ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
HỒNG THỊ THU HIỀN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG, QUY
HOẠCH VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ DIỄN THỌ - HUYỆN DIỄN CHÂU
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP
THÁI NGUN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
HỒNG THỊ THU HIỀN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG, QUY
HOẠCH VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ DIỄN THỌ - HUYỆN DIỄN CHÂU
TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian thực tập tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An, tôi đã chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy định của cơ quan.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài:“ Đánh giá
thực trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp định hướng, quy
hoạch về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Diễn Thọ, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” đều được được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế
một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu.
Diễn Thọ, ngày 30 tháng 09 năm 2012
Học viên
Hồng Thị Thu Hiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An, tôi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có
được kết quả này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ
chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban quản lý đào
tạo khoa sau đại học cùng tồn thể các thầy cơ đã tận tụy dạy dỗ tôi trong suốt
thời gian học tập cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đào
Thanh Vân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện và
hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền cán bộ các
ban, ngành xã và bà con nhân dân xã Diễn Thọ nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng
như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tơi rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ giáo để đề tài này được hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 09 năm 2012
Học viên
Hồng Thị Thu Hiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ....................................................................................................... i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. v
Danh mục các bảng ...........................................................................................vi
Danh mục các hình ...........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 8
1.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng môi trường trên thế giới ............... 8
1.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam ............................. 12
1.2.3 Các vấn đề môi trường cấp bách tại tỉnh Nghệ An hiện nay ......... 17
1.2.4. Tình hình xây dựng nơng thơn mới trên thế giới .......................... 18
1.2.5. Tình hình xây dựng nơng thôn mới ở Việt Nam........................... 24
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 31
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 31
2.2.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường tại xã
Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An............................................ 31
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Diễn Thọ, huyện Diễn
Châu theo mơ hình Động lực – Áp lực – Trạng thái – Tác động –
Đáp ứng (DPSIR). ................................................................................... 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.2.3. Đánh giá tiêu chí mơi trường tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An................................................................................. 32
2.2.4. Giải pháp, quy hoạch, định hướng ................................................ 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ....................................................... 32
2.3.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu.............................................. 33
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh..................................... 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 34
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Diễn Thọ, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An..................................................................................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 36
3.2. Đánh giá thực trạng môi trường xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu theo
mơ hình Động lực – Áp lực – Trạng thái – Tác động – Đáp ứng (DPSIR).
..................................................................................................................... 40
3.2.1 Gia tăng dân số ............................................................................... 41
3.2.2 Hoạt động phát triển kinh tế ........................................................... 51
3.2.3. Trình độ nhận thức ........................................................................ 57
3.3. Đánh giá hệ thống tiêu chí mơi trường đã được định ra trong xây
dựng nông thôn mới. ................................................................................... 63
3.4. Các giải pháp định hướng, quy hoạch về môi trường trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An. ..................................................................................................... 64
3.4.1. Về cấp nước: ................................................................................. 64
3.4.2. Về thốt nước thải và vệ sinh mơi trường.................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 72
1. Kết luận ................................................................................................... 72
2. Đề nghị .................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
BCH
Ban chấp hành
BNN
Bộ Nông nghiệp
BNN&PTNT
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVMT
Bảo vệ mơi trường
BVTV
Bảo vệ thực vật
BYT
Bộ Y tế
CTCC
Cơng trình cơng cộng
CTR
Chất thải rắn
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
EM
Effective Microorganisms – Vi sinh vật hữu hiệu
HTX
Hợp tác xã
MHNTM
Mơ hình nơng thơn mới
NTM
Nơng thôn mới
NSH
Nước sinh hoạt
NQ/TW
Nghị quyết, Trung ương
SX
Sản xuất
SXKD
Sản xuất kinh doanh
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thong
TT – BTNMT
Thông tư Bộ tài nguyên môi trường
UBND
Ủy ban mặt trận
UBMTTQ
Ủy ban mặt trận tổ quốc
VSMT
Vệ sinh mơi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng .......... 13
Bảng 1.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn ................................................... 16
Bảng 3.1: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã: ....... 42
Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải ........................................ 43
Bảng 3.3. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ................. 45
Bảng 3.4: Các hình thức đổ rác của xã ........................................................... 47
Bảng 3.5: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Diễn Thọ ......................................... 49
Bảng 3.6: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ............................... 50
Bảng 3.7: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng ...................... 53
Bảng 3.8: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường ............................... 58
Bảng 3.9. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường ............................ 59
Bảng 3.10. Đánh giá tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới...... 63
Bảng 3.11: Bảng tính tốn nhu cầu sử dụng nước .......................................... 65
Bảng 3.12: Bảng tính tốn lượng nước thải ................................................. 67
Bảng 3.13: Bảng dự báo CTR toàn xã ............................................................ 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Các loại cống thải hộ gia đình sử dụng ........................................... 43
Hình 3.2. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ........................................... 45
Hình 3.3: Các hình thức đổ rác của hộ gia đình .............................................. 47
Hình 3.4: Thực trạng nhà vệ sinh của các hộ gia đình .................................... 50
Hình 3.5: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ................................ 51
Hình 3.6: Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “NƠNG
NGHIỆP” ....................................................................................... 52
Hình 3.7: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng ...................... 53
Hình 3.8: Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP” .................................................................. 55
Hình 3.9: Sơ đồ cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và mơi trường .... 56
Hình 3.10: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường .............................. 58
Hình 3.11. Mơ hình quản lý rác thải cấp thơn (xúm) có đơn vị VSMT
hoạt động ........................................................................................ 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay phát triển nông thôn khơng cịn là việc riêng của các nước
đang phát triển mà là sự quan tâm của cả cộng đồng thế giới. Việt Nam là
nước đông dân, với 80% dân số, 70% lao động nông nghiệp đang sinh sống
ở vùng nông thơn. Nơng thơn chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát
triển đất nước.[3]. Thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn
đề bất cập, so sánh với thành thị, trình độ văn hóa, đời sống vật chất, văn
hóa tinh thần và khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người
dân nông thôn thấp hơn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, kém hơn cả về số lượng
và chất lượng.[1]. Tuy nhiên, nơng thơn có tiềm năng đất đai, tài nguyên
khoáng sản phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi
thúc đẩy sự phát triển. Xây dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới nhằm
sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài ngun, nhanh chóng thay đổi bộ mặt
nơng thơn, phát triển nơng thơn tồn diện, bền vững là nhiệm vụ cần thiết
của nước ta trong giai đoạn mới.
Xây dựng nông thôn mới là bước đầu tiên để tiến tới cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây
dựng nông thôn mới đến năm 2020. Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ
đã có quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia (bao gồm
19 tiêu chí) về nơng thơn mới. Đây là cơ sở để chỉ đạo xây dựng mơ hình
nơng thơn mới nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về nông thôn phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Mục tiêu của việc xây dựng nông thôn mới ngoài việc phát triển kinh tế
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư thì việc bảo vệ
môi trường sinh thái tại nơi người dân sinh sống rất quan trọng. Trong bộ tiêu
chí quốc gia nơng thơn mới thì tiêu chí số 17 nói về vấn đề môi trường nông
thôn. Tuy nhiên, không được xem là quan trọng như một số tiêu chí khác,
trong xây dựng nơng thơn mới, nhiều địa phương đã “gặp khó” về tiêu chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
môi trường. Nhiều vấn đề về môi trường nông thôn đã và đang trở thành vấn
đề nan giải, các địa phương cần nhìn nhận việc thực hiện tiêu chí mơi trường
trong xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất quan trọng và lâu dài, cần được
quan tâm đúng mức. Bởi vì, khi mơi trường nơng thơn bị suy giảm, sẽ dẫn
đến nhiều hệ lụy xấu mà rất khó khắc phục như bệnh tật gia tăng, nguồn nước,
đất sản xuất… bị ô nhiễm, suy giảm.
Tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh đang triển khai thực hiện chương
trình phát triển mơ hình nơng thơn mới, hiện nay đã xây dựng thí điểm mơ
hình nơng thơn mới tại một số địa điểm. Xã Diễn Thọ, Huyện Diễn Châu là
một trong những xã được xây dựng thí điểm mơ hình nơng thơn mới trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. Để có những đánh giá rõ hơn về thực trạng môi trường
nông thôn tại xã cùng với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa
phương tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng môi trường nông
thôn và đề xuất một số giải pháp định hướng, quy hoạch về môi trường trong
xây dựng nông thôn mới tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất các giải pháp định hướng,
quy hoạch về môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Diễn
Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn xã
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến môi trường
- Giải pháp định hướng, quy hoạch về môi trường trên địa bàn xã Diễn Thọ.
3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tại
xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá các tác động của môi trường đối với đời sống, kinh tế và xã
hội xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Đề xuất các giải pháp về môi trường trong quy hoạch nông thôn mới
trên địa bàn xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người
dân về việc bảo vệ môi trường.
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Xác định thực trạng môi trường nông thôn tại xã Diễn thọ, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ mơi trường cho địa phương nói riêng và
khu vực nơng thơn thuộc tỉnh Nghệ An nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Các khái niệm liên quan
- “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con ngươì, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển
của con người và sinh vật” (Luật bảo vệ mơi trường, 2005). [8].
- Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp vối tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật [8].
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
sạch, phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố
mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện mơi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học [8].
- Nông thôn là vùng khác với đơ thị mà ở đó có một cộng đồng chủ yếu
là nơng dân làm nghề chính là nơng nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn, có kết
cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có
trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hố thấp hơn”.[1]
- Phát triển nơng thơn
Phát triển nơng thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “ Phát triển
nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã
hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nơng thơn. Nó giúp
những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nơng thơn
được hưởng lợi ích từ sự phát triển” [3].
Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị
thể kinh tế và xã hội cho người dân nơng thơn qua việc sử dụng có hiệu quả
cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Phát triển nơng thơn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Phát
triển nơng thơn là qua trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nơng
thơn,nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng
dụng khoa học và công nghệ. Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân
tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng
cuộc sống của các cư dân nông thôn.
Khái niệm phát triển nơng thơn mang tính tồn diện, đảm bảo tính bền
vững về mơi trường. Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam , được tổng kết từ
các chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu:
“Phát triển nơng thơn là một q trình cải thiện có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường, nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nơng thơn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và
các tổ chức khác” [3].
- Mơ hình nơng thơn mới
Xây dựng mơ hình nơng thơn mới là một chính sách về một mơ hình phát
triển cả về nơng nghiệp và nơng thơn, mơ hình nơng thơn mới là những kiểu
mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại
mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn
chung: mơ hình làng nơng thơn mới theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Mơ hình nơng thơn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu
cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt
hiệu quả cao nhất trên tấ cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ
hơn so với mơ hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận
dụng trên cả nước.
Có thể quan niệm: “Mơ hình nơng thơn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu
mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nơng thơn được xây
dựng so với mơ hình nơng thơn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi
mặt” [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một
chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc
phịng, gồm có 11 nội dung, trong đó nội dung thứ 9 nói về cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn. [9].
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt và hợp vệ sinh cho dân cư,
trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu
cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có
35% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
+ Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nội dung 2: Xây dựng các cơng trình bảo vệ môi trường nông thôn trên
địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu
thốt nước trong thơn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;
chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu
dân cư, phát triển cây xanh ở các cơng trình cơng cộng...[9]
- Mơ hình DPSIR
* Khái niệm về mơ hình DPSIR: Do tổ chức Mơi trường châu Âu (EEA)
xây dựng vào năm 1999, được viết tắt của 5 từ tiếng Anh: [6]
- Driving Forces (D), có nghĩa là lực. Lực điều khiển (Dự án EIR dịch
là động lực), lực điều khiển có tình khái qt nào đang tác động lên môi
trường của địa bàn đang được xem xét, ví dụ: Sự gia tăng dân số, cơng nghiệp
hố, đơ thị thị hố.
- Pressure (P), có nghĩa là áp lực. Áp lực lên nhân tố mơi trường.
Ví dụ: Xả thải khí, nước đã bị ơ nhiễm, chất thải rắn, chất thải độc hại vào
môi trường . . .
- State (S), có nghĩa là tình trạng. Tình trạng mơi trường tại một thời
điểm hoặc thời gian nhất định. Ví dụ tình trạng khơng khí, nước, đất, tài
ngun khống sản, đa dạng sinh học . . .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
- Impact (I), có nghĩa là tác động. Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình
trạng đó đối với con người cũng như điều kiện sinh sống, hoặt động sản
xuất ...của con người.
- Response (R), có nghĩa là đáp ứng. Con người có những hoạt động gì
để đáp ứng nhằm khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích
cực nêu trên.
Mơ hình DPSIR nói lên rằng để hiểu tình trạng, mơi trường tại một địa
bàn, có thể là trên tồn cầu, tại một quốc gia, một tỉnh hay một địa phương ta
phải biết.
* Theo thông tư 09/2009/TT – BTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Mơi trường được định nghĩa như sau: Mơ hình DPSIR là mơ hình
mơ tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội,
nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải
trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất
lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức
khoẻ cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) Đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường). [8]
1.1.2. Cơ sở pháp lý
+ Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường
trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
+ Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
+ Quyết định số 3875/QĐ – UBND.NN ngày 31/8/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An về phê duyệt kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nơng thơn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020.
+ Công văn số 2536/HD.NN.KHTC ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh
Nghệ An về hướng dẫn về việc xây dựng kế hoạch hàng năm cho xã để thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cấp xã giai
đoạn 2010 – 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng môi trƣờng trên thế giới
Theo Lê Thạc Cán [2], Trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX,
tinh hình mơi trường trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả các
nhân tố về chất lượng mơi trường và tài ngun thiên nhiên có những đặc
điểm sau:
* Tăng trưởng dân số nhanh:
Dân số thế giới đã lên tới 6,7 tỉ người, các thành phố đông dân nhất trên
thế giới hiện nay là Tokyo là 35 triệu người, Mexico 19,4 triệu người,
NewYock 18,7 triệu người, Bombay là 18,2 triệu người. Trên thế giới bình
quân mỗi giây có 3 trẻ em ra đời, mỗi ngày nhân loại sản sinh ra 30 vạn trẻ
em. Với tốc độ sinh đẻ này thì đến năm 2120 dân số thế giới sẽ vượt quá 15 tỉ
người, lúc đó mọi nơi trên thế giới đều lâm vào cảnh đất chật người đông.
(Trần Thiên Nam, 2008) [7].
Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi
trường, tài nguyên cũng ngày càng lớn.
* Suy giảm tài nguyên đất:
Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với sự gia tăng dân số và suy
giảm tài nguyên đất. Theo số liệu của Viện Tài nguyên môi trường thế giới,
vào năm 1993 quỹ đất cho toàn nhân loại là 13.041,7 triệu ha, trong đó trồng
trọt chiếm khoảng 20,6 %, đồng cỏ chiếm 69,6 %. Diện tích đất bình qn
lồi người trên tồn thế giới là 2,432 ha, ở châu Á là 0,81 ha, châu Âu là 0,91
ha. Phần lớn đất trồng trọt tăng lên là lấy từ đất rừng, gây nên những hậu quả
xấu về mơi trường.
* Đơ thị hố mạnh mẽ:
Q trình đơ thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên toàn Thế
giới, với tốc độ là 3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 - 5% cho khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1995, 45% dân số thế giới sống ở các đô thị.
Dự báo đến năm 2020, tại các nước đang phát triển trong khu vực 50 % dân
số sống ở các đô thị và tại các nước phát triển tỉ lệ này là 75 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
* Hình thành các siêu đơ thị:
Xu thế đơ thị hố này sẽ dẫn đến sự hình thành các siêu đơ thị, hiện nay
trên Thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với số dân trên 10 triệu người.
Sự hình thành các siêu đơ thị tại tất cả các nước đều gây nên những khó
khăn và phức tạp về chất lượng mơi trường sơng như: Ơ nhiễm do cơng
nghiệp, giao thông vận tải, tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, xử lí rác thải và
các vấn đề về xã hội. Tại các nước đang phát triển, những vấn đề mơi trường
lại càng trở nên phức tạp do sự hình thành các nhóm dân cư nghèo khổ phải
sống trong các khu "ổ chuột", thiếu thốn điều kiên vệ sinh, tiện nghi, dịch vụ
đời sống vật chất, văn hoá xã hội, hoặc nhiều người lớn thất nghiệp, trẻ em
lang thang cơ nhỡ, hình thành các nhóm dân cư " hè phố" với cuộc sống thiếu
thốn bất định.
* Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn:
Dân số nông thôn trên thế giới hiện nay đang tăng nhanh với tốc độ là
1%. Tại các khu vực châu Á - Thái Bình Dương tốc độ là 1 – 2,5%. Với xu
thế này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng. Một
mặt lực lượng lao động trẻ em sẽ bị thu hút vào đô thị, gây thêm những căng
thẳng về chất lượng môi trường. Mặt khác tại nông thôn do thiếu lực lượng
lao động trẻ, khoẻ, cơng tác phục hồi suy thối sẽ ngày càng khó khăn.
Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư một
cách vô tổ chức lên các đô thị. Viện Tài nguyên thế giới ước lượng rằng, trên
thế giới hàng năm có khoảng 70.000 km2 đất nơng nghiệp bị bỏ hoang do
khơng cịn mầu mỡ, khoảng 20.000 km2 khác năng suất giảm sút rõ rệt.
* Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều:
Trong khu vực châu Á - thái Bình Dương, vùng có tăng trưởng kinh tế
cao với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trên 6 % trong những năm
đầu thập kỉ 90. Phần Đông Nam Á và Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng lớn
hơn 7 % trong khi đó phần Nam Á chỉ tăng trưởng nhỏ hơn 4 %.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên thiên
nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy q trình đơ thị hố. Nếu khơng được
quản lí tốt thì đây là ngun nhân quan trọng dẫn đến suy thối mơi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Sự phân phối thu nhập trong khu vực phân bố không đều, 25% dân số
sống dưới mức nghèo khổ. Điều này tạo áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên
thiên nhiên. Do những người nghèo khổ, không vốn, không phương tiện và
thiết bị chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai thác cùng kiệt tài nguyên
thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ.
* Nhu cầu về lương thực tăng nhanh:
Do việc tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã làm tăng nhu
cầu về lương thực và thực phẩm, đặc bịêt là nhu cầu tiêu dùng về thịt và sữa.
Hiện nay nhu cầu về thực phẩm đang chuyển từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách
thực phẩm thế giới cho biết: nhu cầu về thịt bình quân hàng năm/người của
thế giới sẽ tăng từ 6-23 kg vào năm 2050. Những sự thay đổi về nhu cầu
lương thực của thế giới sẽ tạo nên sự khó khăn về sản xuất thực phẩm, gây ra
những bất lợi về an ninh lương thực và ô nhiễm môi trường
* Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kì suy giảm:
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) về triển
vọng mùa vụ và tình hình lương thực cho thấy, sản lượng lương thực toàn cầu
năm 2009 dự kiến sẽ sụt giảm so với năm 2008. Nguyên nhân do thời tiết bất
lợi làm sản lượng lương thực suy giảm tại hầu hết các nước sản xuất lương
thực lớn trên thế giới.
Tại các nước thu nhập thấp và bị thiếu hụt về lương thực, dự đoán sản
lượng lương thực năm 2009 sẽ thấp hơn năm 2008. Các nước khu vực Nam
Phi sẽ có sản lượng ngô ở mức thấp hơn. Dựa trên sản lượng lương thực năm
2008, FAO dự đoán lượng lương thực thế giới dự trữ cho vụ mùa 2009-2010
sẽ là 496 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 2002.
Mặt khác, theo FAO, giá cả lương thực, thực phẩm tại một số nước
phát triển vẫn ở mức cao, làm giảm khả năng tiếp cận lương thực thực phẩm
của nhóm dân số thu nhập thấp. Khủng hoảng lương thực hiện vẫn đang tiếp
diễn ở 32 nước trên thế giới. (Ngân Tuyền, 2009) [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
* Gia tăng sử dụng phân bón hố học và thuốc trừ sâu:
Nhìn chung trên tồn thế giới lượng phân bón hố học và thuốc trừ sâu,
diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng
thên theo cấp độ số nhân. Tổ chức WHO ước lượng hàng năm có khoảng 3%
lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị
nhiễm độc thuốc trừ sâu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các tổ chức
quốc tế: tổ chức Nông Lương (FAO), tổ chức Y tế thế giới (WHO), chương
trình phát triển của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức môi trường đã cố gắng
hạn chế việc sử dụng các hố chất nhân tạo vào nơng nghiệp và đã thu được
những kết quả bước đầu.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng
mạnh mẽ về việc sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những thập kỉ 80, lượng thuốc
trừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã
gia tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón hố học được sử dụng dự kiến
sẽ giảm với tốc độ khoảng 4,3% hằng năm.
* Gia tăng sa mạc hoá
Do con người đã khai hoang đất quá mức khiến ngày càng nhiều khu
vực đối mặt với nguy cơ sa mạc hoá, đặc biệt là thời gian gần đây, với những
biến đổi bất thường của khí hậu, nhiều khu vực gặp hạn hán triền miên khiến
cho tình hình càng thêm trầm trọng. Theo như bản báo cáo về khí hậu tồn cầu,
gần đây hạn hán đã gây ảnh hưởng đến ít nhất 41% diện tích đất, khiến những
vùng đất nhanh chóng bị sa mạc hoá. Từ năm 1990 cho đến nay, những biến
đổi xấu của khí hậu đã gây ảnh hưởng đến diện tích mặt đất từ 15% đến 25%.
Nếu như các nước trên thế giới khơng tìm ra được những phương án
tích cực, đến năm 2025, 70% diện tích bề mặt của trái đất của chúng ta sẽ
xuất hiện hiện tượng khô cằn. (Theo VITInfo, 2009) [25].
* Mất rừng
Do nhu cầu dành đất đai cho sản xuất nhiên liệu sinh học ngày một tăng,
đặc biệt ở các nước nhiệt đới, nên trong những năm gần đây nhiều khu rừng
bị tàn phá khiến diện tích rừng trên thế giới đã thu hẹp đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng, hàng năm mất đi
khoảng trên 15 triệu ha, tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm, châu Á
mỗi năm mất đi khoảng 5 triệu ha. Việc này đã gây tổn hại rất lớn cho mơi
trường và khí hậu tồn cầu [6].
* Rác thải rắn cũng tăng lên:
Rác thải rắn bình quân vào khoảng 0,4 - 1,5 kg/người/ngày, ngày càng
tăng lên đồng biến với thu nhập quốc dân. Thành phần của rác cũng thay đổi
theo hướng tăng lên của bộ phận rác không thể chế biến thành phân hữu cơ
được. Hoa Kì mỗi năm phải xử lí, chơn vùi 150 triệu tấn rác thải.
Ở các đô thị và khu công nghiệp, rác thải rắn cũng trở thành vấn đề
nghiêm trọng. trong hơn 20.000 m3 rác thải/ngày của các đô thị thì 50% số
này được thu gom và xử lí thơ sơ. Trong rác thải rắn có cả những chất độc hại
như kim loại nặng, nguổn dịch bệnh nguy hiểm.
1.2.2. Các vấn đề môi trƣờng nông thôn ở Việt Nam
Kết quả điều tra tồn quốc về vệ sinh mơi trường (VSMT) nông thôn
do Bộ y tế và tổ chức UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho
thấy VSMT và vệ sinh cá nhân cịn q kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,
11,7% trường học, 36,6 trạm y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến
xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT);
Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch cịn rất thấp 7,8% khu
chợ nơng thơn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND
xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của
người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của người
dân còn rất bàng quang về vấn đề này [7].
Vấn đề nước sạch và môi trường:
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các
vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và
VSMT nông thôn. Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là
nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải
nước sạch được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nơng thơn nhất là
khu vực miền núi cịn rất thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thơng qua bảng
số liệu sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Bảng 1.1. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng
(ĐVT: %)
Tỷ lệ người dân nông thơn
được cấp nước sạch (%)
1 Vùng núi phía Bắc
15
2 Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên
18
3 Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung
36 – 36
4 Đông Nam Bộ
21
5 Đồng bằng sông Hồng
33
6 Đồng bằng sông Cửu Long
39
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn
Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được
sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân
số được cấp nước sạch.
STT
Vùng
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là
nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các
bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử
vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch,
VSMT kém. Có thể thấy, ngun nhân gây tình trạng ơ nhiễm mơi trường và
nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:
+ Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hố chất trong nơng nghiệp
như phân hố học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và khơng có
kiểm sốt.
Nhìn chung, lượng phân bón hố học ở nước ta sử dụng cịn ở mức
trung bình cho 1ha gieo trồng, bình quân 80-90 kg/ha (cho lúa là 150180kg/ha), so với Hà Lan 758kg/ha, Hàn Quốc 467kg/ha, Trung Quốc
390kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông
nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực
phân bón thấp; Bón phân khơng cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất
lượng phân bón khơng đảm bảo, các loại phân bón N-P-K, hữu cơ vi sinh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không
đảm bảo chất lượng đăng kí, nhẵn mác, bao bì nhái, đóng gói khơng đúng
khối lượng đang là áp lực chính cho nơng dân và mơi trường đất [4].
+ Ngồi ra miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập tục sử dụng phân người,
phân chuồng tươi vào canh tác. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phân
tươi được coi là thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng
sức khoẻ con người.
+ Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm;
thuốc diệt chuột; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc với mọi
sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất, nước gây ô nhiễm; Tác dụng
gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có
lợi trong mơi trường đất và mơi trường nước.
+ Hiện nay nước ta chưa sản xuất được thuốc BVTV mà phải nhập
khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai
đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.
Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần.
Chính vì vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép.
Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất nước, nông sản,
thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài gây các
bệnh như ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc bảo vệ
thực vật cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc BVTV làm cho trẻ em
thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc,
biết viết.
Điều đáng quan tâm là tình trạng ngộ độc thực phẩm do các hố chất
độc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có nhiều hướng gia
tăng khơng chỉ riêng ở nơng thơn mà cịn ở các thành phố lớn có sử dụng
nơng sản có nguồn gốc từ nơng thơn.
Ngun nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều
bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hàng năm có khoảng 10% Số lượng thuốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
được nhập lậu. Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo
mà vẫn lưu hành trên thị trường. Việc sử dụng cịn tuỳ tiện, khơng tn thủ
các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác không đảm bảo thời gian cách li của từng
loại thuốc. Một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho cũ, hết niên hạn
sử dụng còn nằm dải rác tại các tỉnh thành trên cả nước. Theo Trung tâm
Công nghệ xử lý mơi trường, Bộ Tư lệnh Hố học (năm 2004), trong khoảng
hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn đọng có nhiều chất nằm trong số 12 chất ơ
nhiễm hữu cơ khó phá huỷ. Và cuối cùng là việc bảo quản thuốc BVTV cịn
rất tuỳ tiện, khơng có nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà,
trong bếp, trong chuồng nuôi gia súc [4].
Theo Phạm Ngọc Quế (2003) hiện tại số hộ ở nước ta chăn nuôi gia súc
gia cầm là rất phát triển nhưng phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả rông, làm
chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lý hoặc dọn
rửa chuồng xả bừa bãi vào các nguồn nước…) đã làm cho môi trường nơng
thơn ngày càng ơ nhiễm. Ngồi lượng phân, cịn có nước tiểu, thức ăn thừa
cũng chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải do chăn nuôi đưa
đến. Rõ ràng nếu lượng phân này không được xử lý tốt chắc chắn sẽ tạo ra
một sự ô nhiễm đáng kể đối với vệ sinh môi trường [7].
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải
rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng
1450 làng nghề, phân bố trên 58 tỉnh thành và đông đúc nhất ở đồng bằng sông
Hồng, vốn là cái nuôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 làng nghề
các loại tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Thái
Bình, Bắc Ninh…Trong đó các làng nghề có quy mơ nhỏ, trình độ sản xuất
thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do
đó đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu đến
mơi trường đất, nước, khơng khí, sức khoẻ của người dân làng nghề [4].
Ơ nhiễm khơng khí: Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là
than. Do đó lượng bụi và các lượng khí CO, CO2, SO2 và NO2 thải ra trong
quá trình sản xuất trong làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng
nghề sản xuất gạch đỏ (ở Khai Tái, Hà Tây), sản xuất vôi (ở Xuân Quan Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lị đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
sinh ra nhiều loại bụi như CO, CO2, SO2, NOx và nhiều loại thải khác gây
nguy hại tới sức khoẻ của người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng hoa
màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc
Ninh, Hưng n… [4].
Ơ nhiễm mơi trường đất: chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế
kim loại. Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở
làng nghề tái chế thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho thấy
hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68 - 69,68 ppm. Hàm lượng các kim loại nặng cũng
rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép [4].
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nơng thơn, trung bình mỗi ngày thải ra
40 - 50 kg chất thải. Việc thu gom rác cịn rất thơ sơ bằng các xe cải tiến nên mới
thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại
các huyện, các chợ nơng thơn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ
yếu tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây những gánh nặng cho cơng tác bảo vệ
mơi trường [4].
Bảng 1.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn
Toàn quốc
Đô thị
Nông
thôn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
hoạt (tấn/ năm)
12.800.000
6.400.000
6.400.000
Chất thải nguy hại từ nông nghiệp
(tấn/năm)
128.400
125.000
2.400
Chất thải nguy hại từ cơng nghiệp
(tấn/năm)
2.510.000
1.740.000
770.000
21.000
-
-
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
-
71
20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đơ thị trung
bình theo đầu người (kg/người/ngày)
-
0,8
0,3
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên