Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG sốt XUẤT HUYẾT DENGUE của SINH VIÊN học VIỆN y dược học cổ TRUYỀN năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


NGUYỄN THỊ THU HIỀN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA
SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


NGUYỄN THỊ THU HIỀN- C00691

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA
SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 8720701



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Nhật Cảm

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa thầy Chủ tịch Hội đồng, kính thưa các nhà khoa học trong
Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp vào bản luận văn của các
thầy cô. Em xin nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp và chỉnh sửa luận văn
theo ý kiến của các nhà khoa học.
Hoàn thành luận văn với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm
ơn: Ban giám hiệu, Phòng sau đại học Trường Đại học Thăng Long, Bộ Môn
Y tế Công cộng Trường Đại học Thăng Long.
Ban giám đốc, Phòng quản lý sinh viên Học viện Y Dược học Cổ
truyền Việt Nam.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, một người thầy luôn
tâm huyết đã chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện bản luận văn này.
Những người thầy đã cho em những ý kiến sâu sắc trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Em xin dành tình cảm và lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp là những người luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ em trong suố t quá
trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày……tháng….. năm 2018
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả có được trong luận văn này chưa từng được ai công bố trên bất
cứ tài liệu nào trước đây. Mọi thông tin đều được thu thập trực tiếp trên các
sinh viên đang học tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam

Hà Nội, ngày…..tháng……năm 2018
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Thu Hiền


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BP

Biện pháp

BTN

Bệnh truyền nhiễm

CSYT

Cơ sở y tế

CTV


Cộng tác viên

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DCPT

Dụng cụ phế thải

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

PKĐK

Phòng khám đa khoa

SXH

Sốt xuất huyết

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

TTYT

Trung tâm y tế


TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng

TYT

Trạm y tế

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Đặc điểm bệnh SXHD............................................................................3
1.1.1. Tác nhân gây bệnh................................................................................................3
1.1.2. Véc tơ truyền bệnh...............................................................................................3
1.1.3. Nguồn bệnh và khối cảm thụ...............................................................................4
1.1.4. Diễn biến của bệnh SXHD...................................................................................5
1.1.5. Phân loại...............................................................................................................6


1.2. Tình hình bệnh SXHD............................................................................8
1.2.1. Tình hình SXHD trên thế giới..............................................................................8
1.2.2. Tình hình SXHD tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương..............................9
1.2.3. Tình hình SXHD tại Việt Nam...........................................................................11
1.2.4. Tình hình SXHD tại Hà Nội...............................................................................12

1.3. Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD............................................14
1.3.1. Khi chưa có ổ dịch.............................................................................................15
1.3.2. Khi có ổ dịch......................................................................................................17
1.3.3. Hệ thống thông tin, báo cáo bệnh SXHD...........................................................18

1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức thực hành phòng
chống SXHD...........................................................................................20
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới..............................................................................20
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................................23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............28
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu:......................................28
2.1.1. Địa điểm.............................................................................................................28
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................28

2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................28
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:................................................................................28

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................29
2.4. Phương pháp thu thập thông tin...........................................................31
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin.................................................................................31



2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin:...............................................................................31

2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu...............................................................32
2.6. Tiêu chí đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng được
nghiên cứu...............................................................................................36
2.6.1. Kiến thức............................................................................................................36
2.6.2. Thái độ................................................................................................................36
2.6.3. Thực hành:..........................................................................................................37

2.7. Sai số và biện pháp khắc phục..............................................................38
2.7.1. Sai số..................................................................................................................38
2.7.2. Biện pháp khắc phục..........................................................................................38

2.8. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................38
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................38
2.10. Hạn chế nghiên cứu............................................................................39
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................40
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu của sinh viên học
viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam.....................................................40
3.2. Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y
dược học Cổ truyền Việt Nam.................................................................41
3.2.1. Kiến thức chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên.........................41
3.2.2. Kiến thức về trung gian truyền bệnh..................................................................42
3.2.3. Kiến thức về điều trị bệnh SXHD......................................................................45
3.2.4. Biện pháp kiểm soát véc tơ SXHD....................................................................47
3.2.5. Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên......................50

3.3. Thực hành phòng chống Sốt xuất huyết Dengue của sinh viên...........52
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống

SXHD......................................................................................................55
3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống SXHD của sinh viên...55
3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống SXHD của sinh viên.......56
3.4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống SXHD của sinh viên..57
3.4.4. Mối liên quan đến kiến thức và thái độ với thực hành của sinh viên về phòng
chống SXHD.....................................................................................................58

CHƯƠNG 4....................................................................................................60
BÀN LUẬN....................................................................................................60
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................60


4.2. Bàn luận về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết
Dengue của sinh viên Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam............61
4.2.1. Kiến thức phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện y dược
học cổ truyền Việt Nam.....................................................................................61
4.2.2. Thái độ phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược học
Cổ truyền Việt Nam...........................................................................................66
4.2.3. Thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược
học Cổ truyền Việt Nam....................................................................................68

4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực
hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược
học Cổ truyền Việt Nam..........................................................................69
KẾT LUẬN....................................................................................................72
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................75


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình mắc và chết SXHD ở Hà Nội, 2010 - 2017.........................13
Bảng 1.2: Phân bố ca mắc SXHD tại Hà Nội từ 2006-2017 theo địa dư.............14
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n= 400)..........................40
Bảng 3.2. Kiến thức về triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue (n= 400)...41
Bảng 3.3. Kiến thức về phương thức lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue (n=
400).......................................................................................................................42
Bảng 3.4. Kiến thức của sinh viên về điều trị bệnh SXHD theo YHHĐ.............45
(n= 400)................................................................................................................45
Bảng 3.5. Kiến thức của sinh viên về điều trị bệnh SXHD theo YHCT..............46
(n= 400)................................................................................................................46
Bảng 3.6. Xử trí ban đầu khi có người bị bệnh SXHD (n= 400).........................46
Bảng 3.7. Hiểu biết về vắc xin phòng bệnh SXHD (n= 400)...............................47
Bảng 3.8. Hiểu biết về phòng bệnh SXHD của sinh viên (n= 400).....................47
Bảng 3.9. Hiểu biết của sinh viên về cách phòng bệnh SXHD ( n= 352)............48
Bảng 3.10. Kiến thức của sinh viên về biện pháp kiểm soát, diệt bọ gậy............49
(lăng quăng) ( n= 352)..........................................................................................49
Bảng 3.11. Kiến thức về kiểm soát và phòng ngừa muỗi sốt xuất huyết của sinh
viên ( n= 352).......................................................................................................49
Bảng 3.12. Kiến thức đúng trong phòng chống bệnh SXHD (n= 400)................49
Bảng 3.13. Thái độ với trách nhiệm kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue (n=
400).......................................................................................................................50
Bảng 3.14. Thái độ đối với biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue
(n= 400)................................................................................................................51
Bảng 3.15. Thái độ đối với các biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue
(n= 400)................................................................................................................52
Bảng 3.16. Thái độ đúng trong phòng bệnh SXHD (n= 400)..............................52
Bảng 3.17. Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh SXHD (n= 400).............52
Bảng 3.18. Thực hành kiểm soát bọ gậy SXHD ( n= 385 ).................................53
Bảng 3.19. Thực hành đối với biện pháp kiểm soát muỗi SXHD........................54
Bảng 3.20. Thực hành đúng trong phòng chống bệnh SXHD (n= 400)...............54

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa giới và kiến thức về SXHD của sinh viên..........55
Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa khối và kiến thức về SXHD của sinh viên.............55
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa giới tính và thái độ phòng chống SXHD............56
Bảng 3.24. Mối liên hệ giữa khối và thái độ về SXHD của sinh viên.................56
Bảng 3.25. Mối liên quan đến giới tính với thực hành về SXHD........................57
của sinh viên.........................................................................................................57
Bảng 3.26. Mối liên hệ giữa khối và thực hành về SXHD của sinh viên.............57
Bảng 3.27. Mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành về phòng chống SXHD.....58
Bảng 3.28. Mối liên hệ giữa thái độ và kiến thức về phòng chống SXHD..........58
Bảng 3.29. Mối liên hệ giữa thái độ và thực hành về phòng chống SXHD.........59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới theo WHO...........................9
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất
huyết Dengue (n = 400)....................................................................................42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về loài muỗi truyền bệnh SXHD. .43
(n = 360)...........................................................................................................43
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về thời gian muỗi đốt người trong
ngày của muỗi truyền bệnh SXHD (n=360).....................................................44
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về nới muỗi truyền bệnh SXHD đẻ
trứng ( n=360)..................................................................................................45
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ hậu quả của bệnh nếu không tới CSYT (n= 400)...............47
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thái độ với biện pháp phòng chống bệnh SXHD (n= 400). 51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do
muỗi truyền, bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt
đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Khoảng
40% dân số thế giới (2,5 tỷ người) hiện đang sống trong vùng nguy cơ, ước
tính có khoảng 50 triệu ca nhiễm Dengue mỗi năm, trong đó khoảng 500 ngàn
ca sốt xuất huyết Dengue nhập viện [1], [49].
Việt Nam đứng đầu trong các nước khu vực Đông Nam Á về tỉ lệ mắc
bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh sốt xuất huyết Dengue chiếm tỉ lệ cao nhất
trong các bệnh lây truyền do véc tơ [4], đồng thời cũng là bệnh gây tử vong
hàng đầu trong tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo qui định của
Bộ Y tế Việt Nam [37].
Từ năm 1999, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống sốt xuất
huyết Dengue đã triển khai, với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, khống chế
không để dịch bùng phát và xã hội hóa hoạt động phòng sốt xuất huyết
Dengue dựa vào cộng đồng [35]. Trong đó, chiến lược giảm mắc chủ yếu là
diệt véc tơ truyền bệnh thông qua các hoạt động của mạng lưới cộng tác viên,
chiến dịch diệt bọ gậy (lăng quăng) dựa vào cộng đồng và hoạt động xử lý ổ
dịch nhỏ quy mô thôn.
Từ năm 2000, mô hình chiến dịch diệt bọ gậy đã làm giảm chỉ số véc tơ
ở cộng đồng rất nhiều. Mô hình này chỉ có tác động trong thời gian ngắn [3].
Kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue từ 1999 đến 2009 cho thấy, số
chết có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều, nguy cơ bùng
phát dịch luôn tiềm ẩn trong cộng đồng [35]. Thực tế có được mô hình kiểm
soát véc tơ phòng chống sốt xuất huyết Dengue hiệu quả, có thể duy trì và


2

nhân rộng là điều mà các cấp Chính quyền và Ngành Y tế luôn mong đợi. Để

Chương trình phòng chống sốt xuất huyết Dengue có hiệu quả thì ngoài sự
tham gia của ngành Y tế, Chính quyền, Ban ngành đoàn thể, người dân trong
đó không thể thiếu một nguồn lực quan trọng đó là các sinh viên [36]. Tuy
nhiên, trong thời gian qua chưa có kênh truyền thông phù hợp cho các sinh
viên nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về các bệnh truyền nhiễm nói
chung cũng như bệnh sốt xuất huyết Dengue nói riêng. Hiện nay khu vực có
nguy cơ mắc bệnh cao nhất đó là, các khu cho người lao động ngoại tỉnh và
sinh viên thuê trọ. Các anh (chị) sinh viên có kiến thức, thái độ và thực hành
tốt trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue sẽ giúp họ tự bảo vệ mình, bảo
vệ người thân trong gia đình và tránh lây lan dịch sốt xuất huyết Dengue trong
cộng đồng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành: “Kiến thức, thực
hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện y dược
học cổ truyền Việt Nam năm 2018 và một số yếu tố liên quan”. Đây là mô
hình phòng chống sốt xuất huyết Dengue trong nhà trường thí điểm đầu tiên
để nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất
huyết Dengue của sinh viên Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam
năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm bệnh SXHD

SXHD là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo phân loại bệnh truyền
nhiễm của Bộ Y tế .
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh SXHD do vi rút Dengue thuộc giống Flaviviridae, họ Togaviridae
gây nên. Vi rút Dengue có 3 ổ chứa là người, muỗi và một số động vật thuộc
nhóm linh trưởng như vượn, hắc tinh tinh. Có 4 týp huyết thanh là DEN-1,
DEN-2, DEN-3, DEN-4. Nếu nhiễm một trong 4 týp này, sẽ tạo được miễn
dịch suốt đời với vi rút có týp huyết thanh đó. Mặc dù cả 4 týp huyết thanh có
kháng nguyên chung là đặc hiệu nhóm, song chỉ tạo ra việc bảo vệ chéo được
một vài tháng sau khi nhiễm trùng với bất kỳ týp huyết thanh nào. Ở Việt
Nam đã phân lập được cả 4 týp vi rút Dengue [26].
1.1.2. Véc tơ truyền bệnh
Bệnh SXHD do muỗi Aedes cái truyền. Ở khu vực Đông Nam Á,
muỗi Aedes aegypti (Ae.aegypti) là véc tơ chính trong các vụ dịch SXHD.
Muỗi Aedes albopictus (Ae.albopictus) được xác định là véc tơ thứ hai
nhưng cũng là nguồn duy trì vi rút quan trọng [32]. Tuy nhiên tại Việt Nam,
muỗi Ae.albopictus chỉ có mặt trong một số ít các vụ dịch với chỉ số mật độ
rất thấp và cũng chưa có kết quả phân lập vi rút Dengue dương tính từ
Ae.albopictus [26].
Aedes aegypti có vòng đời biến thái hoàn toàn với ấu trùng sống trong
nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, loăng quăng và muỗi
trưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp với


4

việc truyền bệnh. Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành trong
điều kiện thí nghiệm là 8,35 ngày, dài nhất 10 ngày, ngắn nhất 7 ngày .
Muỗi trưởng thành có mầu đen hoặc nâu đen với nhiều đốm trắng bạc ở
thân và chân. Muỗi cái trưởng thành có thể giao phối trong không gian hẹp,

hút máu người hoặc động vật, nhưng thích hút máu người nhiều hơn, thời
gian hoạt động chủ yếu vào buổi sáng sớm và chiều tối. Muỗi cái thường sống
trong nhà, nơi kín gió, trú đậu ở cả nơi tối và sáng, đặc biệt ở nơi treo các loại
quần áo đang mặc dở, chăn màn (68-71%) [21]. Do đó biện pháp phun hoá
chất tồn lưu trên tường để diệt Aedes aegypti trong các vụ dịch đã không được
áp dụng vì rất ít hiệu quả. Muỗi Aedes chỉ đẻ trứng ở những nơi chứa nước
sạch như bể, chum vại, các dụng cụ phế thải. Vì vậy việc cọ rửa các dụng cụ
chứa nước và thu dọn phế thải là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh
SXHD.
1.1.3. Nguồn bệnh và khối cảm thụ
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh SXHD và người là vật chủ
duy nhất với sự nhiễm đa dạng, từ nhiễm thể ẩn không triệu chứng đến có
biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc tình trạng xuất huyết nặng, sốc và tử vong .
Sau khi nhiễm với týp Dengue nào thì có miễn dịch lâu dài với týp
Dengue đó nhưng chỉ bảo vệ được một phần và tạm thời với 3 týp còn lại. Sau
thời kỳ ủ bệnh (thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày), bệnh khởi phát đột ngột với
sốt cao kèm theo các triệu chứng không đặc hiệu như đau đầu, đau hốc mắt,
mỏi cơ khớp, mệt mỏi, phát ban. Sau đó các dấu hiệu xuất huyết như dấu hiệu
dây thắt dương tính, chấm, mảng xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu
cam, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện sớm, ỉa phân đen… Giai đoạn sốt
cấp tính có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày. Khả năng truyền vi rút sang người lành
được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân ở giai đoạn vi rút huyết (từ 6-18
giờ trước đến khoảng 5 ngày sau khi bệnh khởi phát). Như vậy bệnh nhân là
nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt cho đến cuối giai đoạn sốt, trung bình thời


5

gian lây là 6 -7 ngày. Bên cạnh bệnh nhân, những người nhiễm vi rút nhưng
không có biểu hiện lâm sàng cũng là một nguồn lây bệnh đáng chú ý .

1.1.4. Diễn biến của bệnh SXHD
Bệnh SXHD có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ
nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn:
giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh
và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn
đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
Giai đoạn sốt bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục,
nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố
mắt, nghiệm pháp dây thắt dương tính, thường có chấm xuất huyết ở dưới da,
chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, người bệnh có thể
còn sốt hoặc đã giảm sốt và có thể các biểu hiện sau:
- Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo
dài 24-48 giờ):
+ Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.
+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã,
bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt
(hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo
được huyết áp, tiểu ít.
- Xuất huyết:
+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết
thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng
sườn hoặc mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt
kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.


6

+ Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.

Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan
nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một
số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
Giai đoạn hồi phục: Sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện
tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này
kéo dài 48-72 giờ.
- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và
tiểu nhiều.
- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
- Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi
hoặc suy tim.
1.1.5. Phân loại
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh SXHD phân thành 3 mức độ :
- SXHD.
- SXHD có dấu hiệu cảnh báo.
- SXHD nặng.
* SXHD
a) Lâm sàng
Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính,
chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
b) Cận lâm sàng
- Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.


7


- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
* SXHD có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD, kèm theo các dấu hiệu
cảnh báo sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Xét nghiệm máu:
+ Hematocrit tăng cao.
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát
mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có
chỉ định truyền dịch kịp thời.
* SXHD nặng
Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
- Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc SXHD), ứ
dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.
- Xuất huyết nặng.
- Suy tạng.
a) Sốc SXHD
- Suy tuần hoàn cấp, thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu
hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh


8


ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20
mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.
- Sốc SXHD được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:
+ Sốc SXHD: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt
hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.
+ Sốc SXHD nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.
- Chú ý: Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ
sang mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng
bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.
b) Xuất huyết nặng
- Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất
huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường
kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa
có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.
- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc
kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid,
tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.
c) Suy tạng nặng
- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
- Suy thận cấp.
- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não).
- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.
1.2. Tình hình bệnh SXHD
1.2.1. Tình hình SXHD trên thế giới
Số mắc SXHD trên thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng. Giai đoạn
1955-1959 số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trường hợp, cho đến những
năm 1980-1989 con số này đã tăng vọt lên 295.591 và 884.462 trong giai


9


đoạn 2000-2005 (biểu đồ 1.1). Chỉ tính riêng năm 1998, có tổng số 1,3 triệu
ca mắc SXHD và trên 3600 trường hợp tử vong được báo cáo cho Tổ chức Y
tế Thế giới [39].
Khoảng thời gian từ 1975 đến 1995 dịch đã xảy ra ở 102 nước thuộc
năm trong sáu khu vực là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ trừ khu
vực châu Âu, bao gồm 20 nước châu Phi, 4 nước khu vực Địa Trung Hải, 29
nước khu vực Tây Thái Bình Dương, 42 nước thuộc châu Mỹ, 7 nước khu vực
Đông Nam Á. Cho tới nay, bệnh có tính lưu hành địa phương tại Châu Mỹ,
Châu Phi và Địa Trung Hải. Tại khu vực châu Á bệnh là gánh nặng về y tế tại
các nước có dịch lưu hành [32].

Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới theo WHO
Năm 2017
1.2.2. Tình hình SXHD tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000, dịch SXHD lan rộng đến các
khu vực mới và gia tăng tại các khu vực bệnh lưu hành sẵn có. Trong năm
2003, có 8 quốc gia bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives,
Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor báo cáo các ca bệnh SXHD.
Năm 2004, Bhutan báo cáo bùng nổ dịch lần đầu tiên. Vào tháng 11 năm


10

2006, Nepal báo cáo các ca SXHD tại bản địa lần đầu tiên. Cộng hòa dân chủ
nhân dân Triều Tiên là quốc gia duy nhất tại khu vực Đông Nam không có
báo cáo về các ca SXHD tại bản địa .
Ước tính trung bình hàng năm tại khu vực Đông Nam Á, có khoảng
386.000 người mắc bệnh (2001-2010) và khoảng 2.162 người tử vong do
bệnh, ước tính chi phí hàng năm cho bệnh là 950 triệu đô la Mỹ, trong đó chi

phí trực tiếp là 451 triệu, gián tiếp là 499 triệu. Indonesia là quốc gia chịu
thiệt hại nặng nhất, tiếp theo là Thái Lan, chi phí trung bình một năm cho 1
người dân trong toàn khu vực là khoảng 1,65 đô la Mỹ [43].
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được chia thành 4 khu vực
khí hậu khác biệt với khả năng lan truyền SXHD khác nhau. Tại các quốc gia
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo như Indonesia, Myanmar, Sri
Lanka, Thái Lan và Đông Timor, dịch SXHD là một vấn đề y tế công cộng
quan trọng. Muỗi Aedes aegypti có mặt ở cả khu vực thành thị và nông thôn,
nhiều tuýp huyết thanh vi rút Dengue lưu hành tại đây và SXHD là một trong
những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong cho trẻ anh (chị).
Các quốc gia có vùng khí hậu khô và ẩm như Bangladesh, Ấn Độ và
Maldives, các dịch bệnh theo chu kỳ đang gia tăng về tần suất, tỷ lệ và lan
rộng về phạm vi địa lý với sự có mặt của nhiều týp huyết thanh của vi rút
đang lưu hành. Theo báo cáo, tỉ lệ tử vong/mắc tại các nước trong khu vực
giai đoạn 2000 – 2007 là dưới 0,2% đến 5%, thấp nhất tại Thái Lan (dưới
0,2%) và cao nhất tại Ấn Độ, Indonesia và Myanmar (3-5%). Tại Indonesia,
hơn 35% dân số cả nước sống tại khu vực thành thị, 150.000 ca bệnh được
báo cáo vào năm 2007 với hơn 25.000 ca được báo cáo ở Jakarta và phía Tây
Java. Tỉ lệ tử vong/mắc xấp xỉ 1%. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007,
Myanmar báo cáo có 9.578 ca, tỷ lệ tử vong/mắc là hơn 1%. Tại Thái Lan,
tình hình SXHD được báo cáo ở 4 khu vực: miền Bắc, miền Trung, vùng


11

Đông Bắc và miền Nam. Tháng 6 năm 2007, bùng nổ dịch xuất hiện tại các
tỉnh Trat, Bangkok, Chiangrai, Phetchabun, Phitsanulok, Khamkaeng Phet,
Nakhon Sawan và Phit Chit. Tổng số 58.836 ca được báo cáo từ tháng 1 đến
tháng 11 năm 2007. Tỉ lệ tử vong/mắc tại Thái Lan dưới mức 0.2% [38].
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong thời gian từ năm 2001-2008,

tổng số 1.020.333 ca bệnh được báo cáo tại Campuchia, Malaysia, Philippines
và Việt Nam - 4 quốc gia tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số ca mắc và
tử vong cao nhất. Số ca tử vong tại 4 quốc gia này là 4.798 ca (báo cáo chính
thức của các quốc gia). So với các quốc gia khác trong khu vực số ca mắc và
tử vong cao nhất tại Campuchia và Philippine năm 2008 .
1.2.3. Tình hình SXHD tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958
được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959 ở miền Nam vào năm
1960 với 60 bệnh nhân nhi tử vong [27]. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa
phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền
Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có
muỗi truyền bệnh SXHD . Trong giai đoạn từ 2009-2011, tại Việt Nam trung
bình hàng năm ghi nhận 101.319 trường hợp mắc, 85 trường hợp tử vong,
trong đó năm 2010 có số mắc cao nhất với 128.710 trường hợp mắc, 109
trường hợp tử vong. Số mắc và tử vong do SXHD trong các năm chủ yếu xảy
ra ở các tỉnh phía Nam (mắc chiếm 68,6 %, tử vong chiếm 83,5% cả nước) và
trẻ em dưới 15 tuổi là lứa tuổi mắc SXHD nhiều nhất tại khu vực phía Nam.
Số mắc SXHD gia tăng tại tất cả các khu vực vào thời điểm mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 11. Chỉ số Breteau và chỉ số mật độ muỗi cao nhất trong
thời điểm mùa mưa và trùng với thời điểm gia tăng số mắc (từ tháng 6 đến
tháng 10 hàng năm). Có cả 04 týp vi rút D1, D2, D3, D4 gây SXHD giai đoạn
2009-2011 nhưng chủ yếu là týp D1, D2 .


12

Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt
giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến
tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không
thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae.aegypti. Bệnh phát triển nhiều

hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 và
tháng 10. Ở miền Nam và nam Trung bộ bệnh SXHD xuất hiện trong suốt
năm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào
những tháng 7,tháng 8, tháng 9 và tháng 10 .

Biểu đồ 1.2. Các tỉnh thành phố mắc SXHD cao năm 2017
1.2.4. Tình hình SXHD tại Hà Nội
Hà Nội là một trong các tỉnh trọng điểm về SXHD của miền Bắc với số
mắc hàng năm từ hàng ngàn đến chục ngàn ca bệnh [4]. Qua nhiều năm theo dõi
cho thấy số mắc bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành và ven nội, nơi có
tốc độ đô thị hoá cao như: Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai,
Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Thanh Trì và Hà Đông. Tại khu vực nội thành
tình trạng thiếu nước sạch đã dẫn tới thói quen tích trữ nước sạch của người
dân và tạo ra các dụng cụ chứa nước, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền


13

bệnh SXHD đẻ trứng. Bên cạnh tình trạng thiếu nước sạch, tại khu vực nội
thành tỷ lệ người dân ngoại tỉnh, ngoại huyện đến thuê trọ sinh sống tạm bợ, ý
thức vệ sinh phòng chống dịch bệnh kém cũng là yếu tố lây lan và bùng phát
dịch. Tại khu vực các quận, huyện ven nội nơi có các công trường xây dựng
kéo dài, tại đây công nhân sống trong điều kiện tạm bợ, ý thức vệ sinh phòng
chống dịch bệnh kém, vào mùa mưa thường có nhiều dụng cụ chứa nước. Tất
cả các yếu tố trên làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch tại khu vực nội
thành và ven nội đặc biệt là đối tượng sinh viên, sinh viên và người lao động
tự do chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao trong tổng số mắc toàn thành phố .
Về số mắc bệnh, từ năm 2006 đến 2017, hàng năm đều ghi nhận ca
bệnh SXHD ở mức cao dao động từ khoảng 1.806 đến 16.090 ca và số mắc
trung bình mỗi năm là 5.110 ca. Riêng năm 2009 ghi nhận số mắc cao nhất tới

16.090 ca và cũng là năm có số mắc cao nhất trong vòng 20 năm. Các ca bệnh
chủ yếu ở dạng tản phát hoặc trong các vụ dịch nhỏ (ngoại trừ một số ổ dịch
quy mô vừa vào năm 2009) [9].
Bảng 1.1: Tình hình mắc và chết SXHD ở Hà Nội, 2010 - 2017
Tỷ lệ

Năm

Số mắc

Số chết

2010

3.152

0

chết/mắc (%)
0

2011

4.779

0

0

2012


1.369

0

0

2013

3.127

0

0

2014

1.801

2

0,0011

2015

15.412

0

0


2016

6.412

2

0,0003

2017

37.665

7

0,00018

(Nguồn: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD)


14

Bảng 1.2: Phân bố ca mắc SXHD tại Hà Nội từ 2006-2017 theo địa dư
Quận, huyện
Hoàn Kiếm
Đống Đa
Thanh Xuân
Hai Bà Trưng
Hoàng Mai
Thanh Trì

Từ Liêm
Cộng 7 quận,
huyện
Tổng cộng

2006
114
449
488
493
723
43
41

2007
55
460
645
180
181
61
86

2008
344
344
403
364
277
65

124

Năm
2009
624
2.624
1.751
2.727
2.296
653
1.198

Tổng
2010
95
432
206
719
538
84
224

2011
451
681
266
1.005
853
207
108


2017
856
5.091
2.927
3.145
5.203
2623
619

2.351

1.668

1.921

11.873 2.298

3.571

17.201 40.883

2.485

1.806

2.353

16.090 3.152


4.779

37.665 68.330

2.539
10.081
6.686
8.633
10.071
3.736
2.400

(Nguồn số liệu: Tình hình SXHD tại Hà Nội 2006-2017
Trần Như Dương và cộng sự [9]).
Bảng 1.2 cho ta thấy số mắc SXHD trong giai đoạn từ 2006 đến 2017
tại Hà Nội chủ yếu tại các quận, huyện nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa,
Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì và Từ Liêm, chiếm 77,2%
tổng số ca mắc của toàn thành phố. Các huyện ngoại thành có số mắc thấp và
rải rác [9].
1.3. Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD
Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD tại miền Bắc chính thức được
thực hiện từ năm 1999 thông qua việc thành lập Dự án phòng chống sốt xuất
huyết khu vực miền Bắc - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Trong 2 năm đầu
tiên chỉ có 10/28 tỉnh, thành phố được triển khai dự án với mô hình “Huy
động cộng đồng trong phòng chống sốt xuất huyết”. Đến năm 2004, dự án đã
triển khai ra 18 tỉnh thành phía Bắc và từ năm 2005 toàn bộ 28 tỉnh thành phía
Bắc gồm cả các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ đã được triển khai dự án [8].
Hiện nay SXHD là một trong 28 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải giám
sát và báo cáo trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, các



15

hoạt động giám sát phát hiện và đáp ứng với bệnh SXHD được lồng ghép
trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm nói chung và được ưu tiên là một
trong các chương trình quốc gia y tế phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm
cho cộng đồng [3]. Với mục tiêu là lớn là giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết,
khống chế không để dịch lớn xảy ra các hoạt động phòng chống bệnh SXHD
tập trung vào việc phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ
bùng phát dịch và tổ chức các biện pháp đáp ứng chống dịch kịp thời ngay cả
khi chưa có dịch và khi đã có dịch xảy ra.
Hà Nội là tỉnh loại A về SXHD theo phân loại của Bộ Y tế, với tỷ lệ
mắc hằng năm cao nhất trong 28 tỉnh, thành phố miền Bắc [7]. Tại Hà Nội,
các hoạt động phòng chống SXHD được triển khai tại 29/29 quận, huyện, thị
xã, 577 xã, phường, thị trấn, với các nội dung hoạt động theo hướng dẫn của
chương trình phòng chống SXHD khu vực miền Bắc và Bộ Y tế, nhưng các
hoạt động ưu tiên như: thành lập mạng lưới cộng tác viên, thực hiện các chiến
dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất chủ động diệt muỗi trưởng
thành chỉ tập trung vào 10 quận, huyện và 60 xã, phường trọng điểm trên toàn
thành phố .
1.3.1. Khi chưa có ổ dịch
Các hoạt động giám sát và chủ động phòng chống SXHD được tiến
hành thường kỳ, thường xuyên ngay từ khi chưa có ổ dịch được thông báo
bao gồm: giám sát dịch tễ học, phòng chống véc tơ chủ động và chuẩn bị sẵn
sàng thuốc hóa chất phương tiện, nhân lực phục vụ chống dịch khi có dịch
xảy ra [2].
Giám sát dịch tễ: Bao gồm giám sát véc tơ (muỗi, bọ gậy) và giám sát
tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng, giám sát bệnh nhân,
giám sát huyết thanh và vi rút. Theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường và kết
quả biện pháp phòng chống chủ động. Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn



×