Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thực trạng Stress của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 và 3 Trường Đại học Thăng Long năm 2015 và một số yếu tố liên quan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.19 KB, 13 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

THỰC TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG NĂM
THỨ 2 VÀ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM 2015
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Vũ Dũng
Bộ môn Điều dưỡng, Đại học Thăng Long
Email:
Tóm tắt: Stress (căng thẳng tâm lý) ở mức bình thường (Eustress) là những căng
thẳng có lợi, tuy nhiên nếu ở mức độ cao (Disstress) sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe thể
chất cũng như tinh thần của con người. Để đánh giá thực trạng stress của sinh viên cũng như
tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thực trạng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt
ngang có phân tích trên 153 sinh viên Điều dưỡng hệ chính quy năm thứ 2 và thứ 3 tại trường
Đại học Thăng Long trong năm học 2014-2015. Chúng tôi đánh giá thực trạng stress của sinh
viên bằng thang PSS-10. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng thang MPSSS để đánh giá hỗ trợ xã
hội cho sinh viên, thang ESSA để đánh giá áp lực học tập của sinh viên. Và những câu hỏi tự
thiết kế nhằm tìm hiểu thông tin nhân khẩu học, tình trạng kinh tế, tình trạng học tập và một
số thói quen của sinh viên. Số liệu được thu thập bằng việc phát vấn và nhập liệu cũng như xử
lý số liệu bằng phần mềm SPSS 14.0. Kết quả cho thấy điểm trung bình strees là 19,64 ± 4,72,
trong đó 32% sinh viên có stress ở mức độ cao. Điểm trung bình áp lực học tập là 53,29
±8,78 và điểm trung bình hỗ trợ xã hội là 43,95 (± 7,63). Các yếu tố áp lực học tập cao, thiếu
tiền học phí và sinh hoạt phí là những yếu tố nguy cơ gây stress mức độ cao ở sinh viên.
Trong khi đó việc có bạn thân, có sự chia sẻ của bạn bè, thói quen tập thể dục là những yếu tố
bảo vệ sinh viên khỏi stress ở mức độ cao.
1. Đặt vấn đề
Stress (căng thẳng tâm lý) là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống
mỗi người. Stress ở mức độ bình thường (Eustress) là phản ứng thích nghi của cơ thể trước
những tác nhân từ môi trường sống, đồng thời là động cơ thức đẩy sự phát triển cá nhân, đó là
những căng thẳng có lợi [12]. Tuy nhiên, nếu stress với cường độ cao, kéo dài, lặp đi lặp lại sẽ
phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể, từ đó làm nảy sinh những vấn đề về sức khỏe thể chất
cũng như tinh thần thì đó là những căng thẳng có hại hay stress bệnh lý (Disstress) [12].


Trong các nhóm đối tượng thanh niên, Sinh viên là nhóm đối tượng được đánh giá có nguy cơ
gặp các vấn đề căng thẳng tâm lý ở mức cao do áp lực học tập, thi cử, các mối quan hệ tình
yêu, bạn bè, điều kiện kinh tế.... Tại Việt Nam, theo báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị
thành niên lần thứ hai năm 2009 (SAVY II) có tới 73,1% thanh niên (tuổi từ 14 – 25) từng có
cảm giác buồn chán do căng thẳng tâm lý [5]. So với sinh viên ngành khác, sinh viên ngành
Khoa học sức khỏe có nguy cơ gặp cũng như gặp các vấn đề về stress ở mức độ cao hơn. Nếu
stress mức độ bình thường sẽ là động lực giúp sinh viên đạt kết quả cao hơn trong học tập
cũng như trưởng thành hơn trong cuộc sống thì stress ở mức độ nặng sẽ là nguyên nhân dẫn
đến kết quả học tập suy yếu cũng như các bệnh lý về tinh thần và thể chất. Vì vậy, nhằm từng
bước nâng cao sức khỏe, kết quả học tập của sinh viên điều dưỡng, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2, 3 trường Đại học Thăng
Long năm 2015 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu chính là mô tả thực trạng stress
của sinh viên và xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng stress của nhóm sinh viên
này.
Trường Đại học Thăng Long

177


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

2. Tổng quan tài liệu
Theo định nghĩa của nhà sinh lý học người Hung-ga-ri Hans Selye‘‘stress là một phản
ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng‘‘.Hans Selye
nhấn mạnh: stress có tính chất tổng hợp chứ không phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh
lý. Cũng theo ông, stress có mặt lợi đó là kích thích tính tích cực, huy động sức mạnh để con
người vượt qua khó khăn, nhưng cũng có mặt hại nếu vượt qua khả năng đáp ứng của cơ thể,
gây ra tình trạng ốm đau, bệnh tật...[8]. Stress trong sinh viên là trạng thái hay cảm xúc mà
sinh viên trải nghiệm khi họ nhận ra rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có
tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được

[4].
Nhìn chung, khi bị stress con người có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý (nhận
thức, cảm xúc, hành vi). Về thể chất đó là những thay đổi ở hệ tim mạch, thần kinh, tiêu hóa,
hô hấp, tiết niệu... như tim đập nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ,
chán ăn, căng mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp, đau dạ dày và buồn nôn, nôn...[3], [6]. Về
mặt tâm lý thể hiện sự thay đổi hoạt động của các quá trình nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Như giảm sự tập trung, lơ đãng, hay quên, suy nghĩ kém linh hoạt, mệt mỏi về tinh thần và trí
lực giảm sút, cảm giác về học tập, công việc bị áp lực đè nặng, tinh thần hoang mang, buồn
chán...[3], [6].
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng stress của sinh viên, tuy nhiên
có thể tổng hợp các nguyên nhân này thành bốn nhóm nguyên nhân chính đó là: Những
nguyên nhân xuất phát từ sinh viên như sống xa gia đình, phải tự lập về hầu như tất cả các
mặt trong cuộc sống. Nhóm nguyên nhân gây stress do học tập như chưa quen với phương
pháp học tập đại học: tự nghiên cứu, có quá nhiều kỳ thi, bài kiểm tra và học quá nhiều môn
cũng như kết quả học tập không như kỳ vọng. Nhóm nguyên nhân thứ ba là những vấn đề
căng thẳng về tài chính và nhóm nguyên nhân cuối cùng là do gia đình, xã hội (tình yêu, tình
bạn, công việc) [9], [6], [13], [2].
Một số nghiên cứu về stress của sinh viên tại Việt Nam. Năm 2009, nghiên cứu của
Nguyễn Hưu Thụ tại Đại học Quốc gia Hà Nội có 79% sinh viên bị stress mức độ nhẹ, 3,2% ở
mức độ vừa còn lại không bị stress. Tại Đại học Sư Phạm Đà Nẵng có tới 96% sinh viên có
biểu hiện của stress tại thời điểm chuẩn bị thi giữa kỳ [1]. Cũng tại Đại học Đà Nẵng, trong
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Anh năm 2009, 7,6% rất căng thẳng, 23,1% không căng
thẳng còn lại là căng thẳng ở mức độ nhẹ. Tại Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, tỷ lệ sinh viên
stress mức độ vừa, nặng, rất nặng là 28%, 9,6%, 5,6%. Riêng tỷ lệ stress bệnh lý của sinh viên
Y tế công cộng là 24,2%, trong đó có 2,8% rất nặng có biểu hiện của bệnh lý tâm thần [10].
Tại Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ stress của sinh viên năm 2013 là 63,6%. Trong đó, tỷ lệ của sinh
viên Điều dưỡng là 72,5% [7]. Trường Đại học Y Thái Bình, tỷ lệ sinh viên có trạng thái căng
thẳng cảm xúc thường xuyên là 58,8%. Trong đó, căng thẳng cảm xúc ở mức cao là 37,5%
[2].
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên toàn bộ sinh viên
Điều dưỡng năm thứ 2 và thứ 3 tại thời điểm năm học 2014 – 2015. Sau khi giải thích rõ
mục đích của nghiên cứu đã có 153 sinh viên đủ điều kiện và tự nguyện tham gia. Đạt tỷ lệ
93%. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015 tại Bộ môn
Trường Đại học Thăng Long

178


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu dưới hình
thức phát vấn vào cuối học kỳ 2 năm học 2014 – 2015. Bộ câu hỏi phát vấn sau khi xây
dựng được thử nghiệm trên 10 sinh viên sau đó nhận đánh giá của sinh viên rồi chỉnh sửa
cho phù hợp.
Nghiên cứu đã tuân thủ quy định về đạo đức nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên
cứu hoàn toàn tự nguyện. Quá trình thu thập thông tin, phỏng vấn đều sử dụng mã số đối
tượng nghiên cứu thay vì dùng tên.
Bộ câu hỏi chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu là bộ câu hỏi phát vấn gồm 4 phần
chính (A, B, C, D). Phần A gồm 25 câu hỏi nhiều lựa chọn do nhóm nghiên cứu tự thiết kế về
đặc điểm cá nhân của sinh viên như tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, nơi ở...một số thói quen khi
rảnh rỗi hay khi gặp khó khăn của sinh viên và các câu hỏi đánh giá mối quan hệ của sinh
viên với bạn bè, gia đình.
Phần B gồm 10 câu hỏi đánh giá về cảm nhận về stress của sinh viên trong vòng 30
ngày trở về trước dựa vào bộ công cụ PSS-10. Các câu hỏi trong phần này là các câu hỏi
nhiều lựa chọn gồm 5 mức độ không bao giờ, hầu như không bao giờ, thỉnh thoảng, khá
thường xuyên và rất thường xuyên.Mức độ stress được đánh giá bằng việc dựa vào tổng điểm
của các câu hỏi. Tổng điểm càng cao, mức độ stress càng lớn. Trong phần phân tích mối liên
quan mức độ stress chia làm hai nhóm. Nhóm 1 có stress ở mức độ cao là nhóm có điểm
stress từ trên 2/3 điểm số cao nhất trở lên. Nhóm 2 là nhóm còn lại.

Phần C gồm 16 câu hỏi đánh giá cảm nhận và thái độ của sinh viên về áp lực học tập
trong học kỳ vừa qua dựa vào thang đo áp lực học tập ở trường học cho thanh thiếu niên
ESSA (Educational stress scale for Adolescents) của Sun, Dume, Hou và Xu (2010). Thang
đo này đã được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy ở vị thành niên và thanh niên Việt Nam với
Cronbach’s Alpha là 0,83. Chúng tôi quyết định sử dụng thang đo này để đánh giá áp lực học
tập của sinh viên.Trong phần tìm mối liên quan các cảm nhận về áp lực sẽ chia làm hai nhóm.
Nhóm có áp lực cao là nhóm có điểm từ mức 3/4 điểm tối đa trở lên. Còn lại là nhóm không
chịu áp lực học tập ở mức cao.
Phần D là bộ công cụ đánh giá sự hỗ trợ xã hội dành cho sinh viên. Bộ công cụ này
được dịch từ bộ công cụ Multidimensional Scale of Perceiced Social Support (MSPSS) được
phát triển bởi Zimet & Farley năm 1988. Bộ công cụ gồm 12 câu hỏi tự đánh giá và được chia
làm ba nhóm hỗ trợ từ phía gia đình, nhóm hỗ trợ từ phía bạn bè và nhóm hỗ trợ từ những
người đặc biệt. Mỗi câu hỏi có 5 mức trả lời đó là rất không đồng ý, không đồng ý, không có
ý kiến gì, đồng ý và rất đồng ý.Đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội, hỗ trợ từ gia đình, từ bạn bè và
từ những người khác dựa vào tổng điểm số của các câu tương ứng. Điểm số thấp cho thấy
nhận thức về sự hỗ trợ xã hội ở mức thấp và ngược lại nếu điểm số cao cho thấy sự hỗ trợ xã
hội ở mức cao. Trong phần tìm mối liên quan giữa sự trợ giúp xã hội với stress, hỗ trợ xã hội
chia làm hai nhóm: nhóm có hỗ trợ tốt có điểm từ mức 3/4 điểm tối đa trở lên. Còn lại là
nhóm có sự hỗ trợ chưa tốt.
Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS
14.0. Chúng tôi sử dụng thống kê mô tả đơn biến (tần suất, tỷ lệ %) để mô tả mục tiêu nghiên
cứu 1. Thống kê phân tích sử dụng kiểm định Khi bình phương (OR, CI 95%) để tìm hiểu các
yếu tố liên quan ở mục tiêu 2. Sử dụng thống kê đa biến tìm các yếu tố liên quan đến stress
của sinh viên.
Trường Đại học Thăng Long

179


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II


4. Kết quả và bàn luận
4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm cá nhân
Bảng 01: Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu. (n=153)
Số
lượng

Đặc điểm

Tỷ lệ
Đặc điểm

(%)

Giới tính

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Năm học (n = 153)
Nam

32

20,9


Thứ hai

103

67,3

Nữ

121

79,1

Thứ ba

50

32,7

Điều kiện nhà ở (n =
153)

Khu vực sống
Nội thành

108

70,6

Phòng/nhà thuê


74

48,4

Ngoại thành

45

29,4

Nhà của mình

52

34,0

Nhà của người
quen/người thân

23

15,0

Khác

4

2,6

Tôn giáo

Có (Phật giáo, kito giáo,
tin lành)

59

38,6

Không

94

61,4

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sinh viên nữ (79,1%) gấp 4 lần sinh viên nam. Tỷ lệ này là
phù hợp với ngành điều dưỡng, tuy nhiên tỷ lệ sinh viên nữ lớn hơn so với một số nghiên cứu
về stress ở sinh viên của các tác giả trước đây. Đa phần sinh viên sống ở nội thành (70,6%).
Số lượng sinh viên năm thứ hai gấp đôi năm thứ nhất là do số lượng tuyển sinh đầu vào khác
nhau. Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu của hai khóa đều trên 90%. Gần một nửa sinh viên
đang sống ở nhà trọ, nhà thuê. Các sinh viên này có thể gặp các vấn đề gây căng thẳng như
điều kiện chật chội, thiếu thốn, chi phí thuê ở tốn kém...
4.1.2 Đặc điểm áp lực học tập và hỗ trợ xã hội đối với sinh viên
Điểm trung bình áp lực học tập theo thang ESSA = 53,29 ±8,78. Theo phân loại của
thang đo, mức điểm này tương ứng với áp lực ở mức trung bình (51-58). Điểm trung bình áp
lực học tập cao hơn hẳn so với nghiên cứu của Đặng Thị Anh Thư trên học sinh tại Huế
(49,99 ± 9,636). Nguyên nhân có sự khác nhau này là do khác nhau về đối tượng nghiên cứu
(Sinh viên so với học sinh) và do chương trình học, khối lượng kiến thức, lượng thi cử và
kiểm tra ở Đại học lớn hơn hẳn Phổ Thông. Khi phân tích các mức độ áp lực cho kết quả
trong bảng 01. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác khi tỷ lệ giảm dần ở các
mức độ trung bình, thấp và cao


Trường Đại học Thăng Long

180


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

28.1%

32%

39.9%

Thấp
Trung Bình
Cao

Biều đồ 01: Thực trạng áp lực trong học tập của sinh viên (n=153)

Biểu đồ 02: Hỗ trợ xã hội đối với sinh viên (n=153)
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình hỗ trợ xã hội theo thang PSSS trong
nghiên cứu này là 43,95 (± 7,63). Tại Việt Nam hiện chúng tôi chưa tìm được kết quả nào trên
sinh viên Điều dưỡng để so sánh. Kết quả này tương đồng với kết quả trên đối tượng sinh viên
Điều dưỡng ở Ai Cập của Hanem F. Mohamed và Reem Khletet năm 2012 là 44,61 (± 0,82)
[13]. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn hẳn so với nghiên cứu trên sinh viên đại học Colorado
của Nancy W. Dahlem và Gregory D. Zimet (1991) là 47,82[10]. Điều này cho thấy nhà
trường, gia đình và xã hội cần có những biện pháp nhằm nâng cao hỗ trợ trên các khía cạnh
cho sinh viên. Tỷ lệ các mức hỗ trợ cao và thấp trong các nhóm hỗ trợ trong biểu đồ 02 cho
chúng ta thấy chủ yếu sinh viên nhận được sự giúp đỡ ở mức cao từ những người đặc biệt
trong xã hội, còn sự hỗ trợ mức độ cao từ gia đình và bạn bè vẫn còn hạn chế.

4.1.3 Thực trạng stress của sinh viên
Điểm trung bình mức độ stress của sinh viên là 19,64 ± 4,72, điểm tối đa là 33 điểm,
tối thiểu là 8.Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu stress của sinh viên Điều dưỡng ở
Trường Đại học Thăng Long

181


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Croatia của Gordana Brunmini (2008) (20,3 ± 4,3) [10]. Trong đó stress mức độ cao chiếm tới
32% (Biểu đồ 03). Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ stress mức độ cao ở sinh viên Y Thái Bình
(37,5%) [2]. Có thể là do sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu giữa sinh viên Điều dưỡng và
sinh viên Y khoa nói chung. Ngoài ra, kết quả này cao hơn hẳn so với một số nghiên cứu khác
là do sự khác nhau về thang đo và trên các cách phân loại mức độ stress khác nhau.

Biểu đồ 03: Thực trạng stress của sinh viên (n=153)
4.2
Mối liên quan đơn biến
4.2.1 Mối liên quan giữa stress và đặc điểm cá nhân
Bảng 02: Mối liên quan đơn biến giữa stress và đặc điểm cá nhân của sinh viên
(n=153)
Tình trạng Stress
Không có
stress mức
độ cao

Stress mức
độ cao


OR

SL (%)

CI 95%
OR

p

SL (%)
Giới
Nam

22 (68,8)

10 (31,2)

Nữ

82 (67,8)

39 (32,2)

Thứ hai

73 (70,9)

30 (29,1)

Thứ ba


31 (62,0)

19 (38,0)

Nội thành

76 (70,4)

32 (29,6)

Ngoại thành

28 (62,2)

17 (37,8)

0,916

1,05

0,45-2,42

1,49

0,73-3,04

0,273

1,44


0,69-2,99

0,329

Năm học

Nơi ở

Điều kiện nhà ở

Trường Đại học Thăng Long

182


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Nhà của SV

36 (69,2)

16 (30,8)

Nhà/phòng thuê

47 (63,5)

27 (36,5)


1,72

0,17-17,39

0,645

18 (78,3)

5 (21,7)

1,33

0,13-13,82

0.809

3 (75,0)

1 (25,0)

0,83

0,07-9,85

0,885



39 (66,1)


20 (33,9)

Không

65 (69,1)

29 (30,9)

0,87

0,43-1,74

0,695

Nhà của người
quen/thân
Khác
Tôn giáo

Kết quả ở Bảng 02 cho thấy thực trang stress mức độ cao ở cả nam và nữ là ngang
nhau. Ở sinh viên năm thứ ba gấp rưỡi sinh viên năm thứ hai. Ở ngoại thành gấp rưỡi nội
thành. Ở nhà phòng thuê hay nhà người quen người thân đều gấp so với ở nhà của sinh viên
1,7 và 1,3 lần. Tuy nhiên, các sự khác biệt này đều không có ý nghĩa thống kê với giá trị p đều
lớn hơn 0,05.
4.2.2 Mối liên quan giữa stress với tình hình tài chính, việc làm thêm và kết quả
học tập.
Bảng 03: Mối liên quan giữa stress với tình hình tài chính, việc làm thêm và kết quả
học tập. (n=153)
Stress
Không có stress

mức độ cao

Stress mức
độ cao

SL (%)

SL (%)

Bố mẹ

99 (69,2)

44 (30,8)

Anh chị

2(66,7)

1 (33,3)

3 (42,9)

4 (57,1)

4 (30,8)

9 (69,2)

3 (60,0)


Gần đủ

OR

CI 95% OR

p

0,33

0,07 – 1,55

0,162

0,37

0,02 – 6,35

0,497

2 (40,0)

20,25

3,10 -132,24

0,002

44 (64,7)


24 (35,3)

6,00

0,60 - 60,44

0,128

Đủ

35 (74,5)

12 (25,5)

4,90

1,05 – 22,97

0,043

Thoải mái

18 (90,0)

2 (10,0)

3,08

0,62 – 15,30


0,168

Nguồn hỗ trợ tài chính

Nhận hỗ trợ từ gia
đình một phần
Đánh giá về tình hình tài chính
Không đủ đóng học phí
Đủ đóng học phí
nhưng không đủ sinh
hoạt phí.

Việc làm thêm

Trường Đại học Thăng Long

183


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II



20 (62,5)

12 (37,5)

Không


84 (69,4)

37 (30,6)

0,73

0,32-1,66

0,460

0,51 – 2,02

0,962

0,76-3,19

0,223

Xếp loại học tập
Trung bình trở xuống
Khá trở lên

45 (68,2)

21
(31,8)

59 (67,8)

28

(32,3)

1,02

Dự kiến thời điểm tốt nghiệp
Đúng 4 năm

74 (71,2)

30 (28,8)

Lâu hơn 4 năm

30 (61,2)

19 (38,8)

1,56

Kết quả ở Bảng 03 cho thấy nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa nguồn hỗ trợ tài chính, tình hình việc làm thêm, xếp loại học tập thời điểm hiện
tại và dự kiến thời điểm tốt nghiệp có đúng hạn hay không với mức độ stress của sinh viên.
Tuy nhiên, khi đánh giá về tình hình tài chính kết quả cho thấy, nguy cơ stress mức độ
cao ở nhóm không đủ tiền đóng học phí gấp tới 20 lần nhóm đủ tiền đóng học phí và gấp gần
5 lần nhóm đủ tiền sinh hoạt. Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 và
p<0,05.
Điều này cho thấy tình hình tài chính vẫn luôn là yếu tố gây áp lực, căng thẳng cho
sinh viên, đặc biệt là học phí và tiền sinh hoạt phí của sinh viên.
4.2.3 Mối liên quan giữa stress của sinh viên với tình bạn, thói quen giải trí, tập
thể dục

Bảng 04: Mối liên quan giữa stress của sinh viên với tình bạn, thói quen giải trí, tập
thể dục (n=153)
Stress
Không có
stress mức độ
cao

Stress mức
độ cao

OR

CI
95%OR

p

0,38

0,18 – 0,78

0,008

3,3

1,0 – 10,9

0,05

SL (%)


SL (%)
Đi chơi với bạn bè khi rảnh rỗi
Không

28 (53,8)

24 (46,2)



76 (75,2)

25 (24,8)



99 (70,2)

42 (29,8)

Không

5 (41,7)

7 (58,3)

Tình trạng có
bạn thân


Trường Đại học Thăng Long

184


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Tập thể dục
Không bao giờ

7 (35,0)

13 (65,0)

70 (73,7)

25 (26,3)

Thường xuyên

15 (65,2)

Rất đều đặn

12 (80,0)

Thỉnh thoảng

7,43


1,56 –
35,48

0,012

8 (34,8)

1,24

0,37 – 5,48

0,603

3 (20,0)

2,13

0,46 – 9,84

0,331

Kết quả ở bảng trên cho thấy nguy cơ stress mức độ cao ở nhóm có thói quen đi chơi
với bạn bè khi rảnh rỗi chỉ bằng 1/3 nhóm còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p<0,01. Nhóm sinh viên không có bạn thân có nguy cơ stress mức độ cao gấp hơn 3 lần nhóm
sinh viên có bạn thân (p=0,05). Bên cạnh đó nguy cơ stress mức độ cao của nhóm thỉnh
thoảng có tập thể dục thấp hơn nhóm không bao giờ tập thể dục đến hơn 7 lần. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Điều này cho thấy sự chia sẻ với bạn bè nói chung hay thói quen chia sẻ với bạn bè khi
khó khăn cũng như rảnh rỗi và việc tập thể dục là các yếu tố bảo vệ sinh viên tránh khỏi stress
mức độ cao.

4.2.4 Mối liên quan giữa thực trạng stress và yếu tố áp lực học tập
Bảng 05: Mối liên quan giữa thực trạng stress và yếu tố áp lực học tập(n=153)
Stress
Không có stress Stress mức
mức độ cao
độ cao
SL (%)

OR

CI 95%OR

p

3,34

1,42 – 7,83

0,003

SL (%)

Áp lực trong học tập
41 (83,7)

8 (16,3)

63 (60,6)

41 (39,4)


Thấp

Trung bình,
cao
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 05 cho thấy nhóm sinh viên chịu áp lực học tập ở mức
trung bình và cao có nguy cơ stress mức độ cao gấp hơn 3 lần nhóm sinh viên chịu áp lực
thấp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
4.2.5

Mối liên quan giữa thực trạng stress và các yếu tố hỗ trợ

Bảng 06: Mối liên quan giữa thực trạng stress và các yếu tố hỗ trợ (n=153)

Trường Đại học Thăng Long

185


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Stress
Không có stress
mức độ cao

Stress mức
độ cao

SL (%)


SL (%)

66 (66,0)

34 (34,0)

OR

CI 95%OR

p

0,766

0,37 – 1,59

0,470

1,07

0,44 – 2,60

0,873

1,27

0,58 – 2,79

0,549


Hỗ trợ từ phíagia đình
Mức độ cao
Mức độ thấp

38 (71,7)

15 (28,3)

86 (68,3)

40 (31,7)

Hỗ trợ từ bạn bè
Mức độ cao
Mức độ thấp

18 (66,7)

9 (33,3)

81 (69,2)

36 (30,8)

Hỗ trợ từ người đặc biệt
Mức độ cao
Mức độ thấp

23 (63,9)


13 (36,1)

Nghiên cứu chưa tìm được mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa thực trạng stress và
các yếu tố hỗ trợ.
4.3 Mô hình hồi quy đa biến giữa stress và các yếu tố liên quan
Bảng 07: Mô hình hồi quy đa biến giữa stress và các yếu tố liên quan (n=153)
Hệ số
hồi quy

OR

CI 95,0%
OR

p

(B)

Sai số
chuẩn
(Se)

-

-

1

-


-

0,481

0,474

1,617

0,638 –
4,095

0,311

-

-

1

-

-

Đủ đóng học phí nhưng không
đủ sinh hoạt phí

2,551

1,073


12,826

1,567104,991

0,017

Gần đủ

0,395

1,299

1,485

0,116-18,931

0,761

Đủ

0,852

0,880

2,343

0,417-13,159

0,333


Yếu tố trong mô hình
Khóa học
Năm hai (*)
Năm ba
Tình hình tài chính
Không đủ đóng học phí (*)

Trường Đại học Thăng Long

186


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Thoải mái

0,421

0,897

1,523

0,262-8,884

0,639

Đúng 4 năm (*)

-


-

1

-

-

Lâu hơn 4 năm

0,221

0,453

0,626

0,513 –
3,029

0,626

-

-

1

-

-


Thỉnh thoảng

2,158

0,949

8,651

1,347-55,56

0,023

Thường xuyên

-0,35

0,796

0,965

0,203-4,596

0,965

Rất đều đặn

0,532

0,898


1,702

0,293-9,892

0,554

-

-

1

-

-

-1,192

0,523

0,304

0,106-0,873

0,027

Mức độ cao

-


-

1

-

-

Mức độ thấp

0,066

0,598

1,069

0,331-3,447

0,911

Mức độ cao

-

-

1

-


-

Mức độ thấp

0,377

0,492

1,458

0,556-3,824

0,444

Mức độ cao

-

-

1

-

-

Mức độ thấp

0,306


0,523

1,358

0,487-3,783

0,559

-

-

1

-

-

0,905

0,730

2,472

0,591-10,344

0,215

Dự kiến thời điểm tốt nghiệp


Mức độ tập thể dục
Không bao giờ

Áp lực học tập
Thấp
Trung bình, cao
Hỗ trợ từ bạn bè

Hỗ trợ từ gia đình

Hô trợ từ người đặc biệt

Tình trạng có bạn thân

Không

Cỡ mẫu phân tích (n) = 153; (*) = nhóm so sánh; (-) = Không áp dụng
Kiểm định tính phù hợp của mô hình thống kê (Hosmer & Lemeshow test)
Chi-square = 11,096; df = 8; p = 0,196
Kết quả hồi quy đa biến cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình hình tài
chính, mức độ tập thể dục và áp lực học tập và mức độ stress của sinh viên. Cụ thể sinh viên
không đủ đóng học phí có nguy cơ stress mức độ cao gấp gần 13 lần sinh viên đủ tiền đóng
học phí. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sinh viên không tập thể dục bao
giờ có nguy cơ stress mức độ cao gấp hơn 8 lần sinh viên thỉnh thoảng có tập thể dục.Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sinh viên chịu áp lực học tập mức độ trung bình và
Trường Đại học Thăng Long

187



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

cao có nguy cơ stress mức độ cao gấp 3 lần nhóm chịu áp lực thấp. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
5. Kết luận và khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu này cho thấy điểm trung bình mức độ stress của sinh viên theo
thang PSS – 10 là 19,64 ± 4,72 điểm. 32% sinh viên stress ở mức độ cao, còn lại là nhóm sinh
viên không có stress ở mức độ cao.Điểm trung bình áp lực học tập theo thang ESSA là 53,29
± 8,78. Tỷ lệ điểm áp lực học tập ở các nhóm thấp, trung bình và cao lần lượt là 32%, 39,9%
và 28,1%. Điểm trung bình hỗ trợ xã hội theo thang PSSS là 43,95 (± 7,63). Trong đó, tỷ lệ hỗ
trợ cao của các nhóm hỗ trợ gia đình, hỗ trợ từ bạn bè và người đặc biệt lần lượt là: 34,6%,
17,6% và 23,5%.
Về các yếu tố liên quan kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực học tập cao, tiền học phí
và sinh hoạt phí là những yếu tố nguy cơ gây stress mức độ cao ở sinh viên. Trong khi đó,
việc có bạn thân, sự chia sẻ của bạn bè, thói quen tập thể dục là những yếu tố bảo vệ sinh viên
khỏi stress ở mức độ cao (Bảng 07, Bảng 05, Bảng 04, Bảng 03).
Dựa vào kết quả của nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chúng tôi có khuyến nghị như
sau: Hỗ trợ giảm gánh nặng về kinh tế cho sinh viên bằng các hình thức khác nhau. Khảo sát
đánh giá chương trình học nhằm tìm những giải pháp giảm bớt áp lực học tập trong khi vẫn
duy trì và nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên. Tăng cường các yếu tố hỗ trợ xã hội cho
sinh viên cũng như khuyến khích sinh viên tập luyện thể dục thể thao, giao lưu bạn bè qua các
câu lạc bộ trong và ngoài trường. Tất cả những khuyến nghị trên nhằm giảm bớt stress mức
độ cao cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập và sức khỏe tinh thần cũng như thể
chất của sinh viên.
Nghiên cứu tuy vẫn còn hạn chế về nhiều mặt do những khó khăn về nguồn lực cũng
như quy mô nhưng cũng đã thu nhận được những kết quả bước đầu có giá trị. Chúng tôi sẽ cố
gắng phát triển những bước nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Võ Hoàng Anh (2010), "Mức độ biểu hiện stress của sinh viên trường ĐHSPĐHĐN", Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà
Nẵng năm 2010.
[2]. Nguyễn Thị Hiền (2013), "Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch , tâm thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình”, Luận án Tiến sỹ Y học.
[3]. Đặng Phương Kiệt (2004), Stress và sức khoẻ, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Triệu Phong (2011), "Áp lực học tập và một số vấn đề về sức khỏe tâm
thần ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội năm 2011", Kỷ yếu NCKH - đại học Y Hà
Nội 2011.
[5]. Bộ Y tế (2004), "Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt NamSAVY II".
[6]. Nguyễn Viết Thiêm (2003), Rối loạn lo âu, các rối loạn liên quan với stress và
điều trị học trong tâm thần, Bộ môn Tâm Thần, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
Trường Đại học Thăng Long

188


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

[7]. Sandor szabo et al (2012), "Selye and the origins of stress research", Informa
Healthcare USA. 15(5), tr. 472-478.
[8]. M.S Elizabeth Scott (2014), Stress In College: The Many Causes of Stress in
College, About health.
[9] Nancy W. Dahlem, Gregory D. Zimet (1991), The Multidimrnsional scale of
perceived social support: a confimation study; Journal of clinical psychology, November
1991, Vol 47,
[10]. Gordana Brunmini et al (2008), The Perception of stress among students of the
professional study of nursing medical facutly of Rijeka
[11]. Rebecca J Frye (2003), Stress, Gale Encyclopedia of Mental Disode.
[12]. Marry Gormandy White (2014), "Stress Causes of college students", About
health.

[13]. Hanem F. Mohamed và Reem Khletet (2012), The Moderating Effect of Social
Support on Stress and Academic Performance among Nursing Students, Journal of American
Science 2012;8(12)
Abstract: This study aims to 1) Discribe the curernt status of the second year and
third year nursing students stress in Thang Long University. 2) Explore some factors
influencing stress among these students. Methods: This research comprised based crosssectional study conducted in Thang Long University in 2015. A sample of 153 nursing
students was asked to complete a self-administered questionnaire. The Perceived stress scale
10(PSS-10), The Educational Stress Scale for Adolescent (ESSA) were employed to
investigate stress of the students and academic stress of the students. The Multidimensional
Scale of Perceiced Social Support (MSPSS) were measure social support for students. Chisquared test, Sperman correlation were analyzed in bivatiate analysis, binary Logistic
regression used in multivariate analysis. Results: The mean PSS-10 score (M = 19,64, SD =
4,72). 32% students had high stress while these percentage for medium and low stress was
68%. The mean ESSA score (M=53,29, SD = 8,78). The mean MSPSS score (M = 43,97, SD
= 7,63). Several factors found to be significantly associated with stress of nursing students
included hight academic stress, lack of school fees, lack of subsistence expenses, had close
friend, to lack exercise.
Từ khóa: Stress, Disstress, Sinh viên điều dưỡng.

Trường Đại học Thăng Long

189



×