Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG NHIỄM KHUẨN sơ SINH và TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH của một số VI KHUẨN tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.91 KB, 92 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

H C DNG

ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC LÂM SàNG NHIễM
KHUẩN SƠ SINH
Và TíNH KHáNG KHáNG SINH CủA MộT Số VI
KHUẩN TạI
BệNH VIệN PHụ SảN TRUNG ƯƠNG

LUN VN THC S Y HC


Hà Nội – 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

H C DNG

ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC LÂM SàNG NHIễM
KHUẩN SƠ SINH
Và TíNH KHáNG KHáNG SINH CủA MộT Số VI


KHUẩN TạI
BệNH VIệN PHụ SảN TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh: Nhi khoa
Mó s: 60720135
LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Nguyn Th Vit H
2. TS. Lờ Minh Trỏc


Hà Nội – 2019
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BC:

Bạch cầu

TC:

Tiểu cầu

BCĐNTT:

Bạch cầu đa nhân trung tính

CRP:

C –Reactive Protein

BVPSTW:


Bệnh viện Phụ sản Trung ương

CI:

Khoảng tin cậy (Confidence interval)

E. coli:

Escherichia coli

GBS:

Streptococcusnhóm B

K.pneumoniae:

Klebsiella pneumoniae

S.aureus:

Staphylococcus aureus

CoNS:

Coagulase-negative Staphylococcus

S.aureus:

Staphylococcus aureus


P. aeruginosa:

Pseudomonas aeruginosa

HIV

:Human immunodeficiency virus

IFNγ:

Interferon gama

IL:

Interleukin

MRSA:

Kháng Methicillin

NKQ:

Nội khí quản

NKSS:

Nhiễm khuẩn sơ sinh

NPV:


Negative predictive value - Giá trị tiên đoán âm tính

PCT:

Procalcitonin

PPV:

Positive predictive value - Giá trị tiên đoán dương tính

TNFα:

Tumor Necrosis Factor-alpha

TTSS:

Trung tâm sơ sinh

Tỷ số I/T:

BCTT chưa trưởng thành/ BCTT trưởng thành

VK:

Vi khuẩn

WHO:

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn sơ sinh..........................................................3
1.2. Nguyên nhângây nhiễm khuẩn sơ sinh...............................................3
1.2.1. Virus................................................................................................3
1.2.2. Vi khuẩn..........................................................................................3
1.2.3. Nguyên nhân do nấm.....................................................................5
1.2.4. Nguyên nhân do ký sinh trùng......................................................5
1.3. Dịch tễ học nhiễm khuẩn sơ sinh........................................................6
1.3.1. Dịch tễ học......................................................................................6
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn sơ sinh...............................8
1.4. Đặc điểm hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh...................................................8
1.4.1. Chức năng của hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành
...................................................................................................................8
1.4.2. Hàng rào da niêm mạc ở trẻ sơ sinh yếu.....................................10
1.5.Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh. .10
1.5.1.Triệu chứng lâm sàng...................................................................10
1.5.2.Các triệu chứng cận lâm sàng......................................................12
1.5.3. Xét nghiệm vi sinh........................................................................14
1.6. Tình hình kháng kháng sinh của trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh........16
1.6.1. Dịch tễ học kháng kháng sinh của các vi khuẩn ở trẻ bị nhiễm
khuẩn sơ sinh.........................................................................................16
1.6.2. Cơ chế kháng kháng sinh............................................................20
1.6.3. Ảnh hưởng của tình trạng nhiễm khuẩn các vi khuẩn kháng thuốc
.................................................................................................................21



Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................26
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu......................................................................26
2.2.3. Cách chọn mẫu.............................................................................27
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................28
2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu................................................28
2.2.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu..................................30
2.2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu...........................................31
2.2.8. Sai số, cách khống chế sai số và yếu tố nhiễu.............................31
2.2.9. Xử lý và phân tích số liệu.............................................................32
2.3. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu...............................................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................34
3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương..........................................................................34
3.2. Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây NKSS........43
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................50
4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm khuẩn sơ sinh......................50
4.2. Tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh........57
KẾT LUẬN....................................................................................................61
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Các nguyên nhân gây NKSS phổ biến ở các nước phát triển. 4

Bảng 1.2.

Các nguyên nhân gây NKSS phổ biến ở các nước đang phát
triển...............................................................................................5

Bảng 2.1.

Tiêu chuẩn lâm sàng của NKSS theo EMA và NICE............25

Bảng 2.2.

Tiêu chuẩn cận lâm sàng của NKSS theo EMA.....................26

Bảng 2.3.

Các biến số và chỉ số nghiên cứu.............................................29

Bảng 3.1.

Đặc điểm của trẻ trong nghiên cứu.........................................34

Bảng 3.2.

Mối liên quan giữa NKSS theo cân nặng lúc sinh và tuổi thai
.....................................................................................................36


Bảng 3.3.

Mối liên quan giữa NKSS và sự thay đổi các chỉ số huyết học
và sinh hoá.................................................................................40

Bảng 3.4.

Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm vi khuẩn và sự thay đổi
các chỉ số huyết học và sinh hoá...............................................41

Bảng 3.5.

Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh với các đặc
điểm của tiền sử sản khoa và can thiệp sau sinh....................42

Bảng 3.6.

Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong với thời gian và căn nguyên
nhiễm khuẩn..............................................................................43

Bảng 3.7.

Tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram dương
.....................................................................................................46

Bảng 3.8.

Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm......46

Bảng 3.9.


Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn S. marcescens.........47

Bảng 3.10. Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn CoNS................48


Bảng 3.11. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn K. pneumoniae.......48
Bảng 3.12. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli.......................49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố tỷ lệ NKSS theo thời gian......................................35

Biểu đồ 3.2.

Phân bố tỷ lệ NKSS theo giới tính.......................................35

Biểu đồ 3.3.

Phân bố tỷ lệ mọc khuẩn lạc theo thời gian lấy bệnh phẩm
để nuôi cấy.............................................................................37

Biểu đồ 3.4.

Phân bố tỷ lệ căn nguyên chung gây NKSS........................37

Biểu đồ 3.5.


So sánh các biểu hiện hô hấp của trẻ NKSS theo căn
nguyên vi khuẩn....................................................................38

Biểu đồ 3.6.

So sánh các biểu hiện tim mạch của trẻ NKSS theo căn
nguyên vi khuẩn....................................................................38

Biểu đồ 3.7.

So sánh các biểu hiện tiêu hoá của trẻ NKSS theo căn
nguyên vi khuẩn....................................................................39

Biểu đồ 3.8.

So sánh các biểu hiện thần kinh của trẻ NKSS theo căn
nguyên vi khuẩn....................................................................40

Biểu đồ 3.9.

Phân bố tỷ lệ căn nguyên NKSS chung...............................44

Biểu đồ 3.10. Phân bố tỷ lệ căn nguyên vi sinh gây NKSS sớm...............44
Biểu đồ 3.11. Phân bố tỷ lệ căn nguyên NKSS muộn...................................45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn sơ sinh là một hội chứng lâm sàng xuất hiện trong vòng

28 ngày đầu của cuộc đời với biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân
và xuất hiện vi khuẩn trong máu [1]. Mặc dù y học hiện đại đã phát triển
nhiều biện pháp phòng và điều trị tình trạng nhiễm khuẩn [2], theo thống kê
của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc nhiễm khuẩn sơ
sinh vẫnlà tình trạng bệnh lý thường gặp và là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh [1]. Trung bình mỗi
năm trên thế giới có khoảng 3,1 triệu trẻ sơ sinh tử vong, chủ yếu tại các
nước đang hoặc kém phát triển [1]. Phần lớn nguyên nhân của các trường hợp
tử vong này là do nhiễm khuẩn sơ sinh, viêm màng não và viêm phế quản
phổi [3]. Mặc dù được cứu sống, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn có các di
chứng về phát triển tâm thần vận động về sau này khá cao, là gánh nặng đối
với y tế cộng đồng của các quốc gia [4].Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế
giới, tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh ước tính là 2202 trên 100.000 ca sinh
sống với tỷ lệ tử vong dao độngtừ 11% đến 19%. 3 trong số 10 ca tử vong
vì nhiễm khuẩn sơ sinh được cho là do nhiễm các chủng vi khuẩnkháng
thuốc [5], [7]. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn sơ sinh có thể do các vi khuẩn
gram dương, gram âm hoặc do nấm Candida [8]. Sự đa dạng của các tác nhân
gây bệnh thay đổi theo từng vùng, từng quốc gia và từng thời gian do sự thay đổi
về chỉ định sử dụng các loại kháng sinh trong điều trị cũng như sự thay đổi lối
sống, điều kiện chăm sóc y tế [8], [9]. Nhiều yếu tố được xác định có ảnh hưởng
tới sự gia tăng nguy cơ cũng như tỷ lệ nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh [8].Trong một
phân tích gộp tại Trung Quốc, căn nguyên hàng đầu gây nhiễm khuẩn là
Staphylococcus tiếp đến là các vi khuẩn gram âm. Trên 60% các trường hợp
nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin trong khi đó tỷ lệ các vi


2

khuẩn gram âm như Escherichia và Klebsiella kháng các cephalosporin thế
hệ thứ ba lên tới 50% [11]. Trong một nghiên cứu tại Mỹ, nguyên nhân

hàng đầu gây nhiễm khuẩn sơ sinh là

Escherichia coli (42%)

và Streptococcus nhóm B (23%) [11]. Tại Việt Nam, theo kết quả của một
nghiên cứu trên 2202 trẻ có chỉ định cấy máu tại bệnh viện Nhi đồng 1,
17,5% trẻ có kết quả cấy máu dương tính với nguyên nhân chủ yếu là gram
âm như Klebsiella (20%), Acinetobacter (15%) và Escherichia coli (5%)
[12]. 57,6% trẻ được xác nhận là nhiễm khuẩn sơ sinh sớm được công bố trong
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và cộng sự tại Bệnh viện Phụ sản Trung
Ương [13]. Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh là một thách thức với
các bác sỹ chuyên khoa sơ sinh vì các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng không
đặc hiệu và mất nhiều thời gian để có được kết quả xét nghiệm khẳng định
tình trạng nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đó các liệu pháp kháng sinh theo
kinh nghiệm là rất cần thiết cho tới khi chúng ta có thể loại trừ được tình trạng
nhiễm khuẩn. Khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn khó khăn hơn cũng như hiệu
quả điều trị ngày càng giảm do tình trạng kháng kháng sinh có xu hướng gia
tăng trên toàn thế giới [15]. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm khuẩn sơ sinh và tính kháng
kháng sinh của một số vi khuẩn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương”với
hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh tại
bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2. Nhận xét tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn sơ sinh
- Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) là tình trạng tổn thương viêm của một
hay nhiều cơ quan trong cơ thể do nhiễm trùng gây ra ở thời kỳ sơ sinh
[15]. Khái niệm NKSS được dùng trong thực hành thường là nhiễm khuẩn
huyết sơ sinh.
- Nhiễm khuẩn sơ sinh gồm các bệnh nhiễm khuẩn xuất hiện trong 28
ngày đầu của cuộc sống, với các mầm bệnh mắc phải trước, trong hoặc sau
sinh. Dựa vào thời điểm xuất hiện triệu chứng của bệnh, NKSS được chia
làm 2 loại là NKSS sớm (xảy ra trong 3 ngày đầu của cuộc sống) hay còn
gọi là nhiễm khuẩn từ mẹ sang con và NKSS muộn (từ ngày thứ 4 trở đi)
thường liên quan tới nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện [16], [18].
1.2. Nguyên nhângây nhiễm khuẩn sơ sinh
1.2.1. Virus
Nhìn chung các tác nhân virus ít có vai trò trong nguyên nhân gây
NKSS, tuy nhiên cũng có thể gặp một số virus sau [20]:
-

Các virus gây nhiễm khuẩn sơ sinh khởi phát sớm như: Herpes

simplex, Enterovirus, Parechovirus [18].
-

Một số virus liên quan đến nhiễm khuẩn bẩm sinh như: Rubella,

Cytomegalovirus, Virus HIV.
-

Các virus gây bệnh theo mùa và thường liên quan đến truyền ngang


như: Influenza virus, Adenovirus, Virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus,
Rotavirus.
1.2.2. Vi khuẩn
Nguyên nhân gây NKSS rất đa dạng và thay đổi theo thời gian, theo


4

từng châu lục và từng quốc gia. Tại các quốc gia phát triển, nguyên nhân
hàng đầu gây NKSS sớm là liên cầu nhóm B (GBS) chiếm 50% các trường
hợp, tiếp đó là Escherichia coli (E. coli) [20]. Nguyên nhân gây NKSS
muộn hàng đầu là do tụ cầu trắng gây bệnh, tiếp theolà do E. coli,
Klebsiella, và các chủng nấm Candida. Các tác nhân gây bệnh này thường
gặp ở trẻ rất nhẹ cân [21],[23].
Bảng 1.1. Các nguyên nhân gây NKSS phổ biến ở các nước phát triển
[23], [22], [20]
Nguyên nhân NKSS sớm
Vi khuẩn
%
Streptococcus nhóm B
43–58
E. coli
18–29
Các vi khuẩn Gram âm khác
7–8
Staphylococcus aureus
2–7
Tụ cầu trắng gây bệnh
1–5
Listeria monocytogenes

0.5–6

Nguyên nhân NKSS muộn
Vi khuẩn
%
Tụ cầu trắng gây bệnh
39–54
E. coli
5–13
Các chủng Klebsiella
4–9
Staphylococcus aureus
6–18
Candida albicans
6–8
Enterococcus sp.
6–8
Pseudomonas aeruginosa
3–5
Các chủng Candida
3–4

Tại các nước đang phát triển, hầu hết các tác nhân gây bệnh được
phân lập trong môi trường bệnh viện trước 72h của cuộc đời và sau đó
không có sự khác nhau nhiều về các tác nhân gây bệnh. Điều này có thể
xảy ra do quy trình vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn trong quá trình
đỡ đẻ hoặc mổ đẻ chưa tốt, nhiều nơi vẫn có tập tục sinh tại nhà và có
nguy cơ mắc phải các nguyên nhân gây bệnh tại cộng đồng thậm chí là
sau 72h. Vì vậy có nhiều nghiên cứu các bác sỹ lâm sàng phân loại
NKSS tại cộng đồng và NKSS mắc phải tại bệnh viện.

Bảng 1.2. Các nguyên nhân gây NKSS phổ biến ở các nước đang phát
triển [24], [25], [26]
Nguyên nhân NKSS sớm
Vi khuẩn
%

Nguyên nhân NKSS muộn
Vi khuẩn
%


5

Nguyên nhân NKSS sớm
Các chủng Klebsiella
14–21
S. aureus
13–26
E. coli
8–18
Streptococcus nhóm B
2–8
S. pneumonia
2–5

Nguyên nhân NKSS muộn
Các chủng Klebsiella
16–28
S. aureus
8–22

E. coli
5–16
Tụ cầu trắng gây bệnh
8–28
Các
chủng
3–10

Pseudomonas
Các chủng Salmonella
1–5
Các chủng Enterobacter
4–12
Các chủng Candida
0,3–3
Có thể thấy các nguyên nhân hàng đầu gây NKSS ở các nước đang phát
triển tại cả cộng đồng và bệnh viện đều là các chủng Klebsiella sau đó là do S.
aureus và E. coli, điều này khác với các nước phát triển.
1.2.3. Nguyên nhân do nấm
Nấm thường ít khi là căn nguyên gây NKSS sớm, chủ yếu gặp ở
NKSS muộn trên những trẻ có yếu tố nguy cơ như thở máy lâu ngày, duy
trì catheter tĩnh mạch trung ương kéo dài hoặc phải điều trị kháng sinh phổ
rộng [27].
Nguyên nhân hay gặp nhất là do nấm Candida và thường gặp 3 loại:
- Candida albicans
- Candida parapsilosis
- Candida glabrata
Trong đó Candida albicans chiếm tỷ lệ nhiều nhất với tỷ lệ 60% [28].
1.2.4. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Người ta thường nhắc đến vai trò của Toxoplasma trong nhiễm trùng

bẩm sinh [29].
1.3. Dịch tễ học nhiễm khuẩn sơ sinh
1.3.1. Dịch tễ học
NKSS chiếm tỷ lệ đáng kể tử vong sơ sinh trong tuần đầu tiên của
cuộc đời [31]. Kết quả từ các nghiên cứu ở châu Phi vùng cận Sahara, Nam
Á và châu Mỹ Latinh cho thấy NKSS là vấn đề phổ biến nhất, nguy cơ tử


6

vong liên quan đến nhiễm khuẩn nặng có thể xảy ra trong tháng đầu tiên là
9,8% [31]. Nhiễm trùng là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong sơ
sinh và chiếm khoảng một phần tư số ca tử vong sơ sinh trong tháng đầu
đời [3].
NKSS bao gồm NKSS sớm (xảy ra từ lúc sinh đến 72h tuổi) và NKSS
muộn (xảy ra sau 72h tuổi) [17], [18]. Tỷ lệ mắc NKSS và các căn nguyên
gây NKSS thay đổi tùy theo từng quốc giavàtừng châu lục. Trong một phân
tích gộp từ các nghiên cứu được tiến hành ở châu Phi vùng cận Sahara và
tiểu lục địa Ấn Độ cho thấy tỷ lệ NKSS dao động từ 2,9 đến 24 trên 1000
ca sinh sống. Nguyên nhân phổ biến của NKSS là ba chủng là
Staphylococcus aureus (S. aureus), Escherichia coli (E.coli) và Klebsiella
[33]. Tại Iran, theo một nghiên cứu hồi cứu từ năm 2006-2014 trên tất cả
trẻ sơ sinh được chẩn đoán NKSS có 90 trường hợp có kết quả cấy máu
dương tính hầu hết các vi khuẩn phát triển trong nuôi cấy là S. aureus và E.
coli [34]. Một nghiên cứu tại Nepal năm 2015 trên 350 trẻ cho kết quả cấy
máu dương tính là 16,9%. Trong số các trường hợp dương tính 46% là vi khuẩn
gram dương, còn lại là trực khuẩn gram âm. Các chủng vi khuẩn được phân lập
với tỷ lệ cao nhất là S.aureus (35,6%), tiếp đến là K. pneumoniae (15,3%) [35].
Tỷ lệ NKSS là 8/1000 trẻ sinh sống được công bố trong một phân tích
tổng hợp tại Anh trong thời gian 3 năm (2006-2008). Phần lớn các trường

hợp nhiễm trùng xảy ra ở trẻ sinh non (<37 tuần) và nhẹ cân (<2500g) với
tỷ lệ lần lượt là 82% và 81%. Tỷ lệ NKSS sớm là 0,9/1000 ca sinh sống
trong đó Streptococcus nhóm B (58%) và E.coli (18%) là những vi khuẩn
gây bệnh phổ biến nhất. Tỷ lệ NKSS muộn là 3/1000 trẻ sinh sống và vi
khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là tụ cầu trắng gây bệnh (54%),
Enterobacteriaceae (21%) và S. aureus (18% trong số này là kháng
methicillin). Nấm chiếm 9% tổng số nguyên nhân gây NKSS muộn với


7

72% các trường hợp là Candida albicans [23]. Trong một nghiên cứu hồi
cứu tiến hành trong thời gian 12 tháng trên 953 trẻ sơ sinh tại đơn vị chăm
sóc tích cực sơ sinh (NICU) của Bệnh viện Trẻ em Đại học Cairo ở Ai Cập,
314 trẻ sơ sinh được chẩn đoán NKSS. Có 123 trường hợp được chẩn đoán
NKSS sớm và 191 là NKSS muộn. 166/388 mẫu cấy máu cho kết quả
dương tính với các vi khuẩn. 79/127 trẻ có kết quả cấy dịch nội khí quản
dương tính. Trong số các vi khuẩn phân lập được, K. pneumonia là tác nhân
gây nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ cao nhất là 42%, tiếp đến là tụ cầu khuẩn
có men Coagulase âm tính (19%) trong khi ở nhóm cấy nội khí quản 41%
dương tính với K. pneumonia và 19% dương tính với Pseudomonas
aeruginosa (P. aeruginosa) [36].
Những tiến bộ gần đây trong chăm sóc sơ sinh đã cải thiện đáng kể tỷ
lệ sống và giảm các biến chứng ở trẻ sinh non. Tuy nhiên, NKSS vẫn là
nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ rất nhẹ cân. Tại Đài Loan nghiên cứu
hồi cứu trong 5 năm từ 2005 đến 2009 trên những trẻ sơ sinh có cân nặng
cực thấp (<1500 g), tỷ lệ NKSS là 152 trên 1000 ca sinh sống. 60,7% các
trường hợp là nhiễm khuẩn do các vi khuẩn gram dương và tụ cầu trắng
gây bệnh (CoNS) là mầm bệnh phổ biến nhất được xác định (52,5%). Tỷ lệ
NKSS sớm là 1% với E.coli là tác nhân gây bệnh hàng đầu (40%),14,2%

trẻ mắc NKSS muộn với tác nhân gây bệnh hàng đầu là tụ cầu trắng
(54,7%). Tỷ lệ tử vong của nhóm trẻ NKSS là 40% cao gấp tám lần so với
nhóm nhiễm khuẩn muộn (4,7%) [36].
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn sơ sinh
1.3.2.1. Yếu tố nguy cơ từ mẹ
Các yếu tố nguy cơ từ mẹ chủ yếu liên quan đến NKSS sớm [37], [38]
+
+
+

Vi khuẩn đi qua đường máu trong trường hợp mẹ bị nhiễm khuẩn huyết:
Mẹ bị sốt ≥ 38oC trước và trong khi chuyển dạ, bạch cầu và CRP tăng
Viêm nội mạc tử cung
Nhiễm khuẩn bánh rau


8

- Nhiễm khuẩn ối:
+ Nhiễm trùng ối, màng ối, ối có mủ, mùi bất thường
+ Thời gian vỡ ối kéo dài trên 18 giờ
+ Thời gian chuyển dạ kéo dài trên 12 giờ
+ Thăm khám âm đạo thường xuyên, vệ sinh, vô khuẩn kém
1.3.2.2. Yếu tố nguy cơ về phía con
- Trẻ bị ngạt sau sinh, trẻ có điểm APGAR dưới 7.
- Trẻ đẻ non, nhẹ cân có thể là các nguyên nhân làm tăng nguy cơ
NKSS [39].
1.3.2.3. Yếu tố nguy cơ từ môi trường
- Thực hiện quá trình đỡ đẻ, mổ đẻ không đảm bảo vô trùng.
- Quá trình chăm sóc vệ sinh kém không đảm bảo: vệ sinh tay,

giường bệnh, lồng ấp, phòng ốc và các trang thiết bị…
- Quá trình thực hiện thủ thuật trên trẻ sơ sinh: đặt nội khí quản, catheter,
thở máy kéo dài, truyền tĩnh mạch là các yếu tố làm tăng nguy cơ NKSS [40].
1.4. Đặc điểm hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh
1.4.1. Chức năng của hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành
1.4.1.1. Miễn dịch tế bào: Trẻ sơ sinh còn hạn chế về số lượng tế bào và có
thể có hoặc không kèm đáp ứng miễn dịch chống nhiễm trùng yếu [41].
- Tế bào trình diện kháng nguyên: Sau khi vượt qua các hàng rào bảo
vệ, các mầm bệnh xâm nhập tiếp xúc trực tiếp với các tế bào miễn dịch quan
trọng như bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, và tế bào “tua” (Dendritic cells)
nhưng các tế bào miễn dịch này lại thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng
nên khả năng nhận diện các tác nhân gây bệnh kém, dẫn đến chức năng thực
bào, chức năng diệt khuẩn và khuếch đại phản ứng miễn dịch ở trẻ sơ sinh còn
hạn chế.
- Bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT): Khi bị nhiễm khuẩn trong cả
thời kỳ bào thai và trẻ sơ sinh không sản xuất nhanh được BCĐNTT, điều này
được xem như tình trạng giảm số lượng thực bào cơ bản trong giai đoạn này.


9

Hoạt động thực bào kém do khả năng thay đổi hình dạng, hóa ứng động và
bám dính đều giảm. Sự thiếu hụt BCĐNTT làm tăng nguy cơ bùng phát
nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.
- Các đại thực bào: 2/3 các tế bào nàychưa trưởng thành nên việc sản
xuất các cytokine và các yếu tố hóa ứng động kém. Đại thực bào đáp ứng kém
với các yếu tố hóa ứng động thể hiện bằng sựkhông phân biệt được các yếu tố
sinh lý (IFN- γ) và các yếu tố bệnh lý (lipopolysaccharide của vỏ vi khuẩn).
- Các tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer cells): Do gan sản xuất từ tuần
thứ 6 của thời kỳ bào thai. So với người lớn thì số lượng các tế bào trong máu

cuống rốn là tương đương nhưng hoạt tính thì yếu hơn.
- Lympho T: Khả năng sản xuất ra các lymphokine kém dẫn đến khả
năng hoạt hóa các tế bào “diệt” tự nhiên và đại thực bào kém, đồng thời tác
động ngay trên các lympho bào T để lựa chọn các tế bào viêm tại ổ nhiễm
khuẩn và nhân lên sự đáp ứng miễn dịch, dẫn đến các tế bào lympho ở trẻ sơ
sinh bị suy giảm khả năng miễn dịch, không có khả năng tập trung một cách
hiệu quả ở các ổ viêm. Khả năng sản xuất interleukin 2 kém dẫn đến việc
giảm khả năng tăng sinh bạch cầu lympho.
1.4.1.2. Miễn dịch dịch thể [40]
- IgG: IgG được truyền thụ động qua nhau thai trong ba tháng cuối của
thai kỳ tăng mạnh ở tuần thứ 36.
- IgM: Được tổng hợp từ tuần thứ 11 của thai kỳ, là kháng thể không
qua được rau thai nên khi IgM tăng trong máu là trẻ đang có biểu hiện nhiễm
khuẩn. IgM có khảnăng liên kết với các nội độc tố của vi khuẩn gram âm, liên
kết và hoạt hóa bổ thể
- IgA: có hai loại IgA, IgA huyết thanh không có ở trẻ sơ sinh, IgA tiết
chỉ có ở biểu mô đường ruột khoảng 4 tuần sau đẻ.
- Bổ thể: Nồng độ trong huyết thanh giảm dẫn đến giảm chức năng,
thiếu các enzyme để đảm bảo hoạt động của chúng.
1.4.2. Hàng rào da niêm mạc ở trẻ sơ sinh yếu


10

Diện tích da và niêm mạc ở trẻ sơ sinh rất rộng, mỏng, chất bảo vệ tiết ra
thiếu, đáp ứng với các phản ứng viêm kém, không có khả năng khu trú ổ
viêm. Niêm mạc không có IgA tiết nên dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là đường
tiêu hóa và đường hô hấp [16].
1.5.Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh
1.5.1.Triệu chứng lâm sàng

1.5.1.1. Các triệu chứng chung của nhiễm khuẩn sơ sinh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn gây ra một loạt các phản ứng của
hệ miễn dịch. Các đại thực bào được hoạt hóa khi chúng tiếp xúc với các độc
tố là các sản phẩm của màng tế bào vi khuẩn. Các đại thực bào ở dạng hoạt
động sản xuất ra các hóa chất trung gian gây viêm như interleukin, yếu tố hoại
tử u (TNF-α). Các chất này gây tăng tính thấm thành mạch, thay đổi trương
lực thành mạch, giảm chức năng tim, tăng sức cản mạch máu phổi, hoạt hóa
hệ thống đông máu và hoạt hóa ứng động các tế bào bạch cầu khác. Một loạt
các phản ứng trên thể hiện nhiễm khuẩn hệ thống biểu hiện trên lâm sàng các
dấu hiệu rối loạn chức năng nhiều cơ quan. Các biểu hiện lâm sàng NKSS
được tập hợp trong các nhóm triệu chứng sau [15], [42], [43], [44]:
(1) Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sốt cao, hạ thân nhiệt
(2) Triệu chứng thần kinh: Cử động tăng hay dễ bị kích thích, co giật,
thóp phồng, giảm trương lực cơ, hôn mê.
(3) Triệu chứng tim mạch và tuần hoàn: Trẻ xanh tím, da nổi vân, thời
gian hồi phục màu da kéo dài Refill > 2 giây, nhịp tim nhanh > 180 lần/phút,
huyết áp hạ.
(4) Triệu chứng hô hấp: Da tím, thở rên, cánh mũi phập phồng, rối
loạn nhịp thở trẻ thở nhanh ≥ 60 lần/phút hoặc ngừng thở > 20 giây, có kéo
cơ hô hấp.
(5) Triệu chứng tiêu hóa: Bú kém, bỏ bú, nôn chớ, tiêu chảy, chướng


11

bụng, gan lách to.
(6) Triệu chứng da niêm mạc: Vàng da, da có nốt mủ, ban xuất huyết,
phù nề hoặc phù cứng bì.
(7) Triệu chứng tiết niệu: Trẻ có thể thiểu niệu, vô niệu.
(8) Hạ đường máu, tăng đường máu, hạ Natri máu, nhiễm toan.

1.5.1.2. Các triệu chứng theo nhóm nguyên nhân gây nhiễm khuẩn sơ sinh
Trên thực tế lâm sàng rất khó để phân biệt các triệu chứng của nhiễm
khuẩn sơ sinh theo các nhóm nguyên nhân. Có thể có một số triệu chứng
khởi đầu đặc trưng cho một vài nguyên nhân gây bệnh. Một số đặc điểm
lâm sàng phổ biến của ba nhóm vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm
được mô tả trong một nghiên cứu tại Đài Loan. Kết quả từ nghiên cứu này
cho thấy: triệu chứng ngừng thở và/hoặc nhịp tim chậm, tím tái thường gặp
ở các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn gram âm và nấm với tỷ lệ lần lượt là
94,6%, 100%. Đối với triệu chứng giảm trương lực cơ không thấy sự khác
biệt nhiều giữa các nhóm nguyên nhân là vi khuẩn gram dương, gram âm
và nấm với tỷ lệ lần lượt là 39,6%, 62,5%, 66,7%. Các triệu chứng thể hiện
sự gắng sức của cơ hô hấp ở hai nhóm nguyên nhân gram dương và gram
âm không khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ lần lượt là 35,4%, 43,9%
trong khi biểu hiện này gặp ở 83,3% trẻ bị nhiễm trùng do nấm. Các dấu
hiệu hiệu nhịp tim nhanh, sốt, hạ thân nhiệt được ghi nhận với tỷ lệ tương
đương ở hai nhóm nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram dương và gram âm
nhưng không gặp các triệu chứng này ở nhóm nhiễm nấm [37]. Các nghiên
cứu tại các nước đang phát triển đều cho thấy K. pneumonia là nguyên
nhân hàng đầu và quan trọng nhất của NKSS tại bệnh viện [24]. Theo một
nghiên cứu tại Haiti cho thấy trẻ sơ sinh được chẩn đoán NKSS do K.
pneumonia có thời gian làm đầy mao mạch (Refill) kéo dài ≥ 3 giây, thay
đổi màu sắc da nhợt nhạt hoặc có màu xanh đặc trưng khi đánh giá ban
đầu. Các dấu hiệu lâm sàng khác được quan sát như: tăng nhiệt độ, tăng


12

nhịp tim và nhịp thở [45].
1.5.2.Các triệu chứng cận lâm sàng
1.5.2.1. Công thức máu

Số lượng tế bào bạch cầu chung (BC) ít có giá trị chẩn đoán nhiễm
khuẩn sớm ở trẻ sơ sinh. Sự khác nhau về số lượng và hình thái BC tùy thuộc
vào giai đoạn NKSS sớm hay muộncũng như phụ thuộcvào tuổi thai [47]. Các
chỉ số được sử dụng thường xuyên là tổng số tế bào bạch cầu trung tính
(BCTT); số lượng BCTT không phân chia; tỷ lệ BCTT; tiểu cầu. Tuy vậy, độ
nhạy và độ đặc hiệu của các số lượng và tỷ lệ các tế bào của công thức máu
trong chẩn đoán NKSS dao động trong khoảng lần lượt là 17-90% và 31100% [47], [48], [49].
Khi chỉ số BCTT chưa trưởng thành/BCTT trưởng thành (tỷ số I/T)
trên 0,2- 0,25 cho độ nhạy và giá trị tiên đoán âm tính trong chẩn đoán NKSS
lần lượt là 90% và 98%. Tỷ số I/T ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không
nhiễm trùng cũng như phương pháp sinh [27]. Tuy nhiên trong một nghiên
cứu khác, Hornick và cộng sự lại cho thấy, độ chính xác và giá trị dự đoán
dương tính thấp nếu chỉ sử dụng riêng tỷ số I/T để đánh giá NKSS. Tỷ lệ I/T
có thể tăng từ 25 đến 50% ở những trẻ sơ sinh không nhiễm khuẩn [48], [49].
Theo Rodwell, ở trẻ sơ sinh số lượng BC được xem là thấp khi số lượng
giảm dưới 5000 tế bào/mm3. Số lượng bạch cầu này sẽ tăng dần và đạt
ngưỡng từ 25000 tế bào/mm3 ở thời điểm lúc trẻ mới sinh ra,
sau đó tăng dần đạt ngưỡng ≥ 30000 tế bào/mm3 ở thời điểm sau đẻ 12-24 giờ
≥ 21000 tế bào/mm3 sau 24 giờ [50], [51]. Đếm số lượng BCTT chưa trưởng
thành để dự báo nhiễm khuẩn sơ sinh sớm có độ nhạy và độ chính xác thấp vì
khi tủy xương bị ức chế thì số lượng các tế bào chưa trưởng thành cũng giảm
[50], [51]. Một biểu hiện khác của NKSS là giảm số lượng tiểu cầu với
ngưỡng tiểu cầu thấp là dưới 100.000 – 150.000 tế bào/mm 3 [48], [29] tuy
nhiên chỉ số này không đặc hiệu cho chẩn đoán và thường xuất hiện ở giai


13

đoạn muộn của nhiễm khuẩn sơ sinh.
1.5.2.2. Các yếu tố viêm

Sự xuất hiện hàng loạt các phản ứng cấp tính trên một trẻ sơ sinh bị nhiễm
khuẩn là khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến hoạt hoá các đại thực bào
và giải phóng Cytokine viêm (TNFα, IL1β, IL-6, IL-8); các yếu tố tăng trưởng
(IL-3, CSFs). Các yếu tố này gây khởi động phản ứng viêm, được tổng hợp bởi
gan ở giai đoạn cấp và hoạt hóa bạch cầu trung tính. Vì vậy, giai đoạn đầu thấy
tăng các Cytokine.
CRP (C –Reactive Protein)
Sự thay đổi nồng độ CRP trong nhiễm khuẩn sơ sinh đã được đánh giá
trong nhiều nghiên cứu [47], [48], [27]. Kết quả từ các nghiên cứu này cho
thấy nồng độ CRP tăng lên trong vòng 6-8 giờ sau khi bị nhiễm trùng và đạt
ngưỡng cao nhất sau 24 giờ [55]. Theo nghiên cứu của Benitz và cộng sự,
nồng độ CRP dưới 10mg/l ở cả hai thời điểm 8-24 giờ và 24 giờ sau sinh có
giá trị tiên đoán âm tính tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh lên tới 99,7% và 15%
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nhưng nồng độCRP vẫn không tăng. Thời gian bán
hủy của CRP là 19 giờ [47], [30] nên nếu CRP không tăng trong 2 lần xét
nghiệm liên tiếp tức là trẻ không có tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn
đã hết, khi đó có thể ngừng kháng sinh. Theo khuyến cáo của Philip và Mill
nếu trẻ có CRP ≥ 10mg/l kèm theo có biểu hiện ít nhất một dấu hiệu lâm sàng
và/ hoặc yếu tố nguy cơ cao nhiễm trùng là các trường hợp nghi ngờ bệnh lý
nhiễm khuẩn. Khi đó trẻ nên được chuyển đến đơn vị chăm sóc tích cực cho
trẻ sơ sinh để theo dõi và điều trị bằng thuốc kháng sinh [49].
Procalcitonin (PCT)
Tình trạng tăng procalcitonin không liên quan với nồng độ calcitonin,
trị số này có thể vẫn tiếp tục tăng ngay cả ở người đã bị cắt tuyến giáp. Kết
quả từ một số nghiên cứu cho thấy nồng độ procalcitonin cao ở các trẻ sơ sinh


14

bị nhiễm trùng hoặc được chẩn đoán nhiễm trùng trên lâm sàng. Ở trẻ sơ sinh

không bị nhiễm khuẩn, nồng độ procalcitonin biến đổi hàng ngày, cao nhất
vào ngày thứ nhất và thứ 2 sau đẻ, sau đó giảm dần về mức bình thường. Về ý
nghĩa trong chẩn đoán NKSS, tăng nồng độ procalcitonin có giá trị hơn so với
tăng CRP vì procalcitonin tăng trong máu nhanh hơn, tuy nhiên các nghiên
cứu gần đây cho thấy tăng procalcitonin cho giá trị chẩn đoán NKSS muộn
chính xác hơn chỉ số CRP [57]. Theo Gaetano Chirio và cộng sự, định lượng
procalcitoninmáu là xét nghiệm có giá trị hỗ trợ chẩn đoán hơn là một xét
nghiệm thay thế CRP trong chẩn đoán NKSS [47]. Các chỉ số này cũng tăng
trong những trường hợp không có nhiễm trùng nhưng có yếu tố tổn thương
mô hoặc gây viêm như mẹ bị cao huyết áp, tăng áp nội sọ, hít phân su, tan
máu. Đây là điểm hạn chế của xét nghiệm định lượng CRP và procalcitonin
trong chẩn đoán NKSS [58], [59].
1.5.3. Xét nghiệm vi sinh
1.5.3.1. Cấy máu
Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, là xét nghiệm cần
được thực hiện ở tất cả các trẻ sơ sinh nghi ngờ mắc nhiễm khuẩn trước khi điều
trị kháng sinh. Kết quả cấy máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng vi
khuẩn trong lúc lấy cấy máu, kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm, thể tích máu lấy
và việc sử dụng kháng sinh trước sinh hoặc trước lúc lấy cấy máu [60].
Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy để đảm bảo kết quả cấy máu chính
xác, tỷ lệ vi khuẩn mọc tốt, mỗi mẫu máu cấy cần lấy ít nhất là 1ml và nên sử
dụng lọ cấy máu dành cho trẻ em. Các số liệu nghiên cứu trước đây cho thấy
kết quả cấy máu có thể đạt được với lượng máu là 0,5ml cho mỗi mẫu cấy,
tuy nhiên việc chia đôi mẫu xét nghiệm trong 2 chai kỵ khí và ái khí sẽ làm
giảm độ nhạy của xét nghiệm [61]. Schelonka và cộng sự cho rằng lượng máu
lấy là 0,5ml thì không đủ để phân lập vi khuẩn với nồng độ ≤ 4 khuẩn lạc/ml.


15


Hơn nữa, kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy có tới hơn 25% trẻ sơ sinh có
ít hơn 4 khuẩn lạc trong 1ml máu [52]. Nghiên cứu của Connell và cộng sự
chỉ ra rằng cấy máu với khối lượng đầy đủ không chia đôi thì cho kết quả
dương tính cao hơn. Ngày nay các nhà vi sinh và lâm sàng thống nhất chỉ cần
lấy máu cấy vào 1 chai với thể tích ≥ 1 ml là đủ cho kết quả nuôi cấy đáng tin
cậy [61].
1.5.3.2. Cấy nước tiểu
Cấy nước tiểu không phải là xét nghiệm quyết định để chẩn đoán nhiễm
khuẩn sơ sinh. Khác với trẻ lớn, nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ sơ sinh được hiểu
là nhiễm khuẩn tại thận và là một phần của nhiễm khuẩn huyết, và việc lấy
mẫu nước tiểu ở trẻ sơ sinh rất khó khăn nhất là với trẻ non tháng [53].
1.5.3.3. Cấy dịch nội khí quản
Cấy dịch nội khí quản cũng có giá trị nếu tiến hành cấy dịch ngay sau
khi đặt nội khí quản. Nếu cấy sau đặt nội khí quản vài ngày thì kết quả cấy
không có giá trị chẩn đoán nhưng có giá trị đánh giá tình trạng bội nhiễm vi
khuẩn hoặc nhiễm khuẩn từ môi trường bệnh viện thông qua những chăm
sóc y tế [64].
1.5.3.4.Xét nghiệm dịch não tuỷ
Giá trị của xét nghiệm dịch não tủy trong xác định tình trạng viêm màng
não ở trẻ sơ sinh còn chưa có thống nhất. Kết quả từ một số nghiên cứu cho
thấy sau khi đã loại trừ tình trạng thay đổi tế bào dịch não tuỷ do sang chấn,
số lượng bạch cầu dịch não tuỷ luôn hằng định ≤ 10 tế bào /mm 3 ở cả trẻ non
tháng hay đủ tháng không có bệnh. Trong nghiên cứu của Garges và cộng sự,
số lượng trung bình của các tế bào bạch cầu ở trẻ sơ sinh trên 34 tuần bị viêm
màng não là 477 ±110 tế bào/ml [65]. Trẻ sơ sinh bị viêm màng não do vi
khuẩn gram âm có số lượng bạch cầu cao hơn so với nhóm viêm màng não do
vi khuẩn gram dương. Giá trị của xét nghiệm tế bào dịch não tuỷ trong chẩn


16


đoán viêm màng não giảm đáng kể nếu phân tích kết quả dịch sau khi lấy từ 2
giờ trở lên.
Nồng độ Glucose trong dịch não tủy bằng 70-80% nồng độ Glucose máu
lấy cùng một thời điểm. Nồng độ Glucose trong dịch não tủy thấp dưới 50%
là biến đổi đặc trưng nhất của viêm màng não mủ tuy nhiên nếu để dịch não
tuỷ trong môi trường ít nhất 2 giờ trước khi phân tích thì lượng Glucose sẽ
giảm đáng kể [57].
Cấy tìm vi khuẩn trong dịch não tủy rất có giá trị, tuy nhiên độ nhạy
thường thấp dưới 30%.
1.6. Tình hình kháng kháng sinh của trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh
1.6.1. Dịch tễ học kháng kháng sinh của các vi khuẩn ở trẻ bị nhiễm khuẩn
sơ sinh
Tình hình dịch tễ học của các nhiễm khuẩn sơ sinh tại các đơn vị hồi sức
sơ sinh đã được nghiên cứu nhiều mặc dù số liệu của các nhiễm khuẩn này
chủ yếu tập trung ở các nhiễm khuẩn sơ sinh muộn [21], [63]. Nhiễm khuẩn
do vi khuẩn gram dương là nguyên nhân thường gặp hơn so với nhiễm khuẩn
gram âm và nấm [54],[59]. Nhiễm khuẩn do tụ cầu, phần lớn là S.
epidermidis và S.aureus, chiếm tới 60-70% các trường hợp nhiễm khuẩn sơ
sinh. 15–20% các trường hợp nhiễm khuẩn xảy ra do các vi khuẩn gram âm,
phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn này là nhiễm khuẩn muộn, viêm phế
quản phổi mắc phải tại bệnh viện đặc biệt là các trường hợp viêm phổi do thở
máy. 10% các trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh là do nấm, xảy ra chủ yếu ở
các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida hoặc đặt catheter tĩnh
mạch trung tâm, tĩnh mạch rốn [56], [57], [58]. Nguy cơ nhiễm khuẩn các
chủng vi khuẩn kháng thuốc ở trẻ sơ sinh điều trị tại các đơn vị điều trị tích
cực cao. Các vi khuẩn kháng thuốc này có thể gây tình trạng nhiễm khuẩn
nặng cho trẻ sơ sinh hoặc tình trạng mang vi khuẩn kháng thuốc kéo dài [60].



×