NHẬN THỨC LUẬN KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA
CON NGƯỜI
(4 tiết)
I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC
1. Những quan điểm khác nhau.
- Thuyết hoài nghi và thuyết bất khả tri, thường hoài nghi và phủ nhận khả
năng nhận thức đúng đắn của con người về thế giới. Họ cho rằng, con người chỉ
nhận thức được những hiện tượng bề ngoài của thế giới, không có khả năng nhận
thức được bản chất của nó.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan, thừa nhận, nhận thức là quá trình biện
chứng, nhưng đó là quá trình “tự nhận thức” của “ý niệm tuyệt đối”. Như vậy là họ
đã phủ nhận khả năng nhận thức và đối tượng nhận thức của con người.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, nhận thức chỉ là sự tổng hợp của
những cảm giác. Họ không thừa nhận sự vật tồn tại khách quan, ngoài cảm giác của
con người.
- Chủ nghĩa duy vật trước Marx, thừa nhận, thế giới tồn tại khách quan và
khả năng nhận thức của con người về thế giới. Nhưng không xem nhận thức là quá
trình biện chứng, mà chỉ là quá trình phản ánh giản đơn, có tính chất máy móc, siêu
hình. Nhận thức thế giới là “ ngắm nhìn thế giới”
Tất cả những quan điểm trên, đều là những quan điểm sai lầm không đúng
đắn, không khoa học về bản chất của nhận thức. Do vậy, đã phủ nhận, hay hạ thấp
vai trò giải thích thế giới, cải tạo thế giới của nhận thức.
2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất của nhận thức.
- Bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu
óc con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động
mà là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.
+ Chủ thể nhận thức là con người. Con người có hai mặt : tự nhiên và xã hội.
Trong hai mặt đó, mặt bản chất người của con người là mặt xã hội. Do vậy, chủ thể
nhận thức thường bị chi phối bởi: (1) Điều kiện hoàn cảnh lịch sử về kinh tế, chính
trị-xã hội, về lợi ích giai cấp, về điều kiện phương tiện, về phong tục tập quán, thói
quen, về truyền thống, văn hóa dân tộc, quốc gia… ; (2) Sự kế thừa tri thức, hiểu
biết của dân tộc thời đại… ; (3) Đặc điểm tâm sinh lý, đặc biệt là năng lực nhận
thức, năng lực tư duy của cá nhân chủ thể.
+ Khách thể của nhận thức là thế giới khách quan, nằm trong phạm vi hoạt
động của con người, có thể là thế giới vật chất, cũng có thể là thế giới tinh thần, đã
được khách thể hóa, trở thành đối tượng của nhận thức.
- Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể đối với khách thể. Thực tiễn và
những thành quả của nhiều ngành khoa học đã chứng minh rằng không có sự vật,
hiện tượng nào trong thế giới khách quan mà con người không thể biết được. Chỉ
có những cái con người đã biết và chưa biết. Những tri thức của con người về thế
giới đã được thực tiễn kiểm nghiệm đều là những tri thức xác thực, đáng tin cậy, vì
nó đã phản ánh đúng hiện thực khách quan.
- Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan, nhưng đó không phải là sự
phản ánh thụ động, tức thì, mà là sự phản ánh chủ động tích cực sáng tạo, là cả một
quá trình biện chứng: từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến
sâu, từ hiện tượng đến bản chất…
- Nhận thức không chỉ phản ánh những cái đã và đang tồn tại, mà còn phản
ánh những cái sẽ tồn tại. Nhận thức không chỉ phản ánh thế giới mà còn nhằm cải
tạo thế giới. Những nhận thức khoa học như: Lý luận Mác - Lênin đã vượt trước
thực tiễn, hướng dẫn thực tiễn, cải tạo thế giới. Vì vậy, nhận thức và thực tiễn về
bản chất là không tách rời nhau
II. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
1. Phạm trù thực tiễn
- Các quan niệm về thực tiễn trong triết học trước Mác
+ Nhà triết học Pháp Điđrô (1713-1784) cho rằng, thực tiễn chỉ là "những
hoạt động thực nghiệm khoa học trong phòng thí ngiệm".
+ Nhà triết học duy vật máy móc Phơ-bách quan niệm, thực tiễn chỉ là
"những hành động bẩn thỉu của các con buôn vỉa hè".
+ Nhà triết học duy tâm khách quan Ph.Hêghen (1770-1831) cho rằng thực
tiễn chỉ là khái niệm thực tiễn, tư tưởng thực tiễn, chứ không nói đến bản thân thực
tiễn với tư cách là hoạt động vật chất
- Triết học Mác-Lênin cho rằng:
+ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của
con người, nhằm cải tạo thế giới khách quan.
→ Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người, tức là những
hoạt động trực tiếp tác động vào thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) làm biến đổi
nó theo nhu cầu, lợi ích của con người.
+ Thực tiễn của con người được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau,
nhưng trong đó có ba hình thức cơ bản, đó là: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt
động chính trị -xã hội và hoạt động quan sát, thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt
động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất, vì nó quyết định sự tồn tại và phát
triển xã hội, còn các hoạt động khác suy đến cùng, cũng từ hoạt động sản xuất vật
chất mà ra, và nhằm phục vụ hoạt động đó.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Trong mối quan hệ với nhận thức, thực tiễn có những vai trò sau:
a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức
- Mọi nhận thức của con người xét đến cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn.
Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực, khách quan, làm cơ sở để con người
nhận thức. Bằng hoạt động thực tiễn, con người trực tiếp tác động vào thế giới
khách quan, bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật
vận động, phát triển, để con người nhận thức, qua đó làm cho nhận thức không
ngừng được nâng cao.
- Mọi khoa học đều được xây dựng, khái quát, tổng kết từ thực tiễn. Thông
qua hoạt động thực tiễn, con người đã sáng tạo ra những công cụ phương tiện, ngày
càng tinh xảo hơn để nhận thức thế giới: kính hiển vi, kính thiên văn, tàu vũ trụ,
máy vi tính, điện thoại di động v.v...
Thông qua thực tiễn, con người càng hoàn thiện mình : các giác quan ngày
càng phát triển, ngôn ngữ ngày càng phong phú, hình thành cả một hệ thống những
khái niệm, phạm trù, và thường xuyên được bổ sung, đổi mới. Do vậy, nó tạo điều
kiện cho con người nhận thức thế giới ngày càng sâu rộng hơn.
b) Thực tiễn là động lực và là mục đích của nhận thức
Thực tiễn thường xuyên vận động, phát triển nên nó luôn luôn đặt ra những
nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. Ăngghen viết: “khi xã hội
có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại
học”. Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học
tự nhiên, xã hội.
Ví dụ : từ sự đo đạc diện tích và sự đong lường sức chứa của những cái bình,
từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí mà toán học, cũng như các ngành
khoa học khác đã nảy sinh.
- Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu, biện pháp,
cách thức, chiến lược, sách lược... Tất cả những cái đó đều không phải đã có sẵn ở
trong đầu con người, mà là kết quả của quá trình nhận thức. Nếu mục đích, yêu cầu,
biện pháp, cách thức, chiến lược, sách lược đúng đắn thì hoạt động thực tiễn thành
công, ngược lại thì thất bại.
- Mục đích nhận thức của con người không phải chỉ để nhận thức, mà suy
cho cùng nhận thức là để cải tạo hiện thực, cải tạo thế giới, theo nhu cầu, lợi ích
của con người. Với nghĩa đó, thực tiễn là động lực và là mục đích của nhận thức,
của lý luận.
- Mọi hoạt động nhận thức và khoa học học ở nước ta không gì khác hơn là
nhằm bảo vệ và xây dựng CNXH. Phải từ thực tiễn mà tìm ra con đường cách thức đi
lên CNXH phù hợp với đặc điểm của nước mình, từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
không qua chế độ TBCN.
c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
* Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan,
đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
- Triết học Mác-Lênin khẳng định:
+ Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý, vì “thực tiễn cao hơn nhận
thức”, nó vừa có “tính hiện thực trực tiếp”, lại vừa có “tính phổ biến”. Nó là hoạt
động “vật chất” khách quan, có tính lịch sử-xã hội. Ngoài thực tiễn ra, không có
phương thức nào khác để kiểm tra nhận thức
- Người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức, không thể lấy nhận
thức này làm chuẩn để kiểm tra nhận thức kia, vì chính bản thân nhận thức dùng làm
tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức khác chắc gì đã là nhận thức đúng.
Cũng không thể lấy sự thừa nhận của đa số làm tiêu chuẩn của chân lý tuy
rằng sự thừa nhận của đa số làm tiêu chuẩn chân lý có khả năng tiếp cận chân lý.
Cũng không thể lấy lợi ích làm tiêu chuẩn, vì trong xã hội, nhất là XH có giai
cấp đối kháng lợi ích của các giai cấp là khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Cái lợi
của giai cấp này có thể là cái hại cho giai cấp khác.Vì vậy, chỉ có thực tiển mới là tiêu
chuẩn thực sự, duy nhất của chân lý.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương
đối
+ Tính tuyệt đối: là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của chân lý. ngoài nó ra không
có cái nào khác làm tiêu chuẩn cho chân lý được.
+ Tính tương đối của nó là ở chỗ: thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định
cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa bản thân thực tiễn cũng có tính
biện chứng, thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay, nên nó không cho phép người
ta biến một hiểu biết bất kỳ thành chân lý vĩnh viễn
III. HAI GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
1. Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)
- Đây là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức. Nó phản ánh trực tiếp hiện thực
khách quan bằng các giác quan, diễn ra qua các hình thức cơ bản, kế tiếp nhau :
cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Cảm giác (sensation) là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực, là
kết quả sự tác động của sự vật vào giác quan con người. Nhưng nó chỉ phản ánh
được những mặt, những thuộc tính riêng lẻ của sự vật như: nóng, lạnh, màu sắc,
mùi vị, âm thanh, hình dáng, tốc độ…
Như vây, cảm giác có vai trò to lớn trong nhận thức. nó đem lại những tài
liệu cần thiết cho các hình thức kế tiếp. Từ cảm giác, nhận thức cảm tính chuyển
sang hình thức cao hơn là tri giác.
+ Tri giác (perception) không phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật,
mà phản ánh đối tượng trong tính toàn vẹn trực tiếp, là sự tổng hợp nhiều thuộc