Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DON DE NGHI SKKN 2020. phương pháp tổ chức câu lạc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.86 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
Chúng tôi gồm đồng tác giả được ghi tên dưới đây:

Số
T
T

1

Họ và tên

Nguyễn Văn A

Ngày
tháng năm
sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

19/05/19..

Trường TH
….
SĐT: …..
Gmail:


om

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp
vào
việc
tạo
ra
sáng
kiến

Chức
danh

Trình
độ
chuyên
môn

Giáo
viên

Đại học

phạm 100%
TDTT

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : ‘Một số kinh nghiệm tổ chức

hoạt động câu lạc bộ thể thao trong trường học’.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tổ chức câu lạc bộ thể thao trường tiểu học.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 20/9/2019
Mô tả nội dung sáng kiến: Thể dục thể thao rất tốt cho sức khoẻ và giúp
cho các em học sinh được giao lưu, học tập cùng nhau phát triển về cả thể chất
lẫn tinh thần.
Thành phố Lào Cai hiện nay đã và đang rất quan tâm đến các môn thể dục
thể thao trong nhà trường, khuyến khích các nhà trường tổ chức các câu lạc bộ
thể dục thể thao sau cuối buổi học.


Học sinh rất hào hứng với các câu lạc bộ thể dục thể thao trong nhà
trường, phụ huynh quan tâm hơn đến con và cũng rất ủng hộ các em trong việc
tham gia các câu lạc bộ.
Với mong muốn tạo ra môi trường học tập rèn luyện một cách hiệu quả
mà tôi mạnh dạn đưa ra một số những giải pháp, nhằm hướng tới tổ chức được
các câu lạc bộ phù hợp với lứa tuổi cũng như đặc điểm các vùng miền, giúp cho
các em học sinh có được sân chơi lành mạnh sau mỗi buổi học.
Các biện pháp chính cần thực hiện trong sáng kiến này
1. Giải pháp 1: Tìm hiểu và lựa chọn các môn thể thao phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường.
Tìm hiểu sở thích của các em học sinh qua các giờ học thể dục chính khóa
, xem các em học sinh thích học môn gì, tại sao lại thích. Từ đó chúng ta chọn
lọc những môn có học sinh tham gia nhiều và phù hợp với điều kiện sân bãi,
chuyên môn của giáo viên.
Đối với trường tôi các em học sinh rất thích học môn bóng đá, bóng rổ,
cầu lông, cờ vua, bóng bàn. Cũng nhiều em thích môn võ thuật tuy nhiên đối
với chuyên môn giáo viên không đáp ứng được nên không tổ chức câu lạc bộ
này ( chúng ta có thể liên hệ với các trung tâm, môn phái trên địa bàn để tổ chức
cho các em).

Nếu bước đầu thực hiện câu lạc bộ không cần quá nhiều môn, chọn những
môn chuyên môn giáo viên chắc nhất, hay tổ chức thi đấu ví dụ như : Cờ vua,
Bóng đá, đây là những môn theo tôi không tốn nhiều kinh phí, tổ chức tập luyện
cũng không quá phức tạp.
2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức.
Sau khi lựa chọn xong các môn chúng ta bắt đầu vào xây dựng kế hoạch
chi tiết các môn sẽ đưa vào tổ chức câu lạc bộ.
Trình ban giám hiệu nhà trường xét duyệt để bắt đầu hoạt động.
Họp phụ huynh đầu năm thông qua giáo viên chủ nhiệm thông báo đến
các bậc phụ huynh để chốt danh sách các em học câu lạc bộ.


Với ba bước trên câu lạc bộ sẽ được hoạt động.
`

3. Giải pháp 3: Tự bồi dưỡng chuyên môn về các môn thể thao sẽ đưa

vào câu lạc bộ.
Hiện nay các môn thể thao đã thay đổi luật thi đấu, kích thước sân bãi vì
vậy bản thân mỗi giáo viên thể dục cũng phải tự bồi dưỡng chuyên môn, phương
pháp tập luyện để đáp ứng được theo yêu cầu. Chuyên môn chắc thì học sinh sẽ
phấn đấu để được như thầy như vậy câu lạc bộ sẽ được duy trì về số lượng và
phát triển về chất lượng.
4. Giải pháp 4: Xây dựng thời khóa biểu , giáo án cụ thể cho từng
câu lạc bộ.
Một tiết học câu lạc bộ cũng giống như một tiết học chính khóa môn thể
dục vì vậy phải xây dựng giáo án cụ thể chi tiết từng bài học. Giáo án xây dựng
từ động tác các bài tập đơn giản đến phức tạp, từ biết đến chưa biết, lượng vận
động nâng theo qua trình học từ nhẹ đến nặng.
Xây dựng thời khóa biểu sao cho không bị chồng chéo sân tập.

ví dụ như trường tôi đang tổ chức 4 câu lạc bộ thể thao là cầu lông, bóng
rổ, bóng đá, cờ vua thì tôi sẽ xây dựng như sau:
Stt
1
2

Môn
Cờ vua
Bóng rổ

Địa điểm
Nhà đa năng
Sân trường

3
4

Cầu lông
Bóng đá

Nhà đa năng
Sân trường

Thời gian
Thứ 2+ Thứ 4
16h00 – 16h45
Thứ 3+ Thứ 5
16h00 – 16h45

Như vậy mỗi môn sẽ tổ chức 2 tiết 1 tuần, mỗi tiết 45 phút mà sân tập

không chồng chéo nhau, có thể thêm 1 đến 2 câu lạc bộ khác vào thứ 6 và thứ 7.
5. Giải pháp 5: Tuyển học sinh tham gia, phân nhóm tập luyện theo
lứa tuổi và mức độ nhận biết.
Đối với trường tôi học sinh tham gia câu lạc bộ thể thao tuyển không quá
25 học sinh một lớp, để thuận lợi hơn trong quá trình tập luyện chúng ta nên
tuyển khoảng 15-20 học sinh là thích hợp nhất, nên tuyển số chẵn để các em có
thể tập theo nhóm.


Phân nhóm tập luyện giống như một tiết dạy thể dục tùy theo từng hoạt
động , từng môn khác nhau. Quá trình tập luyện các môn thể thao thuownngf tổ
chức theo cặp là hợp lý.
Phân nhóm giáo viên có thể kiểm soát chất lượng tốt hơn. Bước đầu phân
cặp, nhóm ngẫu nhiên, dần dần chia thành nhóm lớn, những em tốt vào một
nhóm, những em mức độ vào một nhóm và đưa ra những bài tập phù hợp với
nhóm đó. Qua quá trình tập luyện học sinh nào tốt thì được lên nhóm trên và
ngược lại như vậy để các em có sự cố gắng hơn.
6. Giải pháp 6: Tổ chức giao lưu thi đấu thường xuyên tạo hứng thú
cho học sinh.
Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần dành khoàng 15 phút để các em thi đấu
với nhau tạo được không khí sôi nổi mỗi tiết dạy, giúp các em thoải mái hơn
hứng thú hơn đối với môn học đó. Lý thuyết phải đi đôi với thực hành, năng
khiếu thực hành càng nhiều các em sẽ có kỹ năng tốt từ đó hình thành kỹ xảo.
Ví dụ: 1 tiết học môn bóng đá
Học mới kỹ thuật chuyền bóng bằng lòng bàn chân – 10 phút
Luyện tập cặp đôi- 10 phút
Phối hợp hai kỹ thuật chuyền và sút – 10 phút
Thi đấu 15 phút.
7. Giải pháp 7: Tham gia đầy đủ các giải đấu các cấp tổ chức.
Các giải đấu thường niên do cấp tỉnh tổ chức có rất nhiều môn như: Giải

cầu lông – bóng bàn tháng 4 , Giải Bóng đá nhi đồng 2 năm 1 lần, giải Cờ vua
thường tổ chức vào tháng 11.
Các trường ở trung tâm thành phố rất thuận lợi khi tham gia các giải của
tỉnh, các em không mất quá nhiều thời gian di chuyển địa điểm thi đấu. Vì vậy
giáo viên cũng phải nắm bắt được lịch thi đấu và cho các em học sinh được thi
đấu. Có những môn không hạn chế số lượng nếu gia đình và học sinh có mong
muốn được thi đấu chúng ta cũng hết sức ủng hộ để làm sao các em được giao
lưu cọ sát biết được khả năng của mình tới đâu để khi tham gia câu lạc bộ ở
trường các em cố gắng tập trung tập luyện hơn.


8. Giải pháp 8: Quan sát thực tế hoặc qua băng hình.
Đối với trường tôi một tháng học gồm 8 tiết tôi dành 1 tiết để các em
được quan sát băng hình . Có thể xem một trận đấu bóng rổ, một hiệp bóng đá,
một kỹ thuật trong chương trình dạy từ đó để các biết cách thực hiện kỹ thuật
sao cho đúng hơn, chạy chỗ chính xác, phản ứng nhanh với các tình huống...vv
Nếu có điều kiện về thời gian ( gần các sân bóng đá, bóng rổ, cầu lông) có
thể cho các em xem các trận đấu thực tế.
- Tính mới, tính sáng tạo, điểm khác biệt của sáng kiến:
Với các bước thực hiện như trên câu lạc bộ thể thao sẽ có số lượng tham
gia đầy đủ từ khi mở đến hết năm học.
Học sinh được tham gia giao lưu nhiều hơn, giành được nhiều thành tích
cao về cho đơn vị đó.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các trường đang có nhu cầu tổ
chức các câu lạc bộ
- Những thông tin cần được bảo mật: Không
- Các điều kiện để áp dụng sáng kiến: Có thời gian để nghiên cứu và thực
hành, có sân bãi tập luyện phù hợp.
- Đánh giá lợi ích/ hiệu quả thu được hoặc dự kiến có thể thu được so với

trước và sau khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả:
+ Hiệu quả kinh tế: Kinh phí học tập sẽ giảm hơn so với các câu lạc bộ
ngoài trường.
+ Hiệu quả xã hội: Môi trường học trong trường tương đối tốt, an toàn.
+ Hiệu quả trong công tác chuyên môn, công tác quản lý: Nhiều học sinh
có năng khiếu được tham gia tất cả các giải đấu do các cấp tổ chức.
- Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của tổ chức và cá nhân áp dụng:
Rất nhiều học sinh có hứng thú và đăng kí số lượng đông, đa dạng các câu lạc
bộ.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.


Cốc lếu, ngày 30 tháng 5 năm
2020
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn A



×