Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH (TRƯỜNG HỢP XÓM MỖ 2, XÃ BÌNH THANH, HUYỆN CAO PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đỗ Thị Thanh Hƣơng

QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HOÁ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG
TỈNH HÒA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(TRƯỜNG HỢP XÓM MỖ 2, XÃ BÌNH THANH, HUYỆN CAO PHONG
VÀ XÓM ÂI, XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN TÅN LÄC)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đỗ Thị Thanh Hƣơng

QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HOÁ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG
TỈNH HÒA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(TRƯỜNG HỢP XÓM MỖ 2, XÃ BÌNH THANH, HUYỆN CAO PHONG
VÀ XÓM ÂI, XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN TÅN LÄC)

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 93 19 042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Chí Bền
2. PGS.TS. Phạm Lan Oanh

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Quản lý di sản văn hóa làng của người
Mường tỉnh Hòa Bình với phát triển du lịch (Trường hợp xóm Mỗ 2, xã Bình
Thanh, huyện Cao Phong và xóm Ải xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn và kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Đỗ Thị Thanh Hƣơng


2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ........................................................................ 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƢỢNG
NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................. 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................14
1.2. Khái quát về đối tượng nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu .................................25
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa làng .......................................................30
1.4. Phát triển du lịch .....................................................................................................37
Chƣơng 2: DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG TẠI
XÓM MỖ 2 VÀ XÓM ẢI ....................................................................................... 50
2.1. Di sản văn hóa vật thể ............................................................................................50
2.2. Di sản văn hóa phi vật thể ......................................................................................62
Tiểu kết ...........................................................................................................................72
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA LÀNG VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở XÓM MỖ 2 VÀ
XÓM ẢI .................................................................................................................... 73
3.1. Thực trạng khai thác giá trị di sản văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch ở xóm
Mỗ 2 và xóm Ải .............................................................................................................73
3.2. Thực trạng quản lý di sản văn hóa làng ................................................................83
3.3. Đánh giá chung .....................................................................................................105
3.4. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ........109
Tiểu kết .........................................................................................................................113
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...................................................................................... 114
4.1. Định hướng chung trong quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch .............114
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý di sản văn hóa làng của người Mường ở
Hòa Bình.......................................................................................................................120

Tiểu kết .........................................................................................................................137
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 143
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 153


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CTQG

Chính trị quốc gia

DL

Du lịch

DSVH

Di sản văn hóa

GS.TS

Giáo sư, tiến sĩ


KHXH

Khoa học xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VHDT

Văn hóa dân tộc

VHNTQGVN

Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

VHTT

Văn hóa thông tin

VHTTDL


Văn hóa, Thể thao và Du lịch


4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Stt
1
2
3
4
5

Nội dung bảng thống kê
Bảng 3.1: Nơi ở hiện nay của người dân xóm Mỗ 2
Bảng 3.2: Nơi ở hiện nay của người dân xóm Ải
Bảng 3.3: Ý kiến người dân xóm Ải về hiện trạng văn hoá của dân tộc
Bảng 3.4: Ý kiến người dân xóm Mỗ 2 về hiện trạng văn hoá của dân tộc
Biểu đồ 3.1: Tham gia kinh doanh du lịch ở xóm Mỗ 2

Trang
76
77
91
92
73

6

Biểu đồ 3.2: Tham gia kinh doanh du lịch ở xóm Ải


74

7

Biểu đồ 3.3: Đánh giá về tình hình phát triển du lịch ở xóm Mỗ 2 trong
những năm gần đây
Biểu đồ 3.4 Đánh giá về chất lượng phục vụ du khách của người dân trong
xóm Ải
Biểu đồ 3.5: Lý do dạy cho con cháu tục lệ dân tộc

81

8
9

81
95

của người Mường xóm Ải
10

Biểu đồ 3.6: Lý do dạy cho con cháu tục lệ dân tộc

95

của người Mường xóm Mỗ 2
11
12
13


Biểu đồ 3.7: Nội dung giáo dục truyền thống trong gia đình người Mường ở
xóm Mỗ 2
Biểu đồ 3.8: Nội dung giáo dục truyền thống trong gia đình người Mường ở
xóm Ải
Biểu đồ 3.9. Đánh giá về chất lượng phục vụ du khách của người dân trong

96
97
104

xóm Ải
14

Biểu đồ 3.10: Đánh giá về chất lượng phục vụ du khách của người dân

105

trong xóm Mỗ 2
15

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu quản lý DSVH làng của người Mường

11

16
17

với phát triển du lịch
Sơ đồ 1.2. Loại hình du lịch

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa quản lý di sản văn hóa với phát

41
42

triển du lịch
18

Sơ đồ 2.1: Mô tả các yếu tố của một khu dân cư truyền thống của người
Mường

50


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, di sản văn hóa luôn là một bộ phận
quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển xã hội. Di sản văn hóa chính là
bằng chứng sống động nhất để minh chứng cho trí tuệ, cho đời sống tinh thần vô
cùng phong phú của con người.
Di sản văn hóa là tài sản của quá khứ được lưu truyền trong hiện tại và tiếp
nối ở tương lai. Di sản văn hóa luôn vận động và biến đổi không ngừng trong đời
sống xã hội. Điều đó đã đặt ra những thách thức lớn cũng như những nhiệm vụ cấp
thiết cho công tác quản lý di sản văn hóa ở tất cả các địa phương trên cả nước. Trải
qua thời gian, nhiều DSVH đã bị tàn phá, xuống cấp. Do đó, việc bảo tồn, phát huy,
quảng bá và nâng tầm giá trị của các di sản là yêu cầu mang tính cấp thiết của tiến
trình hội nhập.
Song song với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

là tiến trình hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ trên tất cả mọi bình diện. Điều đó cũng
tác động nhanh chóng đến mọi mặt của đời sống xã hội mà trước hết là đến văn hóa
dân tộc. Trong tình hình ấy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống càng trở nên quan trọng hơn.
Có nhiều phương thức để phát huy giá trị của DSVH, song du lịch được xem
là một trong những phương thức phù hợp, có hiệu quả. Do vậy, thông qua hoạt động
xúc tiến quảng bá DL và đặc biệt các hoạt động nghiệp vụ du lịch mà du khách có
cơ hội được tận mắt nhìn thấy và hiểu hơn về giá trị các di sản văn hóa tại các điểm
du lịch. DL có khả năng đem lại cho du khách những hiểu biết sống động về giá trị
DSVH. Từ những hiểu biết đó, giá trị DSVH sẽ được lan tỏa đến người thân, bạn bè
của họ. Do vậy, DL được xem là một trong những cách thức hiệu quả nhất trong
bảo tồn và phát huy giá trị DSVH.
Hòa Bình là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo của các tộc
người như: Mường, Dao, Thái, Mông..., trong đó, nổi bật hơn cả là những giá trị
văn hóa của cộng đồng cư dân Mường. Hòa Bình cũng là địa phương tập trung đông


6

nhất người Mường trên cả nước. Những giá trị ấy văn hóa truyền thống của người
Mường qua thời gian đã lắng đọng và biểu hiện trong không gian văn hóa làng của
người Mường, đó là một phần quan trọng không thể bỏ qua khi nghiên cứu về mảnh
đất và con người Hòa Bình. Từ xa xưa, người Mường thường sống tụ cư thành các
làng, xóm ở vùng trung du, quanh chân thấp của những sườn núi, sườn đồi bao bọc
các thung lũng. Với lịch sử sinh sống lâu đời ở Hòa Bình, người Mường đã sáng tạo
ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đặc sắc
gồm nhà cửa, công cụ sản xuất, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực,
diễn xướng dân gian,…. Trước những tác động của hội nhập và kinh tế thị trường,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Mường ở Hòa Bình đã biến đổi, di sản
văn hóa có nguy cơ bị mai một, biến dạng và mất đi. Cũng chính vì vậy mà nhiều di

sản văn hóa của người Mường đang đứng trước những thách thức lớn lao.
Quản lý văn hóa ở các cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và
người Mường ở Hòa Bình nói riêng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Xu hướng
gắn kết giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch là tất yếu. Song, nhiệm vụ
của các nhà quản lý văn hóa là phải xây dựng những giải pháp điều tiết và giải
quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa mục tiêu quan trọng
về kinh tế và văn hóa và các mục tiêu khác. Phát triển DL văn hóa, bên cạnh ý nghĩa
về kinh tế - xã hội, sẽ mở ra cơ hội có được nguồn lực vật chất cho quản lý DSVH;
nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc như
một tài sản phục vụ DL và tăng cường khả năng phát huy những giá trị di sản văn
hóa cộng đồng đến với xã hội thông qua khách DL.
Phát triển DL Hòa Bình một mặt góp phần quan trọng vào thực hiện các mục
tiêu chiến lược quốc gia về phát triển DL, là điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý
DSVH ở Hòa Bình. Mặt khác, việc thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý DSVH
làng Mường mà điể n hiǹ h là ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải sẽ góp phần tích cực tạo nền
tảng và điều kiện cho phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng.
Nhìn từ góc độ quản lý, bản thân nghiên cứu sinh nhận thấy sẽ là quá muộn
nếu các cơ quan chức năng không xây dựng những chính sách phù hợp đối với công
tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Mường, để khơi dậy


7

niềm tự hào của các thế hệ con cháu người Mường Hòa Bình về các di sản do cha
ông để lại. Để làm được điều đó cần phải có sự vào cuộc không chỉ của chính
quyền, cơ quan chức năng mà cần sự quan tâm, chung sức của cả cộng đồng. Hiệu
quả trong quản lý DSVH làng của người Mường ở Hòa Bình phụ thuộc vào cơ chế
phối hợp giữa nhà nước và cộng đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý DSVH làng Mường với phát triển
du lịch ở Hòa Bình, nhưng trong thực tiễn quá trình phát triển, công tác quản lý DSVH

làng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đây là gợi mở cho các nhà nghiên cứu
trong việc tìm ra những phương án tối ưu hơn trong quản lý DSVH. Nghiên cứu sinh
thực hiện luận án: Quản lý di sản văn hoá làng của người Mường tỉnh Hòa Bình với
phát triển du lịch (trường hợp xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong và xóm Ải,
xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý di sản
văn hóa làng của người Mường trong bối cảnh phát triển du lịch ở địa phương.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm góp phần vào nỗ lực quản lý
DSVH làng của người Mường ở xóm Mỗ 2, xóm Ải nói riêng, người Mường ở tỉnh
Hòa Bình nói chung trong bối cảnh phát triển DL ở địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa làng gắn với phát triển
du lịch.
- Nhận diện di sản văn hóa làng của người Mường ở Hòa Bình qua nghiên
cứu 2 trường hợp đại diện.
- Phân tích, làm rõ nhiệm vụ của các chủ thể quản lý di sản văn hóa làng của
người Mường.
- Đánh giá thực trạng quản lý di sản văn hóa làng của người Mường với phát
triển du lịch qua 2 trường hợp nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tìm ra những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp quản lý có hiệu quả di sản văn hóa làng của người
Mường ở Hòa Bình với phát triển du lịch.


8

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng quản lý di sản

văn hóa làng của người Mường với phát triển du lịch thông qua 2 trường hợp đại
diện là xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú,
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa làng,
đặc biệt là trong bối cảnh phát triển du lịch văn hóa tộc người.
- Luận án tập trung nghiên cứu những DSVH tiêu biểu, đặc trưng của làng
Mường (không gian sống và kiến trúc nhà ở; ẩm thực; trang phục; sản phẩm thủ công
truyền thống; tín ngưỡng, phong tục tập quán; nghệ thuật dân gian và lễ hội dân gian,
trò chơi dân gian) qua 2 trường hợp nghiên cứu đại diện đã được lựa chọn trong đề tài.
- Làm rõ thực trạng quản lý di sản văn hóa làng của người Mường với phát
triển du lịch hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa làng của người
Mường với phát triển du lịch hiện nay.
3.2.2. Phạm vi không gian
Huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc là quê hương của hai vùng mường cổ
Mường Bi và Mường Thàng. Luận án lựa chọn xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân
Lạc và xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là địa điểm nghiên cứu chính vì:
- Đây là hai xóm mà người Mường tập trung sinh sống chiếm tỉ lệ cao.
- Là điểm đến có nhiều lợi thế về cảnh quan làng Mường và là nơi còn lưu
giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Mường.
- Có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa.
Ngoài ra, trong điều kiện có thể, luận án mở rộng phạm vi nghiên cứu đến
các xóm khác trên địa bàn tỉnh và địa bàn khác ngoài tỉnh Hòa Bình, nơi có người
Mường sinh sống với những điểm tương đồng và khác biệt.


9


3.2.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng quản lý di sản văn hóa làng của người Mường ở Hòa
Bình qua nghiên cứu trường hợp xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc và xóm Mỗ
2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong từ giai đoạn năm 2008 – thời điểm sáp nhập
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sáp nhập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Hòa Bình đến nay (năm 2016).
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống về quản lý di sản văn hóa làng của
người Mường ở tỉnh Hòa Bình.
Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống hóa lý thuyết quản lý di
sản văn hóa với phát triển du lịch thông qua nghiên cứu trường hợp.
Luận án phân tích thực trạng quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở
xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc và xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao
Phong, đề xuất các nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của người
Mường tỉnh Hòa Bình trong bối cảnh hiện nay.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những nghiên cứu về quản lý di sản và thực trạng quản lý di sản văn hóa
làng gắn với phát triển du lịch ở xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong và
xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, có thể áp dụng vào điều kiện các xóm khác
của người Mường ở tỉnh Hòa Bình.
Tư liệu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý văn hóa, nhà hoạch định chính
sách đưa ra những chính sách phù hợp cho sự phát triển mà vẫn bảo tồn, giữ gìn
được các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên các chuyên ngành như:
Quản lý văn hóa, văn hóa du lịch, … ở các trường đại học, cao đẳng.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ việc vận dụng quan điểm lý thuyết về quản lý DSVH của người
Mường ở Hòa Bình với phát triển du lịch, đề tài đưa ra những câu hỏi nghiên cứu
chính cần được lý giải và làm sáng tỏ bao gồm:



10

- Tại sao việc quản lý DSVH làng của người Mường lại trở nên cấp thiết?
- Giá trị DSVH làng của người Mường có vai trò như thế nào đối với phát
triển du lịch ở xóm Ải và xóm Mỗ 2 – hai điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu của
người Mường ở tỉnh Hòa Bình?
- Làm thế nào để hoạt động quản lý DSVH làng người Mường trở nên hiệu
quả hơn khi gắn với phát triển du lịch.
Viê ̣c thực hiê ̣n luâ ̣n án chin
́ h là nỗ lực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đă ̣t ra
trên đây. Những kế t quả đa ̣t đươ ̣c sẽ góp phầ n hoàn thiê ̣n hơn những vấ n đề lý luâ ̣n ,
đă ̣c biệt là thực tiễn về quản lý DSVH tộc người nói chung và quản lý DSVH của
người Mường ở Hòa Bình nói riêng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận và lý thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nhìn nhận đối tượng nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử giúp tác giả nhìn nhận DSVH của người Mường ở xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh,
huyện Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc như kết quả của một
quá trình lịch sử, trong xu thế vận động, đang được tiếp tục bổ sung hoàn thiện
trong đời sống. Nghiên cứu còn được thực hiện dựa trên nền tảng Tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về văn hóa, du
lịch, chính sách dân tộc, Quản lý di sản văn hóa và du lịch.
Đề tài luận án rất coi trọng việc tiếp cận lý thuyết quản lý di sản văn hóa của
các học giả trong và ngoài nước, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi
trước. Những lý thuyế t cơ bản đươ ̣c áp du ̣ng trong nghiên cứu bao gồ m

: 1) Lý


thuyế t về bảo tồ n dựa trên quan điể m “Bảo tồ n đô ̣ng” đươ ̣c đa số các nhà nghiên
cứu, các học giả thừa nhận , theo đó hoa ̣t đô ̣ng bảo tồ n di sản chỉ có thể có hiê ̣u quả
khi đươ ̣c đă ̣t trong mố i quan hê ̣ biê ̣n chứng với p hát huy giá trị di sản ; 2) Lý thuyết
hê ̣ thố ng, theo đó “Bảo tồ n” và “Phát huy” đươ ̣c xem là các thành phầ n cơ bản của
quản lý di sản , có mối tương tác với phát triển du lịch , từ lý thuyết đó cho thấy mố i
quan hê ̣ biê ̣n chứng giữ a quản lý di sản văn hóa với phát triể n DL ; và 3) Lý thuyết


11

về cân bằ ng tổ ng thể , theo đó lơ ̣i ić h của các bên tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng quản lý di
sản văn hoá gắn với phát triển DL phải được cân bằng để hướng đến sự phát tri

ển

bề n vững.
Quy triǹ h nghiên cứu quản lý DSVH làng của người Mường với phát triển
DL ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải được đưa ra trên cơ sở tư duy logic và hê ̣ thố ng để giải
quyế t các nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu và đươ ̣c thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cƣ́u quản lý DSVH làng của ngƣời Mƣờng
với phát triển du lịch
Tác động của
hội nhập

Giá trị
DSVH làng
của người
Mường ở
Hòa Bình


Lý luận về
Quản lý di
sản VH với
phát triển
DL

Thực trạng quản
lý DSVH làng
của người Mường
với phát triển DL
ở xóm Ải và xóm
Mỗ 2

Xác định
nguyên
nhân của
thực trạng
và những
vấn đề đặt
ra

Định hướng
và giải pháp
Quản lý
DSVH làng
của người
Mường

Tác động của phát

triển KT-XH

6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Đây là đề tài nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực như văn hóa, di sản, du
lịch... Trong quá trình nghiên cứu, NCS vận dụng triệt để cách tiếp cận liên ngành
văn hóa học, xã hội học, quản lý văn hóa, văn hóa dân gian, sử học, dân tộc học, du
lịch học để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt, hướng
tiếp cận của khoa học quản lý văn hóa sẽ được vận dụng để giải quyết các nội dung
nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp điền dã dân tộc học: Thâm nhập thực tế, quan sát tham
dự, ghi chép và đánh giá về các thành tố của di sản văn hóa làng của người Mường
ở Hòa Bình thông qua nghiên cứu trường hợp xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện
Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.


12

6.2.3. Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu văn hóa truyền thống của
người Mường xưa và nay. Từ đó, nhận diện biến đổi của di sản văn hóa làng của
người Mường do tác động của phát triển du lịch; so sánh làm rõ sự tương đồng và
khác biệt giữa hai trường hợp nghiên cứu với các xóm khác trên địa bàn tỉnh.
6.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng của
đề tài nhằm xác định và nắm bắt những vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản lý di
sản và phát triển du lịch ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải, thông qua phỏng vấn và điều tra
bằng hệ thống bảng hỏi đối với các đối tượng liên quan đến những hoạt động này.
Chương trình điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện cụ thể như sau:
- Số lượng phiếu điều tra: xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc: 200 phiếu;
xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong: 200 phiếu.
- Cách thức thu thập dữ liệu: phần lớn phiếu điều tra được trực tiếp đến các

hộ gia đình trong hai xóm trên để giải thích và phỏng vấn cộng đồng theo từng nội
dung trong phiếu điều tra. Số phiếu chưa làm xong, nghiên cứu sinh gửi để họ cung
cấp thông tin và sau đó đến thu lại để phân tích, thống kê. Những kết quả thống kê
là cơ sở đưa ra những đánh giá liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Ngoài phương thức điều tra xã hội học thông qua phiếu điều tra , nghiên cứu
sinh còn tiến hành lựa chọn phỏng vấ n sâu mô ̣t số đố i tươ ̣ng tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng
quản lý di sản văn hóa và du lịch như: cộng đồng, khách du lịch, doanh nghiệp du
lịch, cán bộ quản lý văn hóa.
6.2.5. Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến
khi nghiên cứu những vấn đề mang tính định lượng như đánh giá hiện trạng phát
triển DL. Trong trường hơ ̣p cu ̣ thể , phương pháp này được sử dụng để xử lý các số
liê ̣u từ các phiế u điề u tra liên quan đế n viê ̣c đánh giá giá tri ̣DSVH c

ủa người

Mường ở xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú,
huyện Tân Lạc;
6.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Bao gồm việc thu thập, xử lý
thông tin từ nguồn thứ cấp (sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã công bố,
các phương tiện truyền thông). Việc thu thập thông tin giúp NCS sẽ kiểm chứng và
khẳng định những kết luận hay đề xuất, khuyến nghị là những kết quả của nghiên cứu.


13

6.2.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Trên thực tế ở tỉnh Hòa Bình, người Mường cư trú ở khắp các huyện, thành
phố trong tỉnh. Tuy nhiên, tác giả luận án lựa chọn hai xóm là xóm Mỗ 2 và xóm Ải
thuộc hai huyện Cao Phong và Tân Lạc với những lý do cụ thể sau:
- Hiện nay, mật độ người Mường ở hai xóm vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (gần 90%).

- Những thành tố văn hóa làng của người Mường ở đây còn được bảo lưu tốt.
- Đây là hai điểm du lịch của người Mường ở Hòa Bình đang ngày càng
được nhiều du khách biết đến.
- Hai xóm đã được nằm trong quy hoạch khai thác du lịch của tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp sẽ được áp dụng trong nghiên cứu để từ
đó có thể nhìn rộng ra bối cảnh phát triển du lịch tộc người của tỉnh Hòa Bình.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (14 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (12
trang) và phụ lục (59 trang), luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở
lý luận ( 27 trang).
Chương 2: Di sản văn hóa Mường tại xóm Mỗ 2 và xóm Ải (23 trang)
Chương 3: Thực trạng quản lý di sản văn hóa Mường với phát triển du lịch ở
xóm Mỗ 2 và xóm Ải (42 trang).
Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn
hóa Mường với phát triển du lịch ( 24 trang).


14

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƢỢNG
NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về người Mường và văn hóa
làng Mường
Trong số các công trình mang tính chất tiền đề về nghiên cứu văn hóa của
người Mường ở Hòa Bình, phải kể tới cuốn La province Muong de Hoa Binh [88] của
tác giả Piere Grossin, Nxb Revue Indochinoise ấn hành năm 1926 và được Lê Gia
Hội dịch với nhan đề Tỉnh Mường Hòa Bình. Đây là công trình mang tính chất khảo

cứu về người Mường, bao gồm hai phần: sử biên niên của tỉnh Hòa Bình thời Pháp
thuộc và những truyền thuyết dân gian. Bằng nguồn cứ liệu phong phú cùng với
những khảo sát thực tế kỹ lưỡng, bằng lời văn khúc chiết, tác giả hầu như đã giới
thiệu tất cả những gì liên quan đến vùng đất Mường nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Việt
Nam. Tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề như lịch sử hình thành tỉnh Mường, những
vấn đề về dân tộc học đến đời sống kinh tế, văn hóa của bà con các dân tộc sống trên
mảnh đất này, từ những gì thuộc về tiềm năng đến những dự đoán tương lai.
Công trình Tỉnh Mường Hòa Bình chứa đựng nguồn tư liệu vô cùng bổ ích
đối với các nhà nghiên cứu về lịch sử, địa lý, dân tộc học, về kinh tế và văn hóa.
Không thể phủ nhận những đóng góp có giá trị mà tác giả Piere Grossin đã nêu
trong cuốn sách. Song, nếu như phần Biên niên sử của tỉnh và nguồn gốc, tổ chức,
quyền lực của quan lang đã được tác giả nêu lên rất chi tiết, đầy đủ thì sang đến
phần nghiên cứu về các phong tục của người Mường, tác giả mới chỉ dừng ở việc
khảo tả mà chưa có những phân tích sâu về các phong tục ấy.
Việc nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường đã thực sự được ghi
dấu ấn với công trình nghiên cứu tiêu biểu Les Mu'ò'ng Géographie humaine et
sociologie của Jeanne Cuisinier, xuất bản năm 1948 tại Pari. Đến năm 2007, công
trình này đã được dịch và xuất bản với tên gọi Người Mường địa lý nhân văn và xã
hội học [35]. Cuốn sách là kết quả của của những nghiên cứu toàn diện và sâu sắc


15

về dân tộc Mường ở Việt Nam. Đây là công trình được các học giả đánh giá rất cao.
Với hai nội dung lớn là địa lý học nhân văn và xã hội học, tác giả đã đi sâu nghiên
cứu về các mặt của đời sống xã hội Mường từ những đặc trưng địa lý học của khu
vực cư trú người Mường, sự phân chia các mường, đến các phong tục tập quán, ẩm
thực, tín ngưỡng…
Năm 1972, cuốn sách Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình [64] do tác giả Bùi
Văn Kín chủ biên được ra đời theo chủ trương của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa

Bình. Đây là công trình khoa học được xem là cuốn bách khoa toàn thư đầu tiên của
tỉnh Hòa Bình về địa lý, nhân văn. Công trình gồm hai phần chính: Phần thứ nhất
giới thiệu về địa lý tự nhiên, nhân văn, truyền thống văn hóa, truyền thống đoàn kết
của nhân dân các dân tộc Hòa Bình. Phần thứ hai giới thiệu phong trào cách mạng ở
Hòa Bình từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đánh đổ giai cấp thống trị
của chế độ thực dân phong kiến tay sai, giành chính quyền, kháng chiến chống xâm
lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội... Tập sách này là công trình có giá trị, là nguồn tư
liệu về địa phương khá chuẩn xác và toàn diện, góp phần tích cực cho công tác
nghiên cứu về tỉnh Hòa Bình, tạo cơ sở, tiền đề cho cuốn Địa chí Hòa Bình ra đời
sau này.
Năm 1996, công trình Người Mường ở Hòa Bình của nhà nghiên cứu Trần
Từ được xuất bản. Ông cho rằng: “xã hội Mường cổ truyền ở Hòa Bình có thể xem
là kết quả tập hợp của nhiều đẳng cấp … trong phạm vi một Mường, tức là vùng đất
gồm nhiều làng được thành lập trên bờ cao bao quanh một thung lũng chân núi hay
một số thung lũng nối liền nhau…” [122, tr.8]. Tác giả cho rằng, trong chừng mực
mà số phận xã hội của từng cá nhân bị phụ thuộc vào dòng họ của người ấy, thân
phận xã hội của từng người được áp đặt bằng con đường cha truyền con nối.
Cũng trong cuốn sách này, với những nghiên cứu rất tỉ mỉ, không chỉ về chế
độ ruộng lang mà khi nghiên cứu về cạp váy Mường và những quan điểm về vũ trụ
luận qua đám tang, tác giả đưa ra những kết quả nghiên cứu rất có giá trị. Cạp váy
không chỉ là một bộ phận của trang phục, nó còn chiếm một vị trí quan trọng bậc
nhất trong nền nghệ thuật tạo hình cổ truyền của tộc người. Cũng có thể nói là vị trí


16

duy nhất. Trong khi nghiên cứu về bố cục hoa văn cạp váy Mường, tác giả đã những
phát hiện một số đặc điểm tương đồng với nền nghệ thuật Đông Sơn.
Trong Địa chí Hòa Bình [118] xuất bản năm 2005 khẳng định rằng: nói đến
văn hóa Hòa Bình thời tiền sử là nói đến bộ phận người Việt cổ sống trên đất Hòa

Bình với những đặc trưng văn hóa riêng để tạo ra một nền văn hóa khảo cổ học có
tên tuổi. Nó chứng minh rằng đây là nơi con người sớm định cư, tồn tại và phát
triển với văn hóa hang động, thung lũng. Hòa Bình là cửa ngõ để người Việt cổ tiến
dần ra biển… một lần nữa, công trình này đã khẳng định mối liên hệ bền chặt của
cộng đồng Việt – Mường trong suốt lịch sử phát triển của mình. Dưới góc độ
nghiên cứu liên ngành, Địa chí Hòa Bình là một công trình quy mô đã khái quát khá
toàn diện các đặc trưng cơ bản của tỉnh Hòa Bình từ đặc điểm địa lý, tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, con người, đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa, lịch sử phát triển...
song, do yêu cầu về nội dung thể hiện nên Địa chí Hòa Bình mới khái quát một số
đặc trưng về văn hóa, đặc điểm và phân bố của các dân tộc tỉnh Hòa Bình chứ chưa
có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu các đặc trưng mang đậm giá trị văn hóa của từng
dân tộc cụ thể, đặc biệt là dân tộc Mường.
Nghiên cứu về văn hóa làng của người Mường ở Hòa Bình không thể bỏ qua
cuốn Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình [79]. Tác giả đã chỉ ra sự
khác biệt trong tổ chức xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình chính là mối
quan hệ xóm - mường - nhà lang: “Đây là một thiết chế xã hội theo lối tự quản, xóm
tiếng Mường có nghĩa là quêl, mường hay làng. Làng của người Mường là đơn vị
cơ sở cơ bản của xã hội Mường. Ở đó bao gồm nhiều gia đình nhỏ theo chế độ phụ
quyền. Người cha, người con trai trưởng là những người trụ cột có quyền quyết định
mọi việc trong gia đình” [79, tr.34,35]. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn,
những công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người không phải hiếm. Song, với việc
lựa chọn đối tượng nghiên cứu là người Mường, người Thái, người Mông trong sự
tương quan so sánh cùng mối giao lưu biến đổi văn hóa thì có thể nói Văn hóa
truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình là cuốn sách tích hợp nhiều nội dung
phong phú về tộc người tồn tại trong cùng một không gian văn hóa. Tác giả trình


17

bày về các loại hình khác nhau như văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh

thần, qua đó khẳng định: “Tính nguyên hợp, gắn chặt các hoạt động văn hóa với đời
sống hàng ngày của nhân dân lao động, qua đó thể hiện khát vọng của người dân
miền núi” [79, tr.443].
Với những nghiên cứu về gia đình, hương ước, ứng xử giữa con người với
thiên nhiên được GS Phan Đại Doãn trình bày trong cuốn sách Mấy vấn đề văn
hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử [37] đã cho thấy vai trò của các giá trị văn hóa
trong quá trình phát triển. Trong phần nghiên cứu về dòng họ tác giả đặt ra một
vấn đề rằng:
Nếu hai tộc người Việt và Mường vốn cùng một nguồn gốc mà phân chia
thành hai vào đầu công nguyên kéo dài sang các thế kỷ sau thì người
Việt xa xưa không thể có kiểu cấu trúc: Nguyễn, Lê, Trần… theo phụ hệ
như bây giờ. Người Mường tỉnh Hòa Bình hầu như chỉ có một họ là họ
Bùi (trừ các họ nhà lang). Một tỉnh lớn mà phần nhiều dân cư chỉ có một
họ thì có thể nói là không có họ [37, tr.44].
Tác giả Phan Đại Doãn với Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế - xã hội
[36] và Mấy vấn đề về văn hóa làng xã trong lịch sử [37] lại xem xét văn hóa làng
dưới góc độ dân tộc học, coi di sản văn hóa làng biểu hiện ở di sản văn hóa phi vật
thể và di sản văn hóa vật thể. Những yếu tố đó không tách rời nhau mà hòa quyện
tạo nên bản sắc văn hóa làng tồn tại nhiều đời nay. Đặc biệt, tác giả cũng dành
nhiều công sức để nghiên cứu về truyền thống tự quản của làng xã trong lịch sử
Việt Nam, về thiết chế văn hóa làng xã. Tác giả cho rằng, quản lý làng xã là quá
trình kết hợp hai hệ thống luật với lệ, là sự điều tiết giữa lý và tình.
Nối dài mạch nghiên cứu của các nhà khoa học, năm 2014 cuốn sách Làng
Mường ở Hòa Bình [129] của tác giả Bùi Huy Vọng ra đời. Mặc dù mới chỉ dừng ở
mức độ sưu tầm, giới thiệu về hình thái tổ chức, về đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng,
phong tục... song, Làng Mường ở Hòa Bình chứa đựng nguồn tư liệu chân thực,
chính xác, đáng tin cậy cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa Mường
hiện tại và tương lai. Tác giả đã vấn đề tên gọi và lịch sử hình thành của làng



18

Mường; cấu trúc bên trong các làng Mường truyền thống, các quan hệ trong làng
Mường và về nhà sàn của người Mường. Theo những nghiên cứu của tác giả thì
ngày nay cách gọi Làng Mường là phổ biến nhất song song với tên gọi mới theo
tiếng phổ thông là xóm.
Những kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa rất lớn đối với giới nghiên cứu sau
này, là nền móng vững chắc để các nhà nghiên cứu phát hiện thêm những nội dung
mới xung quanh văn hóa của người Mường ở Hòa Bình.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về những thành tố của văn hóa Mường
Đi sâu khai thác các mảng đề tài khác nhau trong đời sống của người
Mường, năm 1978, công trình Hoa văn Mường [120] của nhà nghiên cứu Trần Từ
được xuất bản. Cuốn sách chứa đựng những phát hiện có giá trị về hoa văn trên cạp
váy phụ nữ Mường. Tác giả đã tiến hành đối chiếu, so sánh hoa văn dân tộc Mường
với hoa văn của các dân tộc khác. Qua đó làm nổi bật tính đặc thù của các hoa văn
dân tộc Mường. Tác giả đã chỉ ra những nét tương đồng giữa hoa văn trên cạp váy
với hoa văn trống đồng Đông Sơn. Tác giả chỉ ra rằng: nghệ thuật cạp váy mang
chất Đông Sơn trước tiên là ở đề tài động vật của nó. Bên cạnh đó, bố cục thành
giải cũng là yếu tố gắn liền nghệ thuật cạp váy với nghệ thuật Đông Sơn. Cùng với
đó, bố cục nối đuôi nhau và hướng đi của động vật Mường trong hầu hết các trường
hợp lại là hướng đi mà chim và thuyền Đông Sơn đã tuyệt đối lựa chọn. Những
nghiên cứu tỉ mỉ về hoa văn trên cạp váy của phụ nữ Mường của tác giả chính là
phát hiện có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu về dân tộc Mường nói chung và về
nghệ thuật Mường nói riêng.
Năm 2001, tác giả Bùi Chỉ có tác phẩm Văn hóa ẩm thực dân gian Mường
Hòa Bình [30]. Trong cuốn sách, tác giả đã giới thiệu nhiều món ăn truyền thống
của dân tộc Mường – một điểm hấp dẫn đối với những ai đã từng đặt chân đến
mảnh đấy này.
Trong năm 2005, tác giải Bùi Thiện đã cho ra đời 2 công trình: Lễ cầu mạnh
khỏe [100], Diễn xướng Mo - Trượng - Mỡi [101]. Đây là hai công trình được tác

giả sưu tầm và dịch dưới dạng sách song ngữ, là thành quả của quá trình lao động
nghiêm túc, tỉ mỉ, chứa đựng nhiều tâm huyết của tác giả. Đi sâu nghiên cứu về di


19

sản văn hóa Mường có thể kể tới Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam [102]
của GS.TS Ngô Đức Thịnh. Trong đó, tại chương Ba, tác giả nói về trang phục
truyền thống của người Mường.
Năm 2011, công trình Cồng chiêng Mường [92] của PGS.TS Kiều Trung
Sơn đã được xuất bản. Những kết quả nghiên cứu mà tác giả công bố trong cuốn
sách có đóng góp đáng kể về mặt khoa học cũng như trong thực tiễn sưu tầm, bảo
tồn sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình. Tác giả đưa ra
nhận định về tầm quan trọng của nghệ thuật cồng chiêng trong đời sống văn hóa
tinh thần của người Mường: “Cồng chiêng Mường là một hiện tượng văn hoá nghệ
thuật dân gian đáng chú ý nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức”[92].
Năm 2011, tác giả Nguyễn Hải cho ra đời cuốn sách Tản mạn văn hóa
Mường Hòa Bình [49]. Cuốn sách là tập hợp những bài báo nói về đời sống xã hội
của người Mường, những ghi chép của tác giả về lĩnh vực văn hóa xã hội. Mặc dù
đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau như: tổ chức xã hội Mường, những sinh hoạt vật
chất và tinh thần của người Mường ở Hòa Bình. Song, tựu trung, tác giả đã khẳng
định và làm rõ tính đa dạng, độc đáo và những giá trị văn hóa tốt đẹp của một tộc
người từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả cũng đã khẳng định
rằng mặc dù nhà sàn là loại nhà phổ biến của nhiều dân tộc anh em sinh sống trên
dải đất Việt Nam, song, nhà sàn của người Mường ở Hòa Bình có nhiều nét khác
biệt so với nhà sàn của các dân tộc khác.
Nói đến văn hóa Mường Hòa Bình không thể không nhắc đến Mo Mường.
Năm 1994, Mo lên trời [82] với bản song ngữ Mường - Việt do Hoàng Anh Nhân
sưu tầm, phiên âm, dịch thơ. Mo Mường và nghi lễ tang ma [69] do Đặng Văn Lung
biên soạn lại xuất bản năm 1996. Đặc biệt, đồ sộ hơn cả là tác phẩm Mo Mường

Hòa Bình [124] xuất bản năm 2010. Qua hệ thống các công trình nghiên cứu về Mo
Mường kể trên cho thấy giá trị cũng như sức hấp dẫn của Mo Mường đối với các
nhà nghiên cứu.
Hơn một thế kỷ qua, giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong
nước và nước ngoài đã chú ý đến dân tộc Mường nói chung và văn hóa Mường nói


20

riêng. Số lượng đồ sộ của các công trình nghiên cứu về văn hóa Mường đã chứng tỏ
vai trò của văn hoá Mường trong nền văn hóa dân tộc. Có lẽ, dân tộc Mường là một
trong số ít các dân tộc ở Việt Nam được giới nghiên cứu chú ý nhiều đến vậy. Các
nhà khoa học và quản lý luôn không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp
bảo tồn kho tàng văn hóa Mường, phát huy nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hóa đất nước.
1.1.3. Những đề án, công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng
trong mối quan hệ với phát triển du lịch
Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa là đòi hỏi mang tính cấp bách
trong bối cảnh hiện nay. Trong số các phương thức để phát huy các giá trị DSVH,
du lịch được xem là một trong những phương thức phát huy mang lại hiệu quả.
Nguồn thu từ DL di sản sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn chính
những giá trị của di sản. Hoạt động phát triển DL với việc khai thác các giá trị di
sản cũng được xem là động lực để đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, phát hiện, đánh
giá giá trị di sản với tư cách là tài nguyên DL. Điều này đã được khẳng định trong
các công trình nghiên cứu “Di sản văn hóa với phát triển du lịch” và “Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam với phát huy các giá trị văn hóa và vai trò cộng đồng”
của tác giả Phạm Trung Lương [71] và [74]; “Vai trò của các di sản văn hóa với sự
phát triển của du lịch Việt Nam” của tác giả Trương Quốc Bình [25]; Phát triển
cộng đồng, T.1: lý thuyết và vận dụng của tác giả Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang

[56], “Về nội hàm văn hóa du lịch”, của tác giả Bùi Thanh Thủy [108],...
Mặc dù còn có sự chưa thống nhất, song đa số cho rằng DL chính là phương
thức tốt để qua đó có thể phát huy có hiệu quả các giá trị DSVH. Nicholas Alfrey
được xem là một trong những học giả tiêu biểu ủng hộ quan điểm này. Cho đến nay,
đã có nhiều nghiên cứu của các học giả quốc tế về vấn đề này như: Heritage
Indentification, Conservation and Management, (2002) của G. Aplin [133];
Ashworth G.J với “Conservation as preservation or as heritage: two paradiqms
and two answers”(2007) [134] và “Heritage and Local Economic Development: A


21

Reluctant Relationship”,(2012)[135]; Dallen J. Timothy and Gyan P Nyaupane với
“Cultural Heritage and Tourism in the Developing World: A Regional Perspective”
(2009)[136]; Hunziker và Kraff với “Tourism: Principles, Practices, Philosophies”
(2009); Kalfiotis St với “Tourism Economics”(1995)[139].
Những năm gần đây, chính phủ luôn quan tâm đến các hoạt động bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Thông qua hoạt động du lịch văn hóa được
tổ chức, quản lý tốt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo công ăn việc làm, xóa
đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc miền núi. Đây cũng là vấn đề được nhiều
học giả quan tâm nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là công trình của tác giả Phạm Trung
Lương (2008), “Phát triển du lịch với xóa đói giảm nghèo trong nhóm các dân tộc
thiểu số ở vùng núi Việt Nam” [72]. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài
nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở
khai thác các giá trị tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (các yếu
tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch) và tài nguyên du lịch nhân văn
(truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến
trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch).

Đứng từ góc độ này, di sản văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch có
giá trị đặc biệt để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh
tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Như vậy có thể thấy cho đến nay vấn đề nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa trong mối quan hệ với phát triển du lịch đã được nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa và du lịch quan tâm nghiên cứu. Kết quả
của nhiều nghiên cứu là rất có giá trị về lý luận và thực tiễn và là tài liệu quan trọng
để kế thừa cho việc thực hiện đề tài luận án.
Trước sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, nhiều giá trị văn hóa tộc
người đã biến đổi và có nguy cơ bị mất đi. Trên cơ sở những định hướng bảo tồn,


22

phát huy văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam, năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình đã ban hành Quy chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình [123]. Quy chế đưa ra nội dung cơ bản trong việc quản lý di sản văn hóa
phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo
tồn tiếng nói, chữ viết và các nghề thủ công truyền thống.
Nghiên cứu về thực trạng bảo tồn giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có thể kể tới rất nhiều các công trình nghiên cứu của Ban
Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hòa Bình như: Năm 2012, 2013 với: Kiểm
kê di sản văn hóa tri thức dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình [13]; Kiểm
kê di sản văn hóa trong văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình [15];
Kiểm kê di sản văn hóa tri thức dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình [16];
Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hòa Bình [11]; Kiểm kê di sản văn hóa
trong các trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình [17]; Kiểm kê di sản
văn hóa lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình [18].
Nghiên cứu về vấn đề quản lý lễ hội dân gian ở Hòa Bình còn có công trình

Điều tra, sưu tầm, đề xuất các giải pháp bảo tồn lễ hội dân gian cổ truyền, và 36
báo cáo điểm lễ hội tỉnh Hòa Bình [4] do TS Quách Văn Ạch làm chủ nhiệm.
Trong số các nghiên cứu về biến đổi văn hóa ở các làng, xóm người Mường
ở tỉnh Hòa Bình, phải kể tới đề tài Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà sàn của
người Mường Hòa Bình dưới tác động của đô thị hóa [40] của GS.TS Phạm Đức
Dương. Tác giả đã đưa ra những phân tích xác đáng về vị trí nhà sàn trong đời sống
của người Mường. Tác giả cho rằng: Nhà sàn không chỉ đơn thuần là không gian
sinh sống của gia đình người Mường mà còn đồng thời là là không gian cộng đồng
và không gian tâm linh của người Mường. Trên cơ sở những khảo sát khá tỉ mỉ và
chính xác, tác giả đã chỉ ra những biến đổi trong văn hóa nhà sàn của người Mường
ở Hòa Bình từ cách bày biện nhà, cách đặt bếp, vật liệu làm nhà, hướng nhà... để trả
lời cho câu hỏi đâu là nguyên nhân của sự biến đổi đó, tác giả cho rằng bên cạnh sự
khan hiếm nguyên vật liệu tự nhiên còn có tác động không nhỏ của quá trình đô thị
hóa và sự thay đổi ý thức của con người. Chính sự thay đổi không gian sống của gia


23

đình người Mường khiến cho môi trường, cảnh quan truyền thống ở các làng, xóm
bị biến đổi. Có thể nói, những nghiên cứu trên là một trong những cơ sở thực tiễn
quan trọng mà đề tài luận án có thể tham khảo và kế thừa.
Có thể nói, kết quả của các công trình sưu tầm, nghiên cứu tiêu biểu trên đây
có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá thực trạng của những giá trị văn hóa
truyền thống đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, trong đó những nghiên
cứu về người Mường mang tính chất chủ đạo. Tuy nhiên, xét từ góc dộ di sản văn
hóa tộc người gắn với phát triển du lịch thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu
đánh giá nào. Một số công trình đã đề cập tới du lịch ở Hòa Bình có thể kể tới như:
Năm 2012, trong luận án tiến sỹ của mình về Văn hóa các tộc người thiểu số
tỉnh Hòa Bình với việc phát triển du lịch văn hóa [111], tác giả Bùi Thanh Thủy cho
rằng: du lịch có thể cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế. Song, du lịch cũng làm

biến đổi nhiều giá trị văn hóa và môi trường sống. Du lịch một mặt mang đến cơ hội
để người dân nâng cao nhận thức và bảo lưu DSVH, mặt khác lại khiến cho nhiều
thành tố văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa. Một số nghiên cứu khác cũng cho
rằng du lịch chính là nguyên nhân khách quan tạo nên những tác động tiêu cực, làm
phá vỡ hoặc biến đổi bản sắc của các cộng đồng địa phương, làm phai mờ tính độc
đáo của DSVH.
Luận án tiến sỹ về Bản sắc văn hóa tộc người, di sản văn hóa và du lịch
(nghiên cứu trường hợp người Mường và người Thái ở Hòa Bình (2015)[29], tác
giả Nguyễn Tuệ Chi cho rằng: phát triển du lịch ở bản Lác và xóm Mỗ có tác động
tích cực đến tự ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy DSVH. Tác giả
cũng cho rằng, bản sắc văn hóa và phát triển du lịch có mối liên hệ tích cực.
Trong luận án tiễn sỹ về Văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình [53],
tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa cho rằng: văn hóa của người Mường ở xóm Mỗ,
huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều biến đổi mà nguyên nhân chủ yếu là
do giao lưu văn hóa thông qua hoạt động du lịch. Những thay đổi đó tuy không làm
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, nhưng ở góc độ văn hóa, nếu không có
những chính sách hợp lý để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của người Mường
thì những giá trị văn hóa đó sẽ có nguy cơ bị mất bản sắc và Việt hóa.


×