Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.66 KB, 54 trang )

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, tên giao
dịch quốc tế là HAMECO(Hanoi Mechanical Company), là công ty chế tạo
máy công cụ lớn nhất của Việt Nam. Đây là doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp.
Công ty ra đời ngay từ những ngày đầu tạo dựng nền công nghiệp
non trẻ, trong không khí sôi sục quyết tâm xây dựng miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội, trở thành hậu vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
Sự ra đời và phát triển của công ty Cơ khí Hà Nội được đánh dấu qua
các mốc thời gian sau:
- Giai đoạn 1955- 1958:
+ Ngày 26/1/1955: Đảng và Nhà nước ta quyết định cho xây dựng
một xí nghiệp cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho ngành chế tạo máy công cụ
sau này, đó là nhà máy Cơ khí Hà Nội do chính phủ và nhân dân Liên Xô
tài trợ và thiết kế xây dựng.
+ Ngày 15/12/1955: Nhà máy cơ khí trung quy mô - con chim đầu đàn
của ngành công nghiệp Việt Nam được xây dựng trên khu đất rộng 51.000m
2
thuộc xã Nhân Chính – quận 6- Hà Nội, nay thuộc quận Thanh Xuân- HN.
+ Ngày 12/4/1958: Nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt
động.
Tổng số có 582 cán bộ công nhân viên, trong đó 200 người chuyển
ngành từ quân đội, được tổ chức bố trí thành 6 phân xưởng và 9 phòng ban,
bao gồm: Xưởng mộc, xưởng đúc, xưởng rèn, xưởng lắp ráp, xưởng cơ khí,
xưởng dụng cụ, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra kỹ thuật, phòng cơ điện,
phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng vật tư, phòng cán bộ và lao động,
phòng bảo vệ và phòng hành chính quản trị.
- Giai đoạn 1958 – 1965:
1 1


Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất và chế
tạo các loại máy cắt gọt kim loại như: máy khoan, máy bào… với sản
lượng 900 – 1000 máy/ năm. Năm 1959, chuyên gia Liên Xô rút về nước.
Nhà máy tiếp quản một hệ thống máy móc đồ sộ với quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp, trong khi đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà máy
hầu hết có trình độ tay nghề hạn chế, do đó việc tổ chức sản xuất gặp rất
nhiều khó khăn. Được sự lãnh đạo sáng suốt của cán bộ quản lý cùng với
lòngnhiệt tình hăng say lao động của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy,
nhà máy đã hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Năm 1960, nhà máy đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
So với năm 1958, năm 1965 giá trị tổng sản lượng đã tăng 8 lần,
riêng máy công cụ tăng 122% so với thiết kế ban đầu. Thời gian này, nhà
máy đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen
và đã được Bác Hồ 8 lần về thăm.
- Giai đoạn 1966 – 1975:
Đây là gai đoạn đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh phá
hoại miền Bắc. Nhiệm vụ của nhà máy lúc này là “ vừa sản xuất, vừa chiến
đấu”. Để giữ vững sản xuất, bảo vệ nhà máy, nhà máy quyết định sơ tán,
chuyển địa điểm ra ngoại thành. Trong điều kiện khó khăn chung của đất
nước, nhà máy đã phải sơ tán đến 30 địa điểm khác nhau. Trong thời gian
này, nhà máy vừa sản xuất máy công cụ vừa sản xuất các mặt hàng phục vụ
cho quốc phòng như các loại pháo kích, xích xe tăng, máy bơm xăng…
- Giai đoạn 1976 – 1985:
Sau khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ của nhà máy là khôi phục sản
xuất và cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này nhà
máy liên tục thực hiện thắng lợi các kế hoạch 5 năm( 1975- 1980, 1980 –
1985). Năm 1978 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm lần thứ 2, nhà máy đã
đạt được giá trị tổng sản lượng tăng 11.67%, giá trị sản phẩm chủ yếu tăng
16.47%. Cũng trong giai đoạn này, cán bộ công nhân viên nhà máy lên tới
2 2

gần 3000 người, với 277 cán bộ có trình độ đại học, 282 cán bộ kỹ thuật
trung cấp, 878 công nhân bậc 4/7 trở lên. Với những thành tích đó, nhà máy
được chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Năm 1980, nhà máy đổi tên thành Nhà máy Công cụ số 1.
- Giai đoạn 1986- 1991:
Đảng ta quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp
chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đây là một thử thách gay go đối với nhà máy, buộc nhà
máy phải tự cân đối đầu vào và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, với trang thiết bị cũ kỹ và
công nghệ lạc hậu, các sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu
thị trường. Giai đoạn này, nhà máy lâm vào tình trạng khủng hoảng, số
lượng lao động giảm mạnh ( còn 1300 người); công tác tiêu thụ sản phẩm
rất trì trệ và liên tục giảm: Năm 1988 tiêu thụ được 498 máy, năm 1989 tiêu
thụ được 253 máy, năm 1990 là 92 máy.
- Giai đoạn từ 1992 đến nay:
Được sự quan tâm chỉ đạo của bộ công nghiệp cùng với tổng công ty
máy và thiết bị công nghiệp, tình hình sản xuất của nhà máy dần đi vào ổn
định. Đế đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhà máy đã từng bước chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ
khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà máy hoàn thành kế hoạch sản xuất
kinh doanh có lãi, bước đầu khẳng định mình trong nền kinh tế mới.
Ngày 30/10/1995, theo quyết định số 270/KD- TCNSĐT, nhà máy
đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội . Cũng thời gian này Công ty đã liên
doanh với Nhật Bản thành lập liên doanh VINA- SHIROKI chuyên chế tạo
khuôn mẫu, đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1996.
Năm 1997 –1998 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 1996- 2000.
Thời kỳ này, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến đổi tác
động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những nỗ
3 3

lực của mình cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ công nghiệp, Tổng
Công ty máy và thiết bị công nghiệp, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh .
Ghi nhận những công lao đóng góp của Công ty Cơ khí Hà Nội, nhân
dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập(12/4/1998), Công ty đã được nhà nước
trao tặng Huân chương độc lập hạng nhất.
Ngày 28/10/2004, Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Cơ khí Hà Nội. Hiện nay Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Bộ công nghiệp; nhận và thực hiện các nhiệm vụ sản xuất máy công cụ
theo đơn đặt hàng của Nhà nước và các tổ chức kinh tế. Công ty đã tiến
hành cải cách cơ cấu quản lý để phù hợp với tình hình phát triển mới: cải
tạo cơ sở vật chất để mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp tác với những cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị, khoa học công
nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu vào sản xuất. Đến nay,
90% khâu tính toán thực tế có sự trợ giúp của máy vi tính. Công ty cũng đã
xây dựng thành công trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyển giao công
nghệ tự động và được công nhận tiêu chuẩn ISO 9002.
Tóm lại, hơn 40 năm qua, với sự cố gắng hết mình cùng với sự quan
tâm chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước, Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Cơ khí Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích lớn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, luôn xứng đáng với vị trí con chim đầu đàn của ngành
công nghiệp Việt Nam.
2.2. Một số đặc điểm kinh tế –kỹ thuật của Công ty .
2.2.1. Tính chất hoạt động và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội là một đơn
vị kinh tế quỗc doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm cơ
khí phục vụ cho yêu cầu phát triển các ngành của nền kinh tế quốc dân, góp
phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
4 4
Trong những năm đầu hoạt động, nhiệm vụ của Công ty là chuyên

sản xuất cung cấp cho đất nước những sản phẩm máy công cụ như: máy
khoan, máy tiện, máy bào… Công ty sản xuất theo chỉ thị của cơ quan chủ
quản đến từng mặt hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh vì khi đó Nhà nước cung
cấp cho vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Trong những năm gần đây, để bắt kịp nền kinh tế thị trường, Công ty
đã chủ động tìm kiếm thị trường, mở rộng quan với nhiều bạn hàng trong
và ngoài nước, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Vì vậy, nhiệm vụ sản xuất
của Công ty cũng được mở rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
mới.
Mặt hàng kinh doanh hiện nay của Công ty hiện nay là máy cắt gọt
kim loại dùng trong công nghiệp; sản phẩm đúc, rèn, thép cán và các phụ
tùng thay thế; thiết kế, chế tạo, lắp đặt các máy và các thiết bị đơn lẻ, dây
chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp;
xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị sản xuất như TOLE định hình mạ
màu,mạ kẽm,…
Mặc dù Công ty đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhưng sản phẩm
chủ yếu vẫn là sản xuất máy công cụ, thiết bị. Sản phẩm máy công cụ Công
ty sản xuất hiện nay số lượng đang ngày càng giảm, chủ yếu là sản xuất
theo đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết. Hàng năm Công ty đi sâu vào
nghiên cứu tìm hiểu thị trường, cải tiến công nghệ nhằm sản xuất ra nhiều
sản phẩm mới có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, đáp ứng hơn nữa nhu
cầu thị trường trong và ngoài nước.
2.2.2. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm
Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm là một tập hợp thứ tự những
bước, những khâu về mặt kỹ thuật mà nhà quản lý, nhà sản xuất phải tuân
theo trong quá trình sản xuất. Nếu như không có sự ăn khớp giữa các khâu sẽ
làm cho quá trình sản xuất bị biến dạng hoặc chất lượng sản phẩm không đạt
5 5
yêu cầu, do đó quy trình chế tạo sản phẩm đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng
bộ, thực hiện đúng các khâu để quá trình sản xuất diễn ra đúng tiến độ.

Sản phẩm của Công ty đa dạng, mỗi loại có quy trình công nghệ chế
tạo riêng nhưng nhìn chung đều có đăc điểm quá trình sản xuất dài và qua
nhiều công đoạn. Có thể minh hoạ qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm máy công cụ
Sơ đồ 2: Quy trình chế tạo thép cán
6
Mẫu
gỗ
X.
Kết
L mà
khuôn
Các
khâu
đúc
Gia
công
chi
Nhậ
p
kho
Tiêu
thụ
Lắp
ráp
Phôi
đúc
Sắt
mua
C

á
N
u
Cán th nh à
các loại
Tiêu
thụ
Nhập kho
BTP
6
Qua hai sơ đồ trên ta thấy quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm máy
công cụ và thép cán của Công ty là rất chặt chẽ từ khâu đầu vào cho đến
khi là thành phẩm tiêu thụ.
Phòng kỹ thuật sẽ dựa vào các quy trình sản xuất để bố trí thiết bị
máy móc cho phù hợp, trung tâm điều hành sản xuất sẽ phối hợp với phòng
kỹ thuật chỉ đạo các phân xưởng thực hiện sản xuất các sản phẩm đúng quy
trình công nghệ.
Để không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước,
Công ty đã mạnh dạn đầu tư các máy móc thiết bị, hiện đại hoá nhà xưởng
như dây chuyền thiết bị đúc gang và thép có chất lượng cao với sản lượng
mỗi dây chuyền là 600 tấn/ năm. Công ty còn xây dựng xưởng cơ khí chính
xác, trung tâm ứng dụng công nghệ tự động.
Tuy nhiên, để có thể ứng dụng những thiết bị dây chuyền hiện đại đòi
hỏi Công ty phải có đội ngũ lao động có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu
và sử dụng thành thạo các thiết bị đó. Đồng thời phải có những cán bộ quản
lý năng động sáng tạo, bộ máy quản lý gọn nhẹ có thể điều hành tốt mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
2.2.3. Đặc điểm về nhà xưởng, máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là một bộ phận quan trọng trong tư liệu sản xuất,
phản ánh năng lực hiện có cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp.

Công ty Cơ khí Hà Nội là đơn vị sản xuất được trang bị thiết bị hệ
thống nhà xưởng máy móc thiết bị có khả năng sản xuất vạn năng, đứng
đầu ngành cơ khí trong cả nước. Máy móc thiết bị của Công ty mang đặc
thù riêng của ngành, với các loại chủ yếu là máy tiện, máy phay, máy
bào… Tuy nhiên có một thực tế là hầu như toàn bộ nhà xưởng đều đã được
xây dựng từ lâu đến nay đã bị xuống cấp, máy móc thiết bị đều đã cũ kỹ,
công nghệ từ thời Liên Xô, Tiệp Khắc.
7 7
Tình hình thực tế về máy móc thiết bị của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Qua bảng trên ta thấy phần lớn các loại máy móc của Công ty được
sản xuất từ những năm 1956- 1960 và được đưa vào nhà máy sản xuất từ
cuối những năm 1960, do đó trong thời gian đầu đi vào hoạt động, các loại
máy móc thiết bị của Công ty được coi là hiện đại nhất ở Việt Nam vào
thời điểm đó. Tuy nhiên, qua nhiều năm hoạt động, đến nay máy móc của
Công ty đã trở nên lạc hậu, mức độ hao mòn lớn ( đểu trên 50%), chi phí
bảo dưỡng hàng năm rất tốn kém do đó không phù hợp với thực tế sản xuất
vì sản phẩm sản xuất ra với giá thành cao, khó có thể cạnh tranh được trên
thị trường.
Nhưng do nguồn vốn eo hẹp nên Công ty chưa có điều kiện để thay
thế, Công ty đã đưa ra giải pháp tạm thời, trước mắt chỉ tập trung sửa chữa
định kỳ và nâng cấp một số giàn thiết bị quan trọng của các phân xưởng.
8
S
TT
Tên máy móc
thiết bị
Số
lượng
(chiếc)
Gía trị

(USD)
Mức độ
hao mòn
(%)
Chi chí
bảo dưỡng
(USD)
Công
suất
(KW)
Năm
chế
tạo
1 Máy điện 197 7000 65 70 4-60 1956
2 Máy phay 82 4500 60 450 4-16 1956
3 Máy bào 24 4000 55 400 2-40 1956
4 Máy mài 137 4100 60 410 2-10 1956
5 Máy khoan 64 2000 60 200 2-10 1956
6 Máy rũa 15 5500 70 550 2-16 1960
7 Máy cưa 16 1500 60 150 2-10 1956
8 Máy búa 5 4500 6 450 2-8 1956
9 Máy chốt ép 8 5000 60 500 2-8 1956
10 Máy cắt tiện 11 4000 40 400 2-8 1960
11 Máy lắc tròn 3 15000 70 1500 10-4 1956
12 Máy hàn điện 26 800 55 80 5-10 1960
13 Máy hàn hơi 9 400 60 40 5-10 1956
14 Máy nén khí 14 6000 55 140 10-7 1963
15 Cần trục 65 8000 55 800 10-75 1956
16 Lò luyện thép 4 11000 55 1100 70-100 1956
17 Lò luyện gang 2 5000 65 300 30-100 1956

8
Thực tế như sau:
Số
TT
Tên máy Số lượng
Nâng cấp hoá Chưa nâng
cấp hoá
1 Máy tiện 52 8
2 Máy doa 2 4
3 Máy hàn điện 8 2
4 Máy mài 16 4
Trong vài năm gần đây, Công ty đã lập dự án đầu tư mua sắm mới
một số trang thiết bị quan trọng trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm
đúc, trang bị máy tính cho các phòng ban nghiệp vụ, đầu tư nâng cao độ
chính xác của các thiết bị hiện có bằng hệ điều khiên chương trình số, bảo
hành, bảo dưỡng để ổn định các thiết bị chính.
Năm 2001 là giai đoạn thực hiện dự án mở rộng sản xuất thông qua
cải tạo và hiện đại hoá xưởng đúc có công suất 12000 tấn/ năm. Nghiệm
thu hệ thống lò nấu luyện tại phân xưởng gang và đã đưa vào chạy thử từ
tháng 7 năm 2001. Tiếp nhận hầu hết thiết bị của hai dây chuyền Furan
phân xưởng gang và thép, chuẩn bị các điều kiện để triển khai, lắp đặt vào
cuối tháng 1 năm 2002, hoàn thành cơ bản việc xây dựng xưởng gang.
Năm 2002: Bươc vào năm 2002 Đảng uỷ ban giám đốc Công ty đã
xác định phải tổ chức tốt việc thực hiện các dự án đầu tư phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Đây cũng là năm Công ty có nhiều thay đổi về các dự án.
Năm 2003 và 2004: Thực hiện về cơ bản các hạng mục đầu tư phục
vụ chế tạo thiết bị toàn bộ.
Mặc dù tình trạng chung về máy móc thiết bị của Công ty tương đối
lạc hậu và chưa được đổi mới toàn diện, song nhờ một số biện pháp đầu tư

chiều sâu nên Công ty đã đạt được một số kết quả khả quan. Ban lãnh đạo
Công ty vẫn phải có kế hoạch đào tạo và sắp xếp lại lao độngđể đáp ứng
được yêu cầu trong công việc, đảm bảo cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tinh giảm.
9 9
2.2.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì tuỳ theo cấu tạo, công dụng của
sản phẩm
và công nghệ sản xuất mà sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau.
Công ty Cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên
nguyên vật liệu mang tính đặc trưng cho ngành công nghiệp. Sản phẩm
chính của Công ty là máy công cụ, thép cán có cấu trúc khác nhau và phức
tạp do nhiều bộ phận, chi tiết hợp thành nên nguyên vật liệu sử dụng khác
nhau và rất đa dạng phong phú. Hàng tháng Công ty phải sử dụng hàng
trăm loại vật liệu khác nhau nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng làm cho
tổng chi phí vật liệu và chi phí sản xuất thay đổi. Hơn nữa nguyên liệu
chính của Công ty là thép hợp kim, hiện nay nguồn nguyên vật liệu này
trong nước rất hiếm nên 60% là phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là
từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga.
Tuy nhiên, trong một số năm vừa qua do sự biến động của thị trường
nước ngoài, do sự khan hiếm của nguyên vật liệu nên công tác thu mua gặp
rất nhiều khó khăn.
Một vấn để đặt ra cho Công ty lúc này là phải tìm được thị trường
thay thế, đặc biệt chú trọng thị trường trong nước để Công ty chủ động hơn
trong công tác chuẩn bị nguyên vật liệu làm cho quá trình sản xuất kinh
doanh được thông suốt, tránh được những thiệt hại do thiếu nguyên vật liệu
gây ra.
Công tác sử dụng nguyên vật liệu như xây dựng định mức một cách
hợp lý, tiết kiệm nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm …đều được ban
lãnh đạo Công ty rất quan tâm. Tuy nhiên, trong thực tế Công ty vẫn có
hiện tượng sản phẩm hỏng hàng loạt. Vấn đề này đòi hỏi Công ty phải thiết

lập hệ thống quản lý chặt chẽ hơn về vật tư, năng lượng và định mức, nâng
cao khả năng quản lý, thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ. Đây là bước
10 10
khởi đầu cho việc sản xuất sản phẩm, cũng là tiền đề cho việc tiết kiệm vật
tư, hạ giá thành sản phẩm .
2.2.5. Đặc điểm về lao động
Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
ở Công ty Cơ khí Hà Nội, do tính chất công việc là ngành kỹ thuật
khá nặng nhọc và độc hại, đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ, có trình độ
tay nghề, có tính kiên trì và lòng yêu nghề nên phần lớn lao động là nam
giới. Hầu hết cán bộ công nhân viên đều là những người có thâm niên công
tác, gắn bó với sự ra đời và phát triển của Công ty .
Theo số liệu ngày 31/12/2004,cơ cấu lao động của Công ty được thể
hiện trong bảng sau:
Stt Chỉ tiêu Năm 2004
1
Chỉ tiêu chung
Trong đó nữ
890
188
2
Tuổi bình quân chung
Tuổi bình quân nam
Tuổi bình quân nữ
<=24
25 – 44
45 – 54
>=55
38.04

37.85
38.74
138
434
266
42
3
Lao động theo khu vực
Gián tiếp
Trực tiếp

237
653
4
Trình độ
>= Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
179
13
85
29
555
30
11 11
Qua bảng trên ta thấy, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty
tính đến hiện nay gồm 890 người.

Số lượng lao động trực tiếp có 653 người chiếm 73.4%, số lao động
gián tiếp là 237 người chiếm 26.6% tổng số lao động toàn Công ty. Thống kê
của ngành cơ khí hiện nay, tỷ lệ lao động gián tiếp hợp lý là từ 10% – 15%. Vì
vậy, tỷ lệ này tại Công ty Cơ khí Hà Nội là cao so với quy định chuẩn. Yêu
cầu đặt ra đối với Công ty là phải tinh giảm lực lượng lao động quản lý.
Số lao động nữ có 188 người chiếm 21%, lao động nam có 702 người
chiếm 79% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Lao động
trong Công ty có tuổi đời bình quân là 38.04 tuổi, trong đó tuổi bình quân
của lao động nữ là 38.74, của nam là 37.85. Đây là lợi thế trong Công ty
sản xuất công nghiệp vì đội ngũ này có rất nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên
lại có hạn chế trong khả năng thích nghi với khoa học công nghệ mới.
Về chất lượng: Số lao động có trình độ Đại học là 179 người chiếm
21.1% trong tổng số lao động, chiếm75.6% trong tổng số lao động gián tiếp.
Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 98 người chiếm
11% trong tổng số lao động. Có trình độ sơ cấp và lao động phổ thông là 59
người chiếm 6.6%.
Còn lại 555 người là công nhân kỹ thuật, chiếm 85% tổng số lao
động toàn Công ty .Số lao động có tay nghề bậc 5/7 trở lên là 351 người chiếm
63,2%. Đây là yếu tố chính góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
2.2.6. Đặc điểm về tài chính của Công ty
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ rất nhiều nguồn
khác nhau như: vốn tự có, vốn vay, vốn hoạt động thuế, vốn hoạt động tài
chính, vốn liên doanh…Hiện nay vốn của Công ty Cơ khí Hà Nội là 190 tỷ
đồng, trong đó: vốn cố định là 64 tỷ đồng chiếm 33,7%; vốn lưu động là
126 tỷ đồng, chiếm 66,3%.
12 12
Thông thường đối với những doanh nghiệp công nghiệp thì số vốn
lưu động chiếm một tỷ lệ nhất định, khoảng 60-70% trên tổng số vốn của
Công ty, như vậy việc phân bổ vốn của Công ty Cơ khí Hà Nội là hợp lý.
Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp có quy mô lớn trong nghành công

nghiệp thì số vốn như vậy chưa phải là lớn. Vì thế Công ty gặp rất nhiều
khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư cơ bản,
bảo dưỡng nâng cấp một số máy móc thiết bị đã quá cũ kỹ và đang ngày
một xuống cấp của Công ty, làm ảnh hưởng đến mức doanh thu và lợi
nhuận thu được.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với quá trình sản
xuất kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã có những chiến lược kịp thời như:
đầu tư chiều sâu, xây dựng trung tâm tự động hoá, hiện đại hoá các xưởng
đúc đồng thời trang bị thêm một số phương tiện sản xuất hiện đại khác
nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó có sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế và quản lý tài chính
làm cho việc khai thác và tạo lập các nguồn vốn linh hoạt hơn và thuận lợi
hơn. Tuy nhiên, để có thể khai thác hiệu quả nguồn vốn làm cho chi phí sản
xuất là thấp nhất và lợi nhuận đạt được cao nhất đòi hỏi bộ máy quản lý,
đặc biệt là ban lãnh đạo Công ty phải thật sự năng động và phải nắm bắt cơ
hội một cách kịp thời.
2.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng thể các bộ phận
lao động quản lý khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được
chuyên môn hoá, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí thành
những khâu, những cấp khác nhau nhằm đảm bảo các chức năng quản lý và
phụcvụ mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được xem như là điểm
khởi đầu của một tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Hơn nữa trong thực tế không có kiểu cơ cấu tổ chức nào
là cố định, nó sẽ thay đổi hoặc cải tiến cho phù hợp với tình hình cũng như
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
13 13
Trong 45 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cơ khí Hà Nội đã không

ngừng tìm tòi, đổi mới để lựa chọn kiểu cơ cấu tổ chức phùtình hình cũng
như những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý hiện nay của Công ty như sau:
14 14
15
Trợ lý tổng
giám đốc
Phó tổng GĐ
phụ trách
điều h nh à
Phó tổng GĐ phụ
trách đời sống,
bảo vệ, XDCB
Phó tổng GĐ phụ
trách kỹ thuật,
KHCN,CLSP
P. Tổ
chức
XN.
TT. KT-
Phòng bảo
BP chế
tạo,
chuẩn bị
Phòng y tế
P
.

XN.
TT. XDCB

P. Quản trị
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Các đơn
vị sản
xuất kinh
doanh
hạch toán
TT. TK-
TĐH
P.KT-TK-
TC
X. GC
Bộ phận
nghiên
cứu đầu
tư v à
Văn
phòng
X. Cơ
Bộ phận
kinh doanh
P. Kinh
doanh
X. Cơ
X. Lắp
X.
Tr. mầm non
XN. Vật
X. Cán

15
16
Trường
THCNCT
Kho vật
X. kết
16
Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cơ khí Hà Nội ta thấy bộ máy
tổ chức của công ty khá khoa học với hình thức phân công lao động theo
mô hình trực tuyến chức năng : Các bộ phận chức năng được bố trí từ cao
xuống thấp . Chức năng của từng phòng ban được phân công rõ ràng rành
mạch nhờ đó quá trình giải quyết công việc được diễn ra thuận lợi, đảm bảo
quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục, tránh tình trạng gián đoạn
ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Với mục tiêu không ngừng hoàn thiện, củng
cố và xây dựng bộ máy tổ chức của công ty ngày càng khoa học, gọn nhẹ
đạt hiệu quả cao nhất, công ty đã xây dựng bản kế hoạch triển khai tổ chức
lại bộ máy sản xuất, nhanh chóng bắt nhịp với sự chuyển biến của nền kinh
tế đất nước, cũng như xu hướng toàn cầu hoá đất nước.
Theo mô hình này:
- Ban giám đốc gồm: 1 tổng giám đốc, 3 phó tổng giám đốc.
+Tổng giám đốc: quản lý và chỉ đạo chung toàn bộcác hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
+Ba phó tổng Giám đốc gồm: Phó tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật,
KHCN, CLSP; Phó tổng giám đốc phụ trách đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ
bản; Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành sản xuất.
- Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng và các phân xưởng như:
+ Phòng chức năng: Phòng tổ chức, Phòng kế toán, Phòng kinh
doanh, Phòng quản lý chất lượng sản phẩm, Trung tâm kỹ thuật điều hành
sản xuất, Trung tâm kỹ thuật - tự động hoá.
+ Các phân xưởng, xí nghiệp: xí nghiệp lắp đặt và sửa chữa thiết bị,

xí nghiệp vật tư, xí nghiệp Đúc, xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện,
xưởng kết cấu thép, xưởng cơ khí lớn, xưởng cơ khí chính xác, xưởng cơ
khí chế tạo, xưởng lắp ráp, xưởng bánh răng, xưởng cán thép.
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc và đơn vị phòng ban,
phân xưởng.
2.3.2.1. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban giám đốc trong công ty
Trong lực lượng lao động quản lý, Ban giám đốc đóng vai trò quan
trọng nhất, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong sản xuất kinh
17
X.CK
X. cán
17
doanh. Để Công ty phát triển trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học
công nghệ ngày càng phát triển và thị trường cạnh tranh gay gắt, nhu cầu
của khách hàng ngày càng cao, Ban giám đốc phải có trình độ chuyên môn
vững, có khả năng tổ chức quản lý, có phẩm chất chính trị vững vàng. Ban
lãnh đạo luôn là yếu tố cơ bản tăng cường sự đoàn kết, nhất trí nội bộ tạo
ra sức mạnh tập thể, đảm bảo ăn khớp thường xuyên và sự phối hợp linh
hoạt của hệ thống quản lý nhằm thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp.
Với vai trò điều khiển mọi hoạt động của Công ty, Ban giám đốc
Công ty Cơ khí Hà Nội gồm 1Tổng giám đốc, 3 phó Tổng giám đốc.
2.3.2.1.1. Tổng giám đốc Công ty :
Tổng giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân do Nhà nước bổ
nhiệm, là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm
trước cơ quan quản lý trực tiếp và pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty .
* Chức năng:
Tổng giám đốc phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty cũng như các hoạt động khác theo điều lệ Công ty, đồng thời
trự tiếp điều hành, giám sát hoạt động của các đơn vị trong Công ty như:

Văn phòng công ty, phòng tổ chức nhân sự, bộ phận nghiên cứu đầu tư và
quản lý dự án, phòng kế toán- thống kê- tài chính, bộ phận kinh doanh và
trường THCN chế tạo máy.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh
hàng năm của Công ty, xây dựng các phương án hợp tác kinh doanh trong
và ngoài nước.
- Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy thông qua
quy hoạch, đào tạo cán bộ, tuyển dụng lao động.
18 18
- Quyết định xử lý, kỷ luật các cá nhân và đơn vị vi phạm nghiêm
trọng các nội quy, quy chế Công ty đã ban hành cũng như khen thưởng
những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, tích cực.
- Có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết trong các trường hợp
khẩn cấp như thiên tai, dịch hoạ, hoả hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về
những quyết định đó và đồng thời phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên
có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục.
- Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ của Công ty sap
cho phù hợp với thị trường.
- Đề ra các chính sách chất lượng của Công ty .
- Quyết định và xem xét định kỳ các hoạt động của hệ thống đảm bảo
chất lượng.
2.3.2.1.2. Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, khoa học công nghệ, chất
lượng sản phẩm
- Chức năng: Giúp Tổng giám đốc quản lý các lĩnh vực kỹ thuật,
khoa học công nghệ và môi trường, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp,
quản lý chất lượng sản phẩm .
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Nghiên cứu và đề ra những giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện
tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất.

+ Xây dựng, điều hành và kiểm tra thực hiện hệ thống chất lượng sản phẩm.
+ Hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ, quy trình quy phạm
kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quản lý bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết
bị đảm bảo các biện pháp kỹ thuật tối ưu cho sản xuất.
+ Tổng kết bổ sung hoàn thiện quy trình công nghệ nhằm nâng cao
chất lượng, mẫu mã sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường.
+ Có quyền khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất
sắc, đồng thời kỷ luật những người có hành vi vi phạm kỷ luật sản xuất.
19 19
+ Được quyền thay mặt Công ty trong quan hệ đối ngoại, với các cơ
quan tổ chức quản lý, hướng dẫn liên quan đến hệ thống quản lý chất
lượng.
2.3.2.1.3. Phó tổng giám đốc phụ trách đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ bản
- Chức năng: Giúp Tổng giám đốc đề ra các kế hoạch xây dựng cơ
bản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, nâng
cao tinh thần làm việc thông qua các hoạt động văn hoá xã hội. Đồng thời,
điều hành, quản lý, giám sát các hoạt động của trung tâm xây dựng cơ bản
và bảo dưỡng hạ tầng cơ sở công nghiệp, phòng bảo vệ, phòng quản trị đời
sống, phòng y tế và trường mầm non Hoa Sen.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Xây dựng và đề xuất các kế hoạch xây dựng mở rộng cơ sở hạ tầng, các
phương án nâng cao tinh thần, chất lượng cuộc sống cho người lao động .
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc điều hành, giám sát
thực hiện công việc thuộc lĩnh vực bảo vệ, y tế và xây dựng cơ bản.
+ Thay mặt Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng xây dựng cơ bản có
giá trị đến 2000 triệu đồng, ký các văn bản, thông báo, quy định, quyết định
trong lĩnh vực phụ trách khi được Tổng giám đốc uỷ quyền.
+ Là chủ tịch hội đồng kỷ luật và hội đồng nhà cửa của Công ty .
+ Có quyền khen thưởng các đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi phụ trách
khi có thàh tích hoặc kỷ luật khi vi phạm nội quy, quy chế Công ty.

2.3.2.1.4. Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành sản xuất
- Chức năng: Giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức, điều hành thực
hiện kế hoạch sản xuất, sử dụng tiềm năng lao động, thiết bị vật tư và các
nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất theo mục tiêu đã định.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Xây dựng các phương án sản xuất, sắp xếp các lao động quản lý.
+ Đề ra các giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây
ách tắc trong quá trình sản xuất cũng như vật tư phục vụ sản xuất .
20 20
+ Sử dụng lao động, thiết bị và các phương tiện cần thiết khác, phân
công điều hành sản xuất bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Ký các lệnh sản xuất và các văn bản, quy chế quy định có liên quan
đến điều hành sản xuất , vật tư cơ điện của Công ty , đồng thời chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc đối với các quyết định và điều hành của mình.
+ Có quyền chỉ định các hoạt động vi phạm nội quy, quy chế trong
sản xuất cũng như an toàn trong lao động và báo cáo với Tổng giám đốc
Công ty .
+ Thay mặt Tổng giám đốc ký kết hợp đồng gia công bên ngoài phục
vụ cho quá trình sản xuất, tiếp khách hàng và các cơ quan quản lý của Nhà
nước có liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
+ Có quyền thưởng, phạt đối với các cá nhân và tập thể trong lĩnh
vực phụ trách theo quy định của Công ty.
2.3.2.1.5. Trợ lý giúp việc Tổng giám đốc
- Chức năng: Giúp việc, tư vấn cho Tổng giám đốc về lĩnh vực
chuyên môn. Tập hợp thông tin, các văn bản pháp lý trong và ngoài Công
ty, phân loại và báo cáo với Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc .
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Được uỷ quyền giải quyết, truyền đạt những quyết định của Ban
giám đốc về việc xử lý các thông tin, văn bản hành chính liên quan đến đơn
vị mình phụ trách.

+Thay mặt cho tổng giám đốc trợ giúp các đơn vị, bộ phận trong
Công ty giải quyết những vướng mắc trong công việc đảm bảo công việc
được tiến hành theo đúng kế hoạch. Những gì ngoài quyền hạn và khả năng
phải kịp thời báo cáo với Tổng giám đốc để có phương án giải quyết kịp thời.
+ Khi được uỷ quyền có thể thay mặt Tổng giám đốc giao dịch với đối tác.
+ Thiết lập kế hoạch làm việc, chuẩn bị công tác hội họp, lễ tân và
tiếp khách cho Tổng giám đốc.
* Nhận xét chung:
21 21
Năm 2002 có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu ban lãnh đạo của Công
ty, giám đốc Công ty Phó tiến sỹ Trần Việt Hùng đã được đề bạt lên làm
quản lý cấp trên. Ban lãnh đạo Công ty hiện nay chỉ còn 4 người, điều này
đồng nghĩa với nhiệm vụ của Banh lãnh đạo là khá nặng nề. Tuy nhiên,
trong ban lãnh đạo Công ty hiện nay, các thành viên đều có trình độ chuyên
môn hoá vững vàng và kinh nghiệm quản lý sâu sắc, nên số lượng như vậy
là hợp lý. Trình độ và kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Công ty được thể hiện
qua bảng sau:
Công ty Cơ khí Hà Nội, với tổng số 890 cán bộ công nhân viên thì
việc bố trí 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc như vậy là hợp lý. Mặt
khác, về trình độ, 100% Ban giám đốc đều có trình độ Đại học, trên Đại
học và đều đã qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý kinh tế,
quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Đây là một thuận
lợi đối với Công ty vì trong điều kiện kinh tế thị trường đầy thử thách với
sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay luôn đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải
vững về chuyên môn nghiệp vụ cùng lĩnh vực quản lý, pháp luật và ngoại
ngữ để lãnh đạo doanh nghiệp thật sự có hiệu quả.
Về tuổi đời, Ban giám đốc hiện nay có 3/4 người trong độ tuổi từ 40-
50. Tổng giám đốc Công ty và 3 phó tổng giám đốc Công ty
đều có nhiều năm gắn bó với Công ty. Đây là một thuận lợi cho Công ty vì
22

Stt Chức danh Trình độ Ngành Tuổ
i đời
TG công tác
tại Công ty
1 Tổng giám đốc Công ty ĐH Cơ khí 44 22 năm
2
Phó tổng giám đốc phụ trách
kỹ thuật, KHCN, CLSP ĐH Cơ khí 42 18 năm
3
Phó tổng giám đốc phụ trách
đời sống, bảo vệ, XDCB ĐH Cơ khí 52 29 năm
4
Phó tổng giám đốc phụ trách
điều hành sản xuất ĐH Cơ khí 48 26 năm
22
họ kết hợp được cả kinh nghiệm quản lý lẫn sự năng động sáng tạo và họ
có thể gắn bó lâu dài với Công ty trong những năm tới.
Tuy nhiên, về nhiệm vụ sản xuất còn có sự chồng chéo: Cả Tổng
giám đốc và Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất đều có nhiệm vụ xây
dựng các phương án sản xuất, sắp xếp lao động. Để hợp lý, nhanh chóng và
hiệu quả hơn, Tổng giám đốc chỉ nên xem xét và ký duyệt.
2.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng trong
Công ty
2.3.2.2.1. Văn phòng Công ty
- Chức năng: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc
trong việc tổ chức điều hành hội nghị, hội họp do Tổng giám đốc triệu tập
và các công việc có liên quan đến phòng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Tổng hợp thông tin, các văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài
Công ty, phân loại, báo cáo Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc đã

được Tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết.
+ Truyền đạt những ý kiến của Tổng giám đốc và các Phó tổng giám
đốc về việc xử lý các thông tin và các văn bản pháp lý hành chính đến các
đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện.
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ, chu chyển các thông tin và các văn bản
quản lý, thiết lập chương trình làm việc của Ban giám đốc trong tuần,
chuẩn bị cho các hội nghị lễ tân, tiếp khách…
Văn phòng Công ty hiện có 13 cán bộ nhân viên, chiếm 5.49% trong
tổng số lao động gián tiếp của Công ty. Sự phân công nhiệm vụ trong
phòng như sau: 1 chánh văn phòng; 1 phó chánh văn phòng; 2 chuyên viên;
1 nhân viên đánh máy; 1 nhân viên văn thư; 7 lái xe.
Chánh văn phòng là người phụ trách trực tiếp các công việc trong
phòng và những công việc do giám đốc uỷ nhiệm. Các nhân viên có trách
nhiệm tuân thủ và hoàn thành các công việc do trưởng phòng phân công.
Về trình độ và tuổi đời của các thành viên trong Văn phòng Công ty
được tập hợp trong bảng sau:
Stt Chức vụ Tuổi
23 23
Số
người
Trình
độ
Ngành
đào tạo
≤30 30-40 40-50 >50
1 Chánh văn phòng
1 1 ĐH Cơ khí
2 Phó chánh văn
phòng 1 1 ĐH Cơ khí
3 Chuyên viên 1 1 ĐH Cơ khí

4
Chuyên viên phụ
trách tiết kiệm 1 1 ĐH
Quan hệ
quốc tế
5 Đánh máy 1 1 TC Vi tính
6 Văn thư 1 1 ĐH Quốc tế
học
7 Lái xe 1 1 Lái xe
8 Lái xe 1 1 Lái xe
9 Lái xe 1 1 Lái xe
10 Lái xe 1 1 Lái xe
11 Lái xe 1 1 Lái xe
12 Lái xe 1 1 Lái xe
13 Lái xe 1 Lái xe
Tổng số 13 4 2 5 2
- Nhận xét: Văn phòng Công ty đã đảm nhận được chức năng, nhiệm
vụ mà Công ty giao cho, không có sự chồng chéo với các phòng ban khác.
+ Về biên chế và sự phân công công việc: Số lượng 13 nhân viên của
Văn phòng là chưa thực sự hợp lý, ít nhất trong Văn phòng hiện đang thừa
3 nhân viên ( quét dọn, phục vụ, chạy việc).
+ Về trình độ: Trình độ cán bộ nhân viên trong phòng khá cao, số
người có trình độ Đại học là 5 người, chiếm 38.46%; trung cấp 1 người;
còn lại là 6 nhân viên lái xe. Nhìn tổng quát về tỷ lệ đại học là chưa cao
nhưng lại là hợp lý và đủ khả năng đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của
Phòng. Bởi vì, chỉ có chánh văn phòng, phó chánh văm phòng, 2 chuyên
viên, 1 nhân viên đánh máy và 1 nhân viên văn thư là những cán bộ nhân
viên chủ chốt thường trực của phòng, họ cần có trình độ đại học. Còn lại số
lái xe đảm công việc lái xe cho toàn Công ty, không cần có trình độ đại
học.

Vì vậy, trình độ của nhân viên trong văn phòng Công ty như vậy là phù hợp.
+ Về tuổi đời: Độ tuổi < 40 có 6 người, chiếm 46.2%; độ tuổi 40-50
có 5 người, chiếm 38.46%; độ tuổi trên 50 có 3 người, chiếm 23.08%.
24 24
Những cán bộ chủ chốt của văn phòng Công ty đều có trình độ đại học và
tuổi đời cao. Họ có thế mạnh là dày dặn kinh nghiệm quản lý nhưng lại có
điểm yếu là trình độ tin học và ngoại ngữ yếu. Số nhân viên còn lại, trình
độ và tuổi đời đều khá phù hợp với yêu cầu công việc của phòng.
- Mối liên hệ công tác của Văn phòng:
+ Mối quan hệ dọc: Văn phòng Công ty có trách nhiệm báo cáo trực
tiếp với Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc được uỷ quyền về các
công việc được giao hàng ngày.
+ Mối quan hệ ngang: Văn phòng là cầu nối giữa Ban giám đốc và
các bộ phận, phòng ban, phân xưởng trong Công ty. Văn phòng có trách
nhiệm thông báo các quyết định, kế hoạch của Ban giám đốc xuống các
phòng ban cũng như thu thập thông tin từ các phòng ban cho ban lãnh đạo
Công ty .
2.3.2.2.2. Phòng tổ chức nhân sự
- Chức năng: Phòng tổ chức có chức năng giúp Tổng giám đốc Công
ty ra các quyết định quy định, nội quy, quy chế về lao động, tiền lương
cũng như các chính sách của Nhà nước đối với người lao động, tổ chức
nhân sự và giải quyết các vấn đề về nhân sự theo yêu cầu của Tổng giám
đốc Công ty .
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Nghiên cứu, dự thảo và đề xuất các chủ trương, biện pháp, chương
trình, văn bản về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, tuyển
dụng, đào tạo phát triển tài nguyên nhân sự.
+ Xây dựng nội quy, quy chế về lao động, tiền lương và liên hệ với
các cơ quan bảo hiểm làm thủ tục giải quyết chế độ chính sách sau khi
được Tổng giám đốc quyết định.

+ Phối kết hợp một cách chặt chẽ, nhịp nhàng, chủ động, linh hoạt
cùng các phòng ban, bộ phận chức năng trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý trong việc điều hành và quản lý cùng Ban giám đốc.
25 25

×