Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TÌM HIỀU MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG TRÁI QUY LUẬT KHÁCH QUAN và HẬU QUẢ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.29 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA : LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bộ môn: MÁC – LÊNIN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI
TÌM HIỀU MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG TRÁI QUY LUẬT KHÁCH QUAN VÀ
HẬU QUẢ CỦA NÓ

Người hướng dẫn: Thầy Trịnh Đình Thanh
Họ tên sinh viên: Ngô Thị Bích Diệu
Mã sinh viên: 23202111652
Lớp: PHI 161 Y

ĐÀ NẴNG, tháng 11 năm 2017



MỤC LỤC
LỜI NÓI MỞ ĐẦU ……………………………………………1
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ CỦA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Định nghĩa…………………………………………………………...2
Mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức……………………..2
Vai trò tác động ngược trở lại của ý thức đối với vật chất…………...3
Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ vật chất với ý thức…….4
CHƯƠNG II: MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG TRÁI QUY LUẬT KHÁCH
QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ
Trong lĩnh vực tự nhiên………………………………………………….5
Trong lĩnh vực xã hội…………………………………………………….6


KẾT LUẬN………………………………………………………7
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..8


LỜI MỞ ĐẦU
1.Ý nghĩa triết học
Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy
nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng
như đời sống xã hội và tư duy con người.
Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy
vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên
triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có
khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật không
chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận
thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận.
Như vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất hữu
cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, một "công cụ
nhận thức vĩ đại".

2.Ý nghĩa thực tiễn
Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học Mác Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và
năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và
phương pháp tư duy siêu hình gây ra.
Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải quyết mọi
vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tránh cả hai
khuynh hướng sai lầm: hoặc xem thường triết học hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của triết
học. Nếu xem thường triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những
biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo. Còn nếu
tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc

những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong những trường
hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại. Và hôm nay em xin làm bài tiểu luận về
đề tài: ”Tìm hiểu một số hành động trái quy luật khách quan và hậu quả của nó”.
Do thời gian có hạn và kiến thức bản thân em còn hạn chế nên chắc chắn bài tiểu luận
này sẽ còn nhiều sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy và bạn
đọc.

NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
MỖI QUAN HỆ CỦA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I.Định nghĩa
-Vật chất:
Vật chất, theo Lênin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông
qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình.Không thể có vật chất không vận động và
không có vận động ở ngoài vật chất.Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời
gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất,là thuộc tính chung vốn có của
các dạng vật chất cụ thể .
- Ý thức:
Ý thức lẩn phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.Bản chất của ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tích cực,tự giác,chủ
động,sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.Chính vì
vậy,không thể xem xét hai phạm trù này tách rời,cứng nhác, càng không thể coi ý thức (bao
gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có trước ,cái sinh ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển
của thế giới vật chất.

II.Mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức:

a. Cơ sở lý luận:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Lênin cho rằng: Vật chất là thực tại
khách quan, nghĩa là tất cả những gì có thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc
vào ý thức của con người, độc lập với ý thức của con người. Vật chất tồn tại khách quan
là tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất và mối liên hệ giữa chúng
trong một chỉnh thể thống nhất là thế giới vật chất. Xét theo tính hệ thống, thế giới vật
chất bao gồm: thế giới vật chất vô cơ, hữu cơ và vật chất dưới dạng xã hội. Vật chất
trong hoạt động thực tiễn xã hội là điều kiện hoàn cảnh vật chất (khách quan), hoạt
động vật chất của xã hội và các qui luật khách quan vốn có của đời sống vật chất xã hội.
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, hoặc là "hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Ý thức không phải là vật chất, mà chỉ là thuộc
tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Ý thức có nguồn gốc tự nhiên
và nguồn gốc xã hội. Khác với vật chất là cái tồn tại khách quan, sự tồn tại của ý thức là
sự tồn tại chủ quan và có khả năng phản ánh tồn tại khách quan. Ý thức trong hoạt động
thực tiển là đời sống tinh thần, nhân tố tinh thần (nhân tố chủ quan) như tình cảm, ý chí,
tư tưởng, tri thức, v.v...


b. Nội dung:
Tự thân nó, ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến đổi nào
trong hiện thực, nếu nó không thông qua các nhân tố vật chất, bởi "chỉ có lực lượng vật
chất đánh bại bởi một lực lượng vật chất mà thôi". Điều này cũng sẽ đúng ngay cả khi ý
thức của con người đã phản ánh đúng về hiện thực khách quan.
Thứ hai, xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất
và con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Cho nên, sự phản ánh
của ý thức về hiện thực khách quan, không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà
nó có tính tích cực, năng động và sáng tạo. Kết quả của sự phản ánh đúng về hiện thực
bao giờ cũng có ý nghĩa định hướng cho hoạt động thực tiễn và ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả của hoạt động thực tiễn.
Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể giữ vai trò

quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Điều này có nghĩa là, ý thức, tư tưởng
của con người với sự nhận biết đúng đắn và ý chí của mình, con nguời có thể phát huy
được năng lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những điều
kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao giờ
cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần.

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản
thân sự vật, từ hiện thực khách quan, phản ánh sự vật đúng với những gì vốn có của nó,
không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí chủ quan áp đặt
cho thực tế, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến diện, định
kiến. Yêu cầu của nguyên tắc tính khách quan còn đòi hỏi phải tôn trọng và hành động
theo qui luật khách quan.
III.Vai trò tác động ngược trở lại của ý thức đối với vật chất
Sự tác động của ý thức đối với vật chất có thể theo hướng tích cực (khai thác, phát huy,
thúc đẩy được sức mạnh vật chất tiềm tàng hoặc những biến đổi của điều kiện, hoàn
cảnh vật chất theo hướng có lợi cho con người) thể hiện qua việc ý thức chỉ đạo con
người trong hoạt động thực tiễn. Sự chỉ đạo đó xuất hiện ngay từ lúc con người xác định
đối tượng, mục tiêu, phương hướng và phương pháp thực hiện những mục tiêu đề ra.
Trong giai đoạn này, ý thức trang bị cho con người những thông tin cần thiết về đối
tượng, về các quy luật khách quan và hướng dẫn con người phân tích, lựa chọn những
khả năng vận dụng những những quy luật đó trong hành động. Như vậy, ý thức hướng
dẫn hoạt động của con người và thông qua các hoạt động đó mà tác động gián tiếp lên
thực tại khách quan.
Sự tác động ngược lại của ý thức đối với vật chất có thể theo hướng tiêu cực, trước hết
do sự phản ánh không đầy đủ về thế giới đó dẫn đến những sai lầm, duy ý chí thể hiện
qua việc ý thức có thể kìm hãm sức mạnh cải tạo hiện thực thực khách quan của con
người, nhất là trong lĩnh vực xã hội (làm suy giảm, hao tổn sức mạnh vật chất tiềm tàng,
kìm hãm quá trình phát triển kinh tế-xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con
người).
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của ý thức đối với vật chất

+Nếu tính khoa học của ý thức càng cao thì tính tích cự của ý thức càng lớn. Trước hết
đó là ý thức phải phản ánh đúng hiện thực khách quan; nghĩa là con người muốn phát


huy sức mạnh của mình trong cải tạo thế giới thì phải tôn trọng các quy luật khách quan,
phải nhận thức đúng, nắm vững, vận dụng đúng và hành động phù hợp với các quy luật
khách quan.
+Sự tác động của ý thức đối với vật chất còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng ý thức
của con người.
Như vậy, bản thân ý thức không trực tiếp thay đổi được hiện thực mà phải thông qua
hoạt động của con người. Sức mạnh của ý thức tùy thuộc vào mức độ thâm nhập vào
quần chúng, vào các điều kiện vật chất, vào hoàn cảnh khách quan mà trong đó ý thức
được thực hiện. Muốn biến đổi và cải tạo thế giới khách quan, ý thức phải được con
người thực hiện trong thực tiễn và chỉ có như vậy, ý thức mới trở thành lực lượng vật
chất.
IV. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
Nguyên tắc khách quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc
khách quan yêu cầu
Mục tiêu, phương thức hoạt động của con người đều phải xuất phát từ những điều kiện,
hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là của điều kiện vật chất, kinh tế; tuân theo, xuất phát, tôn
trọng các quy luật khách quan (vốn có) của sự vật, hiện tượng; cần tìm nguyên nhân của
các sự vật, hiện tượng ở trong những điều kiện vật chất khách quan của chúng; muốn
cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng được cải tạo.
Chống tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng, thiếu kiên nhẫnmà biểu hiện của nó là
tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của nhân tố con người; cho rằng con người có thể làm
được tất cả những gì muốn mà không cần chú trọng đến sự tác động của các quy luật
khách quan, của các điều kiện vật chất cần thiết.
Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức là nhấn mạnh tính độc lập tương đối, tính
tích cực và tính năng động của ý thức đối với vật chất bằng cách tăng cường rèn luyện,
bồi dưỡng tư tưởng, ý chí phấn đấu, vươn lên, tu dưỡng đạo đức v.v nhằm xây dựng đời

sống tinh thần lành mạnh. Chống thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh khách
quan vì như vậy là hạ thấp vai
trò tính năng động chủ quan của con người trong hoạt động thực tiễn dễ rơi vào chủ
nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật tầm thường; tuyệt đối hóa vật chất; coi
thường tư tưởng, tri thức rơi vào thực dụng hưởng thụ v.v.


CHƯƠNG II
MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG TRÁI QUY LUẬT KHÁCH QUAN
VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ
1.Trong lĩnh vực tự nhiên
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản ngày một mất dần về số lượng và thành phần loại do
có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự
giảm sút về sản lượng thủy sản là việc sử dụng xung điện để khai thác thủy sản tại
các sông ao hồ, đồng ruộng,…
Từ đầu mùa lũ, một số người dân các huyện Tân Thanh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng
của tỉnh Long An đã dùng xung điện bắt cá trong ruộng và kênh rạch nội đồng. Đến
thời điểm nước lũ rút nhiều người dung ghe và cào điện xuống tận lòng sông để
đánh cá.
Và hậu quả của nó là làm chết hầu hết các loại thủy sản, thủy sinh trong vùng nước
hủy hoại nơi sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thủy sản. Việc sử dụng bình ắc
quy và bộ kích điện để đánh bắt cá đã xuất hiện từ lâu và trở thành công cụ mưu
sinh của nhiều gia đình trong vùng nước lũ. Người dân có thể tự mua bình ắc qui và
dây điện về tự chế tạo hoặc mua bộ kích điện bán sẵn với giá chưa tới 2 triện đồng
bộ. Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện rất đơn giản chỉ cần kích điện là tất cả
các loại cá lớn nhỏ trong bán kính 2 – 3m đều bị chết hoặc nổi lên mặt nước. Sau
đó người dân dung vợt để vớt cá tôm. Không chỉ dung bình ắc qui nhỏ, nhiều người
còn cào điện công suất lớn, trang bị cả ghe, lưới để bắt sạch các loại thủy sản trên
diện rộng. Trung bình mỗi ngày người sử dụng xung điện bằng bình ắc qui cầm tay
có thể bắt được gần chục kilogam thủy sản các loại, còn với các ghe cào điện thủy

sản thu được từ 3-5 lần. Chính do cách khai thác tận diệt này mà nguồn thủy sản
trên các kênh rạch vùng nước Đồng Tháp Mười bị suy giảm đáng kể và đứng trước
nguy cơ cạn kiệt. Các dụng cụ xung điện không chỉ tận diệt nguồn lợi thủy sản
trong tự nhiên mk còn là “ lưới hái tử thần ’’đe dọa tính mạng người đi đánh bắt cá.
Trường hợp anh Võ Thành Đô ở ấp 2, xã Tân Trạch, huyện Cần Đước là một ví dụ.
Anh Đô dù đã có công việc ổn định nhưng lại có sở thích bắt cá đồng về ăn cùng


bạn bè. Một ngày cuối tháng 9 trong lúc dung bộ kích điện mua sẳn để bắt cá ở ao
gần nhà, Anh Đô bị điện giật gây tử vong, để lại người vợ trẻ và đứa con trai mới 3
tuổi.
Ông Nguyễn Văn Trung phó chủ tịch xã Tân Trạch, huyện Cần Đước cho biết dù
đã được cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử dụng xung điện để đánh bắt thủy
sản, thậm chí bị tịch thu bình ắc qui, cần kích điện nhưng một số người dân vẫn cố
tình vi phạm. Trong thời gian tới chình quyền xã sẽ phối hợp với các ban ngành,
đến từng nhà tuyên truyền để người dân bỏ nghề đánh bắt cá bằng xung điện, đồng
thời có biện pháp hổ trợ người dân chuyển đổi nghề nghiệp để giảm thiểu nguy cơ
cạn kiệt nguồn thủy sản và đảm bảo tính mạng cho người dân.
2. Trong lĩnh vực xã hội
Như chúng ta đã biết sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh
tế miền Bắc bị suy giảm nghiêm trọng cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, cơ cấu kinh
tế mất cân đối, năng suất lao động thấp… Sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp đủ
cho dân, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hóa cho xuất khẩu, ngoài ra còn bị tàn
phá nặng nề bởi đế quốc Mỹ. Ở miền Nam sau 20 năm chiến tranh nền kinh tế bị
đảo lộn, nông nghiệp bị hoang hóa ở nhiều vùng… Trước tình hình đó đại hội Đảng
lần thứ IV đã đề ra chỉ tiêu và kế hoạch 5 năm 1976- 1980 về xây dựng và phát
triển vượt quá khả năng kinh tế năm 1975 phấn đấu đạt 21 triệu tấn lương thực 1
triệu tấn cá biển, 1 triệu ha khai hoan 1 triệu 200 ha rừng mới 10 triệu than sạch…
ngoài ra còn đề xuất xây dựng thêm các cơ sở mới về công nghiệp như cơ khí và
đặc biệt là phải cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền nam. Những chủ trương chính

sách sai lầm đó đã gây ra tổn hại đến nền kinh tế cuộc sống nhân dân… đến hết
1980 nhiều chỉ tiêu đề ra chỉ đạt 50-60%, nền kinh tế tang trưởng chậm, tổng sản
phẩm xã hội bình quân là 1,5% công nghiệp tang 2,6% nông nghiệp giảm 1,5%.
Đại hội Đảng lần V vẫn chưa tìm ra dẫn tới sự trì trệ, đồng thời cũng chưa đề ra
các chính sách mới cho nền kinh tế 1981-1985 chúng ta chưa khắc phục khả năng
chủ quang trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa và quản lí
kinh tế lại phạm những sai lầm mới trong lĩnh vực phân phối lưu thông. Nhìn
chung vẫn chưa đạt được mục tiêu đại hội V đề ra. Tất nhiên ngoài những yếu tố
chủ quan còn có yếu tố khách quan dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế do chiến
tranh, bối cảnh quốc tế… xong chúng ta vẫn mắc sai lầm chủ quang trong quản lí
cán bộ, phát triển lực lượng sản xuất.


Nhắc lại ta thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức đối với vật chất, tác động qua lại
giữa nền kinh tế và chính trị trước khi có công cuộc đổi mới. Phép biện chứng duy
vật khẳng định rằng nếu ý thức là tiêu cực thì sớm muộn sẽ bị đào thải.

KẾT LUẬN
Trên là 2 ví dụ cho ta thấy được hậu quả nghiêm trọng của những hành động trái
quy luật khách quan, chúng ta phải nhìn nhận, giải quyết mọi việc từ thực tế khách
quan.
Nói tóm lại, vật chất bao giờ cũng đóng vai trò quyết định đối với ý thức, nó là cái
có trước ý thức, nhưng ý thức lại có tính lực động năng trở lại vật chất. Mối quan
hệ này chỉ được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người.Chúng ta
nâng cao vai trò của ý thức đối với vật chất chính là nâng cao nhân thức các quy
luật khách quan và vận dụng các quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của
con người.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tập bài giảng các nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác – Lênin ,Th.s Trình Đình
Thanh - Đại học Duy Tân
2.Công cụ tìm kiếm : www.google.com.vn




×