Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHẦN II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.35 KB, 18 trang )

PHẦN II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở CÁC
TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ
1.1. Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua
Đánh dấu một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), xuất
khẩu Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam năm 2007 ước đạt 48 tỷ USD, tương đương 67,4 % GDP, tăng 20,5% so
với năm 2006. Năm 2007 có tới 12 mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước như: Gạo; Cà phê; hạt
điều; hạt tiêu; hàng thủy sản; dệt may… Số mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7 mặt hàng. Có 10
mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chỉ tăng thêm 1 mặt
hàng so với năm 2006 đó là mặt hàng dây điện và cáp điện được đứng vào “Câu
lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD”. Trong đó thủy sản đứng thứ 4 với 3,8 tỷ USD.
Như vậy mặc dầu trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập
WTO, xuất khẩu hàng hóa chưa có sự đột phá nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn
duy trì được mức tăng trưởng cao, đạt 20,5%, vượt kế hoạch đề ra là 17,4%.
Thủy sản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực thị trường khác nhau và
đang được tiêu thụ khá mạnh tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Vì vậy việc đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản – một nhóm hàng có nhiều tiềm năng của Việt Nam, thực sự
đã và sẽ mang lại hiệu quả to lớn không chỉ về kinh tế mà còn có tác dụng cả về
xã hội.
Ngay từ năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, thủy sản đã được xếp vào
danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu
đạt trên 1 tỷ USD, và từ đó đến nay, ngành thủy sản vẫn tiếp tục giữ được vị thế
quan trọng của mình, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng với tốc độ trung bình
9.8%.
Từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những
bước tăng trưởng đáng kể, mặc dù phải đối mặt với những cuộc điều tra chống
bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP thủy sản nhưng xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Chỉ có năm 2004, tốc độ tăng trưởng giá


trị kim ngạch xuất khẩu dưới 10%, còn lại tốc độ tăng trưởng các năm đều 2 con
số.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các thời kỳ.
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng
2000 1475 ___
2001 1777 20.47%
2002 2000 12.55%
2003 2217 10.85%
2004 2401 8.3%
2005 2828 17.78%
2006 3264 15.42%
2007 3800 16.42%
Nguồn: Trang thông tin điện tử Bộ Thủy sản Việt Nam (2007)
Năm 2007 được xem là năm thành công trong xuất khẩu thủy sản của
nước ta. Thị trường xuất khẩu chính gồm: Nhật Bản với kim ngạch chiếm 25%
nhưng về tốc độ tăng thì đang chậm lại và đang đứng trước nguy cơ lệnh cấm
nhập khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này. Các nước EU chiếm 21,7%
nhưng tốc độ tăng trưởng đã đạt gần 69%. Thị trường Hoa Kỳ cũng chiếm trên
20% nhưng tốc độ tăng chỉ ở mức 7%. Thị trường Hàn Quốc chiếm hơn 6%, có
tốc độ tăng trưởng tới 29% và đặc biệt là thị trường Nga đạt tốc độ tăng trưởng
lên tới gấp 2,7 lần so với năm 2006, chiếm thị phần đáng kể.
Đạt được thành công này, góp phần đáng kể là việc tăng sản lượng NTTS
và đánh bắt hải sản.
Bảng 2.2 Kết quả khai thác hải sản hàng năm của nước ta.
Năm
Tổng sản lượng thủy sản
(tấn)
Sản lượng khai thác hải sản
(tấn)

Tỷ trọng
%
2000 2003000 1280590 66.37
2001 2226900 1347800 60.52
2002 2410900 1380108 57.24
2003 2536361 1426223 56.23
2004 3073600 1923000 62.56
2005 3247000 1995000 61.44
2006 3695900 2001700 54.16
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)
Như vậy sản lượng khai thác tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến
thủy sản đặc biệt là chế biến xuất khẩu. Sản lượng khai thác hải sản luôn chiếm
một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thủy sản. Thường xuyên chiếm trên 60%
tổng sản lượng khai thác của cả nước.
Tuy nhiên, điều này, trong giai đoạn tới cần được chấn chỉnh lại do yêu
cầu về tăng sản lượng khai thác không thể bằng tăng tổng sản lượng. Tức cần
tăng tỷ lệ lượng NTTS do phải bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Bảng 2.3 Kết quả nuôi trồng thủy sản hàng năm của nước ta.
Năm
Tổng sản lượng thủy
sản (tấn)
Sản lượng nuôi
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích mặt nước
NTTS (ha)
2000 2003000 7231100 36.10 652000
2001 2226900 879100 39.47 887500
2002 2410900 976100 40.48 955000

2003 2536361 1110138 43.76 1000000
2004 3073600 1150100 37.41 1000000
2005 3247000 1437000 44.25 1008200
2006 3695900 1694300 45.84 1012300
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)
1.2. Thực trạng nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ
1.2.1. Về giá trị sản xuất thủy sản
Trong thời gian vừa qua, việc phát triển thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam
Bộ đã được đầu tư, chú trọng đúng mức, chính vì thế giá trị sản xuất thủy sản ở
khu vực này không ngừng tăng lên.
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất thủy sản phân theo địa phương
( theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: tỷ đồng.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CẢ
NƯỚC
21777.4 25359.7 27600.2 30602.3 34438.9 38726.9 41711.2
Đồng
bằng sông
Hồng
1501.8 1665.9 1894.8 2110.5 2325.1 2538.8 2762.7
Đông Bắc 365.3 411.9 513.4 572.1 673.9 708.7 732.5
Tây Bắc 32.3 37.6 45.4 48.4 55.6 61.1 63.6
Bắc Trung
Bộ
1260.7 1395.2 1606.3 1818.5 1920.4 2064.1 2188.9
Duyên hải
Nam
Trung Bộ
2842.7 3049.0 3245.7 3387.2 3516.5 3731.8 3859.0

Tây
Nguyên
81.8 80.7 103.5 109.2 107.0 115.9 127.7
Đông
Nam Bộ
2553.6 2934.5 3136.4 3527.3 3965.8 4082.0 4247.8
Đồng
bằng sông
Cửu Long
13139.3 15784.9 17054.5 19029.1 21874.6 25424.4 27729.0

Các tỉnh
ven biển
Nam Bộ
13156.6 15954.6 17150.2 19175.4 21852.0 24573.2 26240.4
Tỷ lệ so
với cả
nước (%)
60.4 62.9 62.14 62.66 63.45 63.45 62.91
Tỷ lệ tăng
trưởng
(%)
20.86 21.27 7.49 11.81 13.96 12.45 6.78
Bến Tre
1326.7 1414.5 1389.4 1247.7 1501.3 1812.7 1791.2
Bà Rịa-Vũng Tàu
864.7 942.3 1089.4 1207.6 1440.3 1571.4 1559.3
Ninh Thuận
301.6 388.1 393.1 407.9 444.8 471.2 537.6
Kiên Giang

2247.2 2558.9 2767.3 3091.0 3462.6 3906.9 4211.2
Sóc Trăng
898.1 1026.8 1150.9 1362.6 1704.1 2467.2 2962.1
Bạc Liêu
1396.9 2203.7 2647.1 3325.5 4032.1 3904.7 3919.7
Cà Mau
3230.9 4156.5 4231.2 4480.5 4826.7 5525.6 6083.8
Trà Vinh
893.3 1018.7 1155.2 1388.5 1573.5 1923.5 2093.4
TP. Hồ Chí Minh
317.7 427.2 463.1 549.9 569.4 584.5 645.8
Bình Thuận
875.9 965.0 936.9 1036.1 1114.1 1066.8 1078.3
Tiền Giang 803.6 852.9 926.6 1078.1 1183.1 1338.7 1358.0
Nguồn: Tạp chí thủy sản – Bộ Thủy sản Việt Nam (2006)
Theo số liệu từ bảng trên cho ta thấy, giá trị sản xuất thủy sản của khu
vực các tỉnh ven biển Nam Bộ không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trung bình
của giai đoạn 2000 – 2006 là 16.57%, một con số khá cao. Trong đó có những
năm như 2000 và 2001, tốc độ tăng trên 20%. Đồng thời giá trị sản xuất thủy
sản khu vực này luôn chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất thủy sản của cả
nước,chủ yếu là chiếm trên 62%. Trong đó Cà Mau luôn là tỉnh có đóng góp lớn
nhất vào tổng giá trị sản xuất thủy sản khu vực và cả nước. Tiếp đến là Kiên
Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
1.2.2. Về sản lượng khai thác thủy sản
Bảng 2.5 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương.
Đơn vị: Tấn
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CẢ NƯỚC
166090
4

172475
8
180259
9
185610
5
193999
2
198793
4
200165
6

Các tỉnh ven biển Nam
Bộ 963639 992527
103391
3
107544
1
114756
6
116466
5
117423
1
Tỷ trọng so với cả nước
(%) 58.02 57.55 57.36 57.94 59.15 58.59 58.66
Tốc độ tăng trưởng (%) 3.00 4.17 4.02 6.71 1.49 0.82
Bà Rịa-Vũng Tàu 66025 66545 63644 62950 71751 74039 75342
Bạc Liêu 128681 137253 160127 165707 190540 203982 205866

Bến Tre 28650 29105 30500 32200 36200 44800 46500
Bình Thuận 239218 256200 271255 286000 295500 305565 311618
Cà Mau 34067 33200 32698 32570 31395 29235 30370
Kiên Giang 56999 55220 67958 65798 68493 62034 61250
Ninh Thuận 124697 127054 121313 131013 138009 134173 138500
Sóc Trăng 65072 65468 65357 63896 68255 65477 57005
Tiền Giang 22618 25612 19203 25676 23321 21473 21346
TP. Hồ Chí Minh 128451 128465 131719 138516 152867 148941 151279
Trà Vinh 69161 68405 70139 71115 71235 74946 75155
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kinh tế các tỉnh qua các thời kỳ.
Từ số liệu thực tế cho thấy khu vực biển Nam Bộ là ngư trường lớn nhất của
Việt Nam. Trữ lượng thủy sản ở khu vực này là khá lớn. Đồng thời sản lượng
khai thác hải sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ luôn chiếm trên 57% cả nước.
Tuy nhiên tốc độ tăng sản lượng khai thác là không cao. Năm có tốc độ tăng lớn
nhất là 2004 với chỉ 6,71%. Và năm gần đây nhất là năm 2006, tốc độ tăng chỉ
đạt 0.82%.
Điều này nói lên một phần thực trạng của nghề khai thác hải sản ở Việt
Nam, đó là năng lực đánh bắt hải sản nhất là hải sản xa bờ còn rất yếu. Trình độ
công nghệ trong khai thác hải sản như việc trang bị tàu cá, các thiết bị đánh bắt
đồng thời các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển với tốc độ chậm, không đáp
ứng được yêu cầu tăng sản lượng khai thác nhằm tăng sản lượng chế biến xuất
khẩu khi thị trường đang có xu hướng tăng nhu cầu về mặt hàng thủy sản.
1.2.3. Về sản lượng nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.6 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CẢ NƯỚC
58959
5
70989
1

84481
0
100309
5
120248
6
147798
1
169427
1
Các tỉnh ven biển Nam
Bộ
24618
9
32586
1
37101
5
427558 489227 606726 682459
Tỷ trọng so với cả nước
(%)
41.76 45.90 43.92 42.62 40.68 41.05 40.28
Tốc độ tăng trưởng (%) 32.09 32.36 13.86 15.24 14.42 24.02 12.48
Bà Rịa-Vũng Tàu 28417 37267 40493 46510 54721 61095 67555
Bạc Liêu 50340 61168 70619 66099 58520 63343 66763
Bến Tre 21673 28532 37624 48124 64189 73900 81069
Bình Thuận 9991 18979 14535 20636 25882 48231 66768
Cà Mau 15422 18680 23695 30750 41201 71708 83580
Kiên Giang 22366 37704 48953 72468 92812 110466 119800
Ninh Thuận 73139 87688 88314 92317 98186 120086 139094

Sóc Trăng 1436 2622 3754 4607 8434 10659 9320
Tiền Giang 1898 4048 5345 5329 7552 11190 8750
TP. Hồ Chí Minh 1698 3005 3457 5713 4851 4292 4175
Trà Vinh 19809 26168 34226 35005 32879 31756 35585
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)
Phần lớn sản lượng nuôi trồng, khai thác cũng như chế biến xuất khẩu
thủy sản ở nước ta là từ sự đóng góp của khu vực ĐBSCL mà chủ yếu là các
tỉnh ven biển. Các tỉnh ven biển đóp góp vào sản lượng NTTS của cả nước tới
hơn 40% trong những năm qua. Đồng thời sản lượng này luôn tăng với tốc độ
cao. Trung bình là 20.64% cả giai đoạn 2000 -2006, trong đó có những năm
tăng tới 32.36% (2001) và 32.09% (2000).
Kiên Giang và Ninh Thuận là 2 tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản cao
nhất khu vực và cũng là cao nhất cả nước với sản lượng NTTS năm 2006 tương
ứng là 119800 tấn và 139094 tấn.
Đứng thứ 3 về sản lượng NTTS là Cà Mau, đây là tỉnh được đánh giá rất
cao về tiềm năng phát triển thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, ở Cà Mau có khoảng
gần 285.000ha nuôi tôm, 180.000ha nuôi kết hợp tôm, cua, cá nước lợ và nước
ngọt. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 315.700 tấn,
tăng 13,7%. Tỉnh Cà Mau cũng là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản, sản
lượng đánh bắt thủy hải sản và giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm một lượng
khá lớn trong khu vực ven biển Nam Bộ
Các tỉnh khác cũng đóng góp một phần đáng kể vào sản lượng nuôi trồng
của nước ta. Hầu như các tỉnh khu vực này đều có tốc độ tăng sản lượng nuôi
trồng vào loại khá cao.
Bảng số liệu cho thấy trong những năm gần đây việc NTTS đã được các
tỉnh chú ý quan tâm phát triển. Đây là một chủ trương đúng nhằm đảm bảo
nguyên liệu chế biến khi sản lượng khai thác không thể tăng mạnh do hạn chế
về nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Việc NTTS phát triển còn tạo độ ổn định về đầu vào cho chế biến xuất
khẩu thủy sản hơn là phát triển khai thác hải sản do sự phụ thuộc vào điều kiện

tự nhiên ít hơn. Chính vì vậy việc phát triển thủy sản bền vững, ổn định cần
phải có chính sách đẩy mạnh hơn nữa NTTS theo chiều rộng và theo cả chiều
sâu.

×