Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 126 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
AGENCY FOR ENTERPRISE DEVELOPMENT
---------------------------------------------------------

SÁCH TRẮNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

WHITE PAPER
SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM
2017

Hà Nội -2017


MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................................iv
LỜI GIỚI THIỆU .....................................................................................................................vi
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 ......................1
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ..................10
1.

2.

Khu vực DNNVV Việt Nam .........................................................................................10
1.1.



Số lƣợng doanh nghiệp ..........................................................................................10

1.2.

Một số chỉ tiêu cơ bản của DNNVV ......................................................................35

1.3.

Lao động trong khu vực DNNVV..........................................................................45

1.4.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực DNNVV ............................................51

1.5.

Đóng góp của DNNVV ..........................................................................................63

1.6.

Trách nhiệm đối với ngƣời lao động ......................................................................65

1.7.

Vấn đề đối thoại xã hội và vai trò với ngƣời lao động ..........................................68

Khu vực DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và thể chế Việt Nam ......75

CHƢƠNG III. KHUNG KHỔ PHÁP LUẬT VÀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH – CHÍNH

SÁCH HỖ TRỢ DNNVV .......................................................................................................86
CHƢƠNG IV. KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ......................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................118

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH

: Bảo hiểm

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

CIEM

: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng

CP

: Chính phủ

DN FDI

: Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

DN


: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KHĐT

: Kế hoạch và đầu tƣ

KTXH

: Kinh tế - xã hội



: Nghị định

NSLĐ

: Năng suất lao động

NSNN

: Ngân sách Nhà nƣớc


VCCI

: Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tình hình DN đăng ký thành lập giai đoạn 2011 –2016 ...........................................11
Bảng 2. Số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp ..............15
Bảng 3. Số doanh nghiệp đăng ký và số doanh nghiệp thực tế hoạt động ..............................18
Bảng 4. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô...........................................................22
Bảng 5. Số lƣợng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn theo quy mô lao động.................27
Bảng 6. Số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động theo quy mô lao động và theo ngành, lĩnh
vực kinh doanh ........................................................................................................................29
Bảng 7. Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động và khu vực...........................................31
Bảng 8. Số lƣợng doanh nghiệp theo quy mô vốn ..................................................................32
Bảng 9. Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn .....................................................................34
Bảng 10. Vốn sản xuất bình quân hàng năm và vốn bình quân trên một doanh nghiệp .........37
Bảng 11. Vốn sản xuất bình quân hàng năm phân theo ngành ...............................................38
Bảng 12. Vốn sản xuất bình quân hàng năm phântheo từng ngành kinh tế cụ thể .................39
Bảng 13. Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh tế .............42
Bảng 14. Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn bình quân mỗi doanh nghiệp phân theo ngành
kinh tế ......................................................................................................................................43
Bảng 15. Lao động trung bình một doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp ............47
Bảng 16. Chênh lệch về năng suất lao động theo quy mô doanh nghiệp ............................... 51
Bảng 17. Doanh thu trung bình một doanh nghiệp, doanh thu trung bình một lao động .......53
Bảng 18. Số doanh nghiệp làm ăn lãi, lỗ của nền kinh tế .......................................................57

Bảng 19. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách của các doanh nghiệp ................................ 63
Bảng 20. Tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nƣớc so với Doanh thu ....................................................65
Bảng 21. Phúc lợi xã hội năm 2015 (%) .................................................................................68
Bảng 22. Thống kê đình công theo các doanh nghiệp có hay không có công đoàn ...............69
Bảng 23. Số lƣợng các cuộc đình công phân theo địa bàn từ năm 1995 – 2011 ....................71
Bảng 24. Thống kê đình công theo loại hình doanh nghiệp ...................................................73
iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Tăng trƣởng GDP 2015 - 2017 ................................................................................3
Biểu đồ 2. Số liệu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 2015 - 2017 .....................................................5
Biểu đồ 3. Biến động chỉ số giá tiêu dùng 2015 -2017 .............................................................6
Biểu đồ 4. Số liệu xuất khẩu 2015 - 2017 .................................................................................8
Biểu đồ 5. DN đăng ký thành lập mới giai đoạn 2000 - 2016 ................................................12
Biểu đồ 6. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động, ............14
Biểu đồ 7. Số lƣợng doanh nghiệp thực tế hoạt động qua các năm, giai đoạn 2010-2015 .....15
Biểu đồ 8. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2014 .......17
Biểu đồ 9. Tỷ trọng doanh nghiệp đang hoạt động phân bố theo địa bàn năm 2014 ..............18
Biểu đồ 10. Bức tranh tình hình doanh nghiệp đăng ký mới và giải thể năm 2016................20
Biểu đồ 11. Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể năm 2016 theo lĩnh
vực hoạt động ..........................................................................................................................21
Biểu đồ 12. Số lƣợng DNNVVtheo quy mô lao động và theo quy mô vốn ..........................23
Biểu đồ 13. Quy mô doanh nghiệp theo quy mô lao động (nghìn doanh nghiệp) ..................25
Biểu đồ 14. Tỷ trọng doanh nghiệp thực tế hoạt động theo quy mô lao động và theo thành
phần kinh tế .............................................................................................................................28
Biểu đồ 15. Tỷ trọng doanh nghiệp đang hoạt động theo quy mô vốn và theo thành phần
kinh tế ......................................................................................................................................33
Biểu đồ 16. Tốc độ tăng trƣởng lao động, tăng trƣởng số lƣợng và tăng trƣởng vốn ............36

Biểu đồ 17. Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn của Doanh nghiệp Việt Nam .........................41
Biểu đồ 18. Lao động và tăng trƣởng lao động trong doanh nghiệp ......................................45
Biểu đồ 19. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực qua các năm ........................................................46
Biểu đồ 20. Phân bố lao động theo vùng kinh tế xã hội .........................................................48
Biểu đồ 21. Tỷ trọng lực lƣợng lao động Hà Nội, Tp. HCM so với các tỉnh thành khác .......49
Biểu đồ 22. Thu nhập bình quân ngƣời lao động theo quy mô lao động ................................ 50
Biểu đồ 23. Tổng doanh thu Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007-2015 .........................52
iv


Biểu đồ 24. Doanh thu bình quân của lao động theo quy mô .................................................53
Biểu đồ 25. Chỉ số khả năng thanh toán của DN theo quy mô ...............................................55
Biểu đồ 26. Chỉ số nợ của khu vực doanh nghiệp ..................................................................56
Biểu đồ 27. Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ theo quy mô doanh nghiệp..........................60
Biểu đồ 28. ROA doanh nghiệp theo quy mô ........................................................................61
Biểu đồ 29. ROE của các doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp ......................................62
Biểu đồ 30. ROS doanh nghiệp theo khu vực .........................................................................62
Biểu đồ 31. Phúc lợi xã hội (%) năm 2013 và 2015 ............................................................... 67
Biểu đồ 32. Số lƣợng Đoàn viên và công đoàn cơ sở .............................................................69
Biểu đồ 33. Khó khăn của công đoàn cơ sở ............................................................................70
Biểu đồ 30: Các yêu sách đình công năm 2015 ......................................................................75
Biểu đồ 35. Tiến trình hội nhập của kinh tế Việt Nam sau đổi mới 1986 ..............................76
Biểu đồ 36. Số doanh nghiệp thành lập mới đang tăng nhanh trong giai đoạn gần đây ......112
Biểu đồ 37. Phân loại ngành nghề trong các doanh nghiệp khởi nghiệp ............................. 113
Biểu đồ 38. Động lực của khởi nghiệp.................................................................................115

v


LỜI GIỚI THIỆU


Thành công trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là kết quả thực hiện tốt
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo ra môi trƣờng kinh
doanh có tính kiến tạo cho hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp. Quá trình phát
triển cho thấy, DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo thu nhập và việc làm
cho nền kinh tế.
Sách trắng về DNNVV 2008 - ấn phẩm đầu tiên đƣợc Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng năm 2009 nhằm đánh giá những thành tựu của khối các
DNNVV, phân tích các cơ hội, thách thức, xác định những giải pháp ƣu tiên, xây dựng
tầm nhìn và định hƣớng phát triển cho khối các DNNVV, đồng thời nâng cao nhận thức
xã hội về đóng góp của khu vực DNNVV Việt Nam trong phát triển kinh tế. Sách trắng
DNNVV Việt Nam 2008 ra đời đã nhận đƣợc sự đánh giá cao của giới doanh nghiệp, nhà
nghiên cứu và các cơ quan xây dựng chính sách.
Năm 2017, các chuyên gia tƣ vấn đã biên soạn cuốn Sách trắng DNNVV Việt Nam 2017
với các nội dung chính:
 Chƣơng I – Tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017
 Chƣơng II – Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
 Chƣơng III – Khung khổ pháp luật và các chƣơng trình – chính sách hỗ trợ
DNNVV
 Chƣơng IV – Khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay
Cục Phát triển Doanh nghiệp xin trân trọng giới thiệu cuốn sách nhƣ một tài liệu tham
khảo. Mọi ý kiến xin gửi về: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, số 6B
Hoàng Diệu - Ba Đình - Hà Nội, Điện thoại: 08044092.

vi


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

Nhận xét chung

Giai đoạn 2015 – 2017 kinh tế Việt Nam từng bƣớc vƣợt qua khủng hoảng, đi vào ổn định và
bƣớc đầu tăng trƣởng mạnh trở lại. Giai đoạn này đƣợc đánh giá bởi hai nỗ lực trong điều
hành kinh tế đó là điểm sáng trong điều hành chính sách, cải cách hành chính mạnh mẽ, kiềm
chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; và Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán hàng loạt
các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới.Những nỗ lực này là nền tảng cho sự phục hồi
mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Việt Nam đã đƣợc cải thiện. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh
của Việt Nam năm 2017 - 2018 tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bối cảnh kinh tế thế giới
Kinh tế đang trên đà phục hồi nhƣngẩn chứa nhiều yếu tố bất định, đặc biệt tại các nƣớc phát
triển với các sự kiện nƣớc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và chiến
thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016 gây lo
ngại về chủ nghĩa bảo hộ với việc rút lui khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
(TPP. Tuy nhiên, những điểm sáng của nền kinh tế Mỹ năm 2016 đã giúp Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất cơ bản lần thứ hai đã ảnh hƣởng tích cực tới kinh tế
Mỹ và thế giới. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng khiến
nƣớc này chìm sâu hơn vào vòng xoáy giảm phát. Kinh tế châu Âu không có nhiều cải thiện
so với năm 2015; lạm phát duy trì ở mức thấp, vấn đề về việc làm cũng không có nhiều
chuyển biến.
Ngƣợc lại, Trung Quốc và một số nƣớc đang phát triển lại có sự tăng trƣởng tƣơng đối ổn
định. Kinh tế Trung Quốc đang dần dịch chuyển đúng hƣớng theo chiến lƣợc tái cân bằng mà
chính phủ nƣớc này đề ra. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế cũng đƣa ra những đánh giá lạc
quan về triển vọng của các nƣớc nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn tiếp theo.
Thị trƣờng hàng hóa thế giới có sự thay đổi ngƣợc chiều giữa một số loại hàng hóa cơ bản,
trong khi tài sản biến động mạnh theo những sự kiện trong năm. Giá các mặt hàng năng

1


lƣợng phục hồi ổn định trong khi giá các loại lƣơng thực chính biến động mạnh trong năm

2016.1
Chính sách – chiến lƣợc
Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam đƣợc đánh dấu bởi những nỗ lực to lớn trong cải cách
công tác quản lý điều hành kinh tế. Cụ thể: Chính phủ đã tích cực triển khai các Chƣơng
trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4, 5 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới mô
hình tăng trƣởng, nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh; thực hiện hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa; cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN); phát triển
kinh tế tƣ nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; Nghị quyết của Bộ Chính
trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công và Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh
tế. Thực hiện hàng loạt kế hoạch, chƣơng trình, đề án có tính chất chiến lƣợc nhƣ: Kế hoạch
đầu tƣ công trung hạn 2016 – 2020; Thí điểm xử lý nợ xấu; Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; Đề án tổng thể cơ cấu lại DNNN đến năm 2020; Kế
hoạch xử lý 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ, thất thoát và đạt đƣợc kết quả bƣớc
đầu; Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, tăng cƣờng
hợp tác, liên kết; Ban hành và triển khai nhiều Đề án cơ cấu lại các ngành công nghiệp, dịch
vụ; Các chƣơng trình khuyến khích đổi mới, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi
trƣờng và phát triển các ngành chế biến, chế tạo…
Tăng trưởng kinh tế
Ba năm qua tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam không ổn định do ảnh hƣởng của kinh tế
thế giới, biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt, hạn hán tại miền Nam và Tây Nguyên và sự cố
môi trƣờng biển miền Trung. Năm 2015 GDP đạt 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008 khi tính
theo giá so sánh năm 2010 nhƣng năm 2016 tăng trƣởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp
hơn mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thƣờng kỳ tháng 9/2016. 2 Trong
điều kiện khó khăn nhƣ vậy, nhƣng với nỗ lực vƣợt bậc trong điều hành của Chính phủ và sự
vận động sáng tạo của khối doanh nghiệp, năm 2017 dự kiến sẽ tăng trƣởng trở lại GDP 9
tháng đạt 6,41%, ƣớc cả năm đạt 6,7%.3 Trên thực tế, GDP cả năm của Việt Nam là 6,81%

1


Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017 (VEPR)
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017(VEPR)
3
Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017, kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai mạc
kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
2

2


(công bố của Tổng cục Thống kê trong họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm
2017, ngày 27/12/2017).
Biểu đồ 1. Tăng trƣởng GDP 2015 - 2017
Đơn vị: % so với năm trước
6,80%
6,70%
6,60%
6,50%
6,40%
6,30%
6,20%
6,10%
6,00%
5,90%

6,68%

6,41%
6,21%


2015

2016

9 tháng năm
2017

Nguồn: Báo cáo KTXH của Chính phủ
Công nghiệp
2015 – 2017 là giai đoạn tăng trƣởng ổn định của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nhóm
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi và vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế. Khu vực này đã mở rộng 9,64% trong năm 2015, cao hơn nhiều so với các con số
5,08% và 6,42% của hai năm 2013 và 2014; năm 2016 tăng trƣởng nhóm ngành này đạt
11,09%4; kết quả chín tháng đầu năm 2017 tăng 7,17%, trong đó ngành chế biến, chế tạo
tăng 12,8%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) duy trì trên ngƣỡng 50 điểm, cho thấy sự
phục hồi trong khu vực sản xuất của Việt Nam.Đặc biệt, chỉ số này đã đạt 54 điểm trong
tháng 11/2016.5
Nông nghiệp
Khu vực nông nghiệp, vốn chiếm 11-13% GDP không còn là động lực chính cho phát triển
của nền kinh tế. Năm 2015 tăng trƣởng khu vực này chỉ còn 2,4%, năm 2016 mức tăng
trƣởng chỉ đạt 0,72% và đóng góp đƣợc 0,09 điểm phần trăm vào tăng trƣởng GDP. Năm
2017, với những nỗ lực đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng công nghệ
cao, tăng cƣờng hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Chín tháng
4

Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017 (VEPR)
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017 (VEPR)

5


3


đầu năm nông nghiệp tăng 2,78% (gấp hơn 4 lần cùng kỳ), trong đó thủy sản tăng cao 5,42%;
xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ƣớc cả năm đạt 35 tỷ USD.Việc chuyển đổi một phần đất lúa
sang nuôi trồng cây con khác bƣớc đầu phát huy hiệu quả, nhất là nuôi tôm giá trị tăng
khoảng 4,5 lần.6
Dịch vụ
Khu vực dịch vụ sau khi phát triển trầm lắng năm 2015 và bị ảnh hƣởng bởi sự cố môi
trƣờng biển năm 2016 đã tăng trƣởng trở lại năm 2017. Chín tháng đầu năm. Khu vực dịch
vụ tăng 7,25%, cao nhất kể từ năm 2008. Thu hút khách du lịch đạt kỷ lục, khách quốc tế đạt
9,45 triệu lƣợt, ƣớc cả năm 13 triệu lƣợt, tăng 30%; khách trong nƣớc đạt 57,9 triệu lƣợt, ƣớc
cả năm 75 triệu lƣợt, tăng 12%.7
Phát triển doanh nghiệp
Phần lớn doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và ngày càng tốt hơn.
Do kết quả tích cực trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính công tác đăng ký kinh doanh
cho doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện đáng kể. Năm 2015 Luật doanh nghiệp và Luật đầu tƣ
mới có hiệu lực dỡ bỏ nhiều rào cản đối với đầu tƣ và đăng ký doanh nghiệp. Năm 2016 Luật
hỗ trợ DNNVV đƣợc thông qua, thể chế hóa các hỗ trợ đối với khối doanh nghiệp này và tác
động tích cực tới tình hình phát triển doanh nghiệp cũng nhƣ phong trào khởi nghiệp. Năm
2016 số DN đăng ký hoạt động mới đạt 110,1 nghìn DN, tăng 16,2% so với năm 2015, với
891,1 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký, tăng 48,1%. Số vốn đăng ký trung bình trên một DN tăng
27,5% và đạt 8,1 tỷ đồng/DN.8 Năm 2017, 9 tháng có gần 94 nghìn doanh nghiệp thành lập
mới, tăng 15,4%; tổng vốn đăng ký tăng 43,5%. Tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 2,1
triệu tỷ đồng, cao nhất từ trƣớc đến nay. Đặc biệt có trên 21 nghìn doanh nghiệp hoạt động
trở lại.9
Đầu tư nước ngoài

6


Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai mạc
kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
7

Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai mạc
kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
8
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017 (VEPR)
9
Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai mạc
kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
4


Môi trƣờng kinh tế thuận lợi của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
trong suốt giai đoạn 2015 – 2017. Tổng vốn FDI đăng ký năm 2015 đạt 24,1 tỷ USD, số giải
ngân đạt 14,5 triệu USD, năm 2016 vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký đạt 26,9 tỷ USD và vốn
thực hiện ƣớc đạt 15,8 tỷ USD.10 Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ
sung và mua cổ phần trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3%; vốn FDI
thực hiện đạt kỷ lục 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ.11

Biểu đồ 2. Số liệu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 2015 - 2017
Đơn vị: triệu USD
30.000,0
25.000,0

26.890,5
24.150,0

20.000,0


16.300,6

15.000,0
10.000,0
5.000,0

2.613

2.120

2.070

2015

2016

Tổng vốn đăng ký

Số dự án

10 tháng năm
2017

Nguồn: Tổng cục thống kê
Thị trường vốn
Thị trƣờng chứng khoán ấm dần lên cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế vƣợt 800 điểm,
cao nhất kể từ năm 2008 (ngày 20/10/2017 đạt 826,84 điểm); mức vốn hóa đạt trên 93%
GDP; đƣa thị trƣờng chứng khoán phái sinh vào hoạt động. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội ƣớc
cả năm khoảng 33,4% GDP, tăng 12,6%.12

Tạo việc làm
10

Tổng cục thống kê tại />Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai
mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
12
Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai
mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
11

5


Tình hình sử dụng lao động trong các DN không ổn định và đối mặt với những thách thức
lớn. Sau khi có sự cải thiện đáng kể về tạo việc làm và sử dụng lao động năm 2015, năm
2016 DN trong các ngành công nghiệp tiếp tục có xu hƣớng cắt giảm lao động. Số lƣợng lao
động tại thời điểm 01/12/2016 chỉ tăng 2,9%, thấp hơn mức 6,4% năm 2015. Tăng trƣởng
lao động khu vực ngoài nhà nƣớc và khu vực FDI lần lƣợt đạt 1,8% và 4,9%; giảm tƣơng
ứng từ 4,6% và 8,0% năm 2015. Năm 2017 năng suất lao động thấp và ứng dụng tự động hóa
vào sản xuất đang trở thành những xu hƣớng cản trở tăng trƣởng việc làm trong nền kinh tế
Việt Nam. Tăng trƣởng sử dụng lao động trong khối DNNVV đang là điểm sáng trong lĩnh
vực này.
Chỉ số giá tiêu dùng
Chấm dứt tình trạng lạm phát thấp trong năm 2015, từ 2016 – 2017 lạm phát bắt đầu tăng trở
lại với mức độ ổn định nhờ những biện pháp kiềm chế hiệu quả của Chính phủ. Lạm phát ổn
định đã tạo điều kiện cho việc tăng giá một số mặt hàng đặc biệt là giá dịch vụ y tế và giáo
dục. Năm 2015 lạm phát chỉ ở mức 0,63%, năm 2016 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với
tháng 12/2015.13Giá tiêu dùng bình quân 9 tháng 2017 tăng 3,79%, ƣớc cả năm khoảng 4%.14

Biểu đồ 3. Biến động chỉ số giá tiêu dùng 2015 -2017

Đơn vị: % so với năm trước
106,00%
105,00%
104,00%
103,00%
102,00%
101,00%
100,00%
99,00%
98,00%

104,74%
103,71%

100,60%

2015

2016

10 tháng năm
2017 so với
cùng kỳ 2016

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017(VEPR)
Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai
mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
13

14

6


Năng lượng
Sau khi giảm sâu trong năm 2015, năm giá các mặt hàng năng lƣợng thế giới phục hồi tƣơng
đối vững chắc. Cùng sự tăng trƣởng ổn định tại Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi đã
đẩy nhu cầu về năng lƣợng tăng lên trong năm 2016. Theo đó, cả dầu thô, than đá và khí ga
tự nhiên đều có mức tăng ấn tƣợng so với năm 2015. Giá dầu thô WTI trung bình tháng
11/2016 đạt 45,6 USD/thùng, tăng 6,7% (so với cùng kỳ năm trƣớc), trong khi đó, giá than
đá tại Úc đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 100 USD/tấn.
Ngân sách
Thu chi ngân sách đứng trƣớc những khó khăn và có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu thu. Thu
từ dầu thô và thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh trong khi nhu cầu
chi cho đầu tƣ phát triển ngày càng tăng mạnh. Do gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn
thu, Chính phủ đã phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm cắt giảm chi ngân sách và buộc phải
đẩy mạnh các nguồn thu khác nhƣ thu thuế bảo vệ môi trƣờng và thu tiền sử dụng đất và vay
nợ đồng thời tập trung chống thất thu NSNN, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế; tăng cƣờng
kiểm soát, triệt để tiết kiệm chi. Một số thành công trong điều hành ngân sách bao gồm:
Kiểm soát chặt chẽ mức bội chi; Kỷ luật tài chính - NSNN đƣợc tăng cƣờng; Từng bƣớc
chấn chỉnh sai phạm trong sử dụng tài sản công; Nợ công trong giới hạn cho phép và có xu
hƣớng giảm; Tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 2016 - 2020, ƣu
tiên các dự án, công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, nhất là giao thông, thủy lợi, năng
lƣợng, y tế; Thực hiện tổng kiểm kê nguồn lực quốc gia…
Cán cân thương mại
Trong giai đoạn này, Chính phủ đã tích cực tham gia đàm phán và tái đàm phán các hiệp
định thƣơng mại tự do bao gồm: Đàm phán Hiệp định đối tác thƣơng mại xuyên Thái Bình
Dƣơng (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định thƣơng mại tự do với Liên
minh châu Âu (EVFTA). Thƣơng mại bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối

năm 2016 khi tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bắt đầu tăng nhẹ. Tốc độ nhập khẩu giảm mạnh
đã giúp cán cân thƣơng mại dần chuyển sang thặng dƣ (sau khi thâm hụt nhẹ năm 2015).
Chín tháng đầu năm 2017 xuất siêu 328 triệu USD.

Xuất khẩu

7


Sau khi suy giảm năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trƣởng trở lại, đến cuối
năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Tính đến hết tháng 9 - 2017, xuất khẩu tăng 20%, trong đó rau quả tăng 43,4%, hạt điều tăng
25,6%, thủy sản tăng 19,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 41,4%; máy móc thiết bị,
dụng cụ phụ tùng tăng 29,7%; điện thoại và linh kiện tăng 23,6%.15Điện thoại và linh kiện
điện thoại tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dầu thô
không còn là nguồn chính nữa.
Biểu đồ 4. Số liệu xuất khẩu 2015 - 2017
Đơn vị: triệu USD
200.000,0
180.000,0

176.580,8

160.000,0
140.000,0

126.235,5

120.000,0
100.000,0


80.000,0
50.345,3

60.000,0
40.000,0
20.000,0

2.361,1

Cả nước
2015

Khu vực kinh tế Khu vực có vốn
trong nước
đầu tư NN
2016

Dầu thô

10 tháng năm 2017

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhập khẩu
Các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á vẫn là những đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam. Giai
đoạn 2015-2017 chứng kiến xu hƣớng dịch chuyển nguồn hàng nhập khẩu của nƣớc ta từ
Trung Quốc và các nƣớc ASEAN sang phía Hàn Quốc. Năm 2015 kim ngạch nhập khẩu tăng
12% so với cùng kỳ năm trƣớc và đạt mức 165,6 tỷ USD, năm 2016 ƣớc tính chỉ tăng 4,6%

Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai

mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
15

8


so với cùng kỳ năm trƣớc và đạt mức 173,7 tỷ USD (năm 2015 là 12%)16, hết tháng 9/2017,
nhập khẩu tăng 22,7%.17
Thị trường tài chính, tiền tệ
Về cơ bản, điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là linh hoạt và chặt chẽ. Ngân
hàng Nhà nƣớc (NHNN) vẫn bám sát mục tiêu ổn định lạm phát và thận trọng với mục tiêu
này. Thặng dƣ trên cán cân thanh toán ổn định góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN
mua ròng ngoại tệ, để bổ sung dự trữ ngoại hối. số cao nhất từ trƣớc tới nay. Trên thị trƣờng
ngoại hối, sau khi cơ chế xác định tỷ giá tham chiếu mới đƣợc thực hiện, diễn biến tỷ giá
tƣơng đối ổn định.Cung cầu ngoại tệ tƣơng đối ổn định.Nguyên nhân chủ yếu do tỷ giá bên
ngoài tăng nhƣng lƣợng giao dịch không thực sự lớn để có thể gây ảnh hƣởng đến thị trƣờng
trong hệ thống ngân hàng. Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội
khóa XIVcho thấy: Tín dụng 9 tháng đầu năm 2017 tăng 12%, cơ cấu chuyển dịch tích cực,
chất lƣợng đƣợc nâng lên; thanh khoản, an toàn hệ thống đƣợc bảo đảm; Mặt bằng lãi suất
giảm, trong đó các lĩnh vực ƣu tiên giảm 0,5 - 1%; Tỷ giá, thị trƣờng vàng, ngoại tệ, giá trị
đồng tiền Việt Nam ổn định; đã mua thêm hơn 6 tỷ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối lên trên
45 tỷ USD, cao nhất từ trƣớc đến nay.18

Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017(VEPR)
Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai
mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
18
Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018 của Chính phủ tại phiên khai
mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
16

17

9


CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Trong phần II, Sách trắng sẽ mô tả và phân tích thực trạng phát triển của khu vực doanh
nghiệp, tập trung vào khối DNNVV, khối doanh nghiệp đang chiếm đa số và chủ yếu trong
nền kinh tế. Các dữ liệu thống kê đƣợc lấy từ giai đoạn 2007-2016, dựa trên các chỉ tiêu quan
trọng về số lƣợng, tỷ trọng và tăng trƣởng của loại hình doanh nghiệp, cơ cấu và quy mô vốn
đầu vào sản xuất kinh doanh, nguồn lao động, năng suất lao động và thu nhập của ngƣời lao
động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và mức tăng trƣởng trong từng thời kì, cũng nhƣ vai trò và nghĩa vụ của DNNVV thực
hiện đối với ngƣời lao động, nghĩa vụ đóng góp vào NSNN. Sự tăng trƣởng của doanh
nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây cũng đƣợc đánh dấu bởi những thay đổi trong thể
chế và bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Chƣơng II của Sách trắng sẽ cụ thể những vấn đề
nêu trên.
1.

Khu vực DNNVV Việt Nam

1.1. Số lượng doanh nghiệp
1.1.1. Số lượng doanh nghiệp toàn quốc
Số liệu thống kê về DN ở Việt Nam hiện nay đƣợc chia thành hai loại:
 Số liệu về doanh nghiệp đăng ký
 Số liệu về doanh nghiệp đang hoạt động
Số lƣợng DN đăng ký do Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cung cấp.
Trong khi đó, dựa trên cơ sở điều tra DN hàng năm, Tổng cục thống kê công bố số liệu về
doanh nghiệp đang hoạt động. Số doanh nghiệp và các chỉ tiêu thống kê của doanh nghiệp

đang hoạt động chỉ tính cho các doanh nghiệp đang còn hoạt động đến ngày 31 tháng 12
hàng năm, không bao gồm: (1) các doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy phép, mã số thuế nhƣng
chƣa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, (2) các doanh nghiệp đã giải thể, sáp nhập,
chuyển đổi loại hình, các doanh nghiệp đã đƣợc cấp đăng kí kinh doanh nhƣng không có tại
địa phƣơng (đã xác minh mà không thấy); (3) các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch
toán kinh tế độc lập, nhƣ các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh
10


Quan sát tình hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 5 năm trở lại đây cũng cho thấy những
dấu hiệu khả quan về số lƣợng doanh nghiệp mới. Việt Nam có 504.073 doanh nghiệp đăng
ký thành lập trong giai đoạn 05 năm 2011-2016, xấp xỉ số lƣợng doanh nghiệp đăng kí kinh
doanh trong cả 10 năm trƣớc đó (giai đoạn 2000-2010 với gần 500 nghìn doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh trên toàn quốc).
Bảng 1.Tình hình DN đăng ký thành lập giai đoạn 2011 –2016

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016


77.548

69.874

76.955

74.842

94.754 110.100

Số lƣợng doanh nghiệp
thành lập mới (DN)
Tổng số vốn đăng ký (tỷ
đồng)

513.700 467.265 398.681 432.286 601.519 891.094

Số vốn đăng ký bình quân
một doanh nghiệp (tỷ đồng)

6,62

6,69

5,18

5,78

6,35


8,09

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xu hƣớng thanh lọc doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ từ sau khủng hoảng năm 2011, liên tiếp
sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lƣợng, linh hoạt để tồn tại qua những giai đoạn
khó khăn và đủ khả năng mở rộng sản xuất. Hậu khủng hoảng, với tâm lý còn lo ngại rủi ro,
số lƣợng DN đăng ký kinh doanh có phần chững lại. Năm 2012, số lƣợng doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh giảm 7.674 doanh nghiệp so với năm 2011.
Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012 (76.955 DN), nhƣng
vẫn chƣa đạt mức trƣớc đó của năm 2011 (77.548 DN). Số liệu cho thấy số doanh nghiệp
đăng ký thành lập năm 2014 tiếp tục giảm so với năm 2013 (giảm 2,4% số doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh). Năm 2015 và năm 2016 có phần khả quan hơn, khi số lƣợng doanh
nghiệp đăn ký mới tăng cao. Kỷ lục doanh nghiệp thành lập mới trong những năm gần đây
liên tục bị phá vỡ. Năm 2015 gây ấn tƣợng với con số 94.700 doanh nghiệp thành lập mới,
thì đến năm 2016, kỷ lục thành lập doanh nghiệp mới lại tăng cao lên đến 110.100 doanh
nghiệp. Cũng theo số liệu công bố của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong năm 2016,
tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp trở lại hoạt động của Việt Nam là
136.789 doanh nghiệp (trong đó 110.100 doanh nghiệp thành lập mới). Đây là số doanh

11


nghiệp đăng ký thành lập tăng cao nhất từ năm 2000 đến nay. Lần đầu tiên Việt Nam có trên
100 nghìn doanh nghiệp thành lập trong một năm.
Năm 2017, số DN đăng ký thành lập mới đã vƣơn tới con số 126.859 doanh nghiệp, cao nhất
từ trƣớc tới nay. Bên cạnh đó, có 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
(www.dangkykinhdoanh.gov.vn).

Biểu đồ 5. DN đăng ký thành lập mới giai đoạn 2000 - 2016


Nguồn: Cục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sự gia tăng ấn tƣợng này trùng với thời điểm Luật doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tƣ 2014
chính thức có hiệu lực vào tháng 7/201519.Qua theo dõi hơn 20 năm, bất kỳ thời điểm nào
khi có Luật ddoanh nghiệp mới ban hành thì số doanh nghiệp mới thành lập thƣờng gia
tăng20. Thực tế, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ 2014 đã góp phần tạo cơ chế thông

Luật doanh nghiệp số: 68/2014/QH13, Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực
ngày 1/7/2015.
19

Luật đầu tư số67/2014/QH13, Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực ngày
1/7/2015.
Giai đoạn 2000-2010, với việc thi hành Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp 2005 và Luật
doanh nghiệp Nhà nước, cả nước có gần 500 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
20

12


thoáng, tác động trực tiếp, thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Chẳng hạn
nhƣ doanh nghiệp có quyền tự quyết về số lƣợng, hình thức, nội dung của con dấu...; doanh
nghiệp đƣợc quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Cùng với đó, Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp còn
03 ngày đƣợc thực hiện tốt. Năm 2016, thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập
doanh nghiệp của cả nƣớc rút xuống còn 2,9 ngày; tỷ lệ hồ sơ đƣợc chấp thuận ngay lần đầu
tiên đạt gần 86%, tỷ lệ hồ sơ trả đúng hẹn đạt gần 90%. Đồng thời, hình thức đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử theo yêu cầu của Nghị quyết số 36a/NQ- CP21 của Chính phủ cũng
đƣợc thúc đẩy thực hiện ở các địa phƣơng. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện
tử của cả nƣớc năm 2016 đạt 14%. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cũng tích cực nâng cấp hạ tầng kỹ

thuật cho phép thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến, công khai hóa toàn bộ
quy trình đăng ký và tình trạng hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh.Do đó, các doanh
nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình đăng ký, hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy việc cá nhân, tổ chức mạnh dạn đăng ký kinh
doanh, hình thành các doanh nghiệp mới22.
Nhƣng quan trọng hơn, cùng với sự gia tăng về số lƣợng doanh nghiệp, số vốn đăng ký kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Chỉ trong năm 2016, khu vực doanh nghiệp
thành lập mới đã đăng ký 891.094 tỷ vốn, tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2015. Tỷ trọng vốn bình quân trên một doanh nghiệp năm 2016 đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 27,5%
so với cùng kỳ năm trƣớc đó (năm 2015 đạt 6,35 tỷ đồng/doanh nghiệp “mới”).
Bên cạnh đó, so sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2016 phân
theo lĩnh vực hoạt động cho thấy hầu hết các ngành nghề đều có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập
mới tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, trừ các lĩnh vực nghệ thuật vui chơi và giải trí (giảm
26,2%), nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 15%); khai khoáng (giảm 0,9%). Trong
03 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới giảm, chỉ có ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản có tỷ lệ vốn đăng ký tăng, nghệ thuật vui chơi và giải trí; khai khoáng đều có tỷ lệ
đăng ký vốn giảm so với cùng kỳ năm 2015. Cùng với đó, dịch vụ lƣu trữ và ăn uống đăng
ký 26.773 tỷ đồng, giảm 1 % so với cùng kỳ năm liền trƣớc đó.

Giai đoạn 1991-1999, trước đó với việc thực thi Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, Nghị định số
50/HĐBT chỉ có 47.158 DN đăng ký kinh doanh. Theo Sách trắng DNNVV Việt Nam, 2011
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử

21

Theo cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

22

13



Biểu đồ 6.Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động,
năm 2016

Nguồn: Cục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động
Theo số liệu xử lý từ dữ liệu khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, năm
2015, ƣớc tính sơ bộ cả nƣớc có khoảng 436 nghìn doanh nghiệp, gấp 1,6 lần số doanh
nghiệp năm 2010 và hơn 4 lần số doanh nghiệp năm 2005. Bình quân giai đoạn 2007-2015,
tốc độ tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp mỗi năm đạt 14,4%. Đáng chú ý, giai đoạn này
chia thành hai thời kỳ. Thời kỳ 2005-2011 chứng kiến doanh nghiệp Việt Nam tăng trƣởng
số lƣợng với tốc độ cao, năm 2006 tăng 17% so với năm 2005, trung bình giai đoạn 20072011 số lƣợng doanh nghiệp tăng trên 20% hàng năm. Thời kỳ 2011-2015, số lƣợng doanh
nghiệp vẫn tăng nhƣng tốc độ có phần chững lại, trung bình chỉ còn khoảng 7,7%/năm.

14


Biểu đồ 7.Số lƣợng doanh nghiệp thực tế hoạt động qua các năm, giai đoạn 2010-2015
35

436
402

19,1

125

347


25

279

23,1
237

16,9

107

325
17,9

192

20
16,4
15

Phần trăm

Nghìn doanh nghiệp

28,9

30

369


149
6,8

6,4

8,.5

7,8

10
5
0

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


2013

2014

2015

Tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại thời điểm 31/12 (nghìn doanh nghiệp)
Phần trăm tăng số lượng DN năm sau so với năm trước

Nguồn: VCCI, Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015
Xét theo loại hình doanh nghiệp, DN ngoài Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số
DN. Cơ cấu DN theo loại hình chuyển dịch theo xu hƣớng giảm DN nhà nƣớc, tăng số lƣợng
DN ngoài Nhà nƣớc và DN FDI. Cụ thể, số lƣợng DN ngoài Nhà nƣớc tăng từ 92,7% năm
2005 lên đến 96,5% năm 2014. DNNN chỉ chiếm 3,83% trong cơ cấu doanh nghiệp năm
2005 và giảm xuống 0,76% năm 2014. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có gia tăng
về số lƣợng, nhƣng tốc độ gia tăng chậm hơn so với DN ngoài Nhà nƣớc, năm 2014, tỷ trọng
doanh nghiệp FDI chiếm 2,75% so với tổng số doanh nghiệp cả nƣớc, giảm so với mức
3,47% năm 2005.
Bảng 2. Số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: doanh nghiệp

Năm

2005

2010

2011

15


2012

2013

2014

Bình quân
Giai đoạn
2005-2010
(%)


Tổng số doanh
nghiệp đang
hoạt động tại
thời điểm 31/12

106.61
6

279.36
0

324.69
1

346.77
7


373.21
3

402.32
6

115,9

4.086

3.281

3.265

3.239

3.199

3.048

96,8

DN ngoài NN

98.833

268.83
1

312.41

6

334.56
2

359.79
4

388.23
2

116,4

DN có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài

3.697

7.248

9.010

8.976

10.220

11.046

112,9


DNNN

Nguồn: Niên giám thống kê (2015) và Hiệu quả hoạt động DNNN (2015)

Sau 9 năm, số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 đã tăng
gấp 3,8 lần so với năm 2005. Sự gia tăng này đến chủ yếu từ DNNN và DN FDI. Cụ thể,
trung bình giai đoạn 2005-2014, số lƣợng doanh nghiệp thực tế hoạt động tăng bình quân
hàng năm là 115,9%. Trong đó, số lƣợng DNNN có xu hƣớng giảm, số lƣợng DN ngoài Nhà
nƣớc tăng 112,9%, đáng kể nhất là số lƣợng DN ngoài Nhà nƣớc tăng 116,4%.
Xét theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2014 ghi nhận xu hƣớng chuyển dịch kinh tế theo
ngành. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế.Tiếp đến là
các ngành công nghiệp, xây dựng. Thƣơng mại và dịch vụ có xu hƣớng tăng trƣởng tốt, với
số lƣợng doanh nghiệp chiếm trên 68,3% trong cơ cấu toàn bộ doanh nghiệp, tăng 2,3% giai
đoạn 2010-2014.

16


Biểu đồ 8. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2014
100%
90%
80%
70%

66,0

68,3

33,1


30,7

60%
50%
40%
30%
20%
10%
0,9

1,0

0%
2010
Thương mại và dịch vụ

2014

Công nghiệp và xây dưng

Nông, lâm nghiệp thuỷ sản

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Economica xây dựng dựa trên số liệu
GSO, “Thực trạng DN Việt Nam 2015”
Xét theo địa bàn phân bố, doanh nghiệp phân bố không đồng đều. Các vùng kinh tế lớn của
cả nƣớc nhƣ Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều doanh
nghiệp (chiếm trên 73% doanh nghiệp cả nƣớc). Tây Nguyên chỉ có khoảng 10 nghìn doanh
nghiệp, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (2,6%) doanh nghiệp cả nƣớc. Các thành phố lớn nhƣ Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là nơi thu
hút, tập trung nhiều doanh nghiệp đang hoạt động nhất cả nƣớc.


17


Biểu đồ 9: Tỷ trọng doanh nghiệp đang hoạt động phân bố theo địa bàn năm 2014

Đồng bằng sông Hồng
7%
Trung du và miền núi phía Bắc
31%

Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên

42%

Đông Nam Bộ
4%
Đông Bằng sông Cửu Long
13%
Không xác định
3%

Nguồn: Xây dựng từ số liệu Niên giám thống kê (2015)
Tỷ lệ giữa số doanh nghiệp đăng ký và số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tại thời điểm
31/12/2014 là 18,6%, giảm gần 19% so với thời điểm 31/12/2005. Đồng thời, tỷ lệ giữa số
doanh nghiệp thực tế hoạt động gia tăng hàng năm với số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
cũng giảm từ 58,5% năm 2011 còn 38,9% năm 2014.
Bảng 3. Số doanh nghiệp đăng ký và số doanh nghiệp thực tế hoạt động

Đơn vị: Phần trăm (%)

Năm

2005

2010

2011

2012

2013

2014

37,48

29,97

23,88

20,15

20,62

18,60

58,46


31,61

34,35

38,89

Tỷ lệ số DN đăng ký/Số DN thực
tế hoạt động hàng năm (%)
Số DN đang hoạt động gia tăng
thêm hàng năm/Tỷ lệ số DN
đăng ký thêm hàng năm (%)

18


×