Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM 2005-2007
Để có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của công ty, ta cần
phân tích các chỉ tiêu tài chính. Từ các chỉ tiêu này, ta có thể thấy rõ khả năng
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn của công ty, vạch rõ khả
năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
Dựa vào phần cơ sở lý luận (trang12), ta có được bảng 12 tổng hợp các tỷ số
tài chính phục vụ cho việc phân tích sau:
4.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản:
Các tỷ số khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng
thanh toán của công ty trong một kì, đồng thời thông qua việc xem xét các tỷ lệ
thanh toán sẽ giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng
trong khả năng thanh toán của công ty. Để phân tích khả năng thanh toán của công
ty ta cần phân tích các tỷ số sau:
4.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu
động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện thời thông
thường được chấp nhận xấp xỉ là 2:1. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời năm 2006
cao hơn năm 2005 là 0,917 (lần). Điều này cho thấy trong năm 2006 khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động tăng lên. Nguyên
nhân trong năm 2006 thì tài sản lưu động của công ty tăng đến 88.528.532 ngàn
đồng, và nợ ngắn hạn giảm một lượng lớn đến 15.206.552 ngàn đồng, vì thế tỷ số
thanh toán hiện thời tăng lên. Đến năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống. Cụ thể giảm
0,641 (lần) so với năm 2005. Tỷ lệ này giảm là do nợ ngắn hạn trong năm 2007
tăng cụ thể là vay và nợ ngắn hạn tăng với tốc độ khá nhanh, tăng 51.776.117 ngàn
đồng so với năm 2006.
4.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Năm 2005 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 0,71 (lần) có nghĩa là một đồng
nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 0,71 đồng tài sản quay vòng nhanh.
Đến năm 2006 thì tỷ số này tăng 0,8 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bằng 1,51 đồng các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, nhưng đến
Trang 1
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
1
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
năm 2007 thì tỷ số này giảm 0,416 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bằng 1,094 đồng các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao.
Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty bằng tài sản lưu động chưa
được cải thiện tốt. Công ty gặp khó khăn trong khâu thanh toán, vay ngắn hạn tăng
lên khá cao 127.842.269 ngàn đồng. Do trong năm 2007 công ty đầu tư xây dựng
các trại nuôi cá tra nguyên liệu.
4.2. Phân tích tỷ số quản trị nợ
Một mức nợ nhất định thì có thể chấp nhận, nhưng nợ quá nhiều là một tín
hiệu báo động đối với các nhà đầu tư. Các tỷ số quản trị nợ là một công cụ quan
trọng để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ phải trả và nguồn vốn
chủ sở hữu hay không bởi đây là sự đảm bảo các khoản tín dụng của người vay.
4.2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so
với tổng giá trị tài sản của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài
sản của công ty trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,316 lần, điều này cho
thấy trong năm 2006 tổng tài sản của công ty giảm xuống do công ty thực hiện
thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng trong
năm 2006 giảm 19.476.841 ngàn đồng so với năm 2005.
Đến năm 2007 tỷ số này tiếp tục giảm 0,072 lần so với năm 2006. Nguyên
nhân trong năm 2007 nợ phải trả của công ty còn thiếu là 127.892.516 ngàn đồng
tăng 82.427.383 ngàn đồng, trong khi đó tổng tài sản tăng lên 413.961.059 ngàn
đồng. Điều này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty rất tốt.
4.2.2 Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2006 giảm so với
năm 2005 là 1,648 (lần). Đến năm 2007 tỷ số này giảm xuống 0,212 (lần) so năm
2006. Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt.
Trong năm 2007 tỷ số này là 0,458 (lần) có nghĩa công ty sử dụng 0,458
đồng nợ cho một đồng vốn chủ sở hữu. Thông thường các công ty công nghiệp
duy trì một tỉ lệ tối đa là 1:1, nhằm giữ cho mức nợ thấp hơn mức đầu tư của
người chủ doanh nghiệp. Nhìn chung khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công
ty chưa cao.
4.3. Phân tích tỷ số hiệu quả hoạt động
Trang 2
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
2
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
Tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng tốt hay không, còn thể hiện
qua tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) tài sản, tiền vốn trong quá trình
hoạt động. Một công ty có tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) cao thể hiện
tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá tình
hình hiệu quả sử dụng vốn, nhưng ở đây chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như
sau:
4.3.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản
xuất bình thường liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm…
Ta nhận thấy rằng, tỷ số vòng quay hàng tồn kho trong năm 2006 tăng so với
năm 2005 là 4,493 vòng. Đến năm 2007 tỷ số này lại tăng lên 0,643 vòng, tương
đương 13,426 vòng trong năm 2007. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán luôn
biến động và chính sách tồn kho của công ty không ổn định.
Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng trưởng qua các năm. Các tỷ
số này càng cao cho thấy công ty quản lý hàng tồn rất hiệu quả. Bởi vì hàng tồn
kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi
phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
4.3.4. Vòng quay tổng tài sản
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản của công ty luôn biến
động qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 tỷ số này là 3,033 (lần), có nghĩa là cứ một
đồng công ty bỏ ra để đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 3,033 đồng doanh thu.
Đến năm 2006 thì tỷ số này giảm xuống 0,245 (lần) cho thấy trong năm 2006 việc
đầu tư vào tài sản của công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2005, đến năm 2007
thì tỷ số luân chuyển tài sản lại tiếp tục giảm 1,185 (lần) cho thấy sự đầu tư trong
năm 2007 của công ty về tài sản hiệu quả hơn so với năm 2006.
4.4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt
động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy
trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ
thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi
Trang 3
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
3
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của
lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt
hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực
hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác
hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận.
4.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS
Qua số liệu ta thấy, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng chậm qua 3 năm. Cụ
thể năm 2005 tỷ suất này là 2,8%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu
công ty sẽ thu được 2,8 đồng lợi nhuận. Đến năm 2006 tỷ suất này tăng 4,6% so
với năm 2005, thể hiện công ty hoạt động hiệu quả hơn năm 2005. Đến năm 2007
tỷ suất này tăng 1,8% so với năm 2006. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận trên doanh
thu của công ty tăng qua các năm, cho thấy công ty đang phát triển ổn định và hoạt
động có hiệu quả hơn.
4.4.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 là 27,9%, nghĩa
là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 27,9 đồng lợi nhuận đây là một tỷ
suất thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả khá cao trên nguồn vốn chủ sở hữu của
mình. Đến năm 2006 tỷ suất này tăng mạnh đạt 36,4%, tăng 8,5% so với năm 2005 và
đến năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 14% giảm 22,4% so với năm
2006. Điều này cho thấy việc sử dụng nợ của công ty đã gây ra sự chênh lệch lớn về
tỷ số lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữa. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận thu được
trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm không ổn định.
4.4.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA
Tỷ suất này thay đổi qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản tăng 12,3% so với năm 2005, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được
đồng lợi nhuận cao hơn năm 2006 là 20,7 đồng. Như vậy tài sản năm 2006 sử
dụng có hiệu quả hơn so với năm 2005. Đến năm 2007 tỷ suất này giảm 11,2% so
với năm 2006. Nhưng nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty
tương đối thấp qua 3 năm. Song lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre cao hơn so với các công ty khác trong
ngành. Vì tỉ lệ trung bình của ngành công nghiệp là 9,0%.
Trang 4
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
4
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
Tóm lại, thông qua các tỷ số tài chính nhận thấy doanh nghiệp đang phát
triển rất tốt, có tiến bộ trong việc quản lý, điều tiết các khoản nợ khá hợp lý đồng
thời sử dụng nguồn vốn và tài sản rất hiệu quả. Các điều trên tạo nên khả năng
phản ứng tốt của doanh nghiệp về mặt tài chính.
2007/2006
Tỷ lệ %
1. Các tỷ số về khả năng thanh khoản (lần)
-32,24
-27,55
2, Các tỷ số hiệu quả hoạt động (lần)
5,03
-42,50
3, Các tỷ số quản trị nợ (lần)
-18,90
-31,64
4, Các tỷ số khả năng sinh lời (%)
24,32
-54,11
-61,54
Chênh lệch
-0,641
-0,416
0,643
-1,185
-0,072
-0,212
0,018
-0,112
-0,224
2006/2005
Tỷ lệ %
0,86
1,13
0,54
-0,08
-0,45
-0,71
1,64
1,46
0,30
Chênh lệch
0,917
0,8
4,493
-0,245
-0,316
-1,648
0,046
0,123
0,085
2007
1,347
1,094
13,426
1,603
0,309
0,458
0,092
0,095
0,14
2006
1,988
1,51
12,783
2,788
0,381
0,67
0,074
0,207
0,364
2005
1,071
0,71
8,29
3,033
0,697
2,318
0,028
0,084
0,279
Trang 5
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
5
Bả
ng
12:
Bả
ng
ph
ân
tíc
h
cá
c
tỷ
số
tài
chí
nh
qu
a 3
nă
m
20
05-
20
07