Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VAI TRÒ CỦA VỐN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNSẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.13 KB, 19 trang )

VAI TRÒ CỦA VỐN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNSẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn nhân lực của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm vốn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của một quốc gia là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có
khả năng tham gia lao động. Như vậy số lượng nguồn nhân lực vừa phụ thuộc vào
khả năng tham gia lao động của từng cá nhân, vừa phụ thuộc quy định “độ tuổi lao
động” của từng quốc gia. Việc quy định “độ tuổi lao động” của mỗi quốc gia phải
xuất phát từ nhiều căn cứ, nhiều mối quan hệ. Độ tuổi lao động tối thiểu được quy
định nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng lao động trẻ em. Theo quy định của ILO
(Tổ chức lao động quốc tế) hiện nay độ tuổi lao động tối thiểu được quy định là 15
tuổi. Độ tuổi lao động tối đa được quy định tuỳ theo từng quốc gia và liên quan tới
vấn đề nghỉ hưu của người lao động.
Nhân lực của doanh nghiệp là toàn bộ những khả năng lao động mà doanh
nghiệp cần và huy động được cho việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp còn gần nghĩa
với sức mạnh của lực lượng lao động, sức mạnh của đội ngũ người lao động, sức
mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp. Sức mạnh đó là
sức mạnh hợp thành từ sức mạnh của người lao động, sức mạnh hợp thành từ khả
năng lao động của từng người lao động. Khả năng lao động của một con người là
khả năng đảm nhiệm, thực hiện, hoàn thành công việc bao gồm những nhóm yếu
tố: sức khoẻ (sức dẻo dai, sức bền …), trình độ ( kiến thức và kỹ năng, kinh
nghiệm), tâm lý, mức độ cố gắng …. Trong nền kinh tế thị trường không cần có
biên chế, nhân lực của doanh nghiệp là sức mạnh hợp thành các loại khả năng lao
động, của những người giao kết, hợp đồng làm việc với doanh nghiệp. Nhân lực
của doanh nghiệp là đầu vào độc lập của bất kỳ quá trình nào trong hoạt động của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần và có nhiều loại nhân lực (khả năng lao động)
như: Lực lượng lãnh đạo, quản lý, lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ, lực lượng
công nhân viên… Mỗi một nhóm nhân lực đó đáp ứng một nhu cầu riêng như:
Đảm bảo việc làm ổn định, lo đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo công
nghệ, lo đảm bảo vật tư cho quá trình sản xuất… các nhu cầu và chất lượng nhân


lực cùng đáp ứng đến đâu thì làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thuận tiện và phát triển đến đó đáp ứng nhu cầu phát triển mới của doanh
nghiệp cho phù hợp với xu thế phát triển mới của xã hội càng ngày càng phát triển
như hiện nay.
Nhân lực được hiểu là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con người
được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao
động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực hiện nay của doanh nghiệp còn bao gồm
tất cả phẩm chất tốt đẹp, kinh nghiệm sống, óc sáng tạo và nhiệt huyết của mọi
người lao động từ giám đốc đến các công nhân viên đang làm việc trong doanh
nghiệp. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức
khỏe từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ
ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác,
giới tính… Trí lực chỉ suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng
khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách,… của từng con người.Trong sản
xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm lực của con người là không
bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác đến mức cạn kiệt.
Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao
giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người.
1.1.2. Đặc điểm vốn nhân lực
Vốn nhân lực tạo ra sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần cho doanh
nghiệp bằng cách kết hợp sức lao động với các hoạt động nhận thức, tình cảm, ý
chí và hành động… Các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng công cụ lao động
và các yếu tố khác để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra các sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ. Điều này thể hiện sức mạnh vật chất của nguồn nhân lực. Mặt khác,
doanh nghiệp hoạt động như một cơ thể sống, phản ánh sức sống tinh thần thông
qua văn hóa doanh nghiệp, được tạo ra bởi triết lí và đạo đức kinh doanh, truyền
thống lễ nghi, văn hóa và nghệ thuật ứng xử trong tập thể lao động và giữa các
thành viên của nó. Như vậy, sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp cũng được hình
thành từ nguồn nhân lực.

Vốn nhân lực được xem xét và đánh giá trên phương diện số lượng, chất
lượng, cơ cấu và tính năng lao động, phản ánh thông qua số lượng lao động, trình
độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức làm việc, kết quả công việc, tuổi
tác, giới tính, sự biến động, sự thay đổi về các phương diện trên sao cho phù hợp
với các yêu cầu của từng doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ.
Cũng như các nguồn lực khác, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng bị
hao phí và hao mòn trong quá trình khai thác và sử dụng. Sự khôi phục, củng cố và
phát triển nguồn lực này được coi là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Sức mạnh vật chất và tinh thần của nguồn lực có nguồn gốc từ cá nhân người
lao động. Nó phát sinh từ động cơ, động lực thúc đẩy cá nhân. Nói cách khác, chỉ
có thể phát huy và sử dụng nguồn lực này trên cơ sở khai thác động cơ cá nhân, kết
hợp các động cơ này để tạo nên động lực thúc đẩy chính cho các doanh nghiệp.
Không giống như các nguồn lực khác, nguồn nhân lực bị chi phối bởi nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như quan hệ sản
xuất và phương thức sản xuất xã hội, các thể chế, các quan hệ xã hội, trình độ tổ
chức và quản lí nhân sự trong doanh nghiệp, đặc điểm tâm sinh lí, nhu cầu và động
cơ cá nhân, hoàn cảnh và môi trường làm việc… Việc khai thác và sử dụng nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp phải được xem xét trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội. Nghĩa là việc sử dụng nguồn lực này phải đem lại lợi ích kinh tế-
xã hội cho doanh nghiệp. Vấn đề khai thác sử dụng,đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực không phải chỉ là vấn đề riêng của mỗi doanh nghiệp mà còn là vấn đề
của toàn xã hội.
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không phải tự nhiên mà có, cũng không
phải tự thân nó đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của hoạt động sản xuất mà phải trải
qua một quá trình tuyển chọn, đào tạo và phát triển.
1.1.3. Vai trò vốn nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Theo giai đoạn của quá trình hoạt động của doanh nghiệp được tách lập phân
định thành ba nhóm chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Nhóm
nghiên cứu đưa ra các ý tưởng, nhóm thiết kế và nhóm thi công. Khả năng lao

động của doanh nghiệp theo cách phân loại này phải có chất lượng đáp ứng, phù
hợp với yêu cầu thực tế hiện tại, tương lai. Ba nhóm người này phải có quan hệ tỷ
lệ (cơ cấu) hợp lý, có sức mạnh hợp thành lớn nhất và trong đó nhóm người nghiên
cứu đưa ra các ý tưởng đóng vai trò hết sức quan trọng nhất trong hoạt động của
một doanh nghiệp. Một ý tưởng đúng sẽ giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng và
sẽ tồn tại và phát triển bền vững, ngược lại một ý tưởng không đúng đắn doanh
nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí dẫn đến phá sản. Nhưng bên cạnh đó, nhóm
người hoạt động trong các lĩnh vực khác của doanh nghiệp cũng đóng một vai trò
trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu phương hướng kinh
doanh mà doanh nghiệp đưa ra.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, không
thể bỏ qua quan hệ đầu vào và đầu ra của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các yếu tố và
nguồn lực có vai trò trong việc tạo ra sản phẩm đầu ra phục vụ cho nhu cầu của
con người. Nhưng trong quá trình đó vai trò của vốn nhân lực đóng vai trò quan
trọng nhất, vì chính con người đã tác động vào các yếu tố khác và phân bổ các
nguồn lực khác một cách hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người và
sức lao động của con người được kết tinh trong sản phẩm đó. Qua đó, ta thấy được
rằng nguồn nhân lực là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của bất cứ quá trình
kinh tế, xã hội nào. Dù trình độ khoa học công nghệ thấp hay cao, nguồn nhân lực
vẫn là yếu tố hết sức quan trọng. Ở trình độ thủ công lạc hậu, sức cơ bắp của con
người thay thế cho sức máy móc, do đó việc huy động số lượng lớn các nguồn lực
lao động có ý nghĩa cơ bản cho quá trình phát triển. Khi khoa học và công nghệ
phát triển, sức cơ bắp của con người được thay thế dần bằng máy móc, thì vai trò
hay tầm quan trọng của nguồn lao động không vì thế mà giảm đi, mà lại đòi hỏi
cao hơn về chất lượng, đặc biệt là về trình độ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm
nghề nghiệp, tính năng động, sáng tạo của lao động.
Nguồn vốn nhân lực bên cạnh là yếu tố đầu vào sản xuất ra sản phẩm tạo
doanh thu cho doanh nghiệp, nguồn nhân lực còn là những người tiêu thụ sản phẩm
phục vụ nhu cầu của mình thông qua thu nhập của mình. Đối với nguồn nhân lực

có thu nhập cao thì khả năng mua sắm cao hơn các nguồn lực khác với thu nhập
thấp hơn. Vì vậy ta thấy được rằng nguồn nhân lực thông qua quá trình tiêu thụ sản
phẩm của mình sẽ kích thích quá trình sản xuất của doanh nghiệp và tăng thêm
nguồn thu cho doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện đại, các nhân tố công nghệ phát triển mạnh mẽ, con
người không trực tiếp tham gia các quá trình sản xuất nhưng với sự gia tăng của
hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm, dịch vụ, vai trò của nhân tố con người
ngày càng tăng lên. Trước đây, hàm lượng chất xám của lao động trong các sản
phẩm thấp, sản xuất không đòi hỏi lao động phải có trình độ cao, kỹ năng tốt, do
vậy mà lực lượng lao động không cần thiết phải qua các chương trình đào tạo
chuyên sâu mà đơn giản chỉ là các khoá học ngắn hạn trang bị kiến thức cư bản.
Trình độ của lực lượng lao động thấp chỉ thích hợp với trình độ phát triển thấp của
công nghệ, thiết bị và tất yếu là với sản xuất như vậy không thể có sản xuất với
năng suất cao, chất lượng tốt. Vì vậy, ta thấy được rằng nhằm đáp ứng được các
yêu cầu của doanh nghiệp không chỉ đáp ứng về số lượng mà còn phải đảm bảo về
chất lượng của lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Nhân lực là yếu tố cơ bản không thể thiếu quyết định tới thành công trong
kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu thiếu đi yếu
tố nguồn nhân lực thì việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thực
hiện được. Nguồn nhân lực tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp, cũng như cho
toàn bộ xã hội. Nếu như không có yếu tố nguồn nhân lực thì không có quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Dù cho các nguồn lực khác như đất đai, tài nuyên,
vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sẽ không được sử dụng và khai
thác có mục đích vì con người là yếu tố quyết định tới các yếu tố khác do con
người có thể sử dụng các yếu tố khoa học vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
chính con người sẽ sử dụng nguồn tào nguyên, nguồn vốn một cách có hiệu quả
nhất phục vụ cho nhu cầu con người và tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp và
xã hội. Khi đó một doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh.
Nguồn nhân lực so với các yếu tố đầu vào khác không phải là yếu tố thụ động

mà là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác,
chính vì vậy nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển của
doanh nghiệp. Không dựa trên nền tảng phát triển cao nguồn nhân lực về thể chất,
trình độ văn hóa, tri thức và kĩ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý, lòng nhiệt
tình… thì chẳng những việc sử dụng những nguồn lực trở nên lãng phí mà còn có
thể làm lãng phí, cạn kiệt, hủy hoại các nguồn lực khác.
1.2. Phát triển vốn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Phát triển vốn nhân lực của doanh nghiệp
Phát triển nguồn vốn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: Phát triển nguồn
vốn nhân lực về mặt số lượng và chất lượng (hay nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp), hoặc chỉ phát triển nguồn vốn nhân lực của doanh nghiệp
về mặt số lượng của doanh nghiệp, hoặc chỉ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp. Phát triển nguồn vốn nhân lực tùy thuộc vào yêu cầu riêng của
doanh nghiệp mà chọn phương pháp phát triển riêng của mình cho phù hợp.
Trong mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và sản xuất thì số lượng lao động
trong doan nghiệp đó có ảnh hưởng mật thiết tới quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Ví dụ như đối với doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái như hiện nay,
các doanh nghiệp cần phải có biện pháp cải tổ lại đội ngũ lao động cho phù hợp
với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hưng thịnh
và phát trển của mỗi doanh nghiệp thì số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp
càng có số lượng lớn với chất lượng nguồn lao động tốt thì đem lại ngồn thu lớn
cho doanh nghiệp.
Việc phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng là sử dụng một số biện pháp
và chính sách riêng của mỗi doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng
phù hợp với nhu cầu lao động của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng nhân lực của một doanh nghiệp là việc thực hiện các biện
pháp, chính sách nhằm nâng cao về mặt thể lực (sức khoẻ, điều kiện chăm sóc sức

×