Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.59 KB, 12 trang )

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến:
Nâng cao kỹ năng sử dụng hàm cho học sinh trong giảng dạy môn tin học 7
2. Tác giả (nhóm tác giả):

TT

1

Họ và tên

Phùng Văn Dũng

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công
tác (hoặc
nơi thường
trú)

19/03/1984

Trường
THCS Võ
Thị Sáu

Chức
danh


Trình độ
chuyên
môn

Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc tạo
ra sáng kiến (ghi
rõ với từng đồng
tác giả, nếu có)

Giáo
viên

Đại học
Tin

100%

a) Được công nhận sáng kiến: Ngày 01 tháng 10 năm 2018
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: (không)
c) Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục.
d) Ngày tháng năm và nơi sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Đầu năm học 2017 – 2018 tại Trường THCS Võ Thị Sáu
đ) Nơi đang áp dụng sáng kiến: Trường THCS Võ Thị Sáu, Trường THCS Chí
Công, Trường THCS Hòa Minh


II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Về nội dung của sáng kiến:
Các giải pháp sau đây sẽ giúp học sinh phần nào nâng cao được kỹ năng sử

dụng hàm của các em trong môn Tin học lớp 7, qua đó sẽ giúp các em học tốt hơn
Excel nói riêng, môn Tin học nói chung, ngoài ra còn giúp các em thấy được sự thú
vị do Tin học đem lại, gây hứng thú học tập cho học sinh:
1.1 Game hóa hoạt động dạy học để học sinh khắc sâu kiến thức về hàm
* Kỹ năng cần đạt:
- Trong Excel, việc học thuộc hàm là điều rất cần thiết. Với chương trình tin 7,
các em chỉ được tiếp xúc với các hàm cơ bản: SUM, AVERAGE, MAX, MIN. Tuy
vậy, chính vì số lượng hàm không nhiều và tên hàm cũng đơn giản nên một số học
sinh thường chủ quan trong việc học thuộc tên, ý nghĩa hàm;
- Thuộc tên, ý nghĩa hàm là quan trọng, học thuộc cú pháp hàm còn quan
trọng hơn. Chỉ khi nắm vững cú pháp của từng hàm, học sinh mới có thể lập công
thức đúng, đặc biệt là khi cần lồng ghép nhiều hàm để giải quyết các bài tập khó.
* Biện pháp:
Ở thế kỷ 21, giáo viên đều có thể sử dụng tất cả các thiết bị công nghệ thông
tin (CNTT), các ứng dụng online/offline miễn phí kết hợp với phương pháp dạy
học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua việc Game hóa, giáo
dục hóa các hoạt động dạy học mang lại sự hứng thú, kỹ năng mềm cho học sinh,
giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng các loại máy móc hiện đại để
ứng dụng tích cực cho việc học tập, tăng cường tính chủ động của học sinh trong
việc tiếp thu những kiến thức được giảng dạy giúp tiết học đạt hiệu quả không còn
nhàm chán;
Có nhiều ứng dụng hỗ trợ cho công tác dạy và học, trong đó tôi sử dụng
Kahoot! Một ứng dụng online miễn phí trong dạy học tương tác tích cực là một lựa


chọn hữu ích. Không chỉ là các bài tập củng cố ở bài mới hay ôn lại kiến thức trong
các tiết bài tập và thực hành đơn thuần, Kahoot! giúp giáo viên thiết kế các bài trắc
nghiệm (có thể tích hợp hình ảnh, video) để ôn tập củng cố kiến thức dưới dạng
Game show vô cùng hấp dẫn; nó tạo kích thích sự hứng khởi ban đầu cho học
sinh, mở ra một không gian hào hứng, tích cực và hứng thú trong học tập. Kiến

thức được ôn tập củng cố sẽ dễ dàng được học sinh tiếp nhận, ghi nhớ và khắc sâu;
Để làm được điều này GV cần:
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm phù hợp, nội dung câu hỏi
phong phú để giúp các em nắm vững kiến thức về hàm (ví dụ các dạng câu hỏi có
thể là: nhận biết tên, ý nghĩa hàm, cú pháp hàm, một số lỗi thường gặp khi viết
hàm, tìm kết quả của hàm lồng, nhận biết và vận dụng linh hoạt các đối số của
hàm…);
- Đăng ký tài khoản trên Kahoot! Tạo bài tập trắc nghiệm trên Kahoot!;
- Cần cho các em viết tên hàm nhiều lần ngay khi có thể;
- Lưu ý học sinh khi mắc phải một số lỗi viết sai về tên hàm và cú pháp hàm
để học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Một số hình ảnh sau đây minh họa về ứng dụng Kahoot (tạo các câu hỏi trắc
nghiệm online):

Hình ảnh thiết kế các bài trắc nghiệm (có thể tích hợp hình ảnh, video…) để
ôn tập củng cố kiến thức dưới dạng Game show vô cùng hấp dẫn


Hình ảnh phần trả lời của học sinh trên màn hình máy tính

Hình ảnh kết quả trả lời của học sinh


1.2 Rèn kỹ năng nhập/viết/sửa lỗi hàm trong hoạt động thực hành
* Kỹ năng cần đạt:
Phương châm “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành
mà không học thì hành không trôi chảy” là phương pháp học tập đúng đắn đối với
mỗi bộ môn và đặc biệt là bộ môn Tin học. Khi học tin học, được thực hành là điều
làm cho học sinh thích thú hơn cả, học sinh được vận dụng các lý thuyết đã tiếp
nhận, tích lũy được vào thực tiễn, tuy nhiên với điều kiện phòng máy không cho

phép và không phải gia đình nào cũng có điều kiện để học sinh thực hành tại nhà.
Chính vì vậy, số lượng bài tập học sinh làm cũng như kỹ năng nhập/viết/sửa lỗi
hàm còn rất hạn chế. Do đó, để có tiết thực hành đạt hiệu quả, ngoài việc áp dụng
chuyên đề “Một số giải pháp phát triển năng lực học sinh qua tiết thực hành”, GV
cần có giải pháp phù hợp với mỗi tiết thực hành cụ thể, sau đây là một số giải pháp
đưa ra:
* Biện pháp:
- Rèn kỹ năng viết/nhập hàm:
+ Thông thường học sinh sẽ hoạt động nhóm khi thực hành với
2HS/nhóm/máy, 1 học sinh thực hành và học sinh còn lại đọc bài hoặc quan sát bạn
thực hành. Tuy nhiên, hình thức này chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy GV cần chia ca
thực hành cho các thành viên trong nhóm sao cho phù hợp thời lượng của hoạt
động thực hành, cụ thể:
Hình thức 1: 1 học sinh thực hành nhập hàm trên máy và 1 học sinh thực
hành viết hàm vào vở sau đó hoán đổi nhiệm vụ cho nhau;
Hình thức 2: Cả 2 học sinh cùng trao đổi, thảo luận viết các hàm ra vở
sau đó tự phân chia việc thực hiện nhập hàm;
Cả hai hình thức trên đều tăng tính tương tác giữa các thành viên trong
nhóm, học sinh có cái nhìn nhận sâu sắc hơn trong ứng dụng của hàm, kỹ năng


phân tích số liệu, kỹ năng phân tích các yêu cầu của bài toán, kỹ năng nhập liệu
bằng gợi ý hàm có sẵn của chương trình….
+ Giáo viên cần chú trọng đến học sinh việc sử dụng các đối số trong hàm sao
cho tối ưu nhất;
- Sửa lỗi:
Một vấn đề quan trọng khác khi làm việc với hàm đó là các lỗi sau khi nhập
hàm. Học sinh không biết cách sửa lỗi gây nên sự chán nản, không thích thú, tích
cực trong tiết học. Quan trọng của việc sửa lỗi hàm là phải nắm được lỗi gì và sửa
như thế nào cho đúng. Sách giáo khoa thường không đề cập nhiều vấn đề này. Do

đó giáo viên cần lồng ghép, cung cấp kiến thức về một số lỗi thường gặp để học
sinh nắm, vận dụng vào việc sửa lỗi cụ thể:
+ Giáo viên có thể tạo tình huống đưa ra các lỗi thông qua các thao tác thực
hành của GV hoặc HS  HS phát hiện lỗi  GV yêu cầu HS đề xuất hướng giải
quyết  GV rút kết luận;
+ HS thực hành gặp lỗi khi  GV phát hiện và nêu vấn đề  GV yêu cầu
HS đề xuất hướng giải quyết  GV rút kết luận;
+ Sau khi giải quyết lỗi, GV có thể khắc sâu kiến thức HS bằng việc củng cố
thông qua các câu hỏi trắc nghiệm về lỗi trong Excel để HS có thể ghi nhớ và vận
dụng thực hành tốt hơn;
* Một số lỗi thường gặp:
#####: Lỗi độ rộng

 Khi cột thiếu độ rộng. Dùng chuột kéo độ rộng cột ra cho phù hợp
Khi bạn nhập giá trị ngày tháng hoặc thời gian là số âm.
#VALUE! Lỗi giá trị


 Xuất hiện khi trong công thức có các phép toán không cùng một kiểu
dữ liệu. Chẳng hạn công thức =A1+A2, trong đó A1 có giá trị là 1, A2 là
Tây Ninh. Vì 1 là một ký tự số học, còn Tây Ninh lại là một chuỗi mẫu tự
nên không thực hiện được phép tính. Để khắc phục, bạn phải chỉnh sửa
cho giá trị của các phép toán có cùng một kiểu dữ liệu là ký tự số học
hoặc chuỗi mẫu tự.
#DIV/0! Lỗi chia cho 0

 Nhập vào công thức số chia là 0.
Số chia trong công thức là một tham chiếu đến ô trống.
#NAME! Sai tên


 Nhập sai tên một hàm hoặc dùng những ký tự không được phép trong
công thức hoặc nhập một chuỗi trong công thức mà không có đóng và
mở dấu ngoặc kép.
Không có dấu 2 chấm : trong dãy địa chỉ ô trong công thức.
#REF! Sai vùng tham chiếu

 Xóa những ô đang được tham chiếu bởi công thức. Hoặc dán những
giá trị được tạo ra từ công thức lên chính vùng tham chiếu của công
thức đó. Đây là lỗi tham chiếu ô, chẳng hạn bạn xóa dòng hay cột mà
dòng cột đó được dùng trong công thức, khi đó sẽ bị báo lỗi #REF!
#NUM! Lỗi dữ liệu kiểu số

 Dùng một đối số không phù hợp trong công thức sử dụng đối số là dữ
liệu kiểu số. Ví dụ bạn đưa vào công thức số âm trong khi nó chỉ tính số
dương.
Dùng hàm lặp đi lặp lại dẫn đến hàm không tìm được kết quả trả về.


Dùng một hàm trả về một số quá lớn hoặc quá nhỏ so với khả năng tính
toán của Excel.
1.3 Hình thành kỹ năng phân tích các yêu cầu bài toán để lập hàm
* Kĩ năng cần đạt:
- Khi học Excel, hầu hết học sinh đều vướng phải 2 vấn đề chính:
+ Một là: Học sinh rất thuộc hàm excel nhưng không biết vận dụng vào bài
toán;
+ Hai là: Hiểu bài toán nhưng không biết dùng hàm như thế nào;
- Chính vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh có kĩ năng phân tích bài toán trước
khi tiến hành làm bài tập.
* Biện pháp:
- Đối với các bài tập SGK, làm sao để học sinh có thể phân tích bài toán tốt?

ngoài việc cho HS làm nhiều bài tập ra “làm nhiều thành quen” thì giáo viên cần cố
gắng giúp học sinh chú ý đến các từ khóa mà bài toán đưa ra. Từ khóa là gì? Nó là
từ sẽ giúp bạn giải bài toán nhanh nhất chẳng hạn trong bài toán có từ “tổng”,
“trung bình”, “lớn nhất”… bạn biết ngay phải dùng hàm SUM, AVERAGE, MAX,
… Tuy nhiên, bài tập Excel thì rất đa dạng phong phú. Do đó, tùy vào từng bài tập
cụ thể, giáo viên cần phân tích bài toán làm mẫu và dần dần hình thành thói quen
phân tích bài toán cho học sinh. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh các bước giải
bài toán viết hàm:
* Các bước giải bài toán viết hàm:
+ Bước 1. Đọc kĩ yêu cầu bài toán
+ Bước 2. Xác định rõ các thành phần của bảng dữ liệu: ô dữ liệu có
sẵn, ô dữ liệu cần tính toán
+ Bước 3. Xác định hàm cần dùng, các đối số của hàm qua các từ khóa
trong mỗi yêu cầu


+ Bước 4. Lập công thức tính toán và sửa lỗi
+ Bước 5. Hoàn thiện bảng tính
- Đối với các bài tập do giáo viên thiết kế thì hệ thống bài tập đi từ mức độ
dễ đến khó, từ cơ bản đến mở rộng và nâng cao. Bài tập có cơ sở dữ liệu phải gắn
liền với thực tiễn và tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo
dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... để giúp tiết học trở nên
sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Học sinh thấy được ứng dụng thực tế của hàm
trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Hình thành ở học sinh động cơ, hứng thú
hơn trong học tập. Học sinh vận dụng linh hoạt và khắc sâu hơn kiến thức về hàm,
ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Để tiến hành hoạt động dạy học đối
với loại bài tập này, giáo viên cần thực hiện các bước:
+ Bước 1. GV gợi mở vấn đề từ đó HS nêu tên vấn đề cần giải quyết (kích
thích động cơ học tập của HS)

+ Bước 2. GV lần lượt đưa ra các yêu cầu trên cơ sở dữ liệu mẫu có sẵn
+ Bước 3. HS thảo luận nhóm phân tích yêu cầu và viết hàm (giải bài toán
viết hàm)
+ Bước 4. GV nhận xét tuyên dương nhóm và kết luận

- Kết quả so sánh giải pháp mới với giải pháp cũ:
+ Trước khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm:


Chất lượng bộ môn tin học 7 cuối năm:

Năm học

2015 - 2016

317

2
15
150
84
66
305
150
(0,6%) (4,7%) (47,3%) (26,5%) (22,4%) (94.6%) (47,3%)

2016 - 2017

328


1
10
145
90
82
317
172
(0,3%) (3,0%) (44,2%) (26,5%) (27,4%) (96.6%) (52,4%)

Kém

Yếu

TB

Khá

Giỏi

TB trở
lên

Tổng số

Tổng
số HS

Khá
giỏi


Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Chất lượng bộ môn tin học 7:
Năm học

Tổng
số HS

2017 – 2018

347

2018 – 2019
(HK 1)

318

Tổng số

Kém

Yếu

TB

Khá

Giỏi

TB trở
lên


Khá giỏi

0

5

47

151

144

342

295

(0%)
0
(0%)

(1,4%) (13,5%) (43,2%) (42,5%) (98,6%) (85,0%)
3

42

111

162


315

273

(0,9%) (13,2%) (35,0%) (50,9%) (99,1%) (85,9%)

Như vậy với bảng số liệu trên có thể thấy rõ chất lượng bộ môn tin học ở khối
lớp 7 được nâng lên rõ rệt: số học sinh đạt khá giỏi sau khi áp dụng đề tài sáng kiến
tăng 33% so với các năm học trước (chưa áp dụng đề tài sáng kiến), bên cạnh đó số
học sinh trên trung bình cũng tăng theo.
- Đánh giá phạm vi lan tỏa, ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng đối với tất cả học sinh học chương trình bảng tính
Excel trong môn Tin học ở tại trường THCS Võ Thị Sáu và có phạm vi lan tỏa áp
dụng cho các trường khác trên toàn huyện.

2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:


- Các giải pháp trên đã được áp dụng cho học sinh học môn Tin học lớp 7 trong
chương trình bảng tính Excel ở tại trường và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra
giải pháp còn có khả năng áp dụng cho các trường khác trong toàn huyện.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: giáo viên giảng dạy môn Tin Học.
- Đánh giá lợi ích thu được và dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tác giả :
Sau khi áp dụng phương pháp trên vào bài giảng tôi thấy chất lượng giờ học
được nâng lên rõ rệt. Khi thực hành trên bảng tính, kĩ năng lập công thức hoặc sử
dụng hàm của học sinh cũng được cải thiện khá rõ. Học sinh biết phát hiện và sửa
chữa lỗi một cách chủ động; biết vận dụng hàm, sử dụng các đối số của hàm một
cách linh hoạt để giải quyết các yêu cầu cụ thể của bài toán mà không cần sự trợ
giúp của giáo viên.

Như vậy để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất
lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đưa kiến thức mới phù hợp với
công việc vào thực tiễn; đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả; kết hợp
và vận dụng linh hoạt các ứng dụng, thiết bị của công nghệ trong thời đại số hóa;
Hàm là công cụ vô cùng quan trọng trong Excel, do đó kỹ năng sử dụng hàm
cũng trở thành một yêu cầu vô cùng cần thiết đối với học sinh trong những bước
đầu làm quen với chương trình bảng tính.

- Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu:
STT

Họ và tên

Ngày tháng

Nơi làm việc

Chức danh

Trình độ

Nội dung


(đối với cá nhân)

1

Võ Thị Thanh

Thảo

năm sinh

(hoặc nơi

chuyên

công việc áp

thường trú)

môn

dụng

Đại học

Dạy học

Tin

môn Tin học

Đại học

Dạy học
môn Tin học

Trường

16/12/1989

THCS Võ

Giáo viên

Thị Sáu
Trường

2

Nguyễn Hữu Hùng 15/10/1988

THCS Võ

Giáo viên

Thị Sáu
Trường
3

Lê Thị Liên

21/07/1986

THCS Chí

Giáo viên

Công

Trường
4

Đỗ Thị Ánh Đài

09/06/1988 THCS Hòa
Minh

Giáo viên

Tin
Đại học
Tin
Cao đẳng
Tin

Dạy học
môn Tin học

Dạy học
môn Tin học

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bình Thuận, ngày 25 tháng 4 năm 2019
Xác nhận của cơ quan/tổ chức
công nhận sáng kiến

Tác giả, các đồng tác giả
(Ký và ghi rõ họ tên từng người)


Phùng Văn Dũng



×