Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

THỰC TRẠNG môi TRƯỜNG LAO ĐỘNG và sức KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY MAY UNICO GLOBAL YB yên bái năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN TRỌNG PHÚC

THùC TR¹NG M¤I TR¦êNG LAO §éNG
Vµ SøC KHáE NG¦êI LAO §éNG C¤NG TY MAY
UNICO GLOBAL YB Y£N B¸I N¡M 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN TRỌNG PHÚC

THùC TR¹NG M¤I TR¦êNG LAO §éNG
Vµ SøC KHáE NG¦êI LAO §éNG C¤NG TY MAY
UNICO GLOBAL YB Y£N B¸I N¡M 2018

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã Số: 60720163



LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Thị Thanh Xuân

HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN


Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban
Lãnh đạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản lý đào tạo
sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo sau đại học của Viện Y
học dự phòng và Y tế công cộng cũng như toàn thể Quý Thầy Cô đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng tại trường.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn
tới PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, đóng góp
những ý kiến quý báu và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện cuốn luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đang công tác tại bộ môn
Dịch tễ đã tận tình chỉ bảo và truyền thụ các kiến thức quan trọng, giúp em có thêm
kỹ năng tốt hơn trong công việc và quá trình nghiên cứu khoa học sau này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp đang
công tác tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ em hoàn thành cuốn luận văn.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp CH26- Y
học dự phòng đã là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần, giúp em vượt qua những khó
khăn để hoàn thành chặng đường học tập cũng như hoàn thiện cuốn luận văn thạc
sĩ này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018

Học viên

Trần Trọng Phúc
LỜI CAM ĐOAN


Kính gửi:
-

Phòng Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.
Phòng Đào tạo sau đại học Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tên em là Trần Trọng Phúc - Học viên lớp cao học Y học dự phòng khoá 26-

Trường Đại học Y Hà Nội.
Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thực, kết quả trung thực,
chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Học viên

Trần Tọng Phúc


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ATVSLĐ
BHLĐ
BNN

BPB
BYT
CN
CNHH
CSSK
KHKT
MTLĐ
NC
NLĐ
RHM
TCCP

An toàn vệ sinh lao động
Bảo hộ lao động
Bệnh nghề nghiệp
Bụi phổi bông
Bộ Y tế
Công nhân
Chức năng hô hấp
Chăm sóc sức khỏe
Khoa học kỹ thuật
Môi trường lao động
Nghiên cứu
Người lao động
Răng hàm mặt
Tiêu chuẩn cho phép

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................11

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3


TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Một số khái niệm về môi trường, điều kiện lao động và sức khỏe trong lao động..................3
1.2. Môi trường, điều kiện lao động và sức khỏe, bệnh tật ở công nhân ngành may công nghiệp5

1.2.1. Đặc điểm môi trường và điều kiện lao động ngành công nghiệp may....5
1.2.2. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động ngành may công nghiệp
...........................................................................................................7
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật người lao động trong may công nghiệp..........11
1.4. Thông tin khái quát về đặc điểm công nghiệp may tại tỉnh Yên Bái........................................13

Chương 2........................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................................16

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................................17
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu....................................................................................17

2.4.1. Mẫu cho nghiên cứu sức khỏe người lao động:..................................17
2.4.2. Mẫu cho nghiên cứu môi trường lao động:.........................................18
2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu....................................................................................19

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................19
2.5.2. Xử lý số liệu......................................................................................21

2.6. Nội dung và các nhóm chỉ số nghiên cứu.................................................................................21
2.7. Phương pháp khống chế sai số.................................................................................................23

2.7.1. Tổ chức thực hiện..............................................................................23
2.7.2. Đội ngũ điều tra nghiên cứu...............................................................23
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................................................23

Chương 3:.......................................................................................................25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................25
3.1. Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe người lao động...............................................25


3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:.........................................28
3.1.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân may..............................31
3.2. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động...........................................................33

Chương 4........................................................................................................38
BÀN LUẬN....................................................................................................38
4.1. Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe người lao động...............................................38

4.1.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:.........................................40
4.1.3. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân may..............................41
4.2. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động...........................................................44

.........................................................................................................................48
KẾT LUẬN....................................................................................................49
1.Thực trạng môi trường làm việc...............................................................49
Các đo đạc cho thấy môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu đều đạt
các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn và bụi....................49
Theo nhận định của người lao động, có 3,7% cho rằng môi trường làm việc

của họ rất ồn; 11,1% cho rằng môi trường có nhiều bụi và 44,6% cho biết
có các yếu tố nguy hại sức khỏe....................................................................49
2.Tình trạng sức khỏe và một số yếu tố ảnh hưởng...................................49
2.1.Tình trạng sức khỏe.................................................................................49
Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa là nhiều nhất (14,6%) ;
tiếp đến các bệnh đường hô hấp (12%); bệnh huyết áp thấp (7,7%); tai mũi
họng (6,9%),… Nhóm mắc các bệnh liên quan đến tâm thần, vận động, nội
tiết…chiếm những tỷ lệ rất thấp..................................................................49
Tình trạng sức khỏe của họ được đánh giá chủ yếu ở mức II với 46%; 28%
đạt mức III. Tỷ lệ có sức khỏe mức I và 4 lần lượt là 12,6% và 11,4%. Tỷ lệ
sức khỏe loại V chỉ chiếm 2%.......................................................................49
Sau giờ làm việc, công nhân chủ yêu gặp các triệu chứng như mệt mỏi
(15,7%), đau đầu (10%), mấy ngủ (5,7%), dễ cáu, căng thằng (5,4%). Ngoài


ra có thể có các triệu chứng như chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mồ hô tay,
dạ dày, ù tai…................................................................................................49
2.2.Một số yếu tố ảnh hưởng.........................................................................49
Nam giới có tỷ lệ có sức khỏe tốt cao hơn nữ giới (63,4% và 57,9%).......49
Tỷ lệ có sức khỏe tốt ở cả 3 nhóm tuổi là tương đương, lần lượt trong nhóm
dưới 20 tuổi, từ 20 tới 29 tuổi và từ 30 tuổi trở lên lần lượt là 58,8%; 57,2%
và 60,8%.........................................................................................................49
Những người có tuổi nghề từ 3 năm trở lên có sức khỏe kém nhất với tỷ lệ
sức khỏe tốt là 30,8%; nhóm có tuổi nghề 1 – 3 năm có sức khỏe tốt nhất với
64% có sức khỏe loại tốt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.. .49
Tỷ lệ có sức khỏe tốt trong công nhân ở khu vực chuyền may cao hơn so với
2 khu vực còn lại (60,4% so với 54%).........................................................50
Những người được khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ có sức khỏe tốt là
59,3%; cao hơn so với những công nhân không được khám sức khỏe định
kỳ với tỷ lệ chỉ 47,1%....................................................................................50

Tỷ lệ công nhân có sức khỏe tốt lần lượt ở các nhóm báo cáo không có yếu
tố nguy hại, có 1 yếu tố và có từ 2 yếu tố lần lượt là 53,6%; 64,4% và
71,4%..............................................................................................................50
Tỷ lệ sức khỏe tốt thấp hơn ở nhóm công nhân nhận định môi trường làm
việc ồn và bụi nhiều hơn...............................................................................50
Những người không được khám sức khỏe định kỳ có tình trạng sức khỏe
kém hơn nhóm còn lại...................................................................................50
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................51
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.................................51
Chú ý cải thiện vả giữ các chỉ tiêu về vi khí hậu, vệ sinh môi trường lao
động ở mức cho phép, không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao
động.................................................................................................................51


Có chế độ làm việc hợp lý, thời gian nghỉ ngơi phù hợp và các chính sách
cải thiện về tinh thần trong thời gian làm việc...........................................51
Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe sức khỏe bằng cách khám sức khỏe định kỳ,
tư thế làm việc tốt; chế độ nghỉ ngơi hợp lý................................................51
Biết cách tự nhận thức, đánh giá điều kiện làm việc để phản ánh khi có
những yếu tố nguy hại, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.........................51
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đảm bảo môi trường lao động tại các cơ
sở đạt tiêu chuẩn............................................................................................51
Quản lý, giám sát đảo bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách, đặc biệt
chế độ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của các cơ sở sử dụng lao
động đầy đủ....................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Kết quả đo cường độ chiếu sáng.................................................25
Bảng 3.2: Kết quả đo cường độ tiếng ồn.....................................................25
Bảng 3.3: Mức độ ồn trong không khí theo đánh giá của công nhân.......26
Chỉ có khoảng hơn ¼ số công nhân đánh giá mức ồn tại nơi làm việc ở mức
thấp, tỷ lệ cho rằng độ ồn trung bình chiếm 69,7% và vẫn có 3,7% số người
cho rằng môi trường làm việc của họ rất ồn...............................................26
Bảng 3.4: Kết quả đo nồng độ bụi................................................................26
Bảng 3.5: Mức độ bụi trong không khí theo đánh giá của công nhân......27
Bảng 3.6: Số vật nguy hại có trong môi trường làm việc theo đánh giá của
công nhân.......................................................................................................27
Bảng 3.7: Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu............................28
Bảng 3.11: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu............................29
Bảng 3.12: Đặc điểm vị trí làm việc của đối tượng nghiên cứu.................29
Bảng 3.13: Cơ cấu bệnh tật ở công nhân may theo công việc...................31
Bảng 3.14: Triệu chứng gặp phải sau giờ làm việc ở công nhân may theo
công việc.........................................................................................................31
.........................................................................................................................32
Biểu đồ: Tình trạng sức khỏe.......................................................................33
Bảng 3.15: Phân loại sức khỏe theo giới......................................................33
Bảng 3.16: Liên quan giữa sức khoẻ người lao động và tuổi.....................33
Bảng 3.17: Liên quan giữa sức khoẻ người lao động và tuổi nghề............34
Bảng 3.18: Phân loại sức khỏe công nhân theo vị trí lao động..................34
Bảng 3.19: Liên quan giữa sức khỏe người lao động và tư thế lao động..35
Bảng 3.20: Liên quan giữa sức khỏe và việc khám sức khỏe định kì.......35
Bảng 3.21: Liên quan giữa sức khỏe và yếu tố nguy hại trong môi trường


làm việc...........................................................................................................35
Bảng 3.22: Liên quan giữa sức khỏe và mức độ bui...................................36

Bảng 3.23: Liên quan giữa sức khỏe và mức độ ồn....................................36
Bảng 3.24: Liên quan giữa sức khỏe và tình trạng được cấp bảo hộ lao động
.........................................................................................................................37
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh chuyền may tại công ty may UNICO Global YB....................................................15


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành may chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi vừa góp phần tăng thu ngân
sách vừa giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trong xã hội.
Chính vì vậy trong nhưng năm gần đây ngành công nghiệp dệt may được Đảng và nhà
nước ta đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Song, cũng như
nhiều nước đang phát triển, do đặc điểm ngành nghề, công việc đặc thù của ngành
may ở n ư ớ c t a là sử dụng lao động nữ,chiếm khoảng 80- 90% lực lượng sản xuất,
dây chuyền công nghệ giản đơn, bán thủ công với mức độ lao động tuy không quá
nặng nhọc nhưng gò bó, đòi hỏi nhịp độ công việc nhanh, thời gian làm việc trung
bình thường là trên 8 giờ/ ngày, môi trường lao động thường phát sinh nhiều bụi kết
hợp với yếu tố vi khí hậu bất lợi...v.v. Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng
đến sức khỏe người lao động. Nếu phơi nhiễm lâu dài, người lao động dễ mắc
các bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp.
Môi trường lao động và sức khỏe người lao động ngành dệt may có những
đặc thù riêng so với các ngành công nghiệp khác. Nhìn chung điều kiện lao động
ngành dệt may còn nhiều bất cập, các tồn tại về môi trường và điều kiện lao động là
khó cải thiện như vi khí hậu không thuận lợi, ô nhiễm bụi. Các tác giả cũng đã chỉ
ra rằng có sự gia tăng tỷ lệ một số bệnh ở người lao động dệt may có liên quan đến
các yếu tố nghề nghiệp phát sinh trong quá trình lao động sản xuất .
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong những năm gần đây ngành công nghiệp may

cũng bắt đầu được hình thành và phát triển với quy mô lớn và có sự liên doanh với
nước ngoài. Hiện tại, có 03 công ty đã và đang hoạt động sản xuất với tổng số trên
3.500 công nhân lao động, trong đó công nhân nữ là chủ yếu (chiếm 91%). Công ty
may UNICO Global YB tỉnh Yên Bái đi vào hoạt động chính thức vào năm 2015
với quy mô 6000 người lao động là công ty có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh
Yên Bái. Hiện tại công ty đang hoạt động sản xuất với tổng số 2000 người lao động.
Qua báo cáo kết quả hoạt động Y tế lao động hàng năm cho thấy công tác quản lý


2

vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người
lao động trong các công ty may đã được quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên
cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá khách quan thực trạng môi trường,
điều kiện lao động cũng như các yếu tố liên quan đến sức khỏe bệnh tật của người
lao động trong các công ty may trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chính vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe người lao
động công ty may Unico Global YB ở tỉnh Yên Bái năm 2018” với mục tiêu :
1. Mô tả thực trạng môi trường lao động và sức khỏe người lao động tại
công ty may Unico Global YB ở tỉnh Yên Bái năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khỏe của người lao động tại
công ty may Unico Global YB ở tỉnh Yên Bái năm 2018.
Từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm cải thiện điều kiện môi trường lao động và
nâng cao sức khỏe cho người lao động Công ty may Unico Global YB tỉnh Yên Bái
nói riêng và ngành dệt may nói chung.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về môi trường, điều kiện lao động và sức khỏe trong lao động
Theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 một số khái niệm về môi trường
và điều kiện lao động là:
Điều kiện lao động (ĐKLĐ) là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội,kinh tế,
kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ, phương tiện lao động và sự sắp xếp
bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối
quan hệ với người lao động (NLĐ) tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định
cho con người trong quá trình lao động.
Môi trường lao động (MTLĐ) là một thành tố của ĐKLĐ, là môi trường
trong đó diễn ra quá trình lao động bao gồm: các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học,
tâm lý xã hội, rủi ro nguy hiểm phát sinh bởi các yếu tố công nghệ, máy móc thiết
bị; nguyên, nhiên liệu; nhà xưởng; tổ chức sản xuất, điều kiện tự nhiên, khí hậu, yếu
tố kinh tế - xã hội...
Yếu tố có hại (YTCH) là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con
người trong quá trình lao động.
Yếu tố nguy hiểm (YTNH) là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc
gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
Bệnh nghề nghiệp (BNN) là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số
liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp
giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.



4

Bảo hộ lao động (BHLĐ) là thuật ngữ chỉ việc đảm bảo an toàn và vệ sinh
lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lai động, phòng chống tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động, là một chính sách kinh tế lớn
của Đảng và nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động BHLĐ bao gồm các hoạt động trên các mặt
pháp luật, tổ chức quản lý, khoa học kyc thuật, kinh tế - xã hội hướng đến việc đảm
bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, nhằm cải thiện điều kiện làm việc,
phòng chống TNLĐ và BNN cho người lao động. Do vậy có thể nói hoạt động
BHLĐ với các mục tiêu cơ bản nhằm đảm bảo sức khỏe, quyền lợi và sự an toàn
đối với người lao động cũng như các vấn đề có liên quan luôn là việc làm hết sức
cần thiết.
Phân loại sức khỏe: Hiện nay việc phân loại sức khỏe người lao động đã
được Bộ Y tế quy định tại Quyết định số 1613 năm 1997và Thông tư số
36/2011/TTLT-BYT-BQP. Nguyên tắc phân loại dựa trên các chỉ số thể lực và tất cả
các bệnh mà người lao động bị mắc được phát hiện. Theo các bảng phân loại này,
sức khỏe loại rất tốt và tốt là loại I và II; sức khỏe trung bình là loại III; sức khỏe
yếu kém là loại IV và V.
Phân nhóm bệnh tật: Trong nghiên cứu, các tác giả trong ngành thường xếp
nhóm các bệnh theo hệ thống cơ quan của cơ thể bị mắc bệnh để dễ cho việc đánh
giá mối liên quan đến lao động và môi trường....
Stress lao động: Stress được Hans Selye định nghĩa theo thuật ngữ chung là
một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ
môi trường. Stress nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và
khả năng lao động.Hiện nay, stress nghề nghiệp, đặc biệt là mối liên quan giữa
stress do tâm lý nghề nghiệp và sức khoẻ đang là vấn đề lớn. Theo một cuộc điều tra
ở châu Âu thì hơn 60% người lao động đã từng có trên 50% thời gian làm việc với
cường độ lớn, một trong những yếu tố gây stress nghề nghiệp.
Mệt mỏi trong lao động: Mệt mỏi là trạng thái mất cân bằng sinh lý tạm thời

của cơ thể, nó được coi như hiện tượng bắt đầu có những rối loạn các phản ứng sinh
lý, sinh hoá của cơ thể trong lao động song nếu được nghỉ ngơi sẽ trở lại bình


5

thường không để lại di chứng gì. Trạng thái mệt mỏi được biểu hiện bằng dấu hiệu
khó chịu, uể oải, chức năng sinh lý mất cân bằng, năng suất lao động giảm dễ xảy ra
tai nạn lao động.
1.2. Môi trường, điều kiện lao động và sức khỏe, bệnh tật ở công nhân ngành
may công nghiệp
1.2.1. Đặc điểm môi trường và điều kiện lao động ngành công nghiệp may.
Ngành công nghiệp dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm
của nhiều nước trên thế giới. Công nghệ dệt may đang có xu hướng chuyển dịch
sang các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển vì lợi thế về nguồn nhân
lực. Sự chuyển dịch của công nghệ dệt may sang các nước nghèo, đầu tư cơ sở hạ
tầng, máy lạc hậu sẽ là nguy cơ ô nhiễm môi trường, điều kiện lao động không đảm
bảo tại các nước nghèo gia tăng. Ngay tại nước Mỹ, một nước công nghiệp tiến bộ
vào loại bậc nhất thế giới, ô nhiễm bụi môi trường lao động và các điều kiện
kháccủa môi trường lao động cũng vẫn tồn tại nhiều vấn đề . Khi nghiên cứu về môi
trường lao động của công nhân dệt may tại các nước châu Á, nhiều tác giả cho rằng
vấn đề ô nhiễm bụi hỗn hợp hữu cơ, vô cơ và vi khí hậu bất lợi đang là vấn đề có
nguy cơ cao đối với sức khỏe . Cũng từ những nghiên cứu này đã ghi nhận môi
trường vi khí hậu bất lợi đang là rất phổ biến góp phần gây hậu quả xấu cho sức
khỏe người lao động. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều kiện lao động không
tốt, tư thế gò bó gặp trên 60% người lao động phải chịu đựng trong công nghệ may
mặc đang là nguy cơ cao đối với nhiều bệnh ở hệ thống cơ, xương, khớp của công
nhân.
Tại Việt Nam hiện nay, Công nghiệp dệt may đang được xem là ngành sản
xuất có tiềm lực phát triển khá mạnh. Ngành dệt may xuất hiện ở Việt Nam từ thời

thực dân Pháp đô hộ,đến nay ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có hơn 5000
doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 2,5 triệu lao động. Hàng dệt may của nước ta
đã chiếm lĩnh nhiều thị trường may mặc trên thế giới do nhiều ưu thế về nhân lực,
có sức tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau và kỹ thuật phù hợp. Trong
những năm gần đây công nghiệp dệt may Việt Nam luôn được, đầu tư, mở rộng sản


6

xuất và đổi mới thiết bị, dây truyền công nghệ nhưng chủ yếu vẫn là gia công, sản
phẩm hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầutiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng.
Trong quá trình hội nhập, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như
các ngành công nghiệp khác, công nghiệp dệt may phát triển đi đôi với số người
phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của nghềnày ngày càng gia tăng. Chính vì vậy
người lao động dệt may đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc về môi trường
và điều kiện lao động. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, các nguy cơ
không đảm bảo an toàn, nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong ngành công
nghiệp dệt may ở nước ta còn khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng nguyên
nhân của các vấn đề về sức khỏe là do nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng các công nghệ
sản xuất lạc hậu dẫn đến ô nhiễm môi trường và điều kiện làm việc của người lao động
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Các tác giả Chen Tai Chi (2012), Đào Phú
Cường (2008) và Nguyễn Đình Dũng (2003) cũng đã chỉ ra ô nhiễm môi trường lao
động đã ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy hiểm đối với người lao động .
Mặc dù lao động may mặc không quá nặng nhọc, nhưng do đặc thù điều kiện
lao động nên trong quá trình sản xuất, người lao động ngành dệt may thường
phảichịu tácđộng c ủ a nhiềuyếutốđộchạinhư: tiếng ồn, bụi và thời gian lao động kéo
dài, căng thẳnggòbó, thao tác kỹ thuật đơn điệu dễ dẫn đến rối loạn tâm sinh lý mệt
mỏi, stress nghề nghiệp... nếu chịu tác động lâu dài sẽ gây lên các bệnh nghề nghiệp
và các bệnh lý có liên quan đến nghề nghiệp. Các yếu tố độc hại do công nghệ dệt
maycó thể tác động lên cơ thể con người thông qua sự tiếp xúc theo nhiều con

đường như hô hấp, niêm mạc.., tùy thuộc vào đặc thù từng công nghệ dây truyền
sản xuất, vị trí lao động mà khả năng và mức độ phơi nhiễm bệnh khác nhau. Theo
báo cáo của Cục quản lý Môi trường y tế, do môi trường ô nhiễm bụi nên các bệnh
phổ biến ở người lao động dệt may là các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Theo tác giả Phạm Văn Dịu (2006), “Tìm hiểu môi trường lao động và sức
khỏe công nhân ở hai doanh nghiệp may tại thành phố Thái Bình”, cho thấy tốc độ
gió < 1,5m/s, độ ẩm không khí < 80%, nồng độ bụi dao động từ 0,2 – 0,8mg/m 3
không khí . Tại kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao


7

động năm 2003 cho thấy: điều kiện chiếu sáng tại một số xưởng sản xuất của một số
cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc công ty May Hữu Nghị, May Việt Tiến, May Sài
Gòn, Nhà Bè... thì ánh sáng đều có độ rọi thấp, chỉ đạt 200 đến 280 lux. Nguyễn Thị
Bích Liên (2003) , khi nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe công nhân
Công ty Dệt 8/3 đã cho kết quả: tại một số khu vực sản xuất yếu tố vi khí hậu không
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép như: nhiệt độ cao tại nơi làm việc cao hơn
ngoài trời từ 2 – 5 0C và trong những ngày nắng nóng nhiệt độ có lúc lên tới 37 –
400C, tốc độ gió tại hầu hết các vị trí sản xuất được nghiên cứu đều thấp hơn
TCVSC, những yếu tố này đều ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Theo dự án “
Điều tra đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người trong
một số ngành nghề tập trung nhiều lao động và đề xuất các giải pháp hạn chế nhằm
bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập” của Viện Nghiên cứu KHKT
BHLĐ, Trung tâm Khoa học Môi trường và phát triển bền vững đã tổ chức điều tra,
đánh giá về hiện trạng môi trường và điều kiện làm việc trong một số ngành sản
xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày và sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa ở một
số tỉnh phía Bắc năm 2005 – 2007 đã cho thấy tại một số nhà máy dệt may như:
Công ty dệt may Hà Nội, Công ty May Việt Vương, công ty cổ phần Dệt Khánh
Hòa đều có môi trường lao động bị ô nhiễm về nhiệt ẩm, tiếng ồn, bụi và hơi khí

độc.
1.2.2. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động ngành may công nghiệp
1.2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy người lao động ngành
dệt may thường bị nhiều các chứng bệnh đặc thù so với các ngành, nghề khác.
Barry S. (2003) , Bianna D., Ganer A. (2014) , khi nghiên cứu về các bệnh nghề
nghiệp liên quan đến công việc đều cho rằng công nhân may mặc dễ mắc nhiều
chứng bệnh trong đó có các bệnh đường hô hấp. Raymond D. Park V. (1965-1980)
cho thấy công nhân dệt may dễ bị các rối loạn sinh lý cấp và mạn tính (18-35%).
Tác giả giải thích là nguyên nhân do tiếng ồn và lao động gò bó thường xuyên tạo ra
các stress nghề nghiệp. Raymond D ParkV cũng nhận thấy có một tỷ lệ cao của


8

người lao động may mặc ở các nước Đông Âu có hiện tượng suy giảm chức năng
hô hấp kiểu hội chứng tắc nghẽn (15-20% trong tổng số những công nhân có từ 10
năm trở lên). Ông cho rằng ngoài các tiền triệu của bệnh Bysinoses thì hiện tượng
viêm nhiễm khí, phế quản cũng làm suy giảm chức năng hô hấp.Khi nghiên cứu về
các bệnh phổi mạn tính thường gặp, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đến năm 1997, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh viêm
nhiễm phế quản trong đó viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp thường chiếm
khoảng hơn 1/3. Bệnh Bụi phổi bông cũng có một tỷ lệ đáng lưu ý trong số này.
Thông thường người lao động trong ngành dệt may có thể bị một số rối loạn
bệnh lý nghề nghiệp đặc thù hoặc gia tăng một số bệnh thông thường so với các
cộng đồng khác... Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của công nhân dệt may thuộc
liên hiệp dệt may Sinpeterbug các năm 1980-1990 cho thấy tỷ lệ bệnh mũi họng ở
đối tượng này thường xung quanh 75-85% trong khi các ngành khác thường chỉ từ
30-50%. Người công nhân dệt may có thể bị bệnh viêm phế quản với tỷ lệ cao hơn
bình thường từ 1,2 -1,5 lần. Theo Megg (2004) tỷ lệ viêm phế quản trong công nhân

may ở Israel trong những năm 90 của thế kỷ 20 là 28 đến 40%. Thông thường có tỷ
lệ xung quanh 10% những người tiếp xúc với bụi bông mắc bệnh bụi phổi bông
nghề nghiệp (Occupational Bysinosis).Bysinosis là một bệnh nghề nghiệp thường
gặp với các biểu hiện chính là khó thở, suy giảm chức năng hô hấp. Bysinosis được
Leondrobert, Artamonova, Letavet, Raymond D ParkV... nghiên cứu trong những
năm 1970 đến 2000, mô tả là bệnh có cơn khó thở đầu tuần. Các nghiên cứu, quan
sát của các nhà khoa học cho thấy những người dễ cảm nhiễm với bụi bông và mắc
bệnh này thường có chức năng hô hấp tương đối bình thường trong 2 ngày nghỉ.
Ngày thứ 2 (đầu tuần), người lao động mới đi làm, mới tiếp xúc với bụi sợi, bông sẽ
xuất hiện hiện tượng co thắt khí phế quản, khó thở. Ngày thứ ba và những ngày tiếp
theo các biểu hiện khó thở có xu hướng giảm dần cho đến ngày cuối của tuần làm
việc (05 ngày). Hai ngày nghỉ các dấu hiệu bệnh lý gần như không còn. Ngày đi làm
đầu tuần tiếp theo hiện tượng khó thở lại lặp lại. Cứ như vậy bệnh lý dần dần
chuyển thành mạn tính, gây nên hiện tượng khó thở liên tục không theo quy luật


9

như trước. Ở Việt Nam và một số nước đang phát triển Bysinosis thường không
điển hình. Các dấu hiệu bệnh lý của Bysinosis thường giống như hen liên tục và
nặng dần do họ phải lao động liên tục và không có ngày nghỉ.
1.2.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Theo tác giả Nguyễn Đình Dũng thì bệnh đường hô hấp trong công nhân may
mặc luôn chiếm tỷ lệ cao và rõ rệt nhất. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở Tập
đoàn dệt may do Nguyễn Đình Dũng chủ trì về các bệnh phế quản tại các doanh nghiệp
dệt may ở Hà Nội năm 2005 được thống kê là 42,4%. Kết quả nghiên cứu về sức khỏe
công nhân dệt may, của Nguyễn Thị Bích Liên cho thấy, có hơn 97% công nhân đạt
sức khỏe từ trung bình trở lên, đủ sức khỏe để lao động, vẫn còn gần 3% công nhân
chưa đủ sức khỏe để lao động. Các nhóm bệnh tật mà công nhân dệt may hay mắc phải
là hô hấp, phụ khoa, thần kinh (công nhân dệt may phần lớn là nữ).

Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Liên và Nguyễn Đình Dũng (2003), khi nghiên
cứu về “Thực trạng gánh nặng lao động của công nhân là hơi Công ty may Đức
Giang - Gia Lâm - Hà Nội” nhận thấy 97,5% công nhân có sức khỏe loại I và II, chỉ
có 2,5% công nhân có sức khỏe loại III, không có công nhân nào có sức khỏe loại
IV và V . Điều này phản ánh sức khỏe của công nhân là hơi công ty may Đức Giang
khá tốt .
Nghiên cứu của Khúc Xuyền và CS (2003 - 2005) đã đưa ra số liệu về một số
bệnh tật của công nhân các ngành sản xuất có tiếp xúc với bụi hữu cơ tại một số nhà
máy, cụ thể: các bệnh tai mũi họng, mắt, bệnh xương khớp có tỷ lệ cao. Tác giả cho
rằng công tác chăm sóc sức khỏe công nhân cần được xã hội hóa. Với nguy cơ tiếp
xúc với bụi bông, sợi, tỷ lệ bị bệnh ngoài da cao hơn các nhóm nghề khác và cần
lưu ý (23,23%).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng (2008), trên 1139 công nhân của
năm loại hình, công đoạn dệt may khác nhau cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 35,5 ±
1,42%. Tác giả cũng cho thấy biểu hiện thường gặp sớm do tác hại của tiếng ồn
thường thấy ở hệ thần kinh và tim mạch. Các dấu hiệu ban đầu ở cơ quan thính giác
là ù tai, sau đó sẽ xuất hiện các chứng bệnh kèm theo tại các cơ quan khác như đau


10

đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khả năng nhậy cảm về thần kinh giảm, ngủ không ngon
giấc, có dấu hiệu hưng phấn cơ quan tiền đình. Cũng theo tác giả này khi nghiên
cứu trên 403 công nhân tiếp xúc với bụi bông cho thấy số lượng mẫu bụi vượt
TCVSCP chiếm 7,1%, sức khoẻ công nhân tại dây chuyền sợi loại I, II, III 19 chiếm
96,77%. Tuổi đời công nhân rất trẻ, chủ yếu từ 30-39 (tỷ lệ 54,1%), tuổi nghề từ 1120 năm (tỷ lệ 60,6%). Tỷ lệ bệnh bụi phổi bông giai đoạn I: 24,8% (tăng theo tuổi
nghề), giai đoạn II: 13,6%, giai đoạn III: 5,4% (trong đó 3,23% có hồi phục, 2,23%
không hồi phục). Tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính ở công nhân phân theo các
giai đoạn: giai đoạn I: 31,7%, giai đoạn II: 10,7%, tỷ lệ giảm từ đầu đến cuối dây
chuyền công nghệ.

Qua nghiên cứu của Đan Thị Lan Hương (2002) cho thấy tỉ lệ người mắc
bệnh/triệu chứng cấp tính là 35,2%, những bệnh hay gặp ở công nhân may này là
các bệnh hô hấp và tai mũi họng 18,7%, tiêu hoá 6,9%, các bệnh phụ khoa 4,8%,
bệnh mắt 4,5%.
Trong nghiên cứu của Vũ Minh Phượng (2003) 80,8% người lao động bị đau
mỏi sau ngày làm việc, 16,8% mắc bệnh cấp tính, 28,7% mắc bệnh mãn tính và
42,2% tai nạn lao động.
Nghiên cứu của Bùi Quốc Khánh và cộng sự (giai đoạn 2000 - 2006) ở công
nhân ngành Dệt sợi cho thấy sức khoẻ công nhân dây chuyền sợi có tỷ lệ, phân loại
như sau: loại I, II, III chiếm 96,8% (theo bảng phân loại năm 1997). Cũng theo tác
giả này thì sức khỏe của công nhân đã tốt hơn so với giai đoạn 1996 - 2000. Giai
đoạn này tỷ lệ sức khoẻ loại I, II chiếm 50%, sức khoẻ loại V vẫn ở tỷ lệ cao (phân
loại sức khoẻ năm 1995).
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Việt Dũng, dẫn từtỷ lệ công nhân mắc
bệnh bụi phổi bông là tương đối cao (27,6%), cao hơn của Tạ Tuyết Bình và cộng
sự là 19%, của Bùi Quốc Khánh, là 18,2%.Đối tượng mắc bệnh có tỷ lệ cao nhất là
công nhân Bông chải, ghép thô. Bệnh BPB giai đoạn II: 13,6% gặp nhiều ở đối
tượng công nhân có tuổi nghề cao (trên 20 năm). Làm việc tại bộ phận đầu và giữa


11

dây chuyền. Bệnh bụi phổi bông giai đoạn III: Chiếm 5,46% (trong đó 3,23% giai
đoạn III còn hồi phục, 2,23% giai đoạn 3 không hồi phục).
Tác giả Hoàng Thị Thúy Hà (2015), cũng đã cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh lý
cấp tính đường mũi họng và phế quản của công nhân may tại Thái Nguyên rất cao là
do ảnh hưởng của môi trường lao động bị ô nhiễm bụi.
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật người lao động trong may công
nghiệp
Người công nhân dệt may thường phải lao động theo dây chuyền đơn điệu với

thời gian làm việc nhiều hơn 8 giờ/ngày và ít khi là 5 ngày trong tuần. Sự đòi hỏi của
yếu tố điều kiện người lao động sẽ ép buộc người công nhân thường xuyên chịu đựng
ở tư thế gò bó và mệt mỏi trường diễn. Thời gian lao động và nghỉ ngơi không hợp lý
sẽ gây nên sự sáo trộn các hoạt động tâm, sinh lý của người lao động gây nên các rối
loạn bệnh lý, stress nghề nghiệp. Tiếng ồn là một đặc trưng của nghề may, tiếng ồn
thường không cao (70-90 db) song tác động thường xuyên liên tục nên thường gây
nên khá nhiều các rối loạn sinh lý cấp hoặc mạn tính đối với người tiếp xúc. Nghiên
cứu của Polycard, Raymond.D Park, Satalop (1960-1990)... cho thấy có tới 1/3 số
công nhân phải chịu áp lực của tiếng ồn trong môi trường lao động dệt may và trong
số đó có tới 50% bị các rối loạn sinh lý cấp và mạn tính từ nhẹ đến nặng.
Ô nhiễm bụi, bao gồm các loại bụi có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, là một
đặc trưng nghề nghiệp khá quan trọng đối với công nghệ dệt may. Hầu hết các công
đoạn của dây chuyền trong công nghệ may, bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép
(TCCP). Mặc dù bụi hữu cơ có thể ngăn được bằng khẩu trang tới trên 80% song
chỉ cần một lượng nhỏ hít phải ở những người dễ cảm nhiễm cũng có thể gây nên
những rối loạn bệnh lý. Trong giai đoạn phát triển kinh tế kỹ thuật hiện nay, các loại
sợi nguyên liệu dùng trong ngành dệt may đã có sự pha trộn của nhiều tác nhân hóa
học khác do vậy tính độc hại cũng có những thay đổi. Theo nghiên cứu của các tác
giả Mỹ, người lao động ở Ấn độ, Pakistan có hiện tượng co thắt khí, phế quản với tỷ
lệ cao hơn ở những công nhân tiếp xúc với bụi tổng hợp .


12

Nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành đảm bảo ATVSLĐ ảnh
hưởng đến sức khỏe đã được tiến hành. John Birchall và cộng sự khi nghiên cứu về
hành vi đảm bảo ATVSLĐ ở công nhân dệt may Ấn độ cũng cho thấy vai trò này
khá quan trọng trong dự phòng các bệnh nghề nghiệp ở công nhân dệt may [94]. Ở
nước ta, khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị
trường hoá trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ,

đồng thời với nhịp độ sản xuất không ngừng tăng nhanh thì vấn đề ATVSLĐ càng
trở nên quan trọng. Có thể nói, cả người sử dụng lao động và người lao động đều
chưa có hành vi đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tốt, do vậy các rối loạn bệnh lý
nghề nghiệp vẫn không ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các bệnh lý thông thường
bị thay đổi cơ cấu, mô hình, các rối loạn bệnh lý có liên quan đến môi trường, công
việc, điều kiện lao động, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Người lao động
dệt may ở nước ta có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ nông thôn nên việc thích nghi
với dây chuyền công nghiệp chậm. Vấn đề này cũng liên quan và có thể làm gia
tăng tỷ lệ các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp. Khi nghiên cứu vấn đề này các tác giả
trong và ngoài nước đều đã nhấn mạnh rất rõ, và thường coi đây là nguy cơ cao cần
chú ý giải quyết .
Có rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe và bệnh tật ở người lao động dệt may. Các yếu tố liên quan, gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe công nhân cần được chú ý giải quyết đầy đủ trong công tác chăm
sóc sức khỏe người lao động. Tùy thuộc vào điều kiện lao động, dây chuyền sản
xuất của mỗi nước mà các yếu tố ảnh hưởng nào có vai trò, mức độ khác nhau. Ở
nước ta, những vấn đề này đang tồn tại nhiều bất cập và chưa giải quyết, cải thiện
được nhiều. Có nhiều yếu tố liên quan, ảnh hưởng nên cần thiết phải có sự tham gia
của nhiều cấp, nhiều ngành. Tất cả các nhà khoa học, các doanh nghiệp phải cùng
nhau phối hợp nghiên cứu, giải quyết theo phương châm: tất cả vì mục tiêu sức
khoẻ cho người lao động mới của đất nước. Có rất nhiều yếu tố chủ quan, khách
quan có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và bệnh tật ở người lao động dệt may.
Các yếu tố liên quan, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân cần được chú ý


13

giải quyết đầy đủ trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động. Tùy thuộc vào
điều kiện lao động, dây chuyền sản xuất của mỗi nước mà các yếu tố ảnh hưởng nào
có vai trò, mức độ khác nhau.

1.4. Thông tin khái quát về đặc điểm công nghiệp may tại tỉnh Yên Bái
Tại Yên Bái, ngành công nghiệp may trong những năm gần đây mới được
thu hút và phát triển. Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 03 công ty
may với sự liên doanh đầu tư vốn của nước ngoài đã đi vào hoạt động sản xuất với
quy mô lớn, tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 3500 người lao động tại địa
phương trong đó Công ty TNHH Unico Global Yên Bái có địa chỉ tại xã Âu Lâu,
thành phố Yên Bái là một trong các công ty may được đầu tư vốn và công nghệ sản
xuất theo dây truyền của Hàn Quốc với quy mô 6000 người lao động và hiện tại
đang hoạt động sản xuất với 2000 người lao động.
Qua báo cáo kết quả hoạt động Y tế lao động hàng năm cho thấy công tác y
tế lao động và chăm sóc sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho người lao động trong các
công ty này đã được chủ sử dụng lao động quan tâm và triển khai thực hiện. Theo
kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm chưa phát hiện có mẫu đo
nào về các yếu tố có hại trong môi trường lao động (vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn
hay nồng độbụi) vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, giám
sát môi trường và điều kiện làm việc tại các công ty may này chúng tôi nhận thấy,
trong quá trình hoạt động động sản xuất cùng với đặc thù của may công nghiệp thì
vẫn còn tồn tại và phát sinh một số yếu tố bất lợi đối với sức khỏe công nhân như:
tính chất đặc thù trong công nghiệp may dây truyền là sự áp lực về tiêu chuẩn của
hàng hóa xuất khẩu, phải đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm về thời gian…
tạo nên nhịp độ lao động liên tục, cường độ nặng nhọc kết hợp với tư thế lao động
gò bó, thao tác kỹ thuật đơn điệu, lặp đi lặp lài nhiều lần trong ca lao động, sự sự
tập trung đông người... Tất cả các yếu tố bất lợi đó đều có tác động nhất định đến
sức khỏe công nhân may công nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng như thực trạng điều kiện lao động đặc thù ngành công
nghiệp dệt may mà nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá: Để đáp ứng nhanh quy mô


14


sản xuất ngay sau khi nhà máy đi vào hoạt động thì việc tuyển dụng công nhân lao
động vào làm việc tại các công ty may luôn phải cạnh tranh để tuyển đủ số lượng
công nhân đáp ứng với quy mô, năng suất sản phẩm cần đạt, do đó khi tuyển dụng
công nhân một số tiêu chuẩn đôi khi bị bỏ qua, mà trong đó có tiêu chuẩn sức khỏe
của người lao động không đảm bảo để đáp ứng với điều kiện đặc thù lao động may
công nghiệp. Theo kết quả khám sức khỏe định kỳ trong thời gian vừa qua cho thấy,
tỷ lệ công nhân lao động của công ty có thể lực xếp loại yếuchiếm 11,2% (chủ yếu ở
dạng thấp còi, nhẹ cân).
Như vậy, để đánh giá khách quan hơn nữa về thực trạng môi trường, điều
kiện lao động cũng như các yếu tố liên quan đến sức khỏe bệnh tật của công nhân
may, từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường lao
động và chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh liên quan đến nghề nghiệp
của công nhân tại công ty Unico Global YB tỉnh Yên Bái trong thời gian tới,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

Nhập

Kiểm tra

nguyên

nguyên

liệu

liệu

Hoàn
Xuất bản


thiện,
đóng gói

Cắt tạo
bán

May

thành

chuyền

phẩm

Kiểm tra
chất
lượng




×