Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ lâm SÀNG và cận lâm SÀNG HAI TAI TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH NGUY HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.01 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
VÀ CẬN LÂM SÀNG HAI TAI TRÊN BỆNH NHÂN
VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH NGUY HIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
VÀ CẬN LÂM SÀNG HAI TAI TRÊN BỆNH NHÂN
VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH NGUY HIỂM
Chuyên ngành: Tai – Mũi – Họng


Mã số: 60720155

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Hoa

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học trường Đại học Y
Hà Nội
- Đảng ủy, Ban Giám đốc và các Khoa Phòng Bệnh viện Tai Mũi Họng
Trung ương
- Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác,
học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đoàn Thị Hồng Hoa,
người Thầy đã tận tình giảng dạy, trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của những người Thầy,
các bác sỹ trong khoa Tai - Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung ương, đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và đóng góp những ý kiến đóng góp quý báu trong
quá trình hoàn thành luận văn.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong, Bộ môn Tai Mũi Họng
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bệnh nhân cùng gia đình của họ đã
giúp tôi có được số liệu nghiên cứu trong luận văn này.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ tôi trong quá trình học tập.

Cám ơn bố mẹ và gia đình hai bên đã luôn động viên, khuyến khích và
tin tưởng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt cám ơn Mẹ
tôi đã luôn động viên, khuyến khích tôi học tập và nghiên cứu không ngừng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Nguyễn Khắc Trường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Khắc Trường, học viên cao học khóa 26, Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Tai Mũi Họng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Hoa.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Người viết cam đoan


Nguyễn Khắc Trường


DANH MỤC VIẾT TẮT

ABG

: Air – Bone Gap

(Khoảng cách đường khí và đường xương)

CLVT

: cắt lớp vi tính

ĐK

: Đường khí

ĐM

: Động mạch

ĐX

: Đường xương

MN


: Màng nhĩ

PTA

: Pure tone average – Ngưỡng nghe trung bình

VT

: Viêm tai

VTGM

: Viêm tai giữa mạn tính

OBK

: Ống bán khuyên

ECV

: Equivalent Ear Canal Volume - Thể tích ống tai

TMH

: Tai mũi họng


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH, ẢNH


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa mạn tính (VTGM) là tình trạng viêm của tai giữa (vòi tai,
hòm tai, xương chũm ) kéo dài trên 3 tháng [1]. Đây là một bệnh lý thường
gặp chiếm 3-5% dân số. Cho đến nay đa số các tác giả đã thống nhất chia
VTGM làm 2 loại VTGM nguy hiểm và VTGM không nguy hiểm [2]. Viêm
tai giữa mạn tính cùng với sự có mặt của biểu bì trong các hốc tai giữa được
coi là viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm vì 2 lý do: biểu bì trong tai giữa sẽ
tiến triển thành bệnh tự duy trì không thể phục hồi, mặt khác biểu bì này bắt
nguồn từ lớp ngoài của màng nhĩ, tiếp xúc với xương sẽ làm tiêu hủy xương
do hiện tượng tái hấp thụ enzyme xương. Do vậy, các xương con bị phá hủy,
các thành xương bị ăn mòn cho đến khi lộ trần màng não, dây mặt, mê nhĩ, đó
là nguồn biến chứng nguy hiểm như viêm màng não mủ, áp xe não mà trước
đây dễ gây tử vong. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm gồm viêm tai
cholesteatoma và túi co kéo độ IV (túi co kéo không kiểm soát được đáy, coi
là tiền cholesteatoma) [3]. Mặc dù thuật ngữ cholesteatoma đã có từ lâu
nhưng bệnh sinh cholesteatoma chưa rõ ràng, tuy nhiên lý thuyết túi co kéo
hình thành cholesteatoma được chấp nhận rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu của
túi co kéo liên quan đến rối loạn áp lực tai giữa đặc biệt là rối loạn chức năng
vòi. Để đánh giá tình trạng hoạt động của vòi nhĩ trước mổ đặc biệt ở trẻ em,

phương pháp tốt nhất là đánh giá tình trạng tai đối bên (Legent). Ngoài ra,
đánh giá tình trạng tai đối bên rất quan trọng, bởi vì tất cả các phẫu thuật tai
đều có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng tai. Tuy nhiên, các phẫu thuật khác
nhau không có cùng nguy cơ do vậy phẫu thuật viên thường tính đến tình
trạng thính lực và tình trạng tai đối bên để đưa ra chỉ định và phương pháp
phẫu thuật thích hợp.


11

Các nghiên cứu về tình trạng 2 tai ở bệnh nhân VTG mạn nguy hiểm còn
ít được đề cập đến. Chình vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng 2 tai trên bệnh nhân viêm tai
giữa mạn tính nguy hiểm” với mục tiêu:
Mô tả hình ảnh lâm sàng và cận lâm sàng 2 tai trên bệnh nhân viêm
tai giữa mạn tính nguy hiểm.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
1.1.1 Thế giới
Cholesteatoma được phát hiện và mô tả lần đầu tiên bởi Cruveilhier vào
năm 1829 với tên gọi (u lóng lánh) [4]
Năm 1838 Muller đã đặt tên cho chúng là cholesteatoma.
Năm 1850 Toynbee đưa ra lý luận rằng cholesteatoma sinh từ trong nang
tóc hoặc các tuyến của ống tai ngoài

Năm 1868 Von Trolsch cho rắng cholesteatoma là dạng cô đặc của dịch
dỉ viêm của niêm mạc tai giữa viêm mạn tính, mủ cô đặc được bao quanh bởi
phản ứng bong vảy của niêm mạc tai giữa.
Năm 1890 Habermann và Bezold đã gợi ý nguyên nhân gây viêm tai
xương chũm có cholesteatoma là do biểu bì vảy có thể lọt vào tai giữa qua lỗ
thủng và phát triển thành cholesteatoma.
Năm 1933 Wittmack đã đưa ra giả thuyết về sự hình thành
cholesteatoma thượng nhĩ trong viêm tai xương chũm mạn tính.
Năm 1976, Sadé và Berco đưa ra phân loại xẹp nhĩ.
1.1.2. Việt Nam
Năm 1957 Nguyễn Năng Kỳ đã nhận xét hình ảnh cholesteatoma trên
phim chụp Schuller [5]
Năm 1996 Nguyễn Thu Hương bước đầu tìm hiểu về cholesteatoma
trong viêm tai xương chũm mạn tính [6]
Năm 2000 Nguyễn Tấn Phong đã đưa ra một giả thuyết về sự hình thành
cholesteatoma thượng nhĩ [4]


13

Năm 2006 Lê Văn Khảng nghiên cứu về đặc điểm cắt lớp vi tính của
viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma [7]
Năm 2010, Lương Hồng Châu nghiên cứu về biến động của thính lực và
nhĩ lượng của bệnh nhân xẹp nhĩ [9]
Năm 2011 Nguyễn Anh Quỳnh nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm tai cholesteatoma trẻ em [10]
Năm 2013 Bùi Tiến Thanh nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, thính lực và
chẩn đoán hình ảnh cholesteatoma tai thứ phát [11]
Năm 2014 Nguyễn Tấn Phong nghiên cứu chẩn đoán cholesteatoma tai
tiềm ẩn qua nội soi, cắt lớp vi tính đối chiếu với kết quả phẫu thuật [12]

Năm 2017 Nguyễn Thu Hương đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật viêm tai giữa cholesteatoma tái phát [14]
1.2. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG [17], [18], [19], [20]
1.2.1. Giải phẫu tai giữa
1.2.1.1. Hòm nhĩ
Hòm nhĩ là một khoang không đều dẹt theo hướng trong- ngoài nằm
trong phần đá xương thái dương, phía trước thông với thành bên họng- mũi
bởi vòi nhĩ, phía sau thông với hệ thống thông bào xương chũm bởi một cống
nhỏ gọi là sào đạo. Hòm nhĩ nhìn nghiêng như một thấu kính 2 mặt chạy
chếch xuống dưới, ra ngoài và ra trước. Bộ phận chủ yếu của hòm nhĩ là
chuỗi xương con gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp.


14

Hình 1.1: Thiết đồ đứng ngang chéo qua tai giữa (hòm nhĩ) [21]
Hòm nhĩ có 6 thành:


Thành ngoài: Gồm có 2 phần:
- Phần xương: là tường thượng nhĩ ở phía trên, và cũng được chia làm 2
phần. Phần dưới xương mỏng, đặc và cứng. Phần trên xương dày hơn và xốp.
- Phần màng (Màng nhĩ): Màng nhĩ là một màng mỏng, dai chắc, ngăn
cách ống tai ngoài và hòm nhĩ, được dây chằng nhĩ búa trước và sau chia
thành hai phần có cấu trúc khác nhau là màng căng và màng chùng. Màng nhĩ
có màu xám, sáng bóng, trong. Có hai dạng cơ bản là hình tròn và bầu dục,
lõm ở giữa có kích thước trên dưới 9 -10 mm (8.65 ± 0.85mm ở người Việt
Nam), đường kính trước sau 8-9mm (7.72 ± 0.52mm) [17].

Hình 1.2: Mặt ngoài màng nhĩ [19]

1.Màng chùng; 2.Dây chằng nhĩ búa sau; 3.Mấu ngắn xương búa;
4.Dây chằng nhĩ búa trước;5. Rốn nhĩ.; 6.Vòng sụn sợi; 7. Nón sáng.


15

+ Màng chùng: nằm trên các dây chằng nhĩ búa, có hình tam giác với
đỉnh tương đương với mỏm ngoài của xương búa, bám vào khuyết Rivius ở
phía trên, tương đương với bờ dưới của tường thượng nhĩ. Màng chùng dày
0.4-0.8mm và có 3 lớp:


Lớp ngoài cùng: gồm có 5-6 lớp tế bào biểu mô liên tiếp với lớp tế bào biểu



mô vảy của ống tai ngoài.
Lớp giữa: là tổ chức liên kết lỏng lẻo, có tổ chức sợi có tính chun giãn, mạch



máu và thần kinh, không có lớp sợi như của màng căng.
Lớp trong cùng: là lớp tế bào vảy không sừng hoá.
+ Màng căng: nằm ở phía dưới hai dây chằng nhĩ búa, căng giữa rãnh
nhĩ và cán xương búa, cấu tạo bởi ba lớp, dày 131µm.



Lớp ngoài là lớp biểu mô liên tiếp với biểu bì da ống tai ngoài: đây là lớp




được bóc tách trong phẫu thuật vá nhĩ, dày 30µm.
Lớp giữa là lớp sợi, có cán xương búa dính vào. Lớp sợi có cấu trúc phức tạp
gồm 4 loại sợi: sợi bán nguyệt, sợi parabol, sợi tia và sợi vòng. Những lớp sợi



này đảm bảo cho màng nhĩ có độ căng và độ co giãn cần thiết, dày 100µm.
Lớp trong: là lớp tế bào niêm mạc chế nhầy liên tục với niêm mạc của hòm



nhĩ, dày 1µm.
Thành trong: Có ụ nhô, cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục, lồi ống thần kinh mặt,



lồi ống bán khuyên ngoài liên quan đến tai trong.
Thành sau: có lỗ sào đạo, mỏm tháp, lỗ nhĩ của ống thừng nhĩ, tường dây VII
ngăn cách hòm nhĩ với sào bào, hợp với thành trong hòm nhĩ tạo thành ngách





nhĩ, hợp với khung nhĩ tạo thành ngách thần kinh mặt.
Thành dưới: có ngách hạ nhĩ, liên quan với tĩnh mạch cảnh trong.
Thành trước: có lỗ nhĩ của vòi nhĩ ở phía dưới và ống cơ búa ở phía trên.
Thành trên: là vách xương mỏng ngăn cách hòm tai với hố sọ giữa.

1.2.1.2. Vòi nhĩ
Vòi nhĩ (vòi tai) là một ống sụn – xương nối thông hòm nhĩ với thành
bên của vòm mũi họng. Vòi tai có hướng đi từ sau ra trước, chếch vào trong


16

và xuống dưới tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 45 độ ở người lớn và
góc 10 độ ở trẻ nhỏ. Vòi nhĩ gồm hai phần:
-

Phần xương: ở 1/3 sau ngoài, nằm ở phía trước hòm tai và ngay bên dưới ống

-

cơ búa. Phần xương nối với phần sụn bởi eo vòi.
Phần sụn: ở 2/3 trước trong, nằm trong rãnh vòi tai ở nền xương bướm. Phần
sụn tận cùng ở lỗ hầu vòi của vòi nhĩ sau xương xoăn dưới.
Vòi nhĩ được lót bằng một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của mũi
hầu và hòm tai. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, nó chỉ mở ra khi nuốt hoặc
ngáp nhờ tác động của cơ căng màn hầu và cơ nâng màn hầu.
Vòi nhĩ có tác dụng làm cân bằng áp lực ở hai phía của màng nhĩ đảm
bảo cho sự hoạt động của hệ thống màng nhĩ xương con, đồng thời cũng nhờ
vòi nhĩ mà các chất dịch trong hòm nhĩ được dẫn lưu xuống họng.
1.2.1.3. Xương chũm
Gồm các thông bào có chứa khí, thông với hòm tai qua sào đạo. Dựa vào
mức độ thông bào hóa xương chũm mà người ta chia xương chũm thành 3
thể: thể thông bào, thể xốp, thể đặc ngà. Các thông bào xương chũm có chức
năng là khoảng không khí đệm của tai giữa, góp phần đảm bảo cân bằng áp
lực trong hòm tai.

1.2.1.4. Hệ thống xương con
Hệ thống xương con gồm 3 xương: xương búa, xương đe, xương bàn đạp.


17

Hình 1.3: Hệ thống xương con [17]
Các xương con nối bằng hệ thống dây chằng và nếp niêm mạc làm
nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ môi trường khí đến môi trường dịch tai
trong.
1.2.2. Giải phẫu các ngăn tai giữa liên quan đến cholesteatoma [22]
Trong quá trình hình thành cholesteatoma, thiếu khí ở mỗi vùng giải
phẫu đóng vai trò quan trọng. Do vậy ta thường chia tai giữa thành 3 ngăn và
ống tai ngoài là giới hạn để xác định các ngăn này.
- Trung nhĩ: là phần hòm tai nằm tương ứng với phần màng căng. Trung
nhĩ bao gồm cán búa, ngành xuống xương đe và xương bàn đạp. Trung nhĩ có
phần mở rộng ra phía sau gọi là hậu nhĩ. Hậu nhĩ có hai ngăn là ngách mặt và
xoang nhĩ, thường không quan sát được trực tiếp.
- Thượng nhĩ: là phần hòm nhĩ tương ứng với phần màng chùng. Kích
thước phần này chiếm khoảng 1/3 đường kính đứng của cả hòm nhĩ. Thượng
nhĩ là ngôi nhà chứa tiểu cốt gồm đầu xương búa, thân xương đe và các dây
chằng, nếp gấp niêm mạc tạo thành vách ngăn giữa thượng nhĩ và trung nhĩ.
Thượng nhĩ được chia thành: thượng nhĩ trong và thượng nhĩ ngoài.


18

Hình 1.4. Các ngăn của thượng nhĩ [23]
+ Thượng nhĩ ngoài: không có sự thông thương với các vùng khác trong
hòm nhĩ, bản thân nó bị dây chằng cổ xương búa chia làm 2 ngăn: Ngăn trên

(khoang Kretschmann): thành sau có lỗ thông với sào đạo. Ngăn dưới (túi
Prusack): thành dưới liên quan tới túi Von Troeltsch (túi trước của Von
Troeltsch: ở vị trí giữa nếp búa trước và phần màng căng, túi sau của Von
Troeltsch: ở vị trí giữa nếp búa sau và phần màng căng).

Hình 1.5. Sơ đồ thành ngoài tai giữa bên phải với các ngăn sau khi lấy bỏ
màng căng bộc lộ túi trước và sau của Von Troeltsch: APV (túi trước của
Von Troeltsch), PPV (túi sau của Von Troeltsch) [22].
+ Thượng nhĩ trong: thông với trung nhĩ ở dưới và sào đạo ở sau, 2 ngăn:
Thượng nhĩ sau: thông với sào đạo, cholesteatoma ở khoang này phát triển
phía trong thân xương đe và dễ lan vào xương chũm.


19

Thượng nhĩ trước: cholesteatoma vùng này thường phát triển ra phía
trước đầu xương búa, lấp đầy khoang trong tới mào trần thượng nhĩ, lấn về
vùng hố trên vòi và có thể lan xuống phần trước trung nhĩ.
- Hạ nhĩ: là phần hòm nhĩ nằm dưới mặt phẳng đi ngang qua phần thấp
nhất của khung nhĩ.
1.3. BỆNH HỌC CHOLESTEATOMA [24]
1.3.1. Định nghĩa
Cholesteatoma được định nghĩa là sự xuất hiện biểu mô vảy sừng hóa
trong tai giữa hoặc trong những khu vực thông khí khác của xương thái dương.
1.3.2. Sinh bệnh học của cholesteatoma [25], [26]
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh hình thành cholesteatoma vẫn chưa sáng
tỏ. Cholesteatoma được phân thành: mắc phải, bẩm sinh và không thể phân
loại (tuy nhiên nguồn gốc của cholesteatoma đôi khi không thể xác định chính
xác) [27]
1.3.2.1. Cholesteatoma bẩm sinh

Ca cholesteatoma bẩm sinh đầu tiên được Lucae mô tả năm 1885.
1965 theo Derlacki và Clemis, đã đưa ra tiêu chuẩn để chẩn đoán một
cholesteatoma bẩm sinh bao gồm: màng tai không thủng, không có tiền sử
chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó, không gây tổn thương niêm mạc tai
giữa và không có tiền sử về viêm tai giữa.
Về lâm sàng cholesteatoma bẩm sinh được quyết định bởi vị trí và sự mở
rộng của tổn thương. Nó được đặc trưng bởi:
-

Khối trắng ở bên trong màng nhĩ nguyên vẹn,

-

Nghe kém khi lan rộng lấp đầy trong hòm nhĩ hay ăn mòn xương con,

-

Rất hiếm khi đau,
Có hay dữ liệu CT/CHT (thường giống như khối tổ chức mềm, tròn ở ¼
trước trên, sau trên và khu trú khác) [27]


20

1.3.2.2. Cholesteatoma mắc phải [27]
Cholesteatoma mắc phải xảy ra sau sinh và gây ra bởi sự xâm lấn vào tai
giữa của biểu mô vảy sừng hóa bắt nguồn từ da ống tai ngoài hoặc từ màng
nhĩ [24]. Bệnh nhân có cholesteatoma mắc phải có tiền sử chảy tai tái diễn và
giảm thông khí ở xương chũm. Tuỳ theo tình trạng của màng nhĩ,
cholesteatoma


mắc phải bao gồm cholesteatoma tiên phát và thứ phát.

Cholestetoma mắc phải tiên phát phát triển sau một màng nhĩ nguyên vẹn.
Cholesteatoma thứ phát phát triển trong tai giữa qua hầu hết lỗ thủng ngoại vi
của màng nhĩ.
Cholesteatoma mắc phải thứ phát thường bắt nguồn tử lỗ thủng sau trên
hoặc từ lỗ thủng nhỏ ở thượng nhĩ.


Có 4 thuyết cơ bản về sinh bệnh học của cholesteatoma thứ phát:
+ Thuyết di cư (Habermann 1888): điển hình bởi quan điểm cho rằng
cholesteatoma được hình thành do sự phát triển vào tai giữa của biểu mô vảy
qua các lỗ thủng màng tai sát rìa.
+ Thuyết tăng sản tế bào đáy (Lange 1925, Rüedi 1958): cholesteatoma
được hình thành là do sự phát triển xâm lấn dạng “nhú” của các tế bào
keratine qua lớp màng đáy vào các lớp nền bên dưới.
+ Thuyết dị sản (Ulrich 1917, Sadé Wendt 1977): có sự chuyển sản từ
các tế bào biểu mô của niêm mạc tai giữa thành màng matrice của
cholesteatoma.
+ Thuyết túi co lõm (Bezold 1890): cholesteatoma phát triển từ túi co
lõm được hình thành do tình trạng rối loạn chức năng vòi tai kéo dài. Cho đến
nay thuyết này được chấp nhận nhiều nhất. Gần đây, Sudhoff và Tos đã đề
xuất một thuyết về các túi lõm và thuyết tế bào đáy để giải thích cho sự hình
thành cholesteatoma từ các túi co lõm. Hơn nữa, việc phá vỡ màng đáy cho
phép sự xâm nhập của các nhú biểu mô vào trong lớp mô liên kết dưới biểu


21


mô và hình thành nên các vi hạt cholesteatoma. Cơ chế này có thể giải thích
sự hình thành của một số loại cholesteatoma, thậm chí là các cholesteatoma
hình thành sau một màng tai kín.
Xương

Lỗ thủng ngoại
vi (Haberman
1889)

Xương

Thuyết tăng sản tế bào
đáy (Lange 1925,
Rüedi 1958

Xương

Mô hạt

Thuyết co lõm
(Bezold 1890)

Tăng sản tế bào đáy
Thuyết dị sản niêm mạc (Ulrich
1917, Sadé Wendt 1977)

Hình 1.6: Các thuyết hình thành cholesteatoma [24]


Cholesteatoma mắc phải được đặc trưng bởi triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng

liên quan đến sự phát triển có thể kèm theo phát hủy các tổ chức lân cận.
+ Có hoặc không có túi co kéo màng nhĩ +/- thủng nhĩ,
+ Có hoặc không có chảy tai,
+ Có hoặc không có tổn thương sức nghe,
Và hoặc có hình ảnh chụp CT / CHT (các khối tổ chức mềm, các khoảng
ăn mòn xương của hòm nhĩ, xương chũm).



Cholesteatoma mắc phải được phân nhỏ thành:
+ Túi co kéo cholesteatoma
. Màng chùng (cholestetoma thượng nhĩ)
. Cholesteatoma màng căng
. Phức hợp cholesteatoma phần màng chùng và màng căng
+ Không có túi co kéo cholesteatoma
. Cholesteatoma thứ phát sau lỗ thủng màng nhĩ


22

.Cholesteatoma sau chấn thương hay sau phẫu thuật tai trước
Cholesteatoma sau phẫu thuật có thể tồn dư hay tái diễn mặc dù chúng có thể
không lẫn nhau.
1.4. SƠ LƯỢC VỀ TÚI CO KÉO
1.4.1. Định nghĩa
Túi co kéo là sự lõm của màng nhĩ vào trong hòm tai làm giảm khoảng
trống của hòm tai. Túi co kéo có thể xảy ra ở toàn bộ màng nhĩ hoặc ở một
phần màng nhĩ, túi co kéo thường kết thúc bằng sự hình thành cholesteatoma.
1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của túi co kéo cho đến nay vẫn còn chưa được làm

sáng tỏ, tuy nhiên có hai hiện tượng được ghi nhận là có vai trò liên quan
trong bệnh lý túi co kéo [34]:
- Sự hình thành áp lực âm trong hòm nhĩ.
- Sự suy yếu của các cấu trúc màng nhĩ
1.4.2.1. Sự hình thành áp lực âm trong hòm nhĩ:
- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng
co lõm của màng nhĩ với mức độ áp lực âm trong hòm tai, được thể hiện
thông qua nhĩ lượng đồ.
- Người ta đã nghiên cứu thấy rằng trong tai giữa luôn tồn tại xu hướng
tự nhiên tạo thành áp lực âm do hoạt động trao đổi và hấp thụ khí của niêm
mạc tai giữa. Ở trạng thái bình thường, hoạt động đóng mở của loa vòi đảm
bảo cho việc đổi mới thường xuyên không khí trong tai giữa, giúp cân bằng
áp lực giữa trong và ngoài màng nhĩ. Trong bệnh lý túi co kéo, có hai yếu tố
có thể đơn độc hay phối hợp, có thể tác động vào hai quá trình tạo áp lực âm
trong hòm tai
a) Rối loạn chức năng vòi nhĩ:


23

- Bình thường, loa vòi thông thoáng giúp đổi mới một phần không khí
trong tai giữa. Loa vòi mở khoảng 1,5 lần mỗi phút. Mỗi lần vòi nhĩ mở lượng
khí qua loa vòi vào trong hòm tai là 0,0001cc. Mỗi ngày, loa vòi có thể giúp
làm mới 1cc không khí [57].
- Loa vòi có thế bị tắc hay bán tắc khiến cho việc cung cấp khí cho hòm tai
giảm sút. Tuy nhiên nhiều trường hợp người ta nhận thấy không có sự bít tắc
thực sự của vòi nhĩ, vì vậy mà vấn đề này vẫn tiếp tục cần được nghiên cứu.
b) Tăng hoạt động trao đổi khí ở niêm mạc hòm nhĩ bị viêm:
- Sự tăng hấp thu khí ở niêm mạc hòm nhĩ bị viêm không được bù đắp
lại bởi hoạt động đóng mở của loa vòi. Thêm vào đó Sadé nhận thấy trong các

trường hợp xẹp nhĩ, tình trạng kém thông bào của xương chũm khiến cho
khoảng không khí “đệm” cho hòm nhĩ ít, do vậy mà dù chỉ với những thay đổi
áp lực nhỏ cũng đã có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của bệnh lý xẹp nhĩ [3].
1.4.2.2. Sự suy yếu của màng nhĩ
Liên quan đến sự biến mất hay thoái hoá của khung sợi. Sự yếu đi của
màng nhĩ có thể được chia thành hai loại [3], [57], [58]:
a) Do cấu trúc:
Có hai vùng của màng nhĩ:
- Màng chùng: chỉ gồm hai lớp biểu mô, thiếu lớp sợi ở giữa, che phần
thượng nhĩ. Thượng nhĩ chỉ thông khí với trung nhĩ qua một eo nhỏ nên dễ bị
ảnh hưởng bởi sự thay đổi áp lực.
- Góc sau trên màng căng: vùng này của màng nhĩ tạo với thành sau ống
tai xương một góc rộng hơn so với các phần khác của màng căng nên dễ bị tác
động bởi áp lực khí quyển trong ống tai ngoài, đặc biệt khi có mất cân bằng
áp lực trong và ngoài hòm tai do rối loạn chức năng vòi nhĩ. Mặt khác niêm
mạc của vùng này là niêm mạc trao đổi khí, không có lông chuyển nên dịch


24

viêm dễ ứ đọng và tiếp xúc lâu với màng nhĩ, gây nên tiêu huỷ lớp sợi của
màng nhĩ.
b) Do mắc phải:
- Áp lực âm trong hòm nhĩ kéo dài làm phá vỡ liên kết của các sợi
collagen. Nơi suy yếu nhiều nhất (màng chùng và góc sau trên màng căng) sẽ
bị co kéo nhiều nhất.
- Sự hoại tử mô thường được nhận thấy trong các tình trạng viêm nhiễm
cấp tính.
- Sự có mặt của các enzym như collagenase, elastase và các enzym phân
giải protein khác trong những trường hợp viêm tai ứ dịch nhày, gây nên ly

giải collagene của lớp sợi [57].
Như vậy hậu quả của sự phá huỷ lớp sợi của màng nhĩ là màng nhĩ
mỏng, mất dai chắc, đàn hồi. Sự mất đi cấu trúc bình thường của màng nhĩ
gây nên những hậu quả sau:
- Màng nhĩ bị co kéo về phía trong của hòm nhĩ, giảm hay mất đi rung
động bình thường.
- Ở những vùng bị tiêu lớp sợi, lớp biểu bì tiếp xúc trực tiếp với các cấu
trúc xương, gây nên nguy cơ tiêu hủy các cấu trúc này.
- Sự tăng sừng hoá do quá trình viêm mạn tính thể hiện bằng bong vảy
cùng với sự mất đi chức năng tự làm sạch là tiền đề tạo nên cholesteatoma túi,
khiến cho túi co kéo từ “thụ động” dưới ảnh hưởng của áp lực âm trong hòm
nhĩ trở thành “chủ động” do quá trình tăng sừng hóa và tích tụ của lớp bong
vảy [3], [57].
1.4.3. Phân loại túi co kéo
Túi co kéo được các tác giả trên thế giới phân loại theo nhiều cách khác
nhau. Mỗi cách phân loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Phổ biến hiện nay
trên thế giới là cách phân loại của Sadé.


25

1.4.3.1. Phân loại túi co kéo của Sadé
Sadé phân loại túi co kéo thành túi co kéo toàn bộ và khu trú [34].


Túi co kéo toàn bộ

Độ I: Màng nhĩ co lõm nhẹ,
chưa chạm ngành xuống xương đe


Độ II: màng nhĩ co lõm chạm ngành xuống
xương đe, khớp đe đạp

Độ III: màng nhĩ lõm, chạm ụ nhô,
có thể hút ra bằng ống hút

Độ IV: màng nhĩ lõm dính vào ụ nhô, chui vào
các ngách của tai giữa

Hình 1.7: Phân loại túi co kéo toàn bộ theo Sadé [34]
Theo Sadé và cộng sự, túi co kéo toàn bộ bao gồm:
Độ I: Màng nhĩ co lõm nhẹ, chưa chạm vào ngành xuống xương đe
Độ II: màng nhĩ co lõm chạm ngành xuống xương đe, khớp đe đạp
Độ III: màng nhĩ lõm, chạm vào ụ nhô, có thể hút ra bằng ống hút
Độ IV: màng nhĩ lõm dính vào ụ nhô, chui vào các ngách của tai giữa
như ngách mặt, ngách nhĩ, hạ nhĩ, có thể bong vẩy.


×