Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

ĐẶC điểm NGƯỜI BỆNH UNG THƯ vú điều TRỊ hóa CHẤT và các yếu tố LIÊN QUAN đến CHĂM sóc tại KHOA điều TRỊ a BỆNH VIỆN k năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.33 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

TẠ THỊ HỒNG

ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ
HÓA CHẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CHĂM SÓC TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ A
BỆNH VIỆN K NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - 2019
`0


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

TẠ THỊ HỒNG
Mã học viên: C01251

ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ
HÓA CHẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CHĂM SÓC TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ A
BỆNH VIỆN K NĂM 2019
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG


Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đức Trọng


Hà Nội - 2019


Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường đại học Thăng Long
- Phòng sau đại học, Trường đại học Thăng Long
- Khoa Điều dưỡng, Trường đại học Thăng Long
Tôi là: Nguyễn Đức Trọng
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Khoa Điều dưỡng, Trường đại học Thăng Long
Hà Nội,
Theo sự phân công của Ban Giám hiệu Trường đại học Thăng Long,
tôi là giảng viên hướng dẫn của cử nhân Tạ Thị Hồng, học viên Cao học khóa
I, ngành điều dưỡng của Trường đại học Thăng Long. Học viên đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp theo đề cương nghiên cứu. Tôi đã xem và đồng ý cho học
viên bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Kính đề nghị Nhà trường và Hội đồng cho phép bảo vệ./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Nguyễn Đức Trọng


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em chân thành gửi lời cảm ơn tới:
GS.TS Nguyễn Đức Trọng, Giảng viên Khoa Điều dưỡng trường đại
học Thăng Long Hà Nội, người thầy trực tiếp hướng dẫn, đã dành nhiều thời

gian và công sức dạy bảo, truyền đạt cho em nhiều kiến thức khoa học quý
báu;
Ban Giám hiệu Trường đại học Thăng Long, các thầy cô Phòng Đào
tạo sau đại học, các thầy cô bộ môn đã cho chúng em môi trường thuận lợi
nhất để học tập và nghiên cứu;
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua Đề cương, Hội đồng bảo vệ
luận văn tốt nghiệp đã có những ý kiến hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn
thành luận văn;
Tập thể bác sĩ, điều dưỡng Khoa Điều Trị A Bệnh viện K đã tạo điều
kiện thuận lợi trong thời gian em thực hiện đề tài tại khoa.
Con gửi tới bố mẹ lòng biết ơn sâu sắc, những người sinh thành, nuôi
dưỡng, dạy dỗ và luôn dành cho con những tình cảm yêu quý nhất.
Xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người luôn động viên, giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Tạ Thị Hồng

năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Những số liệu có được trong luận văn này do tôi trực tiếp thu thập tại
Bệnh viện K trung ương. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố và
không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề trình bày trong
luận văn này.
Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Tạ Thị Hồng

tháng

năm 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Giải phẫu tuyến vú..................................................................................3
1.1.1 Cấu trúc tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành....................................3
1.1.2. Mạch máu nuôi dưỡng và thần kinh.............................................3
1.1.3. Hạch vùng và các đường bạch mạch............................................4
1.2. Dịch tễ học và những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú............................5
1.2.1. Tình hình mắc ung thư vú trên thế giới và Việt Nam..................5
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ..........................................................................6
1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của UTV.......................................7
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................7
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của UTV..................................................8
1.4. Chẩn đoán ung thư vú...........................................................................10
1.4.1. Chẩn đoán xác định......................................................................10
1.4.2 Nhóm Giai đoạn.............................................................................10
1.5. Điều trị ung thư vú................................................................................10
1.5.1 Một số phác đồ điều trị ung thư vú..............................................11

1.5.2.Tác dụng phụ của thuốc hóa chất................................................12
1.6. Chăm sóc bệnh nhân UTV điều trị hóa chất.........................................13
1.6.1. Nhận định......................................................................................13
1.6.2 Chẩn đoán điều dưỡng.................................................................15
1.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc................................................................16
1.6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc......................................................17
1.6.5. Lượng giá.......................................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........27
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân..................................................27


2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................27
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu...............................................................................27
2.4.1.Kỹ thuật chọn mẫu........................................................................27
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu...............................................................28
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................28
2.5.1 Hình thức thu thập số liệu............................................................28
2.5.2 Chỉ tiêu quan sát...........................................................................28
2.6. Quy trình nghiên cứu............................................................................28
2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................29
2.8. Sai số và khống chế sai số.....................................................................29
2.9. Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................29
2.10. Khía cạnh đạo đức của đề tài..............................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................34
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................34
3.1.1. Tuổi.................................................................................................34

3.1.2 Đặc điểm trình độ học vấn............................................................35
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp..................................................................36
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh ung thư vú điều trị
hóa chất.............................................................................................36
3.2.1 Giai đoạn bệnh...............................................................................36
3.3. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên bệnh nhân:...........................39
3.3.1. Đặc điểm tác dụng phụ theo phác đồ..........................................39
3.3.2. Đặc điểm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa.....................................40
3.3.3. Đặc điểm tác dụng phụ trên tóc..................................................40
3.3.4. Đặc điểm tác dụng phụ hóa chất trên da, niêm mạc................41
3.3.5. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ tạo huyết...........42


3.3.6. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên gan:........................42
3.3.7. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chỉ số đường huyết: 43
3.3.8. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chức năng thận theo
công thức MDRD:...................................................................................43
3.3.9. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ thần kinh...........44
3.3.10. Tỷ lệ tuân thủ giáo dục sức khỏe ở bệnh bênh điều trị hóa
chất:..........................................................................................................45
3.3.11. Đặc điểm về giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng........................46
3.3.12. Đặc điểm về vận động:..............................................................47
3.2.13. Đặc điểm về tuân thủ điều trị..................................................47
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tác dụng phụ của truyền hóa chất............48
3.3.1. Tuân thủ các yếu tố giờ, ngày, khám định kỳ.............................48
3.3.2. Tâm lý của bệnh nhân..................................................................49
3.4. Điều kiện kinh tế, chăm sóc gia đình....................................................49
3.4.1. Điều kiện kinh tế...........................................................................49
3.4.2. Chăm sóc gia đình.........................................................................50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................51

4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................51
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh ung thư vú điều trị
hóa chất..................................................................................................51
4.3 Tác dụng phụ của hóa chất lên các cơ quan bộ phận cơ thể................52
4.4 Một số yếu tố liên quan đến tác dụng phụ của hóa chất.......................53
KẾT LUẬN....................................................................................................55
KIẾN NGHỊ...................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BN

Bệnh nhân

ĐMH

Độ mô học

ER

Estrogen receptor
(Thụ thể estrogen)

Her 2 neu


Thụ thể yếu tố phát triển biểu mô

PR

Progesteron receptor
(Thụ thể Progesteron)

TNM

Tunor, nocle, metastars
(khối U, hạch, di căn xa)

UTV

Ung thư vú


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi với đối tượng nghiên cứu........................................34
Bảng 3.2 Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu.........................35
Bảng 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp.....................................................................36
Bảng 3.4 . Giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu.....................................36
Bảng 3.5. Đặc điểm người bệnh sau điều trị hóa chất.....................................37
Bảng 3.6. Tỷ lệ người bệnh có tác dụng phụ khi điều trị hóa chất:.................38
Bảng 3.7. Đặc điểm tác dụng phụ theo phác đồ..............................................39
Bảng 3.8. Đặc điểm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa..........................................40
Bảng 3.9. Đặc điểm tác dụng phụ trên tóc......................................................40
Bảng 3.10. Đặc điểm tác dụng phụ hóa chất trên da, niêm mạc.....................41
Bảng 3.11. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ tạo huyết.................42

Bảng 3.12. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên gan...............................42
Bảng 3.13 Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chỉ số đường huyết.......43
Bảng 3.14. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chức năng thận.............43
Bảng 3.15. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ thần kinh.................44
Bảng 3.16. Tỷ lệ tuân thủ giáo dục sức khỏe ở bệnh bênh điều trị hóa chất...45
Bảng 3.17. Đặc điểm về giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng............................46
Bảng 3.18. Đặc điểm về vận động...................................................................47
Bảng 3.19. Đặc điểm về tuân thủ điều trị........................................................47
Bảng 3.20. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm tuân thủ và không tuân thủ......48
Bảng 3.21. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm tâm lý tốt và không tốt............49
Bảng 3.22. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm đủ và thiếu kinh tế để điều trị..49
Bảng 3.23. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm có người nhà chăm sóc đầy đủ
và thiếu chăm sóc của người nhà.....................................................................50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tuổi với đối tượng nghiên cứu....................................34
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu.....................35
Biểu đồ 3.3. Giai đoạn bệnh của nhóm đối tượng nghiên cứu........................37
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên da, niêm mạc của nhóm
đối tượng nghiên cứu..................................................................41
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chức năng thận của
nhóm đối tượng nghiên cứu........................................................44
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm tuân thủ giáo dục sức khỏe của nhóm đối tượng nghiên
cứu...............................................................................................45
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm tuân thủ giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng của nhóm
đối tượng nghiên cứu..................................................................46
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm về tuân thủ điều trị của nhóm đối tượng nghiên cứu..48

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Hạch vùng và các vùng bạch mạch.............................................4

Hình 1.2:

Tỷ lệ mắc UTV trên 100.000 người ở các vùng trên Thế giới 2012.............................................................................................6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng trong những thập niên
gần đây. Trong đó, ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ
nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ ước tính năm 2005 có khoảng 212,930 trường
hợp mới mắc và 40,870 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, theo
thống kê giai đoạn 2001-2004, tỷ lệ mắc ung thư vú ở các tỉnh phía Bắc là
19,6/100.000 dân, đứng đầu trong các ung thư ở nữ ở phía Nam tỷ lệ này là
16,3/100.000 dân, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân gây
bệnh chưa được xác định nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ được biết đến. Trong
gia đình có mẹ, chị em gái mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng thì có
nguy cơ mắc bệnh UTV cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. [11]
Ung thư vú là bệnh có tiên lượng tốt đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Điều trị ung thư
vú là điển hình của sự phối hợp đa phương thức phẫu thuật, tia xạ và điều trị toàn
thân bằng hoá chất, nội tiết, kháng thể đơn dòng [ 8].
Hóa trị liệu là phương pháp dùng thuốc để điều trị bệnh ung thư. Những
thuốc này thường được gọi là thuốc hóa chất. Thuốc khi vào cơ thể sẽ tiêu
diệt các tế bào ung thư hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng. [5]
Hóa trị liệu trong ung thư vú giai đoạn sớm có vai trò điều trị bổ trợ sau
phẫu thuật, trong ung thư vú giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng có vai trò tân
bổ trợ trước phẫu thuật, hoặc hạn chế sự tiến triển của bệnh kéo dài thời gian
sống thêm trong ung thư vú giai đoạn tái phát, di căn. Những tác dụng phụ

của hóa chất bao gồm: rụng tóc, đỏ da buồn nôn và nôn, chán ăn mệt mỏi toàn
thân. Nôn và buồn nôn là một trong những tác dụng không mong muốn
thường gặp khi điều trị hóa chất. Theo mạng lưới ung thư Hoa Kỳ (NCCN) tỷ
lệ nôn và buồn nôn khi điều trị hóa chất là 70 – 80%[24].
Để hạn chế tác dụng phụ này các bác sỹ nội khoa ung thư thường dùng
các thuốc chống dị ứng, chống nôn, nâng cao thể trạng trong quá trình điều
trị. Để có sức khỏe điều trị hóa chất, người bệnh nên được chăm sóc tăng
1


cường dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ và hợp lý trong quá trình truyền và uống
thuốc.[14]
Tại Bệnh viện K đã có những tiến bộ không ngừng trong chẩn đoán, điều
trị đã giúp cải thiện hiệu quả điều trị, tăng tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú giai
đoạn sớm được chữa khỏi, kéo dài thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân. Song song với sự tiến bộ của các phương pháp chẩn
đoán và điều trị, sự chăm sóc các bệnh nhân Ung thư vú trong quá trình hóa
trị liệu góp phần không nhỏ vào thành công trong điều trị ung thư vú, chưa có
đề tài nào đề cập đến vắn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Chăm
sóc bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất và các yếu tố liên quan tại khoa
Điều trị A Bệnh viện K năm 2019 ” với 2 mục tiêu:
1- Đặc điểm người bệnh ung thư vú điều trị hóa chất.
2- Các yếu tố lên quan đến chăm sóc người bệnh ung thư vú truyền hóa
chất.

2


3



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu tuyến vú
1.1.1 Cấu trúc tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành
Tuyến vú nữ giới khi phát triển nằm trong tổ chức mỡ và tổ chức liên
kết trên cơ ngực lớn trải từ xương sườn III đến xương sườn VII. Ở phía trước
từ bờ xương ức tới đường nách giữa, kích thước 10-12 cm, dày 5-7 cm. Kích
thước tuyến vú thay đổi theo từng người từng chủng tộc, chưa có một thống
kê chính thức nhưng đa số phụ nữ châu Á trong đó có phụ nữ Việt Nam kích
thước tuyến vú bé hơn nhiều so với phụ nữ Châu Âu. Vì vậy trong phẫu thuật
bảo tồn để đảm bảo tính thẩm mỹ ngoài kích thước u người ta còn phải chú ý
nhiều đến thể tích u/thể tích vú. Nhiều trường hợp kích thước u không lớn
nhưng cũng không thể bảo tồn vú được.
Mặt sau tuyến vú có lớp mỡ làm nó trượt dễ dàng trên bề mặt của cân
cơ ngực lớn, phía trước tuyến vú có cân xơ ngay sát dưới da gọi là dây chằng
Cooper. Tuyến vú bao gồm 15-20 thùy tạo thành, các thùy ngăn cách với nhau
bởi các vách liên kết, mỗi thùy chia ra thành nhiều tiểu thùy được tạo nên từ
nhiều nang tuyến đứng thành đám hoặc riêng rẽ [2], [7].
Do đặc điểm cấu trúc như một hình hộp các tế bào ung thư vú có thể
xâm lấn ra trước (cân, da), sau (cơ ngực), trên, dưới, trong, ngoài vì vậy trong
phẫu thuật bảo tồn việc đánh giá diện cắt gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Mạch máu nuôi dưỡng và thần kinh
- Động mạch: nuôi dưỡng vú gồm 2 nguồn chính
+ Động mạch vú ngoài hay động mạch ngực dưới: tách từ động mạch
nách, nuôi mặt ngoài của vú và cho các nhánh nối với động mạch vú trong.

4



Hình 1.1. Hạch vùng và các vùng bạch mạch
(Nguồn Atlas of Brest surgery [Error: Reference source not found])
A: cơ ngực lớn, B: hạch chặng I, C: hạch chặng II, D: hạch chặng III,
E: hạch thượng đòn, F: hạch vú trong.
+ Động mạch vú trong: tách từ động mạch dưới đòn, nuôi dưỡng phần
còn lại của vú.
- Tĩnh mạch: thường đi kèm động mạch đổ vào tĩnh mạch nách, tĩnh
mạch vú trong và tĩnh mạch dưới đòn [2], [18].
- Thần kinh: nhánh của thần kinh bì cánh tay trong của đám rối cổ nông
chi phối phần nửa ngoài của vú. Các nhánh nhỏ từ thần kinh liên sườn II, III,
IV, V, VI chi phối nửa trong của vú [17].
1.1.3. Hạch vùng và các đường bạch mạch
Đường bạch mạch nách đổ vào 3 loại hạch gồm hạch nách, hạch vú
trong, hạch trên đòn.
- Hạch nách (cùng bên) gồm các hạch trong cơ ngực và các hạch chạy
theo tĩnh mạch nách, chia làm các tầng hạch như sau:
+ Tầng I (tầng nách thấp) gồm: các hạch nằm bên cạnh bó cơ của cơ
ngực bé.
+ Tầng II (tầng nách giữa) gồm: các hạch nằm bên trên bó giữa và bó
bên của cơ ngực bé, hạch nằm trong cơ ngực (Rotter).

5


+ Tầng III (tầng đỉnh nách) gồm: các hạch nằm bên trên bó cơ ngực bé
bao gồm cả hạch hạ đòn và hạch đỉnh hố nách. Nhận bạch huyết trực tiếp
hoặc gián tiếp từ tất cả các nhóm hạch khác nhau của nách.
- Nhóm hạch vú trong (cùng bên): gồm 6-8 hạch nằm dọc động mạch
vú trong tương ứng với các khoang liên sườn 1, 2, 3. Thu nhận bạch huyết từ
nửa trong và quầng vú, các ung thư ở trung tâm và các vị trí ở trong thường di

căn hạch vú trong hơn các vị trí khác.
- Tỷ lệ hạch nách di căn thường cao hơn tỷ lệ hạch vú trong di căn. Số
lượng hạch di căn quan hệ chặt chẽ với thời gian sống thêm của bệnh nhân.
Trong phẫu thuật chuẩn phải vét hết hạch nách nhóm I, II và kiểm tra hạch
nhóm III.
1.2. Dịch tễ học và những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú
1.2.1. Tình hình mắc ung thư vú trên thế giới và Việt Nam
Ung thư vú (UTV) không những là bệnh ung thư hay gặp nhất mà còn là
nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới.
Nguy cơ mắc UTV theo suốt cuộc đời người phụ nữ. Theo GLOBOCAN
2012, ung thư vú là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ với khoảng 1.7 triệu ca mới
mắc (25% tất cả các ung thư). Bệnh có xu hướng tăng ở cả các nước phát triển
và đang phát triển với trung bình khoảng 883.000 ca mới mắc ở mỗi quốc gia
[22]. Tỉ lệ mới mắc dao động từ 27/100.000 các phụ nữ phía Trung Phi và
Đông Á tới 96/100.000 ở phụ nữ phía Tây Châu Âu. Ở Việt Nam, theo số liệu
của chương trình mục tiêu phòng chống ung thư cho thấy năm 2010 nước ta
có 12.533 trường hợp mới mắc UTV với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là
29,9/100.000 dân [7].
Tỷ lệ tử vong thay đổi nhiều, từ 1-5/100.000 dân tại Nhật Bản, Mexico,
Venezuela đến 25-35/100.000 dân tại Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Canada
[12]. Tỷ lệ mắc tăng nhưng tỷ lệ tử vong vẫn giữ được ở mức độ ổn định nhờ
nhận thức của người bệnh và các tiến bộ trong sàng lọc cũng như sự phát triển
trong điều trị đặc biệt là điều trị hệ thống [13]. Tuy nhiên, ung thư vú vẫn
6


đứng thứ 5 trong các nguyên nhân tử vong chung, và đứng hàng đầu trong các
nguyên nhân tử vong do ung thư ở phụ nữ tại cả các nước phát triển và các
nước đang phát triển.


Hình 1.2: Tỷ lệ mắc UTV trên 100.000 người ở các vùng
trên Thế giới - 2012 [24]
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ
Mặc dù bệnh căn của UTV chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố
làm tăng nguy cơ phát triển UTV. Jardines L và CS cho rằng các yếu tố nguy
cơ gồm: đột biến gen, di truyền, nội tiết, môi trường và chế độ ăn. Tuy nhiên
khoảng 75% bệnh nhân bị UTV không hề có các yếu tố nguy cơ.
+ Yếu tố gia đình: những người có tiền sử gia đình như: mẹ, chị em gái, con
gái bị UTV thì có nguy cơ bị UTV cao gấp hai đến ba lần so với người bình
thường [19].
+ Yếu tố nội tiết: estrogen thúc đẩy sự phát triển và hoạt động tăng sinh
của hệ thống ống tuyến vú, làm tăng nguy cơ UTV do việc kích thích sinh các
tế bào chưa biệt hóa. Nồng độ estrogen nội sinh ở những phụ nữ bị UTV cao
hơn so với những người không bị ung thư. Việc sử dụng hormon ngoại sinh
như thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ mắc UTV [20].
7


+ Tiền sử kinh nguyệt: tuổi có kinh, tuổi mãn kinh và tiền sử mang thai
là yếu tố liên quan chặt chẽ với UTV.
+ Tuổi: nguy cơ mắc UTV tăng lên theo tuổi. Hiếm gặp bệnh nhân
UTV ở tuổi 20 - 30. Tỷ lệ mắc UTV cao ở độ tuổi 45 - 49 [9]. Tỷ lệ mắc của
nhóm dưới 20 tuổi là 0,1/100.000 phụ nữ; và tăng lên 1,4 cho nhóm 20-24
tuổi; 8,1 cho nhóm 25-29 và 24,8 cho nhóm 30-34 [22], [21]. Tại Việt
Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Nhật Tân bệnh thường gặp nhất ở tuổi
41-60 chiếm 68,9%, và dưới 40 tuổi chỉ chiếm 13,8% [15].
+ Chế độ dinh dưỡng: liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với UTV, đặc
biệt là chất béo, rượu cũng được coi làm tăng nguy cơ UTV. Ngược lại, chế
độ ăn nhiều dầu oliu, ngũ cốc và hoa quả có thể ngăn chặn nguy cơ này
[22], [9].

+ Các yếu tố môi trường: khi tiếp xúc với những bức xạ ion hóa làm tăng
nguy cơ phát triển UTV [22].
1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của UTV
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của UTV rất đa dạng.
- Khối u ở vú và vị trí: khoảng 90% triệu chứng đầu tiên của bệnh UTV
là có khối u. UTV mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn. Thường chỉ thấy
có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới
không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm khi u chưa xâm lấn lan rộng thì di động dễ
dàng. Giai đoạn cuối u đã xâm lấn lan rộng ra xung quanh vào thành ngực thì
di động hạn chế hoặc không di động. Vị trí khối u thường ở 1/4 trên ngoài
chiếm 40,9%.
- Thay đổi da trên vị trí khối u: thường gặp nhất là dính da, co rút da.
Dính da ở thời kỳ đầu rất khó phát hiện, thường chỉ bác sỹ có kinh nghiệm
mới phát hiện được. Dính da là một đặc điểm lâm sàng quan trọng để chẩn
đoán UTV. UTV có thể làm cho da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng tại
8


chỗ, có thể có phù da, sần da như vỏ cam (gọi là sần da cam), có khi nóng đỏ
toàn bộ vú ở UTV thể viêm.
- Thay đổi hình dạng núm vú: khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung
quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú. Một số
trường hợp UTV (Paget núm vú) gây loét núm vú, lúc đầu thường chẩn đoán
nhầm là chàm.
- Chảy dịch đầu vú: UTV đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Một số trường
hợp bệnh nhân đến bệnh viện vì do lý chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có thể là
dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu. Làm xét nghiệm tế
bào dịch đầu vú, chụp ống tuyến vú có bơm thuốc cản quang, nội soi ống
tuyến sữa, lấy tổ chức gây chảy dịch làm giải phẫu bệnh là phương pháp chủ

yếu để chẩn đoán chính xác. Nhưng rất may trong số BN có chảy dịch đầu vú
thì chỉ có 5% là bệnh UTV còn lại là các bệnh lành tính tuyến vú gây ra, và
trong số bệnh nhân bị UTV thì có 2,6% là có chảy dịch đầu vú kèm theo khối
u vú.
- Hạch nách sưng to: giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát
hiện trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính với
nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế. Tổ chức UT di căn tới
hạch nách phá vỡ vỏ hạch, xâm lấn ra ngoài da, gây vỡ loét da vùng nách. Đôi
khi hạch nách sưng to là triệu chứng đầu tiên phát hiện UTV.
- Đau vùng vú: UTV giai đoạn đầu thường không gây đau, đôi khi có thể
bị đau vùng vú, nhấm nhứt không thường xuyên.
- Biểu hiện UTV giai đoạn cuối: UTV giai đoạn cuối tại chỗ có thể xâm
lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành
ngực gây đau nhiều, di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương, não, phổi,
gan gây gày sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt....[11]
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của UTV
- Chụp X- quang vú (mammography): giúp xác định tổn thương tiềm
ẩn mà khám lâm sàng không thấy được. Cho phép chẩn đoán xác định.
9


Hình ảnh điển hình là tổn thương co kéo tổ chức xung quanh, bờ không
đều, tổn thương hình sao, có lắng đọng canci hoặc vi lắng đọng canci trong
ung thư thể ống tại chỗ.
- Chụp X-quang tuyến sữa (galactographie): được sử dụng trong trường
hợp chảy dịch đầu vú mà lâm sàng không phát hiện ra khối u.
- Siêu âm tuyến vú: có giá trị chủ yếu để phân biệt tổn thương là nang
với những tổn thương đặc của vú.
- Chẩn đoán tế bào học: tế bào học được làm từ những tổn thương loét ở
vú hay tiết dịch ở núm vú, khối u hay mảng cứng ở vú. Phương pháp chọc rút

bằng kim nhỏ trong chẩn đoán UTV là phương pháp đơn giản, chính xác, thời
gian nhanh, chi phí thấp và an toàn cho người bệnh. Đây là xét nghiệm bắt
buộc cho toàn bộ bệnh nhân UTV trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Sinh thiết kim (core biopsy): để chẩn đoán mô bệnh học, giúp xác
định hình ảnh mô bệnh học của tổn thương, tránh được việc lấy mẫu không
đảm bảo.
- Sinh thiết định vị: sử dụng nguyên tắc song song để xác định vị trí tổn
thương của tuyến vú trong không gian 3 chiều thông qua các phim chụp từ
nhiều phía khác nhau, hoặc dưới hướng dẫn của siêu âm.
- Sinh thiết tức thì: cố định bệnh phẩm bằng đông lạnh tổ chức sau đó cắt
mỏng bằng máy, nhuộm và đọc kết quả trong vòng vài chục phút.
- Sinh thiết mở: vẫn được coi là “tiêu chuẩn vàng” để khẳng định UTV.
- Các xét nghiệm đánh giá toàn thân:
+ Chụp phổi: phát hiện tổn thương, di căn ở phổi.
+ Siêu âm gan: tìm tổn thương ở gan.
+ Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ vú cung cấp thông tin có giá
trị mà phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác khó có được.
+ Chất chỉ điểm khối u CA 15.3: có giá trị theo dõi và tiên lượng
+ Các xét nghiệm khác: để đánh giá toàn trạng bệnh nhân và khả năng
chịu đựng các phương pháp điều trị.[11]
10


1.4. Chẩn đoán ung thư vú
1.4.1. Chẩn đoán xác định
- Chẩn đoán xác định UTV nhất thiết phải có sự khẳng định bằng giải
phẫu bệnh học.
- Trên thực tế lâm sàng, UTV thường được chẩn đoán dựa vào 3 phương
pháp: khám lâm sàng, tế bào học và chụp X-quang vú, nếu một trong ba yếu
tố này có kết quả nghi ngờ thì bệnh nhân sẽ được tiến hành làm sinh thiết tức

thì để chẩn đoán xác định.
- Ngoài ba phương pháp thông dụng trên, một số các phương pháp khác
như sinh thiết kim, sinh thiết mở, sinh thiết 48 giờ được áp dụng tuỳ theo từng
trường hợp. Phương pháp sinh thiết ngoài ý nghĩa để chẩn đoán xác định còn
có giá trị để đánh giá trình trạng ER (estrogen receptor), PR (progesterone
receptor) và HER2 (thụ thể yếu tố phát triển biểu mô) nhằm định hướng cho
phương pháp điều trị nội tiết, hoá chất và để tiên lượng bệnh.[11]
1.4.2 Nhóm Giai đoạn
Cập nhật lại theo cuốn sổ tay hóa chất điều trị ung thư năm 2018 hoặc
theo NCCN v8.
Giai đoạn 0:

Tis

N0

M0

Giai đoạn I:

T1

N0

M0

Giai đoạn IIA:

T0,1 N1


M0; T2

N0

M0

Giai đoạn IIB:

T2

N1

M0; T3

N0

M0

Giai đoạn IIIA:

T0,1,2 N2

M0; T3

N1,2 M0

Giai đoạn IIIB:

T4


Giai đoạn IIIC:

mọi T N3

N0,1,2 M0
M0 [3]

1.5. Điều trị ung thư vú.
Cập nhật lại theo cuốn sổ tay hóa chất điều trị ung thư năm 2018 hoặc
theo NCCN v8.
Có thể nói điều trị UTV là sự phối hợp điển hình giữa các phương
pháp điều trị toàn thân và tại chỗ. Ba phương pháp được áp dụng trong điều
11


trị ung thư vú là phẫu thuật, tia xạ và điều trị hệ thống (hoá chất, nội tiết, điều
trị đích)
Trên thực tế lâm sàng, lựa chọn phương pháp điều trị căn cứ vào nhiều
yếu tố bao gồm giai đoạn bệnh, thể mô học, ĐMH (độ mô học), tình trạng ER,
PR, HER2, tuổi và một số yếu tố khác. Giai đoạn bệnh là yếu tố chính quyết
định việc lựa chọn phương pháp điều trị.[11]
1.5.1 Một số phác đồ điều trị ung thư vú.
1.5.1.1AC

Doxorubicin

60mg/m2

TM


ngày 1

Cyclophosphamide

600mg/m2

TM

ngày 1

Chu kỳ 21 ngày.
1.5.1.2 FAC
5 – Fluorouracil

500mg/m2

TM

ngày 1

Doxorubicin

50mg/m2

TM

ngày 1

Cyclophosphamide


500mg/m2

TM

ngày 1

Cyclophosphamide

100mg/m2

Uống

ngày 1 -14

Methotrexate

40mg/m2

TM

ngày 1,8

5 – Fluorouracil

600mg/m2

TM

ngày 1,8


Cyclophosphamide

100mg/m2

Uống

ngày 1-14

Methotrexate

30mg/m2

TM

ngày 1,8

5 – Fluorouracil

400mg/m2

TM

ngày 1,8

Chu kỳ 21 ngày.
1.5.1.3. CMF
Dưới 60 tuổi

Chu kỳ 28 ngày
Trên 60 tuổi


Chu kỳ 28 ngày
1.5.1.4 Docetaxel đơn thuần
Docetaxel

100mg/m2
12

TM

hơn 1 giờ, 1 ngày.


Chu kỳ 21 ngày.
1.5.1.5 TA
Doxorubicin

50mg/m2

TM

ngày 1

Docetaxel

75mg/m2

TM

ngày 1


Doxorubicin

50mg/m2

TM

ngày 1 sau đó

Docetaxel

75mg/m2

TM

ngày 1

Cyclophosphamide

500mg/m2

TM

ngày 1

Chu kỳ 21 ngày
1.5.1.6. TAC

Chu kỳ 21 ngày
Dùng kháng sinh dự phòng bằng ciprofoloxacin

1.5.1.7 Paclitaxel đơn thuần
Paclitaxel

175mg/m2

TM trong 3 giờ, ngày 1

Nhắc lại mỗi đợt sau 21 ngày.[9]
1.5.2.Tác dụng phụ của thuốc hóa chất
Trước khi bước vào điều trị, hầu hết người bệnh và gia đình đều quan
tâm và lo lắng đến tác dụng phụ của thuốc. Nhưng không phải người bệnh nào
điều trị đều có tác dụng phụ giống nhau, mức độ biểu hiện cũng khác nhau
tùy thuộc vào từng phác đồ, liều lượng và cũng tùy thuộc vào từng cơ thể
người bệnh. Ngày nay y học phát triển, có rất nhiều phác đồ để có thể giúp
người bệnh hạn chế và vượt qua được các tác dụng phụ đó.
Một số tác dụng phụ hay găp:
- Hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay.
- Rối loạn triệu chứng cơ năng: Sốt, mệt mỏi.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, đi ngoài phân sống, phân lỏng,
đau bụng, khó tiêu, chán ăn, chảy máu tiêu hóa.
- Tai mũi họng, mắt: chảy nước mắt, khô mắt, giảm thính giác tạm thời,
giảm thính lực tạm thời, khô họng.
- Hệ tiết niệu: đi tiểu buốt rắt, đau thắt lưng hông, chảy máu tiết niệu.
13


×