
NX = X – IM
Xuất khẩu (X): đo lường giá trị hàng hoá dịch vụ sản xuất trong nước và bán
cho nước ngoài.
Nhập khẩu (IM): đo lường giá trị hàng hoá dịch vụ do nước ngoài sản xuất
được mua để phục vụ tiêu dùng trong nước.
Tính GDP theo luồng chi phí
Xét trong nền kinh tế giản đơn:

GDP = w + i + r + π
- Tiền lương (w): là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động.
- Tiền lãi (chi phí thuê vốn - i): là thu nhập nhận được do cho vay theo một mức
lãi suất nhất định.
- Tiền thuê nhà, đất (r): là thu nhập nhận dược do cho thuê đất đai, nhà cửa.
- Lợi nhuận (π): là khoản thu nhập còn lại của doanh thu do bán sản phẩm sau
khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất
Khi có khu vực chính phủ
GDP = De + w + i + r + π + Te
- De: là khoản tiền dùng để bù đắp hao mòn TSCĐ
- Te: là thuế đánh gián tiếp vào thu nhập
24


FB/ Thu Vien Tai Lieu
Trong nền kinh tế khi có sự tham gia của chính phủ và tính đến khấu hao, xác
định GDP theo 3 bước:
- Bước 1: Tính thu nhập (sản phẩm trong nước) ròng theo chi phí các yếu tố sản
xuất:
- GDP ròng theo chi phí yếu tố = W + i + R + Π
- Bước 2: Điều chỉnh từ GDPròng theo chi phí yếu tố sang GDP ròng theo giá thị
trường
-

GDP ròng theo giá thị trường = GDP ròng theo chi phí yếu tố + Thuế gián thu
ròng

- GDP ròng = W + i + r + Π + Te
- Te: thuế đánh gián thu
- Bước 3: Điều chỉnh từ GDP ròng theo giá thị trường sang GDP gộp

-

GDP gộp = GDP ròng + Khấu hao

- GDP = W + i + r + Π + Te + De
De: Khấu hao
Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng (VA) của một doanh nghiệp là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa
và dịch vụ do doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra.
VA = Giá trị sản lượng của doanh nghiệp - Giá trị của hàng hóa trung gian mua vào
của doanh nghiệp để sản xuất ra mức sản lượng đã cho
GDP bằng tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
GDP = ∑ VA
VD: Sản xuất bánh mỳ

25

i


×