Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.49 KB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là trung tâm châu thổ sông MêKông, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành
phố Hồ Chí Minh 240km về phía tây nam theo các tuyến quốc lộ, thủy lộ quốc gia; cách
thành phố Cần Thơ 60km theo quốc lộ 61 và chỉ cách 40km theo đường nối thị xã Vị
Thanh – thành phố Cần Thơ đang thi công xâydựng cụm mới với quy mô bốn làn xe cơ
giới bêtông nhựa. Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh: phía Bắc giáp TP. Cần Thơ; phía
Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên: 160.722,49 ha; diện tích rừng: 3.604,62 ha; diện tích đất trồng lúa,
màu: 86.516,32 ha; diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: 3.940,17 ha;
diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 121,48 ha.
3.1.3 Địa hình
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3
vùng như sau:
o Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19200 ha, phát
triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
o Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16800ha, phát triển
mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ
o Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triểnn nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,
khóm,…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghệp và dịch vụ.
3.1.4 Sông ngòi
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng
chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông
Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km.
Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh
hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển
Tây và chế độ mưa nội tỉnh.
3.1.5 Khí hậu và nhiệt độ
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích


đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây
Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4
hàng năm.
Nhiệt độ trung bình là 27
0
C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng
có nhiệt độ cao nhất là (35
0
C) là tháng 4 và thấp nhất là vào tháng 12 (20,3
0
C).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng
mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng
1800mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh
lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung
bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là
82%.
3.1.6 Dân số và lao động
• Dân số
Tổng số: 802.797 người, trong đó nam: 397.467 người; nữ: 405.330 người; người kinh:
chiếm 96,44%; người Hoa: chiếm 1,14%; người Khơ - me: 2,38%; các dân tộc khác chiếm
0,04%. Khu vực thành thị: 115.851 người; nông thôn; 656.388 người. Đáng chú ý là có tới
trên 80% dân số của Tỉnh sống ở nông thôn. và có tới gần 74,60% lực lượng lao động của
Tỉnh đang lao động trong lĩnh vực Nông – lâm nghiệp và Thủy sản.
• Lao động
Tổng số: 436.218 người, trong đó lao động đang làm việc trong Nông – lâm – thủy sản:
325,418 người, còn lại là lao động trong các ngành nghề khác và lao động dự trữ. Đáng chú
ý là có tới gần 74,60% lực lượng lao động của Tỉnh đang lao động trong lĩnh vực Nông –
lâm nghiệp và Thủy sản

Bảng 1: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TỈNH HẬU GIANG

Kế hoạch
2007
Thực hiện
2005
Thực hiện
2006
Ước tính
2007
A. Dân số trung bình (người) 810,000 791,430 796,899 802,797
I. Chia theo khu vực 810,000 791,430 796,899 802,797
1. Thành thị ... 123,461 132,038 159,395
2. Nông thôn ... 667,969 664,861 643,402
II. Chia theo giới tính 810,000 791,430 796,899 802,797
1. Nam ... 389,367 394,139 397,467
2. Nữ ... 402,063 402,760 405,330
III. Chia theo huyện 810,000 791,430 796,899 802,797
1. Thị xã Vị Thanh ... 71,832 72,349 73,052
2. Thị xã Ngã Bảy ... 61,859 62,225 62,631
3. Huyện Châu Thành A ... 102,157 102,942 103,625
4. Huyện Châu Thành ... 83,965 84,600 85,429
5. Huyện Phụng Hiệp ... 208,089 209,399 210,089
6. Huyện Vị Thủy ... 98,650 99,340 100,248
7. Huyên Long Mỹ ... 164,878 166,044 167,723
B. Tỷ lệ tăng dân số (‰)
- Tỷ lệ tăng tự nhiên 12.76 13.26 13.16 12.39
- Tỷ lệ sinh ... 19.38 17.98 17.09
- Tỷ lệ tử ... 6.12 4.82 4.70
C. Lao động (người) ... 525,255 567,790 569,837

I. LĐ tham gia các ngành
KTQD
... 419,575 433,744 436,218
- Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản ... 328,671 327,489 325,418
- Công nghiệp, Xây dựng ... 26,136 32,002 37,920
- Thương nghiệp, khách sạn, nhà
hàng
... 37,721 43,431 45,217
II. Lao động dự trữ ... 105,680 134,046 133,619
Trong đó:
- Nội trợ ... 36,786 53,777 54,208
- Đi học ... 51,388 54,098 53,240
Nguồn: />3.1.7 Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang
3.1.7.1 Nông nghiệp
Đất nông nghiệp 137.685 ha, chiếm 85,6% diện tích tự nhiên, bình quân 1.008
m2/người. Diện tích canh tác lúa khoảng 80.000 ha, trong đó có 70.000 ha lúa chất lượng
cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước có nhu cầu phẩm chất gạo cao, sản lượng lúa
hàng năm trên một triệu tấn, là tỉnh có sản lượng lúa lớn thứ hai châu thổ sông Mê Kông,
khả năng xuất khẩu 350.000 – 400.000 tấn gạo.
Hình thành một số vùng tập trồng tập trung cây ăn quả nhiệt đới 30.000 ha, sản
lượng 150.000 tấn/năm với nhiều giống cây ăn trái đã được cải thiện như: Cam, quýt, bưởi
năm roi Phú Hữu,..
Cây mía được canh tác lâu đời tại ở tỉnh Hậu Giang, diện tích gần 16.000 ha sản
lượng gần 1.5 triệu tấn mía. Huyện Phụng hiệp, long Mỹ, Vị thủy, thị xã Vị Thanh có diện
tích trồng mía lớn nhất.
Cây khóm là loại cây có thế mạnh trồng tập trung ở Vị thanh, Long Mỹ. Do thiếu
nhà máy chế biến dứa nên diện tích trồng còn hạn chế, diện tích chỉ còn 1.500 ha, sản
lượng 15000 tấn/năm.
3.1.7.2 Thủy sản
Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa.Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi

thủy sản gần 540.000 ha, ngoài ra còn có khoảng 15.000 ha mặt nước sông, rạch với sản
lượng thủy sản 33.000 – 35.000 tấn/năm, nuôi trồng chiếm 80 - 85% sản lượng. Các sản
phẩm thủy sản chủ yếu như cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh, cá thác lác,…Tiềm năng đất,
nước về nuôi thủy sản và nuôi cá lồng, cá bè rất thuận lợi, đặc biệt là cá tra, cá da trơn khả
năng khia thác còn rất lớn.
3.1.7.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua phát triển khá
nhanh, đặc biệt là khu vực tư, làm động lực quan trọng, quyết định tăng trưởng kinh tế.
Ngành công nghiệp chủ lực còn nhiều tiềm năng là chế biến lương thực thực phẩm,
nhất là chế biến thủy hải sản, lúa gạo, mía đường góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đô thị hóa, cơ cấu lao động và xuất khẩu.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm hàng thủy sản, chế biến đông lạnh, gạo,
đường, hàng tiêu dùng…
Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số nhà máy sản xuất công nghiệp lớn để khai
thác tiềm năng của tỉnh, trong đó có 3 nhà máy chế biến thủy hải sản lớn có tổng công suất
lên đến 60.000 tấn sản phẩm/năm, 3 nhà máy đường tổng công suất 12.000 tấn/ngày..
Nhiều ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời như đan lát, thêu ren, đồ gỗ, in
lụa, sơn mài,..với đội ngũ công nhân lành nghề.
Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung, phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư;
từng bước tiến hành thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sông hậu, cụm công
nghiệp Phú Hữu kết hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác tại nơi đây sẽ hình
thành khu đô thị mới Sông Hậu với diện tích trên 2.000 ha theo quy hoạch. Cụm công
nghiệp Tân Phú Thạnh, Cụm công nghiệp thị xã Ngã Bảy,…
3.1.7.4 Dịch vụ thương mại, du lịch
Ngành thương mại phát triển ngày càng đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng
nâng lên. Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhất là các chợ đầu mối, chợ nông
thôn đang được quy hoạch, tổ chức sắp xếp lại và đang được đầu tư để làm vai trò trung
chuyển hàng hóa cho một số một số chợ trung tâm. Tỉnh đã ban hành chính sách khuyến
khích ưu đãi và đầu tư phát triển chợ.
Ngành du lịch có nhiều tiềm năng nhưng còn non trẻ. Ngành du lịch của Hậu Giang

chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử; trong thời gian qua cũng được các nhà
đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
3.1.7.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng – kinh tế xã hội
Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A và quốc lộ
61; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp đã được nâng
cấp. Đường nối Vị Thanh – Cần Thơ, Tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, tuyến Nam sông Hậu,
tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn, các trục đường huyết mạch liên huyện, liên tỉnh đang được
triển khai xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp để nối thông suốt các tỉnh, thành khu vực
ĐBSCL, cả nước thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Hệ thống cung cấp điện, nước đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản
xuất công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu. Mạng lưới điện trung thế đã đến trung
tâm các xã vùng sâu, vùng xa, có nhiều xã đã được điện khí hóa. Hệ thống cung cấp điện
nước đang được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư mở rộng theo hướng xã hội hóa đầu

×