Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.5 KB, 13 trang )

QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ
2.1. Quan hệ giữa pháp luật với Nhà nước
- Pháp luật xuất hiện cùng Nhà nước.
- Pháp luật là một hệ thống các quy tắc hành vi ( các quy phạm) có tính chất
bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc được Nhà nước công nhận.
- Pháp luật là phương tiện quản lý trong tay Nhà nước, là yếu tố quan trọng
nhất để thực hiện quản lý xã hội. Vì vậy, các chức năng quan trọng của Nhà nước
trong mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật là:
+ Chức năng sáng tạo pháp luật để tổ chức, điều chỉnh, quản lý các hành vi
và hoạt động xã hội.
+ Chức năng thi hành pháp luật
+ Chức năng bảo vệ pháp luật
2.1.1. Khái niệm quyền lập pháp, lập quy
- Lập pháp, lập quy là làm ra những quy phạm về pháp luật, trình bày các
quy phạm đó trong các văn bản quy phạm pháp luật; do đó về hình thức, lập pháp
lập quy là hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế,
văn bản quy phạm pháp luật là đối tượng chủ yếu của kỹ thuật lập pháp, lập quy.
- Văn bản quy phạm pháp luật(VB QPPL) là văn bản chứa đựng các quy
định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định, có hiệu lực bắt buộc
chung và thực hiện thường xuyên, lâu dài, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
các biện pháp tổ chức và cưỡng chế của cơ quan Nhà nước.
- VB QPPL được phân biệt với các văn bản cá biệt, Công văn giấy tờ của
Nhà nước bởi các đặc điểm sau:
* VB QPPL có nội dung là các quy tắc, hành vi bắt buộc chung, đặt ra, sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy phạm pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
* VB QPPL không hướng tới các đối tượng có địa chỉ cụ thể mà được điều
chỉnh chung đối với toàn xã hội hoặc một bộ phận xã hội và được thực hiện, áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong hoàn cảnh, điều kiện và thời gian dài.
* VB QPPL được ban hành dưới các hình thức văn bản do Hiến pháp quy
định. Các cơ quan Nhà nước hoặc các viên chức Nhà nước có thẩm quyền ohỉa ban
hành VB QPPL dước hình thức văn bản mà Hiến pháp quy định, không tùy tiện đặt


ra và sử dụng các hình thức văn bản mà Hiến pháp không quy định cho minh.
- Văn bản pháp quy phụ được ban hành kèm theo một văn bản pháp quy
được Hiến pháp quy định như:
Điều lệ
Quy chế
Quy định…
2.1.2. Nhà nước và hệ thống văn bản Nhà nước
Văn bản là một trong những phương tiện quan trọng của hoạt động quản lý
và lãnh đạo.
Nếu đứng từ phía các lãnh đạo để xem xét thì văn bản không chỉ ghi lại và
truyền đạt các thông tin quản lý, chỉ đạo mà nó còn thể hiẹn ý chí của cơ quan cấp
trên đối với các cơ quan trực thuộc, thể hiện phương thức làm việc của từng lọai cơ
quan, cơ quan Nhà nước khác với cơ quan Đảng và các đoàn thể.
Trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, văn bản đã xuất hiện như một
hình thức chủ yếu của nhiệm vụ cụ thể hóa luật pháp.Chúng đảm bảo cho các cơ
quan Nhà nước có thể thực hiện tốt các công việc theo chức năng, phạm vi, quyền
hạn của mình.
Trên thực tế, văn bản quản lý Nhà nước là môt phương tiện để xác định và
vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý Nhà nước.
Văn bản quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau:
- Nó là hình thức pháp luật chue yếu trong các hình thức quản lý Nhà nước,
chứa đựng quy phạm pháp luật, thẩm quyền và hiệu lực thi hành.
- Văn bản quản lý Nhà nước là nguồn thông tin quy phạm, là sản phẩm hoạt
động quản lý và là công cụ điều hành của các quan và các nhà lãnh đạo quản lý.
2.1.2.1. Đặc điểm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Về bản chất, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau:
- Nhà nước kiểu mới thể hiện ở:
+ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta: Xây dựng một xã hội phát triển, văn minh,
tự do, công bằng và đặc biệt là không còn chế độ người bóc lột người.

+ Nhà nước ta, quyền lãnh đạo Nhà nước thuộc về giai cấp công nhân liên
minh với cá tầng lớp nông dân, tri thức mà người trực tiếp thực hiện sứ mệnh đó là
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nhà nước ta là nhà nước đơn nhất thống nhất
Sự thống nhất trong hệ thống biểu hiện trong cơ cấu tổ chức Nhà nước: bộ
máy được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ cở ( và ở đây chỉ có sự phân
cấp), không tồn tại một Nhà nước trung ương và một Nhà nước địa phương ( như
Nhà nước theo hình thức Liên bang và Tiểu bang; Liên bàn và các nước cộng hòa).
Về hệ thống pháp luật: Nước ta chỉ có một Hiến pháp duy nhất, các văn bản
pháp luật có hiệu lực thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Nước ta chỉ có một cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao duy nhất. Mối quan
hệ quyền lực giữa Chính phủ trung ương và Chính quyền địa phương mang tính
trực thuộc rõ ràng, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương.
- Nhà nước ta quyền lực là tập trung
Để đảm bảo một nguyên tắc căn bản của Nhà nước ta là quyền lực thuộc về
nhân dân, Nhà nước ta được tổ chức theo mô hình mà ở đó quyền lực là tập trung.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước ta không tổ chức
theo mô hình tam “ tam quyền phân lập”. Quốc hội ta có quyền lập pháp duy nhất
và quyền kiểm soát tối cao. Sự tập trung quyền lực còn được biểu hiện ở quyền lập
quy. Quyền lập quy thuộc Chính phủ.
Để đảm bảo cho guồng máy Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả,
quyền lực được phân công thành ba quyền rõ ràng: quyền lập pháp (thuộc quốc
hội), quyền hành pháp (thuộc chính phủ) và quyền tư pháp. Sự phân công này được
tuân thủ theo một nguyên tắc: đảm bảo quyền lực tập trung.
- Nhà nước ta là Nhà nước Pháp quyền XHCN
Nhà nước dân chủ và pháp quyền XHCN của ta là chế dộ dân chủ đại diện
(kết hợp với dân chủ trực tiếp). Nó không theo mô hình chế độ tổng thống, cũng
không theo chế độ đại nghị tư sản, tức là một chế độ mà đặc trưng là nguyên thủ
quốc gia giữ vai trò tượng trưng, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Nhà nước ta quyền lực cao nhất tập trung thống nhất vào Quốc hội, theo chế độ
một Viện. là Nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta có đủ quyền lực, quyền uy và có hiệu
lực, có tổ chức tương ứng đủ quyền và đủ sức bảo vệ tính hợp hiến và tính hợp pháp,
bảo vệ quyền con người và quyền công dân, bảo vệ kỷ cương, pháp luật Nhà nước, bảo
vệ sự an toàn, bình đẳng, công bằng xã hội.
2.1.2.2. Tính chất của hệ thống văn bản quản lý Nhà nước
Theo các quy định của Hiến pháp và cá luật tổ chức về thẩm quyền ban hành
các văn bản và nội dung của chúng, có thể rút ra các đặc trưng sau:
* Hiến pháp, Luật, Bộ luật là những văn bản luật do Quốc hội ban hành bằng
thẩm quyền duy nhất: lập pháp.
* Pháp lệnh là văn bản được Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban
hành theo sự ủy quyền của Quốc hội. Quốc hội quyết định các Pháp lệnh được ban
hành trong chương trình làm Luật của Quốc hội và giao cho UBTVQH ban hành.
* Nghị định gồm hai loại: Nghị định cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật Pháp lệnh
được quy định trong Luật, Pháp lệnh; Chỉnh phủ quy định cụ thể Luật hoặc Pháp
lệnh này; Nghị định quy định những vấn đề chưa được quy định bằng Luật hoặc
Pháp lệnh. Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật.
* Các văn bản khác có các tính chất sau:
- Lệnh của Chủ tịch nước có thể là văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản
cá biệt.
- Nghị quyết do nhiều cơ quan hoạt động theo chế dộ tập thể (Quốc hội,
UBTVQH, Chính phủ, Hội đồng nhân dân) ban hành. Nghị quyết có thể là văn bản
nhămg ban hành chính sách, chủ trương, biện pháp lớn hoặc chứa đựng quy phạm
pháp luật.
- Chỉ thị dùng để chỉ đạo công việc của cơ quan chấp hành Pháp luật cấp trên
đối với cấp dưới. Những cơ quan cấp dưới theo hệ thống thứ bậc hành chính không
ban hành Chỉ thị.
* Thông tư đùng để hướng dẫn thi hành pháp luật. Chẳng hạn trong quy
phạm đưa ra phần giả định: “Xe chạy vào ban đêm….”thì Thông tư cần hướng dẫn
“đêm” theo quan niệm của quy phạm này là từ khi nào đến khi nào.Từ đó phân biệt

sự hướng dẫn cảu Thông tư với sự giải thích pháp luật do cơ quan có thẩm quyền
(UBTVQH) thực hiện. Thông tư cũng có quy phạm pháp luật, được ban hành trên
cơ sở cụ thể hóa Luật, Pháp lệnh, Nghị định.

×