Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

khai thác tài nguyên du lịch của Bắc Trung Bộ và tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN- DU LỊCH
----------***----------

Đề tài:
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ
TỈNH THANH HOÁ

Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Lớp học phần: 2011TMKT3821
Giảng viên: Dương Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2020


Lời cảm ơn
Nhóm 1 lớp học phần 2011TMKT3821 xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ
trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm báo cáo thảo luận.
Do nhóm còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên trình bày
không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp từ cô giáo và các
bạn!


Lời cam đoan
Trong thời gian cô giáo truyền đạt kiến thức và thực hiện đề tài thảo luận. Nhóm 1 đã
tham khảo một số giáo trình, tài liệu có phạm vi nội dung liên quan đến Tài nguyên
du lịch . Tuy nhiên, nhóm xin cam đoan bài báo cáo của nhóm không trùng lặp với bất
kỳ báo cáo nghiên cứu nào thực hiện trước đó mà nhóm được biết.


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ


STT

Họ và tên

Công việc

1

Nguyễn Thu An

2

Bùi Hoài Anh

3

Hà Thị Vân Anh

4

Hoàng Thị Lan Anh

5

Lê Thị Phương Anh

6

Lương Thị Lan Anh


7

Ngụy Thị Ngọc Anh

8

Nguyễn Mai Anh

9

Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Nội dung
thành công
và nguyên
nhân
Nội dung lý
thuyết+
Powerpoint
Nội dung
giải pháp và
kiến nghị +
Thuyết trình
Chuẩn bị
Word +
thuyết trình
Nội dung
khai thác của
vùng BTB

Nội dung
khai thác của
tỉnh Thanh
Hóa
Nội dung lý
thuyết+ Tài
nguyên du
lịch + Video
Nội dung
hạn chế và
nguyên nhân
Nội dung
định hướng
phát triển

Tự Đánh
giá

Nhóm đánh
giá

Ghi chú

Thư ký

Nhóm
trưởng


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................2
1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................................2
1.1. Tài nguyên du lịch ( TNDL)...........................................................................................2
1.2. Vùng du lịch.....................................................................................................................2
2. Nội dung của khai thác đối với TNDL của các vùng........................................................2
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ khai thác:..............................................................2
2.2. Nội dung hoạt động khai thác:......................................................................................3
3. Ý nghĩa, vai trò của việc khai thác tài nguyên du lịch:...................................................5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG BẮC
TRUNG BỘ VÀ TỈNH THANH HÓA............................................................................................7
1. Tài nguyên du lịch vùng Bắc Trung Bộ và tỉnh Thanh Hoá............................................7
1.1. Tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ.................................................................7
1.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hóa............................................................................14
2.Tổng quan về hoạt động kinh doanh và phát triển tài nguyên du lịch.........................25
2.1. Hoạt đông kinh doanh và phát triển tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ. 25
2.2. Hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch vủa Tỉnh Thanh Hoá.........................32
2.3. Đánh giá chung về du lịch tỉnh Thanh Hoá...............................................................40
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU
LỊCH CỦA TỈNH THANH HOÁ..................................................................................................44
1.Định hướng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá...............................................................44
1.1.Nhiệm vụ phát triển......................................................................................................44
1.2. Đầu tư phát triển du lịch..............................................................................................45
2. Đưa ra giải pháp và kiến nghị............................................................................................46
2.1. Đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế từ nguyên nhân chủ quan:...........................46
2.2. Đưa ra một số kiến nghị từ nguyên nhân khách quan.............................................46
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................48


LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch được coi là một nghành “công nghiệp không khói”. Vai trò của nghành du lịch
được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc giá. Sự phát triển mạnh
mẽ của nó tai một số Quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của họ.
Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản
phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ở nước sở
tại và đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia rất lớn. Chính vì thế các nước trên thế giới rất
chú trọng đầu tư phát triển du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế. Trong những năm gần đây
nghành du lịch thế giới đã có bước phát triển nhanh chóng đem lại hiệu quả kinh tế đáng
kể, tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua một số dịch vụ khác của nghành
Du lịch gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Ở nước ta hiện nay cũng đang phấn
đấu đưa nghành Du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn, song thực chất nghành du
lịch của nước ta phát triển chỉ với quy mô vừa và nhỏ chưa thực sự có mối liên kế giữ các
địa điểm tròng một vùng du lịch trọng điểm. Mặc dù tiềm năng và tài nguyên du lịch của
nươc sta là rất lơn so với các nước trong khu vực với hệ thống tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên nhân văn dồi dào trải dài từ Bắc và Nam. Do đó cần nghiên cứu, đánh giá và
khai thác tài nguyên du lịch một cách hợp lí, có hiệu quả đối với từng vùng du lịch nhằm
nâng cao, phát triển nghành Du lịch nói riêng cũng như nghành kinh tế nói chung. Vì vậy,
nhóm 1 lựa chọn Vùng Bắc Trung Bộ- Nơi có tài nguyên du lịch dồi dào với nhiều bãi
biển, cảnh quan, hệ thống các hang động cũng giá trị về truyền thống văn hoá đa dạng
của từng nơi trong vùng và tiêu biểu trong vùng Bắc Trung Bộ là tỉnh Thanh Hoá nơi mà
nghành Du lịch ở đây đang ngày càng phát triển để làm đề tài thảo luận của nhóm.

1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm cơ bản.
1.1. Tài nguyên du lịch ( TNDL)
Khái niệm: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm

đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,
tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Các loại tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
 Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
 Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc
đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách; tài nguyên du lịch là những tài nguyên gồm hai
giá trị: giá trị hữu hình và giá trị vô hình; tài nguyên du lịch thường dễ khai thác; tài
nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ
để tạo ra các sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần.
1.2. Vùng du lịch.
Khái niệm: là thể thống nhất các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội…
Bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế, xã hội xung quanh với sự
chuyên môn hóa nhất định trong hoạt động du lịch
Các mối liên hệ nội – ngoại vùng đa dạng dựa trên ngồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật sẵn có.
2. Nội dung của khai thác đối với TNDL của các vùng.
2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ khai thác:

2


 Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương liên kết với các đơn vị liên
quan của địa phương trong không gian du lịch thực hiện điều tra, khảo sát,

đánh giá đúng mức tài nguyên du lịch nhằm xây dựng quy hoạch du lịch, đặc
biệt là định hướng phát triển sản phẩm du lịch của địa phương.
 Đơn vị cung ứng dịch vụ: Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này để phát
triển sản phẩm du lịch tất yếu doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ và tái
tạo tài nguyên, môi trường du lịch đảm bảo yếu tố bền vững và nghĩa vụ phải
mang lại lợi ích thiết thực qua nhiều hình thức đến cho cộng đồng dân cư tại
địa bàn.
 Cộng đồng dân cư địa phương: Sự phát triển du lịch góp phần tạo công ăn
việc làm, cải thiện đời sống kinh tế của người dân và góp phần xây dựng ngân
sách địa phương, một phần nguồn lợi thu được từ du lịch sẽ được sử dụng hỗ
trợ công tác tu bổ, tôn tạo di sản. Dân cư địa phương và việc khai thác có tác
động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau.
 Khách du lịch: Khách du lịch là những người trực tiếp có những trải nghiệm
và lựa chọn điểm đến, là người trực tiếp chi trả cho các hoạt động du lịch, tạo
nguồn doanh thu cho địa phương, và cũng là người trực tiếp quyết định điểm
đến đó có phát triển hay không, hay nói cách khác, việc khai thác tài nguyên du
lịch đã hiệu quả để hấp dẫn du khách hay chưa.
2.2. Nội dung hoạt động khai thác:
 Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên
 Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du
lịch, chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch,
khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân
thiện môi trường. Áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô
nhiễm môi trường.
 Đa dạng hóa phương thức quản lý tài nguyên môi trường hướng tới phát triển
bền vững.
 Tăng cường quyền tiếp cận của người dân với chính sách, pháp luật về môi
trường.
 Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng
góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho

phát triển du lịch.

3


 Tuyên truyền pháp luật và các vấn đề môi trường. Phát triển các chương trình
giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường.
 Nghiên cứu áp dụng mới và hoàn thiện các công cụ kinh tế đã có để quản lý và
bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học như thuế và phí môi trường,
thuế tài nguyên, giấy phép mua bán quota gây ô nhiễm, ký quỹ môi trường, chi
trả dịch vụ môi trường, nhãn sinh thái...
 Khuyến khích sự tham gia, quan tâm đến lợi ích cộng đồng nhằm mục đích bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên.
 Quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng theo hướng kết hợp giữa hoạt động
bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng
cuộc sống người dân.
 Hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo có quy định rõ, triển khai áp dụng và kiểm
soát đối với các đối tượng tham gia du lịch từ khách du lịch đến các đối tượng
tham gia kinh doanh, hành nghề du lịch và liên quan.
 Nghiên cứu xác định mức chịu tải của các khu du lịch, thiết lập được các tiêu
chuẩn cho các chỉ số giới hạn cho các thay đổi có thể chấp nhận được.
 Nghiên cứu các kỹ thuật duy trì, phục hồi và bảo vệ các tài nguyên du lịch.

 Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn:
 Nâng cao ý thức của người dân về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển tài
nguyên du lịch văn hóa thông qua các chương trình giáo dục môi trường, tìm
hiểu về cội nguồn và các tuyên truyền mang tính xã hội sâu rộng.
 Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương để đưa vào danh mục di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhà nước và cộng đồng địa phương cùng

tham gia vào công tác phát triển và đổi mới hoạt động bảo tàng, bảo quản, tu
bổ, phục hồi di tích lịch sử.
 Văn hóa và danh lam thắng cảnh, đầu tư cho việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ,
truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm tạo điều kiện tốt nhất

4


cho việc thực thi các chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa kết
hợp với phát triển du lịch.
 Phát triển các làng nghề thủ công – mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch. Khuyến
khích các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần phải liên kết với nhau để thành những
cơ sở, những doanh nghiệp mạnh tại các địa phương.
 Có các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, đặc biệt chú
trọng đến thành phần kinh tế tư nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể
như chính sách thông thoáng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thương
mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trường...

 Quy định trong hoạt động khai thác :
Khai thác tài nguyên du lịch cần phải khai thác một cách hợp lý, bền vững:
Một: Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm
thiểu chất thải ra môi trường.
Hai: Phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài
nguyên.
Ba: Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du
lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương
án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên
ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc
gia, vùng và địa phương.
Bốn: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của

các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Năm: Tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

 Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác:
 Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch và quy hoạch như
thế nào?
 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
 Lợi thế về du lịch của vùng trong những năm gần đây
 Số lượng khách du lịch đến với khu, điểm du lịch

5


 Nguồn thu về từ hoạt động du lịch
 Vừa khai thác vừa phát triển du lịch: đối tượng khai thác ( doanh nghiệp
dân cư địa phương) ảnh hưởng như thế nào đên tài nguyên du lịch, mức độ
đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo
vệ môi trường
3. Ý nghĩa, vai trò của việc khai thác tài nguyên du lịch:
 Khai thác tài nguyên du lịch đẩy mạnh làm cho ngành kinh tế “ dịch vụ du
lịch”ra đời và phát triển, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động
của nhiều ngành kinh tế khác. Vì vậy, khai thác du lịch đã kích thích sự
phát triển của sản xuất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc gia.
 Việc làm quen với danh thắng và môi trường tự nhiên trong hoạt động khai
thác tài nguyên du lịch tự nhiên góp phần giáo dục cho du khách và dân cư
địa phương về mặt sinh thái học và nâng cao ý thức của họ về việc bảo vệ
tài nguyên, môi trường.
 Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn sẽ gắn liền với việc bảo tồn nền văn
hóa, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi các khu
phố cổ,…qua việc khai thác những thành tựu văn hóa lâu đời của các dân

tộc đã làm tăng thêm lòng yêu nước, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp
trong mỗi con người.

6


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG
BẮC TRUNG BỘ VÀ TỈNH THANH HÓA
1. Tài nguyên du lịch vùng Bắc Trung Bộ và tỉnh Thanh Hoá.
1.1. Tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ.
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
a)Tài nguyên núi, hang động.
Ở Bắc Trung Bộ, trong những hang động đã được phát hiện có rất nhiều hang
động đẹp, rộng và có khả năng khai thác, phục vụ du lịch. Nổi tiếng nhất không
chỉ ở trong vùng mà còn trên cả nước đó là hệ thống động Phong Nha (Quảng
Bình)có chiều dài hàng chục km, được mệnh danh là vương quốc hang động của
thế giới. Những năm gần đây, những nhà thám hiểm đã phát hiện ra hang động lớn
nhất thế giới – hang Sơn Doong cũng tại Quảng Bình. Thanh Hóa cũng có vùng
núi đá vôi với nhiều hang động kasrt gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn
hóa như động Từ Phước, động Long Quang trên núi Hàm Rồng, động Tiên Sơn,
quần thể hang động ở Tĩnh Gia, núi Cồ Luồng…là tạo ra quần thể du lịch ngày
càng hâp dẫn du khách đến thăm quan.. Ngoài ra có hang Thẩm Ồm, hang Bua
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) nếu được đầu tư thì sẽ là địa
điểm thu hút khách du lịch thưởng ngoạn tuyệt tác của thiên nhiên.

7


b) Tài nguyên biển, đảo.
Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài khoảng 670km tiếp giáp với tất cả các tỉnh

trong vùng, tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú, trong đó nổi trội là các
bãi biển với nhiều bãi tắm đẹp, thắng cảnh kì thú như: Sầm Sơn(Thanh Hóa); Cửa
Lò, Cửa Hội, Huỳnh Lập, Huỳnh Phương, Bãi Lữ (Nghệ An); Xuân Thành, Thiên
Cầm, Thạch Hải (Hà Tĩnh); bãi biển Nhật Lệ, Bảo Ninh, bãi Đá Nhảy(Quảng
Bình); bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt( Quảng Trị) và bãi biển Thuận An, Lăng Cô
(Thừa Thiên Huế)…đang được khai thác nhằm thu hút khách du lịch tới tham
quan, nghỉ dưỡng và tắm biển.
Các đảo ven bờ trong vùng vẫn giữ đc dáng vẻ hoang sơ và có thể đầu tư khai thác
phát triển. Tuy nhiên ngoại trừ đảo Cồn Cỏ thì các đảo khác tương đối nhỏ.

c) Tài nguyên sông, hồ, suối nước nóng.

8


Các dòng sông lớn ở vùng này là hệ thống sông Mã, sông Lam, sông Thạch Hãn,
sông La,sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Hương… tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển hệ thống du lịch trên sông . Đặc biệt là du lịch trên sông Hương, vừa thưởng
lãm cảnh đẹp của sông nước, vừa nghe nhạc cung đình Huế, thả đèn hoa đăng.
Đây là một loại hình du lịch mang nét đăc trưng của vùng
Các hồ chứa nước lớn tự nhiên cũng như nhân tạo của vùng ngoài việc mang
những giá trị lớn về mặt thủy lợi thì còn là những điểm tham quan hấp dẫn. Trong
vùng có nhiều điểm hồ nổi tiếng như: hồ Tràng Đen, hồ vực Mấu, đập bà Tùy
(Nghệ An); hồ Kẻ Gỗ, hồ Thượng Tuy, hồ Cù Lây( Hà Tĩnh); hồ nước ngọt Bàu
Sen tại Quảng Bình.
Tài nguyên suối nước nóng ở đây cũng khá phong phú với độ khoáng hóa và nhiệt
độ lí tưởng để xây thành các khu du lịch điều dưỡng, chữa bệnh. Có các suối nước
nóng nổi tiếng như: suối khoáng nóng Giang Sơn, suối nước Mọc ở Nghệ An, khe
Nước Sốt ở Hà Tĩnh, suối khoáng nóng Bang ở Quảng Bình; khu du lịch nước
khoáng nóng Mỹ An, Thanh Tân ở Thừa Thiên Huế.


d) Tài nguyên sinh vật.
Nét thể hiện rõ nhất của du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ chính là sự đa dạng
sinh học cao cũng như các hệ sinh thái đặc trưng với nhiều vườn quốc gia( Bến
En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã), khu bảo tồn thiên
nhiên( Pù Luông, Pù Huống, Kẻ Gỗ) và những khu rừng nguyên sinh rộng lớn. Sự
phong phú, đa dạng về thành phần, chủng loại về động thực vật quý hiếm ở Bắc
Trung Bộ là do điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng tiêu biểu về sinh thái rừng tại
đây. Có thể khẳng định rằng tiềm năng du lịch sinh thái ở vùng này là rất lớn.

9


1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, có
kho tàng các di sản văn hóa, bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể và các di sản
văn hóa vật thể rất đặc sắc, vùng có tới bốn di sản văn hóa thế giới: Quần thể di
tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Thành nhà Hồ, Mộc Bản Triều Nguyễn.
Đây cung là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Hồ Chí
Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn …với sự
phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn, Bắc trung Bộ là vùng đất có
tiềm năng du lịch đặc biệt của cả nước
a) Di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, khảo cổ.
Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng du lịch với 5 di sản thế giới được tổ
chức UNESCO công nhận, 3 di sản đặc biệt cấp quốc gia và 536 di tích cấp quốc
gia khác.

10



Tài nguyên

Tài nguyên nổi bật

Di tích lịch sử
cách mạng

Khe Gát, hang Tám Thanh Niên xung
phong, Thành cổ Quảng Trị, sông
Bến Hải- cầu Hiền Lương, Ngã Ba
Đồng Lộc, Đường 9- Khe Xanh,
đường mòn HCM, chiến khu Dương
Hòa, chiến khu Hòa Mỹ…
Di tích lịch sử văn Thành cổ Nghê An, Truông Bồn,
hóa khác
Khu di tích tưởng niệm Nguyễn Du,
thành Đồng Hới, cầu Trang Tiền,
quần thể di tích cố đô Huế, chùa Báo
Quốc… Đặc biệt là hệ thống di tích
lịch sử văn hóa tại mộ đại tướng Võ
Nguyên Giáp (Quảng Bình) và khu
di tích lịch sử Kim Liên.
Di chỉ khảo cổ
di tích văn hóa núi Đọ, di tích khảo
cổ Đông Sơn, di chỉ khảo cổ văn hóa
Đa Bút, Quỳnh Văn, Đồng Mõm, di
chỉ văn hóa Bàu Chó, các di chỉ
thuộc nền văn hóa Hòa Bình và Đông
Sơn…
Công trình kiến Nhà vườn Huế, làng cổ Phước

trúc có giá trị
Tích…

11

Tiềm năng du lịch
Hệ thống di tích chiến tranh
cùng với các lễ hội cách
mạng đặc sắc , có gia trị
tinh thần lớn lao góp phần
phát triển loại hình du lịch
tham quan hồi tưởng.
Có vị trí quan trọng trong
hệ thống tài nguyên nhân
văn của vùng là đối tượng
thu hút được nhiều lượt
khách du lịch trong và ngoài
nước.

Có giá trị cho hoạt động
nghiên cứu khoa học và
giáo dục.

Đã và đang thu hut khách
du lịch đến tham quan,


Khu di tích văn
hóa, tín ngưỡng


Chùa Thiên Mụ, chùa Hương Tích…

chiêm ngưỡng.
Phục vụ cho hoạt động thờ
cúng và du lịch tâm linh.

b) Lễ hội.
Lễ Bắc Trung bộ là vùng có nhiều di tích lịch sử và lễ hội truyền thống. Lễ hội ở Bắc
Trung bộ rất phong phú và đa dạng, mang nhiều màu sắc đặc trưng của từng tập tục và
thói quen riêng biệt.

Lễ hội

Nổi bật

Nội dung

Tưởng niệm ông tổ đúc đồng
Khổng Minh Không, tưởng
niệm bà Triều, lễ hội đình Phú
Khê, lễ hội Đức Hoàng, lễ hội
vua Mai Phúc Loan, hội Thống,
lễ hội Rằm tháng Ba, lễ tổ nghề
thêu ở Huế…

Thường là tín ngưỡng dân
gian, thờ các thần thánh như
thờ hoàng thành, thờ mẫu,
thờ các thần tiên liên quan
đến hoạt động kinh tế như

nông, lâm, ngư nghiệp…

Lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa),
lễ hội đền Nguyễn Xí (Nghệ
An), lễ hội chùa Hương Tích
(Hà Tĩnh), lễ hội đên Thành Cổ
Quảng Trị, lễ hội Trường Sơn
huyền thoại …
Lễ hội dân gian gắn Lễ hội đua thuyến truyền thống,

Gắn với việc tưởng niệm
các nhân vật lịch sử của cả
dân tộc đã có công đấu
tranh , giữ gìn, bảo vệ tổ
quốc

Lễ hội tín ngưỡng

Lễ hội văn hóa lịch sử

12

Được tổ chức hàng năm


với các hoạt động vui lễ hội đua trải, lễ hội cầu ngư,
chơi
cầu mùa, hội bài chòi, lễ hội
đập trống của người Ma Coong,
hội cướp cù

Ngoài các lễ hội truyền thống, Festival Huế được tổ chức hai năm một lần cũng là hoạt
động du lịch hết sức quan trọng và hấp dẫn của vùng Bắc Trung Bộ cũng như cả nước.
c) Ca múa nhạc.
Bắc Trung Bộ là vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống với những làn điệu ca
múa nhạc vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa giàu sắc thái riêng. Dải đất
này là xứ sở của những làn điệu dân ca thiết tha trữ tình mang sắc thái dâm gian
như hò sông Mã, hát sẩm xoan ( Thanh Hóa); hát Ví Dặm , hát Phường Vải( Nghệ
An); ca trù cổ Đạm, hò Chèo Cạn( hà Tĩnh); hò Khoan, hò Bài Chòi, ca trù ở
Quảng Bình; nhạc lễ cổ truyền, các làn điệu dân ca của dân tộc Vân Kiều (Quảng
Trị); các điệu hò, hát trầu văn ở Huế… đặc biệt có Nhã nhạc Cung đình Huế đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Các làn điệu
dân ca trữ tình, múa hát cung đình mang màu sắc dân gian sẽ mang lại những cảm
xúc đặc biệt cho người nghe..

d) Làng nghề.
Bắc Trung Bộ là nơi tập trung nhiều làng nghề sản xuất truyền thống với
những sản phẩm chất lượng Thanh Hóa nổi tiếng với nghề dệt chiếu Nga
Sơn, nghề chế tác đá Đông Sơn; Nghệ An với nghề gốm gia dụng bằng tay
và bàn xoay Viên Thành, nghề thêu đan của các đồng bào dân tộc thiểu số;
Hà Tĩnh với nghề chằm tơi ở Thạch Hương, nghề trống Bắc Thai ở Thạch
Hội, nghề gốm đất nung ở Cổ Đạm; vào Quảng Bình biết đến làng nghề

13


nón lá Ba Đồn và các làng nghề may tre đan truyền thống; nghề bông vải
sợi ở làng Lập Thạch là nghề truyền thống nổi tiếng ở Quảng Trị. Khác với
các làng nghề thủ công ở các địa phương khác, các làng nghề thủ công
truyền thống ở Huế gắn với nhu câu của kinh đô triều Nguyễn với những
sản phẩm tinh xảo có giá trị nghệ thuật cao như nghề làm nón ở Tây Hồ,

nghề kim hoàn ở Kế Môn, nghề dệt tơ ở Phú Cam và nghề chạm khắc gỗ ở
Mỹ Xuyên…
Không những thế, vùng Bắc Trung Bộ còn nổi tiếng với các làng nghề về
ẩm thực như: nghề nấu rượu ở Kim Long; Làng nghề chè lam Phủ Quảng;
Làng Nghề bánh gai Tứ Trụ…

1.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hóa.
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
a) Tài nguyên núi, hang động.
Thanh Hóa có hệ thống núi đá vôi đồ sộ bao gồm: hệ thống núi đá vôi Pù Luông
(Quan Hóa, Bá Thước), Hải Vân (Như Thanh), các dãy núi đá vôi kéo dài ở
cáchuyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân…và các hang động karst kỳ thú với
những địa danh nổi tiếng như: hang Ngọc, hang Lò Cao (Như Thanh), hang cá
thần Cẩm Lương - Cẩm Thủy, động Tiên Sơn – Vĩnh Lộc,động Từ Thức- Nga
Sơn...Ngoài ra còn một số hang động nhỏ khác như hang Con Moong (Thạch
Thành), động Cây Đăng ( Cẩm Thủy), hang Phi( Quan Hóa). Với trí tưởng tượng
của con người cộng với sự sắp xếp của tự nhiên các núi non, hang động của tỉnh
Thanh Hóa đã hiện diện như món quà tuyệt diệu của thiên nhiên và trở thành
những tài nguyên du lịch rất có tiềm năng khai thác và phát triển.

14


b) Tài nguyên sông, suối, thác nước
Các hệ thống sông chính ở Thanh Hóa gồm có: sông Hoạt, sông Yên, sông Lạch
Bạng, sông Tràng và đặc biệt là hệ thống sông Mã lớn nhất tỉnh đã và đang có
tiềm năng phát triển lọai hình du lịch trên sông.
Suối và thác nước ở Thanh Hóa rất phong phú đa dạng và đẹp lạ. Có thể kể đến
một số suối và thác nổi bật như suối Cá Thần- Cẩm Thủy, thác Mây, thác Hiêu –Pù
Luông, thác Voi, thác Ma Hao, thác Mơ… rất phù hợp để khai thác và phát triển

các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng.

c) Tài nguyên tổ hợp ven biển, đảo
Tỉnh Thanh Hóa có đường bờ biển chiếm tới 102 km bao gồm nhiều bãi tắm đẹp
như: Sầm Sơn ( TP Sầm Sơn), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh
Gia),…Cùng với nhiều điều kiện tự nhiên ở biển như: nhiệt độ quanh năm tương
đối ổn định, nước biển có độ mặn vừa phải, đáy biển nông, ít rãnh sâu, sóng
mạnh.. khá lý tưởng cho hoạt động nghỉ dưởng, tắm biển. Dọc dải bờ biển là cảnh
quan thiên nhiên đẹp, lạ, với những dãy núi đâm ra biển, tạo thành các vũng và
xen kẽ là các cửa lạch. Ra ngoài khơi lại có một số đảo nhỏ, như: Hòn Mê, Hòn
Nẹ, bán đảo Nghi Sơn với môi trường biển trong lành, các loài động thực vật biển
phong phú, cũng là những điểm đến du lịch hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi để khai
thác và phát triển ngành du lịchtrong tỉnh.

15


d) Tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng.
Thanh Hóa có 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng lại nằm trong khuvực khí
hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa thành mùa khô và mùa mưa (trùng với mùa đông
và mùa hè ở miền Bắc Việt Nam). Những điều kiện về mặt khí hậu đã tạo nên sự
phong phú và đa dạng củacác kiểu rừng và sản phẩm của rừng. Các hệ sinh thái
rừng đặc trưng được thể hiện trong các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên
nhiên (BTTN):

 Vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Xuân và Như Thanh.
Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm có kiểu rừng rụng thườngxanh và nửa lá rụng,
VQG Bến En có khu hệ thực vật với 426 loài; 125 bộ. Trong đó có gỗ quýnhư Lát hoa,
Lim xanh, Chò Chỉ, Trai Lý, Vù Hương, Măng Sẻ, Dổi còn tồn tạirất nhiều. VQG này có


16


ý nghĩ bảo tồn nguồn gen, là một mô hình có giá trị nghiêncứu khoa học tham quan du
lịch và giáo dục vì cấu trúc của rừng ít bị thay đổi.
Bến En là nơi có nhiều kiểu rừng che kín khác nhau. Đất tốt, độ ẩm caoche phủ
nhiều là điều kiện tốt về thức ăn và nơi ẩn náu của nhiều nhóm động vậtmóng guốc, gặm
nhấm, động vật ăn sâu bọ, thú ăn thịt và các loài thú quý hiếm như voi, bò tót… Riêng
thủy vực hồ Bến En sau hơn 10 năm chứa nước cónguồn phù du sinh vật làm thức ăn cho
các loài cá phát triển. Qua số liệu điềutra, khảo sát cho thấy các loài động vật ở Bến En
có 37 bộ, 96 họ, 216 giống và 309 loài.
 Khu bảo tồn thiên nhiên ( BTTN) Pù Luông thuộc 2 huyện Quan Hoá và Bá
Thước của tỉnh Thanh Hóa.
Khu BTTN Pù Luông đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú
với sự đa dạng về các loài động - thực vật sinh sống trong rừng. Về số lượng và chủng
loại thực vật ở đây hiện có 1109 loài trong đó có rất nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. Về
đa dạng số lượng loài động vật tại Pù Luông được đánh giá là ngang với những khu rừng
đặc dụng khác ở miền Bắc-Việt nam.Theo kết quả điều tra cho biết đã xác định được 31
bộ, 130 họ, 598 loài. Đặc biệt tại đây hiện là nơi cư trú của hàng chục đàn Voọc quần đùi
trắng - Một loài linh trưởng quý hiếm với số lượng lên đến hàng trăm cá thể.
 Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thuộc huyện Thường Xuân.
Khu BTTN đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú với sự đa
dạng về các loài động - thực vật sinh sống trong rừng , qua điều tra ban đầu hệ thực vật
khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa đã xác định được 952 loài, 517 chi và 162 họ. Trong
đó ngành Mộc lan là đa dạng nhất chiếm 92,86% tổng số loài của khu vực nghiên cứu,
với 37 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam chiếm 3,89%. Hệ
động vật đã phát hiện 252 loài chim quý hiếm thuộc 55 họ, 17 bộ; trong đó họ Khước có
nhiều nhất với 29 loài; họ Dớp Ruồi có 15 loài; có 5 loài chim quý hiếm, nguy cấp đã có
tên trong sách đỏ Việt Nam như Gà Lôi trắng, gà TiềnMặt Vàng, Hồng Hoàng, Niệc
Nâu , Khướu mỏ dài.

 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu thuộc địa phận các huyện Quan Hóa và Mường
Lát
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đang lưu giữ những giá trị cảnh quanthiên
nhiên phong phú với sự đa dạng về các loài động - thực vật sinh sống trongrừng gồm 508
loài thực vật và 266 loài động vật. Rừng Pù Hu có nhiều loại câygỗ quý như Kim Giao,
Lát Hoa, Sến Mật, Trầm Hương, Trường Mật, Song Mật..., quađiều tra sơ bộ có 28 loài
quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam. Trong số các loài động vật ở Pù Hu, có tới

17


hơn 30 loài đã được ghi vào sách đỏViệt Nam và thế giới. Một số loài thú có giá trị bảo
tồn như gấu ngựa, gấuchó, bò tót, voọc quần đùi trắng. Khu hệ chim ở Pù Hu chưa được
khảo sát đầy đủ nhưng cũng đã ghi nhậnđược 1 loài chim có vùng phân bố hẹp là Trèo
cây mỏ vàng.
 Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam quy ,tổng diện tích khu bảo tồn loài sến là
349 ha , thuộc huyện Hà Trung.
Khu BTTN phần lớn là rừng thông (672,5 ha), hiện nay trong khu bảo tồn
đang có một thực trạng diễn thế giữa lim và Sến, đó là cây Lim đang chèn ép,cạnh
tranh không gian dinh dưỡng với cây Sến. Chiều cao của lim khoảng 13 m,của Sến
là 9 m, Sến ở tầng thấp và hoàn toàn chịu tán của lim, trong khi đặc tínhsinh thái
của cây Sến trưởng thành là ưa sáng, không chịu bóng, dẫn đến nguy cơ rừng Sến
bị thay thế bởi rừng Lim.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Trên khắp mọi miền mọi vùng đều còn lưu lại những danh lam thắngcảnh di tích
lịch sử có giá trị, những công trình văn hóa nổi tiếng ghi đậm baochiến công của
các anh hùng trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước cùng với những lễ hội
truyền thống của tỉnh Thanh Hoá.
a) Di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, khảo cổ.
Trong lòng đất xứ Thanh có rất nhiều các di chỉ khảo cổ, chứng tích của các nền

văn minh tiền sử như các di tích khảo cổ thời đại đồ đá cũ: Núi Đọ, hang Con
Moong, hàng làng Tranh, mái đá Điều; thời đại đồ đá mới: Đa Bút, Cồn cổ Ngựa,
Gò Trũng, Hoa Lộc. nhưng tiêu biểu nhất là nền văn hóa Đông Sơn của thời đại
Hùng Vương thành tựu của người Việt cổ trong buổi đầu sơ khai đang rất thu hút
du khách trong nước cũng như nước ngoài đến thăm quan tìm hiểu về ngọn nguồn
đời sống của con người từ thời đồ đá đến thời đồ đồng.

18


Các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với thời dựng nước và giữ nước đến nửa cuối thế
kỉ 19:
 Đền thờ Mai An Tiêm gắn với lễ hội Mai An Tiêm; cụm di tích Nga Sơn thu hút
khách du lịch với động Từ Thức và lễ hội Từ Thức; chiến khu Ba Đình (Nga Sơn)
là một di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam (chiến khu này gắn liền
với khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân); di tích
đền Bà Triệu tưởng niệm vị tướng anh hùng ở núi Gai; cùng thuộc địa phận Hậu
Lộc có di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân đã được xếp hạng cấp quốc gia.
 Đặc biệt là khu di tích thành nhà Hồ còn được gọi là thành Tây Đô thuộc địa phận
hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. thành được xây dựng vào năm
1397 thời nhà Hồ. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long
về Tây Đô. Nhưng nhà Hồ chỉ tồn tại được 7 năm (1400 – 1406). Ngày 27/ 6/2011,
di tích thành Nhà Hồ đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa thế giới tại
kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới UNESCO.
 Đến với Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) – đất phát tích, nơi dựng nghiệp của dòng
họ Lê Lợi, là cái nôi của khởi ngĩa Lam Sơn. Lam Kinh – kinh đô thứ hai dưới
vương triều hậu Lê với khu di tích Lam Kinh được xây dựng bởi vua Lê Thái Tổ
và điểm đến này cũng trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm của
Thanh Hóa. Ngoài ra ở Thọ Xuân còn có di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn gồm :
đền thờ, lăng Quốc Mẫu, lăng Hoàng Hảo, lăng bố nuôi Lê Đột và đền sinh thánh.

Liên quan đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Thanh Hóa có các di
tích lịch sử: quần thể di tích cách mạng xã Xuân Hòa, Thọ Xuân; quần thể di tích lịch
sử cách mạng xã Xuân Minh, Thọ Xuân. Đặc biệt khu di tích Hàm Rồng Thanh Hóa
đây là quần thể danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử văn hóa gắn liền với chiến công
hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.

19


b) Lễ hội.
Vùng đất xứ Thanh cũng mang trong mình nhiều lễ hội truyền thống cùng với
chương trình đa dạng, phong phú.Một số lễ hội đặc sắc như:

 Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước Sầm Sơn
Thường diễn ra vào ngày 16/01 hàng năm là lễ hội mở đầu cho một mùa du lịch Sầm
Sơn và cũng là mở đầu chuỗi các hoạt động Văn hóa - Thể thao - Du lịch hàng năm
tại Thanh Hóa. Lễ hội tiêu biểu cho phong tục cầu Thánh - Thần - Trời - Đất phù hộ
cho quốc thịnh dân an, cầu cho nhân dân gặp nhiều thuận lợi trong lao động sản xuất,
may mắn, bình yên trong cuộc sống.
Bắt đầu lễ hội này, người dân thực hiện nghi lễ rước kiệu về sân đền Độc Cước, tiếp
đó tiến hành làm lễ cầu phúc, lễ tế tôn ty - vừa mang ý nghĩa biểu hiện tấm lòng thành
kính đối với bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện ước mong của người dân Sầm Sơn
trong năm mới.
 Lễ hội Phủ Na, huyện Như Thanh
Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ nằm dưới chân dãy ngàn nưa thuộc xã Xuân
Du, huyện Như Thanh. Nơi đây gắn liền với lịch sử bà Triệu Thị Trinh dấy binh đánh
đuổi giặc ngoại xâm Đông Ngô (năm 248). Phủ bao gồm: đền thờ Cô Ba, đền thờ Đức
Ông (đệ nhất, đệ nhị, đệ tam), đền thờ Nguyệt Nga Thánh Mẫu gồm ba toà nhà lợp
ngói mũi hài liền thông với nhau, đền thờ Chúa Thượng và đền thờ cô Chín.

Lễ hội Phủ Na được tổ chức hai lần trong năm.
Đây là lễ hội tín ngưỡng dân gian, các nghi thức cúng tế mang đặc điểm tín ngưỡng
thờ Mẫu được thể hiện đậm nét. Ngoài phần lễ, các hoạt động văn hoá văn nghệ, trò
chơi trò diễn dân gian cũng được tổ chức góp phần làm sinh động cho lễ hội.
 Lễ hội đền Sòng - ngày Thánh Mẫu hạ giới

20


×