Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận cao học, môn QLNN ve giao duc một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện tân châu tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.99 KB, 25 trang )

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục
trên địa bàn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.

A.Phần mờ đầu.
Gíao dục- đào tạo là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực
tiếp đến loi ích,nghĩa vụ quuyền lợi của người dân,mọi tổ chức kinh tế
xã hội đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh
hay chậm của một quốc gia.Gíao dục và đào tạo phải đi truớc một
buớc,giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ,đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển.Do vậy bất kì quốc gia nào trên thế gioiứ dù lớn
hay nhỏ,dù giàu hay nghèo,dù phát triểnhay đang phát triển bao giờ cũng
quan tâm đến giáo dục và đào tạo mà trong đó khâu quan trọng là quảnlí
nhà nuớc về giáo dụic đào tạo.
Trong thời gian qua,giáo dục đào tạo nuớc ta nói chung,giáo dục và đào
tạo huyện Nho Quan nói riêng có buớc phát triển moiứ,chúng ta đã đạt
chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,trình độ
dân trí đuợc nâng lên,góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nuớc.Tuy nhiên nền
giáodục nuớc ta còn phải đối mặt voiứ nhiều khó khăn và yếu kém nhất
là chất luợng và khâu quản lý giáo dục đào tạo,việc đào tạo nguồn nhân
lực của hệ thống giáo dục chưa đáp nhu cầu của đổi moiứ kinh tế xã
hội,hội nhập kinh tế quốc tế và nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI.Để giải
1


quyết vấn đề này ,văn kiện hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung uơng
Đảng khóa IX đã đưa ra giải pháp then chốt đó là “ đổi mới và nâng cao
năng lực quản lý của nhà nuớc trong giáo dục và đào tạo,đẩy mạnh đổi
mới nội dung,chuơng trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện
đại cùng với đổi moiứ cơ chế quản lý”.
Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên cùng với sự tâm huyết


của bản thân về giáo dục và đào tạo nuớc ta hiện nay ,Tôi quyết định
chọn đề tài tiểu luận “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nuớc lý nhà nuớc về giáo dục trên địa bàn huyện Nho Quan”. làm huớng
nghiên cứu cho môn học quản lý nhà nước.Song do hạn chế về thoiừ
gian môn học nên đề tài chỉ đi sâu giải quyết nội dung và giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trong thập niên đầu của thế kỉ
XXI.

2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO
DỤC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1. Một số khái niệm liên quan
* Giáo dục là quá trình truyền lại kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ
sau, thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm để tham gia vào cuộc sống lao động và
các hoạt động xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội loài người. Tuy nhiên, thế hệ
sau không phải chỉ lĩnh hội toàn bộ những kinh nghiệm của thế hệ trước để lại mà
còn bổ sung, làm phong phú thêm những kinh nghiệm của loài người – đó là quy
luật của sự tiến bộ xã hội- là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người.
* Quản lý nhà nước về giáo dục là tổng hợp hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện những chủ trương, chính sách của Nhà nước về
giáo dục; đó là nhằm xây dựng con người Việt Nam có đầy đủ phẩm chất, năng
lực, trình độ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu,
chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ
thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân
công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
cơ sở giáo dục.
2. Quan điểm Đảng, Nhà nước về giáo dục

Những quan điểm về phát triển giáo dục được thể hiện trong Chiến lược phát
triển Giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg,
ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) bao gồm:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân
lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CN

3


hoá, hiện đại hoá, làyếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững.
- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo
định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng. Thực hiện công bằng XH trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng
được học hành. Nhà nước và XH có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học
tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng.
- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, tiến bộ khoa
học - công nghệ, củng cố quốc phòng- an ninh; thực hiện nguyên lý giáo dục: học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động – sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường, kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã
hội học tập, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển giáo dục; đẩy mạnh xã
hội hoá giáo dục.
3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo trên địa bàn cấp huyện
Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 12 năm
2010 về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, tại điều 8, 9 quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp huyện, và Phòng Giáo
dục và Đào tạo như sau:
* Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp huyện
UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển
giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa
bàn huyện:

4


- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiêp
giáo dục trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra
tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo
dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về giáo dục.
- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo
dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất
lượng giáo dục trên địa bàn.
- Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên
địa bàn.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm
về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và Sở Giáo
dục và Đào tạo.
- Quyết định thành lập (đối với các trường công lập), cho phép thành lập
(đối với các trường ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải
thể (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài) đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở,
trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ
thông), trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc
thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
- Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên chế

sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các
5


chính sách của Nhà nước, ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm
quyền quản lý trên địa bàn.
- Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển
giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã
hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa
vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa
bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định
khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo
dục.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính,
công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy
định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất lượng giáo
dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các
cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
* Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
+ Trình UBND cấp huyện: dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế,
chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên
địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục,
chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự thảo các

6


văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp
huyện;
+ Trình Chủ tịch UBND cấp huyện: dự thảo quyết định thành lập, cho phép
thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo
dục và Đào tạo và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác
tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống
mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục đối
với các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động
giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và
UBND cấp huyện.
- Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các
cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo UBND cấp
huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau
khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm
tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng,
thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn
huyện.
- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức,
giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng
trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản
trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục
ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.
7



- Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ
sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục
cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp
với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi
cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng
dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác
cho giáo dục trên địa bàn huyện.
- Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống
tham nhũng, lãng phí, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám
sát việc công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng
giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc.
- Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ sở
giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có
nhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục
khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN CHÂU
1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tân Châu
Tân Châu là một huyện biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh Tây Ninh, được thành
lập từ năm 13/5/1989. Tân Châu là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Tây Ninh,
957,45 km² (chiếm gần 1/4 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh). Có đường biên giới
giáp với tỉnh Compomchàm, Campuchia dài 74 km. Thổ nhưỡng trong huyện chủ
yếu là đất xám. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước,
mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên, đây lại
8


là loại đất phù hợp với cây cao su, cây mía, cây khoai mì nên được trồng phổ biến

ở Tân Châu.
Tân Châu có khí hậu đặc trưng của khí hậu vùng Nam Bộ: không có mùa
đông lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nền nhiệt độ ở đây nói riêng và toàn
tỉnh khá cao, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC,biên độ dao động nhiệt thấp
(3,9oC),lượng bức xạ dồi dào. Sông Sài Gòn chảy dọc ở phía Đông huyện. Đây
cũng là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh với tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Ngoài ra còn có suối Ngô, suối Dây là phụ lưu, cung cấp nước cho sông Sài Gòn.
Tân Châu có nhiều loại đá có thể làm vật liệu xây dựng: đá vôi tập trung ở phía
Bắc Sóc Con Trăn, Suối Ben xã Tân Hòa; letarit phân bố tại Xatarao, Suối Ngô;
cao lanh có ở Suối Ngô....
Tân Châu có 12 xã, thị trấn, trong đó có 04 xã biên giới là Tân Hà, Tân Đông,
Suối Ngô và Tân Hòa. Tân Châu phía Tây giáp Tân Biên, phía Tây Nam giáp Hòa
Thành, phía Nam giáp Dương Minh Châu, phía Đông giáp Thị xã Bình Long, tỉnh
Bình Phước. Thị trấn Tân Châu là trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện và là đầu
mối giao lưu nối liền tỉnh lộ 4 chạy dài theo hướng Bắc Nam với các đường liên
huyện; hệ thống đường liên xã dẫn đến tận vùng nông thôn sâu, là huyết mạch giao
thông vận chuyển hàng hoá nông sản, nguyên liệu cho các nhà máy phục vụ cho
việc phát triển kinh tế – văn hóa và xã hội. Qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, Tân Châu được mệnh danh là căn cứ địa cách mạng. Hiện nay, còn
di tích của căn cứ Trung Ương Cục Miền Nam và khu rừng lịch sử Đồng Rùm.
Hiện nay, dân số huyện Tân Châu hơn 100.000 người gồm dân tộc kinh chiếm
đa số; một số ít dân tộc Chăm, Khơme, Stiêng sống rải rác ở các xã Tân Hưng, Tân
Đông, Tân Hòa, Suối Dây, Tân Thành. Người có nguồn gốc bản địa là 30%, còn
lại là dân di cư từ nơi khác đến.
9


Về tôn giáo, huyện Tân Châu có 04 tôn giáo chính : Phật giáo, Cao đài, Thiên
chúa và Hồi giáo. Số tín đồ của mỗi tôn giáo không nhiều nhưng rải rác đều, tất cả
có nơi thờ tự và sinh hoạt lễ hội.

Nhìn chung, qua nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tình hình
kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Tân Châu có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết cơ
sở hạ tầng được qui hoạch, đầu tư, sửa chữa và xây dựng mới. Các cơ sở thương
mại, dịch vụ, trung tâm y tế, văn hoá, trụ sở cơ quan Nhà nước từ huyện đến xã, hệ
thống đường, trường, trạm được từng bước xây dựng kiên cố, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế văn hoá cũng như an ninh quốc phòng tại địa phương .
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, cơ
chế thị trường đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
không ngừng phát triển. Người dân có nhiều cơ hội làm giàu chính đáng. Đồng bào
lương giáo, đồng bào dân tộc tuy có phong tục tập quán riêng nhưng lại có mối
quan hệ gắn bó với nhau về nhiều mặt, có chung địa bàn cư trú ( xã, ấp…) có quan
hệ mật thiết về kinh tế đời sống kể cả quan hệ gia đình, có truyền thống cần cù lao
động, đấu tranh chống ngoại xâm .
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhân dân huyện Tân
Châu luôn luôn phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, phấn đấu thực hiện
thắng lợi đường lối đổi mới mà Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Tây Ninh và Nghị quyết
huyện Đảng bộ Tân Châu đã đề ra. Tích cực phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao
đời sống tinh thần của nhân dân. Xây dựng đời sống lành mạnh, văn minh, đấu
tranh bảo vệ truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, bài trừ tệ nạn xã hội, chống
tham nhũng, củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới, góp phần
thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện Tân
Châu
10


2.1 Cơ sở hạ tầng
Tình hình phát triển số lượng cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Tân Châu từ
năm học 1996-1997 đến nay được thể hiện qua biểu sau:
Nội dung


Năm

học Năm

học Năm học

Năm học

1996-1997

2002-2003

2005-2006

2010-2011

1/. Trường

38

55

65

65

- MN-MG

06


09

16

18

- Tiểu học

26

34

36

35

- THCS

06

12

13

14

2/. Phòng học:

289


587

611

631

- Kiên cố

06

30

56

76

- Bán kiên cố

251

547

546

555

- Tạm thời

/


/

9

0

- Xây mới

38

42

26

21

3./ Kinh phí

1.523.195

1.429.850

2.027.512

3.400.000

- Tỉnh

1.066.000


1.118.067

1.137.512

2.300.000

- Huyện

/

- Xã

/

/

/

- Nhân dân

109.695

311.783

/

-ĐV kinh tế

347.5


/

890.000

600.000

4/. Học sinh:

18815

22179

21040

24484

- Mẫu giáo-mầm non

848

1493

2416

6754

- Tiểu học

14765


13227

11014

11464

- Trung học cơ sở

3202

7459

7610

6266

5/. Đội ngũ:

692

1250

1303

1396

- Mẫu giáo-mầm non

74


114

169

195

( nghìn đồng )
500.000

11


- Tiểu học

498

742

678

736

- Trung học cơ sở

102

330

456


451

Năm học 1996 -1997, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 ,
huyện Tân Châu có 40 đơn vị trường, trong đó có 06 trường mẫu giáo -mầm non,
26 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông và 01
trung tâm giáo dục thường xuyên. Với 289 phòng học, trong đó 6 phòng được xây
kiên cố, còn lại là phòng bán kiên cố, không còn phòng tạm thời, đáp ứng cho
18.982 học sinh theo học .
Đến năm học 2006 – 2007, toàn huyện có 70 đơn vị trường học. Trong đó, có
16 trường mầm non - mẫu giáo, 36 trường tiểu học, 13 trường trung học cơ sở, 04
trường trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên với 24188 học
sinh. Điều đáng phấn khởi là tính đến thời điểm này, 12/12 xã thị trấn có lớp nhà
trẻ, mẫu giáo, 12/12 xã thị trấn đều có trường Tiểu học và trung học cơ sở. Toàn
huyện có 04 trường trung học phổ thông, trong đó 01 trường bán công.
Hiện nay, năm học 2011- 2012, toàn huyện có 72 đơn vị trường học. Trong
đó, có 18 trường mầm non - mẫu giáo ( trong đó có 01 trường tự thục), 35 trường
tiểu học, 14 trường trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm
giáo dục thường xuyên với 24848 học sinh
Tập trung đẩy mạnh việc vận động các nguồn lực cho xây dựng trường lớp,
nhà ở tập thể giáo viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ thầy cô
giáo. Đặc biệt trong những năm qua, đã xây dựng được năm trường đạt Chuẩn
Quốc gia ( Trường tiểu học Thị Trấn A; trường tiểu học Lương Định Của; trường
tiểu học Nguyễn Viết Xuân; trường Mầm non Nước Trong và trường Mầm non
Thị Trấn;) .
12


2.2 Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và đào tạo cho cán bộ quản lý được thực

hiện theo đúng chương trình, kế hoạch. Đến nay , 100% giáo viên các cấp được
đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ; 99% cán bộ quản lý các trường đã
qua lớp đào tạo bồi dưỡng công tác quản lý.
Công tác phát triển đảng viên trong ngành được đẩy mạnh. Nhất là từ khi có
chỉ thị 34 của Bộ chính trị, Huyện ủy Tân Châu đã có chỉ đạo cụ thể đến các cấp ủy
địa phương có kế hoạch quan tâm phát triển Đảng trong đội ngũ thầy cô giáo.
Trước khi có Nghị quyết Trung ương 2 và chỉ thị 34 của Bộ chính trị, toàn ngành
giáo dục Tân Châu có 47 đảng viên. Đến nay, toàn ngành có 229 đảng viên, thành
lập được 22 chi bộ trường học 72 / 72 đơn vị trường học có đảng viên, 12 / 12 xã,
thị trấn đều có đảng viên sinh hoạt chi bộ ghép hoặc chi bộ độc lập. Riêng cơ quan
Phòng Giáo dục- Đào tạo, đã hình thành được 1 chi bộ với 16 đảng viên. Đây là
điểm tiến bộ, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với ngành giáo dục. Từ nay, trong mỗi đơn vị trường học đã có hạt
nhân lãnh đạo, nhân tố quan trọng trong sự nghiệp “ trồng người”.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại huyện Tân Châu (Phòng
Giáo cục và Đào tạo) được thống kê qua biểu sau:
Trình độ chính trị

Năm

Tổng số

Đảng

Đoàn

học

CB-CC


viên

viên

16

6

7

1

0

18

14

1

1

0

18

12

1


1

20

14

1

4

1996-

Trình độ CM-NV

Đại

Cao

Trung



Đại

Cao

học

cấp


cấp

cấp

học

đẳng

15

5

4

6

1

4

13

11

3

4

0


0

2

15

12

2

4

0

0

6

10

16

4

THSP

Cấp
tốc

1997

20022003
20052006
2010-

13


2011

2.3 Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Tân Châu từ 1996 – 1997 đến nay:

Nội dung

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

1996-1997

2002-2003

2005-2006

2010-2011


Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lượng
1.Mẫu giáo-mầm 848

1493

Số

Tỉ lệ

lượng

2416

6754

non
-




khỏe,Bé 629

74.2%

1397

92.9%

2244

92.9%

6456

95.6%

ngoan
2. Tiểu học :

14765

- Lên lớp

12963

-Tốt nghiệp

13227

87.8%

12976

96.0%

11014
98.1%

10628

99.3%

11464
96.5%

11259

99.7%

98.2%
100%

3. Phổ cập giáo
dục
- Huy động 6 tuổi

2173

88.3%


2136

100%

2098

100%

2270

100%

- Đạt chuẩn phổ

11/12

91.7%

12/12

100%

12/12

100%

12/12

100%


cập giáo dục tiểu





0

01/12





học
- Đạt chuẩn phổ
cập giáo dục trung

8,3%

7/12 xã

5.8%



12/12

100%




học cơ sở
4. Trung học cơ 3202

7459

7610

6266

sở:
- Lên lớp
-Tốt nghiệp

2280

71.2%
87.9%

6713

90%
95,4%

6933

91.1 %
98.8 %


5502

87.8 %
99.0%

14


Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm hàng đầu; số trẻ 6 tuổi huy động
ra lớp mỗi năm tăng cao hơn và đạt chỉ tiêu đề ra. Hiện nay, tình trạng bỏ học giữa
chừng ở các bậc học có chiều hướng giảm. Tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp
có giảm so với các năm qua, nhưng chất lượng đúng thực chất hơn ( do thực hiện
cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Năm 1997, huyện Tân
Châu được công nhận là đơn vị đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và
duy trì cho đến nay. Đặc biệt năm 2006, huyện Tân Châu được công nhận đạt
chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và tiếp tục duy trì đến nay.
Công tác xã hội hoá giáo dục trong những năm gần đây đã góp phần tích cực
trong phong trào “ Toàn dân chăm lo sự nghiệp Giáo dục ”. Công tác giáo dục đã
được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể - xã hội quan
tâm ngày càng tốt hơn. Qua đại hội giáo dục từ cơ sở đến huyện, hội đồng giáo dục
các cấp đã hình thành được chương trình hành động cụ thể, thiết thực chăm lo sự
nghiệp giáo dục, nhất là phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hiện nay chuẩn bị phổ
cập giáo dục bậc trung học.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật trong nhà trường
được chú trọng hơn trước ngay cả chính khoá và ngoại khoá. Tổ chức đoàn, đội
được củng cố, các hình thức sinh hoạt được tăng cường ngày càng phong phú, đa
dạng. Hoạt động ngoại khoá đảm bảo theo từng chủ đề, chủ điểm hàng tháng, từng
học kỳ có sơ tổng kết và nhân điển hình qua các hội thi .
Đối với đội ngũ giáo viên, qua các đợt sinh hoạt chính trị nghiệp vụ hè,

ngoài yêu cầu quán triệt các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo
viên còn được nghiên cứu, thảo luận các kế hoạch, chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy và của ngành.
4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện Tân
Châu
15


4.1 Thành tựu
Trong thời gian qua, với nhiệm vụ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về
giáo dục, qua các kỳ Đại hội sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được các cấp ủy
Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình thực thi nhiệm vụ của ngành. Bên cạnh đó, nhận thức trong nhân dân về
việc chăm lo học hành cho con em ngày càng được quan tâm hơn. Từ đó, quan hệ
nhà trường, gia đình và xã hội trở thành một trong những nguyên nhân tác động tốt
tới hiệu quả giáo dục hàng năm. Qua đó, huy động được nhiều nguồn lực góp phần
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục không ngừng phát triển.
Dù thực tiễn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và thêm nữa, đời sống nhân dân ở một số vùng nông thôn sâu nghèo
khó, nhận thức kém về giáo dục. Nhưng đại bộ phận cán bộ, giáo viên ngành giáo
dục Tân Châu đã có nhiều nỗ lực, chủ động, tích cực trong công tác, phấn đấu liên
tục đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu
nâng cao mặt bằng dân trí của một huyện vốn là vùng sâu, biên giới, góp phần tạo
nguồn lực cho bước phát triển hiện nay và mai sau.
Cụ thể, dựa vào thực trạng ta thấy về cơ sở vật chất không ngừng được trang
bị hoàn thiện, phục vụ cho nhu cầu giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện, số trường
lớp không ngừng tăng lên từ năm 1996 đến năm 2011, dần xóa các trường tạm
không đủ tiêu chuẩn, thay thế bằng hệ thống trường học được xây dựng khang
trang, có đủ trang thiết bị phục vụ học tập, có nhiều trường trên địa bàn huyện đạt
chuẩn quốc gia.

Về đội ngũ giáo viên, và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được đào tạo đầy
đủ về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp và trình độ lý luận chính trị,
góp phần giúp cho ngành giáo dục huyện đạt được nhiều kết quả cao về chất lượng
giáo dục.
16


Từ năm 1996 đến nay chất lượng giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở trên địa bàn không ngừng tăng, tỷ lệ học sinh lên lớp ở các cấp học tăng từ 10
đến 15% từ năm 1996-1997 đến 2010-2011; phổ cập giáo dục và giáo dục thường
xuyên có đạt nhiều kết quả khả quan.
4.2 Những mặt tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được như đã nêu trên, trong quá trình vận động
và phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Châu vẫn còn những mặt hạn chế
cần phải khắc phục. Đó là:
Việc thực hiện mục tiêu giáo dục của ngành là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, đáp ứng cho yêu cầu, tạo nguồn cho các bước đào
tạo nhân lực sau này còn chậm so với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa
phương .
Thực tế Giáo dục – Đào tạo chưa thật sự chủ động khai thác hết tiềm lực về
vật chất trong nhân dân, công tác xã hội hoá giáo dục tuy có nhiều cố gắng nhưng
kết quả chưa cao; công tác chỉ đạo tuyên truyền vận động, thực hiện thiếu đồng bộ;
sự phối kết hợp giáo dục giữa các ban ngành có liên quan với chính quyền địa
phương chưa chặt chẽ, thiếu tập trung, hầu như có tư tưởng cho rằng đó là nhiệm
vụ của riêng ngành giáo dục.
Hiện nay, dù đã được đầu tư đáng kể cho giáo dục. Với trường lớp khang
trang sạch đẹp, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ khá tốt cho việc dạy và học.
Nhưng thực tế giáo dục của huyện Tân Châu vẫn còn gặp nhiều bất cập trên nhiều
mặt nên những kết quả đạt được nêu trên là hết sức quan trọng. Đầu tư cho giáo
dục hàng năm đều tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất và

trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm và cơ sở tập

17


luyện thể chất trong các trường học phần lớn còn lạc hậu, thậm chí có trường chưa
có, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác phát triển đảng viên trong
trường học chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế đội ngũ đảng viên trong các
trường quá mỏng, hầu như chỉ tập trung vào đội ngũ cán bộ quản lý.
Công tác Đoàn - Đội hoạt động không đều, tổ chức không mạnh, nặng về hình
thức, phương thức hoạt động thiếu hấp dẫn để thu hút học sinh. Tình trạng dạy
thêm, học thêm thiếu định hướng, không có sự quản lý chặt chẽ của hiệu trưởng
cũng như của các cấp quản lý giáo dục, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, làm
giảm uy tín của giáo viên, của nhà trường và của ngành giáo dục. Có lúc gây tâm
lý bất bình trong cha mẹ học sinh .
Với chất lượng hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đúng thực chất học tập của
học sinh ở các bậc học, nguyên lý giáo dục của Đảng “ Học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” chưa được thực
hiện đúng mức. Mặt khác, giáo dục ý thức công dân, truyền thống, đạo lý chưa
được thống nhất trong các môi trường giáo dục. Việc thực hiện đổi mới phương
pháp giảng dạy còn hình thức, thiếu linh hoạt và sáng tạo, dẫn đến hiệu quả đào
tạo thấp so với yêu cầu.
Công tác phổ cập giáo dục còn nhiều bất cập, tỉ lệ học sinh bỏ học ở các bậc
học còn cao; đội ngũ học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp còn ít và không ổn định;
thiếu nhân tố điển hình trong các phong trào.
Đặc biệt hơn hết là phải nói đến tập thể cán bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo Tân
Châu. Đây là lực lượng tham mưu đắc lực cho Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục- Đào
tạo, giúp cho ban lãnh đạo vạch ra phương hướng, kế hoạch chỉ đạo, điều hành,
quản lý ở các bậc học Mầm non – Tiểu học – Trung học cơ sở trong toàn huyện

18


nhằm tổ chức thực hiện đưa quan điểm giáo dục của Đảng đi vào thực tiễn cuộc
sống, tác động trực tiếp đến học sinh để hình thành những con người mới, nhân
cách mới có ích cho xã hội . Với thực tiễn đổi mới của đất nước trong thời gian
qua và quá trình hội nhập toàn cầu hoá hiện nay, đòi hỏi yêu cầu quản lý giáo dục
ngày càng cao. Nhưng đội ngũ cán bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo chưa được đào tạo
một cách tương ứng đồng bộ giữa trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ,
nhằm đảm bảo những yêu cầu trong vai trò, chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo và quản
lý giáo dục mà thực tiễn đặt ra.
4.3 Nguyên nhân
Những mặt hạn chế của giáo dục đào tạo trong thời gian qua, một phần do
khách quan tác động nhưng chủ quan là sự lãnh đạo của một số cấp ủy, sự quản lý
điều hành của chính quyền cơ sở nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa
chiến lược của công tác giáo dục đào tạo. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành và tổ chức thực hiện thiếu tập trung, có phần buông lỏng, phó thác cho ngành
giáo dục .
Ngành giáo dục thực hiện vai trò tham mưu đề xuất cho cấp ủy chính quyền
không kịp thời, thiếu dự báo, đón đầu, mà chỉ nặng về giải pháp tình thế, thiếu kiên
quyết chủ động tháo gở khó khăn, còn trông chờ ngân sách; có đến đâu làm đến
đấy, thiếu phát huy nguồn lực nội tại, sức mạnh tổng hợp của xã hội hoá giáo dục.
Công tác xã hội hoá giáo dục thực hiện chưa đồng bộ, vai trò của hội phụ
huynh học sinh chỉ đơn thuần ở khâu quyên góp, chưa thật sự là cầu nối giữa nhà
trường xã hội và gia đình, hoạt động giáo dục các xã còn nặng về hình thức các lực
lượng xã hội tham gia công tác giáo dục còn mang tính chất phát động phong trào
chưa có kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể.

19



Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý chưa thật sự yêu nghề, đạo đức tác
phong của một số ít người thầy thiếu chuẩn mực, không gương mẫu trong lối sống,
kể cả trong việc giảng dạy công tác đã làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cao đẹp
của người giáo viên nhân dân .
Một số đơn vị, Hiệu trưởng chưa là đảng viên nên không phát huy được vai
trò lãnh đạo của Đảng trong trường học.
Đặt biệt, không ít cán bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo chưa đồng bộ về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, thiếu bản lĩnh về chính trị, thiếu linh hoạt và thiếu tính
sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện cũng như trong hoạt động, dẫn đến hiệu quả
công tác chưa cao .
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU
1. Mục tiêu, phương hướng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện
Tân Châu đến năm 2015.
1.1 Mục tiêu
Nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Tân Châu nhằm thực hiện:
Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo đến năm 2020 do Đại hội Đảng lần thứ
XI đề ra;
Phương hướng, nhiệm vụ 2010 – 2015 về phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Tây Ninh lần thứ IX;
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tân Châu lần thứ V đưa ra
phương hướng , nhiệm vụ về giáo dục đào tạo 2010–2015, cụ thể như sau : Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, mặt bằng dân trí đảm bảo cơ sở vật chất
20


giảng dạy và học tập; phấn đấu huy động 80% trẻ từ 5 tuổi vào mẫu giáo, 100%
trẻ từ 6 tuổi ra lớp hàng năm, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học,

kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học… Duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và
trung học cơ sở.
2.1 Phương hướng
Để thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo đề ra, trong 5 năm tới (2010-2015),
huyện Tân Châu cần phải khảo sát và đánh giá thực trạng về giáo dục, đào tạo trên
địa bàn để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện trước mắt Nghị quyết Đại hội
Đại biểu Đảng bộ huyện Tân Châu lần thứ V.
Việc xây dựng kế hoạch sẽ bao gồm kế hoạch tổng thể và các kế hoạch cụ
thể triển khai để đạt mục tiêu giáo dục trong nhiệm kỳ, UBND huyện và cơ quan
chuyên môn là Phòng Giáo dục, đào tạo sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch,
triển khai thực hiện và báo cáo kết quả cho Huyện ủy và UBND cấp trên.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trên địa
bàn huyện Tân Châu.
2.1 Giải pháp về chính sách
- UBND tỉnh cần kịp thời hướng dẫn, triển khai những văn bản của trung
ương, đưa ra những quy định phù hợp và đồng bộ làm căn cứ pháp lý cho huyện
thực hiện thống nhất, và có cơ sở hoạch định kế hoạch phát triển giáo dục trên địa
bàn huyện được khả thi.
- Sở Giáo dục, đào tạo cần phải nắm vững công tác nghiệp vụ chuyên môn,
hướng dẫn các địa phương thực hiện các chính sách về giáo dục của Trung ương và
của Tỉnh.
- UBND huyện thường xuyên theo dõi và chỉ đạo Phòng Giáo dục, đạo thực
hiện tốt công tác quản lý giáo dục trên địa bàn, thường xuyên báo cáo trung thực
21


kết quả thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện được điều này, UBND huyện cần ban
hành quy chế làm việc và cụ thể hóa quy định của pháp luật về chế độ báo cáo và
chịu trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục, đào tạo cho cơ quan chuyên môn là Phòng
Giáo dục, đào tạo.

2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Trường đạt chuẩn Quốc gia,
- Chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà ở giáo viên
- Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy và học như: Phòng học, máy vi tính, các trang
thiết bị hiện đại khác cho trường tiểu học. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin
học cho cán bộ giáo viên.
(Phần này chị triển khai thêm nhé)
2.3 Giải pháp về con người
Thứ nhất, Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục- Đào tạo Tân Châu cần lập kế hoạch
từng bước đào tạo nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ quản lí ngành giáo dục, đảm bảo có đủ phẩm chất đạo đức, có lập
trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
năng lực tổ chức thực hiện ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ quản lý giáo dục để
đội ngũ cán bộ quản lí có đủ điều kiện trở thành những chuyên viên giỏi có kiến
thức chuyên sâu, có cơ sở lý luận vững chắc, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú,
đủ sức hoàn thành tốt vai trò tham mưu với ban lãnh đạo phòng về công tác giáo
dục của huyện nhà. Hàng năm lập kế hoạch cho cán bộ đi học đạt chuẩn và trên
chuẩn dưới nhiều hình thức. Cụ thể:
Về trình độ chính trị: Chi bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo tham mưu với tổ chức
Huyện ủy Tân Châu có kế hoạch từng bước cử cán bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo và
22


cán bộ quản lí ở các trường đi đào tạo để đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị,
cao cấp lý luận chính trị trong thời gian nhất định bằng các loại hình đào tạo phù
hợp, để vừa đảm bảo nhiệm vụ học tập, vừa hoàn thành công tác được giao.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo chủ yếu
là cán bộ quản lý hoặc giáo viên tiêu biểu từ cơ sở lên, nhiệt tình trong công tác,
tâm huyết với sự nghiệp chung, nhưng trình độ chuyên môn không đồng đều, năng

lực chuyên môn chưa chuyên sâu, đây là điều bất cập nhất trong công tác chỉ đạo.
Do đó, để đảm bảo tốt cho hoạt động quản lý và công tác chỉ đạo ở cơ sở, đòi hỏi
cán bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo phải được từng bước nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ phù hợp theo ngành phụ trách .
Có như vậy, những cán bộ Phòng Giáo dục- Đào tạo mới có đủ năng lực thực
hiện tốt chức năng chỉ đạo, quản lý chuyên môn, có đủ trình độ nghiên cứu, tiếp
cận với những vấn đề mới như: Quan điểm giáo dục hiện đại, nội dung, phương
pháp mới. Từ đó, mới có thể làm tốt công tác chỉ đạo thanh kiểm tra, uốn nắn
những sai lệch ở cấp cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Thứ hai, trong quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đòi hỏi đội ngũ quản lý cần phải được đào tạo có trình độ quản lý giáo dục,
trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn nhất định. Đó là điều kiện giúp người cán
bộ làm công tác quản lý, có thể chủ động tiếp cận những thông tin hiện đại và sáng
tạo, linh hoạt trong công tác, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, đảm bảo việc phân công và bố trí cán bộ trong cơ quan phù hợp với
chỉ tiêu, biên chế trên giao; phù hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân. Để
đảm bảo yêu cầu, Ban lãnh đạo phải thường xuyên quán triệt qui chế hoạt động của
cơ quan; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong cơ quan từ
ban lãnh đạo đến cán bộ chuyên môn; có cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ
phận thông qua các hội đồng tư vấn .
23


Thứ tư, thực hiện tốt việc cải cách hành chính theo chỉ đạo của các cấp. Thực
hiện tốt Luật cán bộ, công chức và các văn bản triển khai; Đảm bảo việc đánh giá,
xếp loại cán bộ, công chức. Cải tiến phương pháp quản lý; bố trí đúng người, đúng
việc làm việc trong đơn vị; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của cán bộ, công
chức trong cơ quan.
Thứ năm, thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở. Trong từng năm học, Phòng
Giáo dục- Đào tạo đảm bảo hội nghị cán bộ - công chức, thông qua phương hướng

kế hoạch hoạt động, công khai các khoản, các điều công chức phải được biết, được
bàn, phát huy quyền làm chủ của mỗi cán bộ, công chức trong việc tham gia công
tác quản lý.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh kiểm tra giáo dục; xử lý nghiêm và kịp
thời các vi phạm trong ngành. Bảo đảm kỷ cương, nề nếp, xây dựng môi trường sư
phạm lành mạnh trong nhà trường cũng như tại đơn vị.
Thứ bảy, thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không”; quản lý tốt chất lượng
đào tạo; chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm tràn lan ngoài nhà trường.
Thứ tám, tham mưu tốt với Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các
Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo
dục.

2.4 Giải pháp về tài chính
- Đầu tư về tài chính cho hoạt động giáo dục là yêu cầu trọng tâm, điều này
không đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước phải đầu tư ngày càng nhiều cho
giáo dục, vấn đề là phải sử dụng ngân sách hợp lý, đầu tư đúng chỗ để khai thác
hiệu quả của chi phí bỏ ra tối đa nhất. Ngoài đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết
bị giáo dục, tiền lương và các chế độ chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý
24


giáo dục cũng cần phải được quan tâm. Một thực trạng hiện nay là tiền lương hàng
cho giáo viên hiện nay còn chậm trễ, gây khó khăn cho sinh hoạt đời sống của đội
ngũ giáo viên, ………….(chị hãy nghĩ một giải pháp để cải thiện vấn đề này
nhé)
- Đổi mới cơ chế tài chính, đặc biệt là nội dung “công khai” tài chính
……………..(chị tìm thêm nhé)

25



×