PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP
2.1.Báo cáo thực tế hoạt động của ngành xi măng .
2.1.1. Đặc điểm loại sản phẩm
2.1.1.1 Thông tin chung về chủng loại sản phẩm
Xi măng là loại vật liệu quyết định chất lượng công trình xây dựng. Trong sự phát
triển chung của ngành công nghiệp xi măng, xi măng đang lưu thông trên thị trường
được sản xuất, cung ứng từ nhiều nguồn, nhiều nhà máy nên có các đặc tính và chất
lượng khác nhau. “Theo Phòng Kỹ thuật – Tổng công ty Xi măng Việt Nam, xi măng
thông dụng lưu hành trên thị trường hiện nay là loại xi măng Poóclăng (không chứa phụ
gia khoáng) và xi măng Poóclăng hỗn hợp (có chứa phụ gia khoáng). Chất lượng xi
măng được đánh giá bằng các chỉ tiêu cơ lý, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là độ bền
kháng nén của mẫu xi măng. Mác xi măng là chỉ số cường độ bền nén của mẫu xi măng
sau 28 ngày đêm (1 xi măng + 3 cát + tạo mẫu và thí nghiệm trong điều kiện tiêu
chuẩn). Chỉ số độ bền nén càng cao, xi măng càng tốt. Tiêu chuẩn xi măng Poóclăng
Việt Nam hiện nay quy định 3 mác chủ yếu: 30, 40, 50, nghĩa là giá trị cường độ nén
của mẫu sau 28 ngày đêm lớn hơn hoặc bằng 30, 40, 50 N/mm
2
. Theo đó, có thể hiểu:
xi măng PC 30 là xi măng Poóclăng mác 30, xi măng PCB 30 là xi măng Poóclăng hỗn
hợp mác 30, xi măng PC 40 là xi măng Poóclăng mác 40, xi măng PCB 40 là xi măng
Poóclăng hỗn hợp mác 40. Điều cần lưu ý là, do đặc điểm vùng nguyên liệu, hàm lượng
các ôxít tạo màu trong nguyên liệu và một phần do đặc điểm công nghệ sản xuất nên
các loại xi măng có màu sắc khác nhau, mỗi loại đều có màu truyền thống đặc trưng của
mình. Vì vậy, các loại xi măng sản xuất ở các nhà máy có màu sắc khác nhau nhưng
nếu cùng mác thì chất lượng vẫn tương đương nhau. Màu sắc xi măng không phải là chỉ
tiêu để đánh giá chất lượng xi măng mà chỉ do thị hiếu quen dùng. Điều cần lưu ý nữa
là, trên thị trường hiện nay phổ biến bán 2 loại xi măng thông dụng PCB 30 và PCB 40,
trong đó xi măng PCB 30 được dùng cho các công trình xây dựng dân dụng và nhà cao
tầng, xi măng PCB 40 (hoặc PC 40, PC 50) dùng cho các công trình có yêu cầu kết cấu
bê tông chịu lực cao. Để sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, người tiêu dùng
cần có tư vấn của nhà thiết kế hoặc ít nhất cũng phải tuân thủ chỉ dẫn cách sử dụng
được ghi trên vỏ bao xi măng. Không sử dụng tùy tiện vì nếu không đủ lượng xi măng
sẽ dẫn đến mác bê tông thấp hơn so với yêu cầu, nhiều quá lại gây lãng phí không cần
thiết”
2.1.1.2. Những điểm nổi bật của loại sản phẩm
Mặc dù vậy, xi măng là một sản phẩm có nhiều điểm đặc biệt.
- Trước hết xi măng là một sản phẩm khó tạo ra được những liên tưởng khác biệt(Points
of difference Association) hoàn toàn so với những sản phẩm cùng loại của các thương
hiệu khác. Những khác biệt này khó có thể tạo lập từ những đặc điểm bên trong của sản
phẩm mà chỉ có thể tạo lập từ những đặc điểm bên ngoài sản phẩm. Những tiêu chuẩn
chất lượng được qui định rõ ràng cho sản phẩm khiến các doanh nghiệp bị hạn chế
trong việc tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm của mình. Các công ty sản xuất và kinh
doanh sản phẩm này buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng được qui định rõ ràng
này để có được tư cách hội viên trong ngành sản xuất xi măng và đây chính là những
liên tưởng tương đồng(Points of parity Associations) được chia sẻ với các thương hiệu
khác.
- Thứ hai do đặc điểm của sản phẩm xi măng là loại hàng hóa nặng, chi phí vận chuyển,
bảo quản lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu chi phí vận
chuyển và bảo quản tăng cao thì các công ty muốn thu được lợi nhuận buộc phải giảm
chất lượng để hạ chi phí hoặc tăng giá thành để đảm bảo lợi nhuận. Cả hai cách làm
trên đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu
dùng. Vì vậy, trọng lượng lớn là một nhược điểm khi cần kiểm soát chi phí và gia tăng
lợi nhuận.
- Hình thức tiêu dùng loại sản phẩm này cũng mang nhiều nét khác biệt. Đối với người
tiêu dùng là các hộ gia đình thường chỉ sử dụng với tần suất thấp, hành vi mua lặp lại
nhiều lần là không cao, có thể chỉ mua từ một đến hai hoặc ba lần trong đời, việc lựa
chọn thương hiệu chủ yếu do Nam giới quyết định. Tuy nhiên, khi mua thường mua với
khối lượng lớn, chi phí cao, rủi ro tài chính lớn nên đòi hỏi sự thận trọng khi ra quyết
định lựa chọn thương hiệu cần mua- Quá trình thu thập thông tin khá phức tạp nhưng
thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu chủ yếu lại được thu thập dựa trên
sự tư vấn của nhà sản xuất hoặc người bán, chỉ đôi khi là từ sự giới thiệu của người
thân hoặc bạn bè.
- Khi tiêu dùng sản phẩm, những liên tưởng mà người tiêu dùng cảm nhận được phần
lớn liên quan đến thuộc tính của sản phẩm và lợi ích hiệu năng của nó. Rất khó có được
những liên tưởng về lợi ích biểu tượng hay lợi ích trải nghiệm. Khi người tiêu dùng có
sự hiểu biết sâu sắc về một thương hiệu xi măng nào đó họ sẽ có thái độ thuận lợi đối
với thương hiệu. Tuy nhiên, thái độ thuận lợi này không chắc chắn dẫn đến hành vi lựa
chọn thương hiệu đó.
- Đối với ngành sản xuất và kinh doanh xi măng thì các dạng cạnh tranh chủ yếu là về
giá cả, về thương hiệu, các phương thức thanh toán cũng như cung ứng sản phẩm. Tuy
nhiên, cạnh tranh về giá là hình thức cạnh tranh nguy hiểm nhất. Cuộc chiến về giá dễ
khiến các Công ty cùng nhau rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn là mang lại nhiều lợi
ích cho Công ty. Trong khi đó, các phương thức thanh toán và cung ứng sản phẩm dễ
dàng bị bắt chước và nó không tạo ra được sự khác biệt cũng như sự độc đáo cho sản
phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Một hình thức cạnh tranh có hiệu quả nhất hiện nay
là cạnh tranh về thương hiệu. Giá trị thương hiệu lớn, thương hiệu mạnh sẽ tạo ra một
thuận lợi lớn cho các công ty khi kinh doanh mặt hàng này.
2.1.2. Thị trường ngành
2.1.2.1 Các phương thức cạnh tranh trong ngành
Đối với ngành sản xuất và kinh doanh xi măng thì các dạng cạnh tranh chủ yếu là về giá
cả, về thương hiệu, các phương thức thanh toán cũng như cung ứng sản phẩm. Tuy
nhiên, cạnh tranh về giá là hình thức cạnh tranh nguy hiểm nhất. Cuộc chiến về giá dễ
khiến các Công ty cùng nhau rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn là mang lại nhiều lợi
ích cho Công ty. Trong khi đó, các phương thức thanh toán và cung ứng sản phẩm dễ
dàng bị bắt chước và nó không tạo ra được sự khác biệt cũng như sự độc đáo cho sản
phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Một hình thức cạnh tranh có hiệu quả nhất hiện
nay là cạnh tranh về thương hiệu. Giá trị thương hiệu lớn, thương hiệu mạnh sẽ tạo ra
một thuận lợi lớn cho các công ty khi kinh doanh mặt hàng này.
2.1.2.2 Các thương hiệu cạnh tranh chính
Có thể nói tất cả những thương hiệu xi măng hiện đang có mặt tại thị trường miền
Trung-Tây Nguyên đều là những thương hiệu cạnh tranh của nhau. Việc giành giật thị
trường và khách hàng khiến các thương hiệu này đang phải bước vào một giai đoạn
cạnh tranh khốc liệt. Củng cố thương hiệu, phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị
thương hiệu... cũng đều nhằm mục đích là gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiểu
được ý nghĩa đó, xi măng Hải Vân trong quá trình hoạt động đã xác định rằng cạnh
tranh thương hiệu là loại hình cạnh tranh chính. Tuy nhiên, với năng lực hạn chế,
thương hiệu Hải Vân không thể dàn trải nguồn lực để cạnh tranh với tất cả các thương
hiệu khác. Cũng chính vì lý do đó, Công ty cần phải xác định cho mình những thương
hiệu cạnh tranh chính.
Là những thương hiệu xi măng khá mạnh tại thị trường Đà Nẵng và được Công ty xi
măng Hải Vân đánh giá là hai đối thủ cạnh tranh chính của mình là thương hiệu xi
măng Kim Đỉnh và thương hiệu xi măng Sông Gianh. Xi măng Kim Đỉnh và Sông
Gianh cũng có được những lợi thế về địa lý như xi măng Hải Vân, chính vì vậy, Kim
Đỉnh, Sông Gianh cũng như Hải Vân đã xác định cho mình thị trường mục tiêu là khu
vực miền Trung-Tây Nguyên. Việc giẫm lên thị trường của nhau khiến các thương hiệu
này trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Thương hiệu thứ hai phải nhắc đến chính là thương hiệu Hoàng Thạch nổi tiếng. Dù
thương hiệu này dàn trải ở tất cả các thị trường trong nước nhưng giá trị thương hiệu
mà Hoàng Thạch có được ở mỗi thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó, thương hiệu Hoàng
Thạch là một thương hiệu mạnh, vì vậy để có thể ngự trị trong tâm trí người tiêu dùng ở
bất kỳ thị trường nào thì thương hiệu Hải Vân bắt buộc phải cạnh tranh trực tiếp với
thương hiệu Hoàng Thạch. Mặc dù công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng
Hải Vân đều trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, tuy nhiên, trong giai đoạn hội
nhập như hiện nay thì sự thành công của công ty này sẽ là trở ngại cho sự phát triển của
công ty khác. Kinh doanh trên những phân đoạn thị trường giống nhau thì cạnh tranh là
không thể tránh khỏi. Trong chiến lược phát triển của mỗi công ty, chúng vẫn được xem
là thương hiệu của đối thủ.
Một thương hiệu xi măng nổi tiếng khác là Hà Tiên, thương hiệu này dù xuất hiện tại
thị trường miền Trung-Tây Nguyên không sớm như Hải Vân hay Kim Đỉnh, nhưng
cũng như thương hiệu Hoàng Thạch, thương hiệu này cũng có giá trị thương hiệu rất
lớn. Ngay khi chưa xuất hiện uy tín của thương hiệu này cũng đã được nhiều người biết
đến. Có khá nhiều người ưa chuộng thương hiệu này, sức cạnh tranh của thương hiệu là
rất đáng kể. “Thương hiệu Xi măng Hà Tiên là một trong những thương hiệu được cả
nước biết đến. Hà Tiên 1 được người tiêu dùng tin tưởng qua việc bình chọn là thương
hiệu mạnh qua hai năm 2005 và 2006. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ
phần hóa công ty năm 2006, lợi thế kinh doanh chủ yếu là giá trị thương hiệu Hà Tiên 1
được xác định đến 176,7 tỉ đồng. Sản phẩm của Hà Tiên 1 trong 10 năm liền (1997-
2006) được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao đứng đầu
ngành hàng vật liệu xây dựng liên tục từ năm 1997 đến nay. Được chứng nhận ISO
9001:2000 do Quacert và DNV cấp. Hơn 20 huy chương vàng từ hội chợ triển lãm quốc
tế tại Giảng Võ (Hà Nội) và nhiều năm liền các giải thưởng và cúp vàng”. Chính vì lý
do đó, thương hiệu này được công ty xi măng Hải Vân đánh giá là thương hiệu cạnh
tranh lớn của mình.
2.1.3 . Thị trường xi măng trong những năm vừa qua
Thời gian qua, năng lực sản xuất xi măng của nước ta luôn trong tình trạng thấp hơn
nhu cầu (xem thêm bảng 1). Để kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, các
doanh nghiệp phải nhập khẩu Clinkers và nghiền thành xi măng. Tuy nhiên với cách
làm này thì lợi nhuận thu được là không cao do giá nhập khẩu Clinkers hiện nay rất đắt.
Mặt khác, do sự bấp bên của nguồn nguyên liệu nên việc duy trì mức giá bán xi măng
trong nước là rất khó. Do xi măng vẫn là loại hàng nhà nước cần bình ổn giá và nhiệm
vụ bình ổn giá xi măng đã được giao cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam (doanh
nghiệp chiếm khoảng 50% thị phần). Thêm vào đó, nhà nước còn có một số cơ chế hỗ
trợ về tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng (như: bán than cho sản xuất xi
măng với giá thấp, giảm giá điện cho liên doanh sản xuất xi măng năm 2004...). Do vậy,
giá xi măng thời gian qua ở Việt Nam khá ổn định, trong khi đó chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp xi măng không ngừng tăng lên. Riêng năm 2006, các doanh nghiệp xi
măng sẽ không còn được sử dụng than với giá ưu đãi nữa thì giá xi măng sẽ buộc phải
tăng với mức độ đáng kể.