Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

NGHIÊN cứu HÌNH THÁI lâm SÀNG, CHẨN đoán HÌNH ẢNH gãy XƯƠNG CHÍNH mũi và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ gãy XƯƠNG CHÍNH mũi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 83 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

BI VIT TUN

Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh
gãy xơng chính mũi và đánh giá kết quả điều trị
gãy xơng chính mũi

LUN VN THC S Y HC

H NI - 2019


B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

BI VIT TUN
Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh
gãy xơng chính mũi và đánh giá kết quả điều trị
gãy xơng chính mũi
Chuyờn ngnh: Tai Mi Hng
Mó s: 60720155

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Phm Tun Cnh



H NI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng của một người trò, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Tuấn Cảnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền
cho em tình yêu nghề y, sự nhiệt tình trong công việc và trách nhiệm với bệnh
nhân, giúp em hoàn thiện kiến thức và kỹ năng, chia sẻ cùng em những khó
khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm và các thầy cô Bộ môn Tai
mũi họng, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình dạy bảo và tạo những điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS.Bs.Trần Hữu Thắng,
Ths.Bs.Nguyễn Nhật Linh cùng toàn thể bác sĩ, điều dưỡng khoa cấp cứu và
khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương đã
giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình thu thập số liệu
phục vụ nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học,
các phòng ban chức năng của trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến bệnh nhân và gia đình đã hợp tác tốt, giúp
em thu thập số liệu và hoàn thành nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh, chị, vợ
yêu, con và bạn bè là những người luôn ở bên động viên và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập trở thành thạc sỹ y học.
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2019
Học viên

Bùi Viết Tuấn



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Viết Tuấn, học viên cao học khóa 26, Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Tai mũi họng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2019
Học viên

Bùi Viết Tuấn


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

BV TMH TW

: Bệnh viện Tai mũi họng trung ương

CLVT


: Cắt lớp vi tính (CT Scanner)

CT

: Chấn thương

GXCM

: Gãy xương chính mũi

HS-SV

: Học sinh - Sinh viên

RHM

: Răng hàm mặt

SAT

: Huyết thanh chống uốn ván (serum anti-tetanos)

TK

: Thần kinh

TMH

: Tai mũi họng


TN

: Tai nạn

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNLĐ

: Tai nạn lao động

TNSH

: Tai nạn sinh hoạt

VT

: Vết thương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.1.1. Ở nước ngoài...................................................................................3
1.1.2. Ở Việt Nam......................................................................................4
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ MŨI............................................7
1.2.1. Giải phẫu mũi..................................................................................7

1.2.2. Liên quan của mũi với các cơ quan lân cận..................................10
1.2.3. Chức năng sinh lý của mũi............................................................11
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI.................................12
1.3.1. Nguyên nhân.................................................................................12
1.3.2. Cơ chế GXCM...............................................................................13
1.3.3. Tổn thương bệnh lý.......................................................................14
1.3.4. Đặc điểm tiến triển của GXCM.....................................................15
1.4. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN...................................................15
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng....................................................................15
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng..............................................................18
1.4.3. Biến chứng....................................................................................19
1.4.4. Chẩn đoán......................................................................................20
1.5. XỬ TRÍ.................................................................................................21
1.5.1. Gãy xương chính mũi kín:.............................................................21
1.5.2. GXCM hở......................................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.....................................................26


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................26
2.2.2. Thông số nghiên cứu.....................................................................27
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................29
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................30
2.2.5. Các bước tiến hành........................................................................30
2.2.6. Phương pháp thu thập xử lý số liệu...............................................30
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu......................................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................31

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CỦA GXCM31
3.1.1. Dịch tễ học....................................................................................31
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của GXCM.....................................................34
3.1.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh của GXCM....................................38
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ......................................................41
3.2.1. Thời gian từ khi chấn thương đến khi tiến hành phẫu thuật..........41
3.2.2.Các phương pháp vô cảm...............................................................41
3.2.3. Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng tại bệnh viện............42
3.2.4. Các phương pháp điều trị nội khoa phối hợp................................43
3.2.5. Thời gian điều trị tại bệnh viện.....................................................44
3.2.6. Đánh giá kết quả chung sau khi ra viện từ 3 đến 6 tháng..............44
3.2.7. Đánh giá kết quả về chức năng thở...............................................45
3.2.8. Đánh giá kết quả về chức năng ngửi.............................................46
3.2.9. Đánh giá kết quả về thẩm mỹ........................................................47
3.2.10. Biến chứng sau phẫu thuật..........................................................47
3.2.11. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân...................................47
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................48


4.1. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH
ẢNH CỦA GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI...................................................48
4.1.1. Dịch tễ học....................................................................................48
4.1.2. Hình thái lâm sàng GXCM...........................................................51
4.1.3. Chẩn đoán hình ảnh.......................................................................55
4.2. ĐIỀU TRỊ GXCM................................................................................56
4.2.1. Xử trí ban đầu................................................................................56
4.2.2. Thời gian từ khi chấn thương đến khi tiến hành phẫu thuật..........57
4.2.3 Các phương pháp điều trị GXCM..................................................58
4.2.4. Thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện..........................................59
4.2.5. Đánh giá kết quả điều trị...............................................................60

KẾT LUẬN....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện..........................33

Bảng 3.2.

Đặc điểm địa dư..........................................................................33

Bảng 3.3.

Tình trạng bệnh nhân tại thời điểm xảy ra chấn thương.............34

Bảng 3.4.

Tình hình sơ cứu trước khi vào viện...........................................35

Bảng 3.5.

Triệu chứng nội soi mũi..............................................................38

Bảng 3.6.

Phân loại GXCM dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh..............39


Bảng 3.7.

Các phương pháp điều trị nội khoa phối hợp..............................43

Bảng 3.8.

Kết quả về chức năng thở............................................................45

Bảng 3.9.

Kết quả về chức năng ngửi..........................................................46

Bảng 3.10. Kết quả về thẩm mỹ....................................................................47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi.............................................................31
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới.....................................................32
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề....................................................32
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân.......................................34
Biểu đồ 3.5. Triệu chứng cơ năng của GXCM..............................................35
Biểu đồ 3.6. Triệu chứng thực thể của GXCM..............................................36
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ chụp phim X-Quang.........................................................38
Biểu đồ 3.8. Thời gian từ khi chấn thương đến khi tiến hành phẫu thuật......41
Biểu đồ 3.9. Các phương pháp vô cảm..........................................................41
Biểu đồ 3.10. Các phương pháp phẫu thuật áp dụng tại bệnh viện.................42
Biểu đồ 3.11. Thời gian điều trị tại bệnh viện.................................................44
Biểu đồ 3.12. Đánh giá kết quả chung sau ra viện từ 3 đến 6 tháng...............44



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Giải phẫu tháp mũi ....................................................................7

Hình 1.2.

Giải phẫu thành trong hốc mũi ..................................................8

Hình 1.3.

Giải phẫu thành ngoài hốc mũi...................................................9

Hình 1.4.

Gãy xương chính mũi với lực tác động từ trái sang phải..........13

Hình 1.5.

Các hình thái chấn thương tháp mũi.........................................14

Hình 1.6.

Nâng xương chính mũi bằng bay..............................................22

Hình 1.7.

Các dụng cụ nắn tháp mũi.........................................................23


Hình 1.8.

Nắn kín trong GXCM với dụng cụ Asch..................................24

Hình 3.1:

Biến dạng sống mũi (Nhìn thẳng) trong GXCM......................37

Hình 3.2:

Sưng nề bầm tím trong GXCM.................................................37

Hình 3.3:

Biến dạng sống mũi (Nhìn nghiêng) trong GXCM..................37

Hình 3.4:

Vết thương hở trong GXCM.....................................................37

Hình 3.5:

Hình ảnh GXCM loại IIBs trên phim CLVT............................40

Hình 3.6:

Hình ảnh GXCM loại IIB trên phim CLVT..............................40

Hình 3.7:


Hình ảnh GXCM trên phim mũi nghiêng.................................40

Hình 3.8:

BN NXCM đơn thuần...............................................................42

Hình 3.9:

BN NXCM+CHVN..................................................................42

Hình 3.10:

BN NXCM+CHVN+Khâu VT hở............................................43

Hình 3.11:

BN khám lại sau 5 tháng...........................................................45

Hình 3.12:

Khám lại chức năng thở cho BN sau 3 tháng............................46

Hinh 3.13:

Kết quả nội soi mũi sau 5 tháng................................................46

Hình 3.14:

BN khám lại sau 3 tháng...........................................................47



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xương chính mũi (XCM) có cấu trúc gồm hai mảnh xương dẹt, dày ở
trên và mỏng ở dưới, XCM cùng với mỏm trán xương hàm trên và phần mũi
của xương trán khớp với nhau để tạo nên khung xương của tháp mũi-là phần
nằm ở giữa và nhô cao nhất trên khuôn mặt mỗi người, ảnh hưởng đáng kể
đến hình dáng, sự hài hòa thẩm mỹ của mặt và chức năng hô hấp, khứu giác,
phát âm của hốc mũi [1].
Do có cấu trúc và nằm ở một vị trí đặc biệt như vậy nên XCM là bộ phận
rất dễ bị chấn thương, tỷ lệ gãy xương chính mũi (GXCM) cao thứ 3 trong các
trường hợp gãy xương, sau xương đòn và xương cẳng tay [2], gần 40% các
trường hợp gãy xương trên khuôn mặt liên quan đến xương chính mũi [3].
Gãy xương chính mũi đơn thuần là tình trạng XCM bị rạn, gãy một phần
hoặc toàn bộ với các kiểu gãy và đường gãy khác nhau do nhiều nguyên nhân
khác nhau tác động, gây ra các triệu chứng như chảy máu mũi, ngạt mũi, biến
dạng tháp mũi, sưng nề, bầm tím. GXCM được chẩn đoán xác định dựa trên
các triệu chứng lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Thông thường
khi bị gãy xương chính mũi, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng đến phần vách ngăn
mũi, đã có báo cáo chỉ ra rằng 90% các GXCM có kèm theo tổn thương vách
ngăn [4].
GXCM tuy ít nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không xử
lý kịp thời và đúng đắn sẽ để lại di chứng dị hình tháp mũi mắc phải ảnh hưởng
đến chức năng và thẩm mỹ, bắt buộc phải phẫu thuật để chỉnh hình [5].
GXCM khi phối hợp với các chấn thương khác (chấn thương sọ não, chấn
thương hàm mặt, chấn thương mắt...) phải đặc biệt chú ý vì rất dễ bị bỏ qua
[6], [7] và việc điều trị GXCM cần có sự phối hợp của các chuyên khoa này.



2

Hiện nay cùng với quá trình phát triển của xã hội, các hoạt động của con
người ngày càng trở nên phong phú. Các loại phương tiện giao thông tốc độ
cao ngày càng nhiều, sự phát triển của các môn thể thao, sự gia tăng của bạo
lực... làm cho các chấn thương nói chung và GXCM nói riêng thường xuyên
xảy ra và phức tạp hơn, gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em nguyên nhân do thể thao
là nhiều nhất, còn người lớn đa phần là do đánh nhau [8], trong khi việc điều
trị GXCM vẫn còn gây nhiều tranh cãi [9]. Trước tình hình đó, chúng tôi tiến
hành đề tài:
“Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy xương
chính mũi và đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi” với hai mục
tiêu sau:
1. Mô tả hình thái lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của gãy xương
chính mũi đơn thuần.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Ở nước ngoài
Chấn thương sọ mặt nói chung và GXCM nói riêng đã được quan tâm
từ lâu.
Hippocrate (460 – 377 trước công nguyên) đã mô tả sửa mũi kín lần
đầu tiên [10].
Năm 1899 Lang mô tả lần đầu tiên vỡ blow – out của xương hàm trên [11]

Trong chiến tranh thế giới thứ I, Gillies (Anh); IVY, Kazaniian (Mỹ);
Ollivier, Morestin (Pháp); Ganzer Lindemann (Đức) đưa ra nhiều cách cố
định gãy xương mặt và xương chính mũi [10].
Năm 1974 Shultz, Devillers; 1978 Covruss; 1979 Harrison, Stranc,
Robertson đưa ra nhiều cách phân loại chấn thương mũi. Chung quy đều dựa vào
mức độ, hướng của lực tấn công, tính chất và các dạng tổn thương mũi [12].
Năm 2006 Kun Hwang, Sun Hye You, Sun Goo Kim đã mô tả các vết
gãy xương mũi trên phim chụp CLVT qua 503 bệnh nhân trong 6 năm (từ
1998 – 2004) [13].
Năm 2008 Seung Chul Rhee, Yoo Kyung Kim đã mô tả tổn thương
vách ngăn mũi trong chấn thương tháp mũi [14].
Năm 2009, Atigliechi và cộng sự đã có nghiên cứu so sánh về gây mê
toàn thân với gây tê tại chỗ trong nâng xương chính mũi nhận thấy gây mê có
nhiều ưu điểm hơn [15].
Năm 2010, Vikas Siha đã nghiên cứu về GXCM trên 68 bệnh nhân ở
Ấn Độ thấy rằng nhóm tuổi phổ biến nhất là 11-30 tuổi, trong đó nam chiếm
ưu thế so với nữ (5:1), bạo lực là nguyên nhân phổ biến nhất, và GXCM di


4

lệch chiếm đa số, thời gian trung bình nâng xương chính mũi sau chấn thương
là 30 giờ, các bệnh nhân trưởng thành được thực hiện dưới gây tê tại chỗ, còn
trẻ em thực hiện dưới gây mê toàn thân, và tất cả các bệnh nhân đều hài lòng
với kết quả thẩm mỹ của họ [16].
Năm 2013, Baek và cộng sự đã khẳng định cắt lớp vi tính có độ chính
xác cao hơn X-quang thông thường trong chẩn đoán GXCM [17].
Năm 2017, Hwang và cộng sự đã có 1 nghiên cứu phân tích hệ thống
(meta-analysis) về gãy xương chính mũi, nghiên cứu này cho thấy nguyên
nhân lớn nhất gây GXCM ở người lớn là do đánh nhau, còn ở trẻ em là do các

hoạt động thể thao từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hạ thấp tỷ lệ GXCM [8].
Những năm gần đây nhờ phát triển của phương tiện chẩn đoán bằng
hình ảnh CLVT, nội soi và phẫu thuật hiện đại đã giúp chẩn đoán và điều trị
hiệu quả hơn.
1.1.2. Ở Việt Nam
Lê Văn Lợi (1997) khi viết về vẹo lệch tháp mũi do chấn thương đã nói
đến phương pháp nắn kín xương chính mũi bằng một đầu kéo thẳng và cố định
mũi lệch sau khi nắn bằng đặt một bấc tẩm mỡ kháng sinh nhét chặt trong hốc
mũi và rút đi sau 7 ngày, trường hợp vỡ vụn nhiều thì phải cố định thêm phía
ngoài tháp bằng 1 mảnh kim khí cắt uốn theo hình tháp mũi hoặc bằng một
khuôn thạch cao [18].
Nguyễn Tấn Phong (2001) đã viết về phẫu thuật nội soi mũi xoang,
phẫu thuật điều trị chấn thương sọ mặt đặc biệt là cách phân loại xử trí chấn
thương tháp mũi [19], [20].
Phó Hồng Điệp khi nghiên cứu 49 bệnh nhân gãy xương chính mũi gặp
tại viện TMH Trung ương 2005 – 2007 đã nhận thấy tỷ lệ GXCM trong các
trường hợp chấn thương mũi xoang là 1/1,9, thời gian xảy ra chấn thương
nhiều nhất vào tháng 12, lứa tuổi bị GXCM hay gặp nhất là 15-29 tuổi, tai nạn


5

giao thông là nguyên nhân gây GXCM thường gặp nhất, X quang mũi
nghiêng và Blondeau là phương tiện hình ảnh thường được dùng giúp chẩn
đoán GXCM và thủ thuật nâng xương chính mũi dưới gây tê là phương pháp
thường dùng nhất trong điều trị GXCM. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa
có sự đánh giá sau điều trị các bệnh nhân GXCM [21].
Nhan Trừng Sơn (2008) khi nghiên cứu về GXCM ở trẻ em đã nhận
thấy GXCM thường đi đôi với vỡ sụn nhiều hơn ở người lớn, hốc mũi quá
nhỏ cũng là một yếu tố gây khó khăn trong định bệnh cũng như trong điều trị

phẫu thuật, phim X quang ít hỗ trợ trong xác định gãy xương ở trẻ em hơn ở
người lớn, tụ máu vách ngăn mũi là triệu chứng thường gặp mà lại khó phát
hiện, chỗ gãy xương trở nên cứng trong vòng 2-4 ngày, phải xử trí trước thời
điểm này và bắt buộc phải xử trí dưới gây mê [1].
Trần Thị Phương khi nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp
vi tính của chấn thương tháp mũi tại viện TMH trung ương năm 2009 đã nhận
thấy chấn thương tháp mũi chiếm tỷ lệ cao trong chấn thương TMH và hầu
hết gặp ở nam giới, tổn thương trên phim CLVT phản ánh đúng tổn thương
chấn thương tháp mũi trên thực tế được kiểm tra trong khi phẫu thuật, đa số
BN được điều trị trong vòng 1 tuần đầu sau khi bị CT, thời gian nằm viện
trung bình là 6,03 ngày, tuy nhiên trong nghiên cứu này cũng chưa có sự đánh
giá kết quả sau điều trị các bệnh nhân GXCM [22].
Bùi Duy Vũ khi nghiên cứu về đặc điểm hình thái lâm sàng của dị hình
tháp mũi mắc phải và biện pháp can thiệp năm 2011 đã nhận thấy nguyên nhân
của dị hình tháp mũi mắc phải chủ yếu gặp do chấn thương, trong đó nguyên
nhân do TNSH nhiều hơn nguyên nhân do TNGT, bệnh nhân chủ yếu đến nhập
viện sau 10 ngày, số bệnh nhân dị hình tháp mũi đơn thuần, lệch vẹo sống mũi
chiếm tỷ lệ cao nhất, các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng là đục phá
can xương nắn chỉnh tháp mũi, nâng sống mũi bằng chất liệu, tạo hình cánh


6

mũi bằng chất liệu và ghép da, kết hợp xương bằng nẹp vít trong vỡ khối mũi
sàng, chất liệu được sử dụng trong phẫu thuật tạo hình tháp mũi chủ yếu sử
dụng các vật liệu tự thân, trong đó sụn vách ngăn được sử dụng nhiều nhất [5].
Đặng Hanh Biên và cộng sự đã nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ và sơ
bộ đánh giá kết quả điều trị chấn thương mũi tại bệnh viện Việt Nam- Cu Ba
2/2006-10/2010 đưa ra kết luận chấn thương gãy xương mũi xảy ra chủ yếu ở
tuổi thanh niên, nam nhiều hơn nữ trong đó TNGT (xe máy) là chủ yếu,

GXCM kín-đơn thuần gặp nhiều nhất, những trường hợp có tổn thương phối
hợp, đa chấn thương, việc điều trị đòi hỏi kỹ thuật cao, kinh nghiệm cũng như
thời gian điều trị kéo dài, kết quả cũng còn hạn chế. Nghiên cứu này cũng đã
có sự đánh giá sơ bộ về kết quả điều trị bệnh nhân GXCM, theo đó những BN
ở nhóm chấn thương phần mềm đạt kết quả tốt cao nhất, nhóm chấn thương
GXCM đơn thuần và đa chấn thương phức tạp vẫn còn một tỷ lệ không đạt
yêu cầu, để lại di chứng về thẩm mỹ và chức năng như mũi gồ vẹo, ngạt mũi,
mất ngửi, viêm xoang sau chấn thương [23].
Hà Hữu Tùng và Đỗ Thế Hùng khi nghiên cứu các bệnh nhân gãy xương
chính mũi gặp tại bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp từ 2011-2016 thấy rằng, lứa
tuổi 15-29 hay gặp nhất, nam giới chiếm ưu thế hơn so với nữ giới, TNGT là
nguyên nhân gây GXCM chiếm đa số, biến dạng mũi và đau chói là những
triệu chứng hay gặp nhất và rất có giá trị để chẩn đoán GXCM, X quang mũi
nghiêng và Blondeau là phương tiện hình ảnh thường được dùng giúp chẩn
đoán GXCM, phần lớn GXCM được điều trị trong 3 ngày đầu, thủ thuật nâng
xương chính mũi dưới gây tê là phương pháp thường được dùng nhất trong
điều trị GXCM và thời gian nằm viện của BN ngắn, thường dưới 1 tuần [24].
Với việc áp dụng CLVT từ năm 1993 ở nước ta đặc biệt trong những
năm gần đây, việc chụp CLVT đã trở thành phổ biến gần như thường quy,
cùng với các phương tiện phẫu thuật, các cơ sở TMH đã có nhiều tiến bộ
trong chẩn đoán, xử trí chấn thương mũi ngày càng tốt hơn.


7

1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ MŨI
1.2.1. Giải phẫu mũi: Gồm có mũi ngoài và hốc mũi [25]
1.2.1.1. Mũi ngoài
Hình thể ngoài: Mũi ngoài có hình tháp. Góc trên của tháp mũi liên tiếp
với trán tại gốc mũi; nơi gặp nhau của hai mặt bên tháp mũi trên đường giữa

là một gờ tròn gọi là sống mũi. Sống mũi tận cùng tại một đầu tự do ở phía
trước - dưới có tên là đỉnh mũi; các mặt bên tháp mũi mở rộng và tận cùng ở
phía dưới tại các cánh mũi. Ở phía dưới, ở 2 bên đỉnh mũi có 2 lỗ mũi trước
ngăn cách với nhau bởi vách mũi.
Cấu tạo:
Bộ khung chống đỡ cho mũi ngoài được cấu tạo bằng xương và sụn.
Khung xương chống đỡ cho phần trên của mũi bao gồm các xương chính mũi,
phần mũi của xương trán và các mỏm trán của xương hàm trên. Khung sụn
nâng đỡ cho phần dưới của mũi bao gồm các sụn cánh mũi lớn và nhỏ, các
sụn mũi phụ, các sụn mũi bên và sụn vách mũi.

Hình 1.1. Giải phẫu tháp mũi [25]


8

1.2.1.2. Hốc mũi
Hốc mũi được vách mũi chia dọc thành 2 ngăn; mỗi ngăn mở thông ra
mặt tại lỗ mũi trước, liên tiếp với họng mũi ở sau qua lỗ mũi sau và có 4
thành. Phần trước của mỗi ngăn hốc mũi là tiền đình mũi nằm ở ngay sau lỗ
mũi trước. Tiền đình ngăn cách với phần hốc mũi còn lại bởi một đường gờ
cong gọi là thềm mũi. Da phủ tiền đình mũi có lông và tuyến nhầy để cản bụi.
Thành trên hay trần ổ mũi là thành xương ngăn cách hốc mũi với hộp
sọ do các xương mũi, xương trán, mảnh sàng và thân xương bướm tạo nên.
Thành dưới hay sàn mũi là thành xương ngăn cách hốc mũi với
hốc miệng do mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái
tạo nên.
Thành trong hay vách mũi là một vách xương sụn tạo nên bởi mảnh
đứng xương sàng, xương lá mía ở sau và sụn vách ngăn ở trước.
Thành ngoài chủ yếu do xương hàm trên, mê đạo sàng và các xương

cuốn mũi dưới tạo nên.

Hình 1.2. Giải phẫu thành trong hốc mũi [25]


9

Hình 1.3. Giải phẫu thành ngoài hốc mũi [25]
1.2.1.3. Niêm mạc hốc mũi
Niêm mạc hốc mũi được lót bởi 2 loại biểu mô là biểu mô hô hấp và
biểu mô ngửi. Biểu mô hô hấp là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển với 3
loại tế bào: tế bào lông, tế bào hình đài chế tiết và tế bào đáy. Từ cuốn giữa
trở xuống là vùng hô hấp, niêm mạc màu hồng nhạt. Vùng khứu ở trên cuốn
mũi trên và 1/3 trên vách mũi niêm mạc màu vàng, dày, chứa đựng tế bào
khứu. Sợi trục của các tế bào chui qua lỗ mảnh sàng và tập hợp thành thần
kinh khứu giác.
1.2.1.4. Mạch máu - Thần kinh



Mạch máu:
Có 3 nhánh nuôi dưỡng:
* Động mạch góc: là nhánh của động mạch mặt, thuộc hệ cảnh ngoài,

nuôi dưỡng cho da, cơ vùng mũi ngoài.
* Động mạch bướm khẩu cái: là 1 nhánh của động mạch hàm trong
xuất phát từ hệ động mạch cảnh ngoài. Qua lỗ bướm - khẩu cái động mạch
phân làm 2 nhánh:
- Nhánh ngoài nuôi cuốn giữa, cuốn dưới;
- Nhánh trong nuôi cuốn trên và vách ngăn.



10

* Động mạch sàng trước và sàng sau: Là nhánh bên của động mạch mắt
(thuộc hệ động mạch cảnh trong) nuôi phần trước mũi cả thành ngoài và vách ngăn.
Các nhánh tận của động mạch sàng và bướm khẩu cái đan xen tạo nên
một vùng có nhiều mạch máu ở 2 bên vách ngăn mũi, cách cửa mũi trước 11,5cm và cách sàn mũi 1cm, gọi là điểm mạch KIESSELBACH, nơi thường
xảy ra chảy máu mũi.

 Thần kinh:
* Thần kinh giác quan (dây I): Dây khứu giác bắt đầu từ tế bào thụ cảm ở
niêm mạc tầng trên mũi, qua lỗ sàng tạo thành hành khứu đi vào trung khu khứu
giác (vùng vỏ não hồi hải mã). Do có vị trí như vậy nên dây I có thể bị tổn
thương trong chấn thương gãy xương chính mũi gây giảm ngửi hoặc mất ngửi.
* Thần kinh cảm giác (dây V): có 2 nhánh chính chi phối cảm giác hốc mũi
- Nhánh mũi trong của thần kinh dưới ổ mắt: chi phối phần trước hốc mũi
- Nhánh mũi trong và mũi ngoài của thần kinh sàng trước: chi phối
phần trong hốc mũi và phía trước tháp mũi.
* Thần kinh vận động (dây VII) chi phối vận động cơ bám da mũi.
* Thần kinh giao cảm có nguồn gốc từ hạch bướm - khẩu cái, giữ vai
trò quan trọng trong điều hoà vận mạch của mũi, chủ yếu là điều hoà cuốn
dưới. Các rối loạn về giao cảm, đặc biệt là cường phó giao cảm sẽ dẫn đến rối
loạn chức năng mũi gây viêm mũi vận mạch.
1.2.2. Liên quan của mũi với các cơ quan lân cận
• Liên quan với xoang:
Mũi liên quan chặt chẽ với các xoang. Xoang là những hốc rỗng của
xương mặt và xương sọ.
Trong xương hàm có xoang hàm, trong xương trán có xoang trán, trong
xương sàng có xoang sàng và trong xương bướm có xoang bướm. Các xoang

đều được lót 1 lớp niêm mạc. Niêm mạc này được cấu tạo như niêm mạc mũi


11

nhưng mỏng hơn. Mỗi xoang có lỗ thông với hố mũi. Riêng đối với xoang
trán lỗ thông được thay thế bằng một cái ống hơi ngoằn ngoèo gọi là ống mũi
trán. Các xoang được sắp xếp thành hai nhóm tùy theo vị trí của nó. Nhóm
xoang trước gồm có xoang hàm, trán và xoang sàng trước. Lỗ thông của các
xoang này đổ vào ngách giữa. Nhóm xoang sau gồm có xoang sàng sau và
xoang bướm đổ vào ngách trên. Tác dụng của các xoang là làm nhẹ bớt khối
xương mặt đồng thời có ảnh hưởng đối với tiếng nói do thanh quản phát ra.
• Liên quan với tai: Mũi liên quan với tai bằng vòi Eutachie. Lỗ vòi này
nằm ở vách ngăn bên của vòm mũi họng, ngay sau đuôi cuốn dưới.
• Liên quan với hố mắt: Mũi liên quan với hố mắt bằng ống lệ mũi. Ống
này nối liền khe dưới của mũi với túi lệ của mắt. Ngoài ra xoang sàng chỉ cách ổ
mắt bởi một lớp xương mỏng, nên viêm xoang sàng có thể lan sang ổ mắt.
• Liên quan với sọ não: Mũi liên quan với sọ não thông qua xoang sàng,
mảnh sàng và xoang trán. Thành của các xoang này liên hệ trực tiếp với
màng não.
• Liên quan với răng: Thông qua xoang hàm, đặc biệt răng nanh và răng
hàm nhỏ, chân của răng này thường lên đến sát đáy xoang và đôi khi chui hẳn
vào xoang hàm.
1.2.3. Chức năng sinh lý của mũi
1.2.3.1. Chức năng thở
Là chức năng chính của mũi. Mũi được coi là cửa ngõ của đường hô
hấp. Nhờ các cuốn mũi làm chậm luồng không khí hít vào mũi, mũi thực hiện
chức năng sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi.
Nhờ tổ chức cương của cuốn dưới với hệ thống mạch (do thần kinh
giao cảm điều chỉnh), nhờ các tế bào tiết nhầy làm cho không khí đi qua mũi

được sưởi ấm (lên đến 33 độ C) và làm ẩm (lên đến 100%).
Nhờ sự có mặt của lông mũi, sự chuyển động nhịp nhàng từ trước ra


12

sau của hệ thống lông chuyển, với độ ẩm cao và dịch nhầy trên bề mặt, các
bụi bẩn được giữ lại phía ngoài, không khí được làm sạch khi đi qua mũi
1.2.3.2. Chức năng ngửi
Được thực hiện ở phần cao của hốc mũi bởi đầu tận của dây thần kinh
khứu giác (dây I).
Để ngửi được trước hết luồng hơi phải đi đến được vùng ngửi, không bị
cản trở bởi dịch đọng, dị vật, sẹo dính, u, dị hình... ngoài ra các chất có mùi
phải tan được trong dịch nhầy phủ lên các tế bảo thần kinh mới có thể tạo ra
được kích thích.
1.2.3.3. Dẫn lưu, thông khí cho các xoang mặt
- Chức năng dẫn lưu giúp tống những chất xuất tiết bình thường cũng
như bệnh lý qua các lỗ thông xoang ra ngoài đồng thời có sự trao đổi khí liên
tục giữa mũi và hệ thống xoang.
- Các lỗ thông với các xoang khi bị tắc do chấn thương, viêm nhiễm,
khối u, polype... hay gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các hệ thống xoang
tương ứng.
1.2.3.4. Tham gia vào phát âm
Mũi và xoang đóng vai trò là hộp cộng hưởng, tạo nên độ vang và âm
sắc của giọng. Khi hốc mũi bị tắc giọng sẽ bị thay đổi thành giọng mũi kín.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI
1.3.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây GXCM rất đa dạng
• Tai nạn giao thông
• Tai nạn lao động

• Tai nạn sinh hoạt


13

• Do đánh nhau
• Tai nạn thể thao
• Ngoài ra còn có thể gặp chấn thương ở trẻ em mới sinh ra trong quá
trình chuyển dạ đẻ như thủ thuật lấy thai bằng forceps hay những can thiệp
thô bạo khi lấy thai.
1.3.2. Cơ chế GXCM
Hình thái và mức độ chấn thương gãy xương chính mũi thay đổi theo
cường độ, vị trí, tính chất và hướng của lực tác động.
- Nếu hướng chấn thương thẳng góc sẽ làm vỡ xương chính mũi,
sống mũi không còn thẳng nữa mà bị lõm xuống, vách ngăn cũng vỡ theo
và chảy máu.

Hình 1.4. Gãy xương chính mũi với lực tác động từ trái sang phải [1]
- Nếu chấn thương đập chéo góc thì tháp mũi sẽ lệch về bên đối diện,
sống mũi không bị lõm xuống nhưng bị lệch rõ ràng về một phía bên, kèm
chảy máu.
+ Với lực ngang mạnh, xương chính mũi có thể bị gãy vụn kèm theo
chấn thương sụn và rách da. Vách ngăn mũi bị vặn và trở thành hình chữ C,
chữ S, hoặc chữ Z.


14

Hình 1.5. Các hình thái chấn thương tháp mũi [1]
1.3.3. Tổn thương bệnh lý

* Gãy xương chính mũi:
Hay gặp ở phần thấp của xương. Các dạng gãy xương rất đa dạng, có
thể gặp: nứt, không di lệch, di lệch ít hay nhiều, vỡ một hay nhiều đường (vỡ
vụn)... ở người lớn hay gặp vỡ vụn xương, trẻ em hay gặp vỡ từng đoạn
xương lớn, gãy kiểu cành tươi.
* Tổn thương phần mềm:
- Vùng da phủ lên xương chính mũi tương đối mỏng, những vết
thương vùng này thường dễ lộ xương gây nên tình trạng gãy xương hở. Nếu
không xử trí kịp thời vết thương, lấy bỏ dị vật, hậu quả có thể gặp là nhiễm
trùng, sẹo xấu…
- Da mũi nối với da vùng khoé mắt và gò má lỏng lẻo nên dễ tụ máu lan
toả khi bị đụng dập, hay gặp tụ máu sống mũi, rãnh mũi má, khoé mắt trong..,
tụ máu kiểu đeo kính râm.


×