Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
1.1. Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Việc các quốc gia Châu Âu thông qua các cuộc viễn chinh tới Châu Á và
Châu Mỹ nhằm tìm ra những tuyến đường thương mại mới vào thế kỷ 15 và 16
đã tạo ra “Cuộc cách mạng thương mại”. Chính điều này đã cho phép các quốc
gia hùng mạnh ở Châu Âu xây dựng một mạng lưới thương mại quốc tế mới
nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên mang lại sự giàu có. Để đáp ứng nhu cầu này,
nhiều học thuyết kinh tế mới và thực tiễn đã xuất hiện, trong đó có ý tưởng về
quỹ chung và rủi ro đồng loạt. Trong thời kỳ này, thương mại gặp rất nhiều rủi
ro kinh doanh làm giảm lợi nhuận của những thương gia. Nguyên nhân là do
trong cả đội tàu, một số tàu có thể bị chìm do bão tố, cạn kiệt nguồn cung cấp
hoặc đội thuỷ thủ chết vì bệnh tật, lạc đường, bị chìm do quá tải, hoặc bị mọt ăn
thủng. Những người tham gia đầu tư vào những chuyến như kể trên cảm thấy
cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro tránh tình trạng một số nhà đầu tư mất
trắng toàn bộ chuyến hàng do một hiện tượng khá phổ biến: tàu bị mất tích. Có
2 hình thức hay được sử dụng là:
Cách thứ nhất là Hình thức cổ phần, theo đó các chủ hàng tập hợp lại, cùng
sở hữu cổ phần của chuyến hàng. Khi tổn thất xảy ra tất cả cùng phải gánh chịu.
Cách thứ hai là Bảo hiểm, một hệ thống theo đó chủ tàu hay chủ hàng (có
thể là một cá nhân hay một công ty) trả một số tiền mặt cho công ty bảo hiểm
nếu họ thoả thuận sẽ bồi thường khi con tàu đã nêu trên không hoàn thành một
chuyến đi cụ thể nào đó. Những công ty bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung
dùng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
Có thể nói, bảo hiểm hàng hải là loại hình bảo hiểm lâu đời nhất. Một
trong những đơn bảo hiểm hàng hải đầu tiên mà người ta tìm thấy là đơn bảo
hiểm cấp vào năm 1347 tại Genoa (Italia) cho tàu Santaclara đi đến quần đảo
Magioca thuộc Tây Ban Nha. Người ta cho rằng bảo hiểm hàng hải ra đời bắt
đầu từ những người cho vay nặng lãi sống ở miền Bắc Italia. Những người này
thường cho chủ tàu vay nợ với điều kiện là nếu tàu đi trót lọt thì chủ tàu phải trả
một khoản lãi rất nặng. Ngược lại, nếu tàu bị đắm, mất hết thì được xoá nợ. Lối
cho vay này gọi là vay “được ăn cả ngã về không” hay cho vay kiêm bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro
trên bộ, trên sông liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối
tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển.
Bảo hiểm sau đó phát triển sang Anh. Nước Anh là nước có nền ngoại
thương phát triển nên bảo hiểm cũng phát triển sớm và đầy đủ hơn. Ngay từ thế
kỷ 17 Anh đã có mẫu đơn bảo hiểm tàu và hàng (Lloyd’s SG Form) vẫn được áp
dụng cho đến ngày nay. Ở Mỹ công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên là the
Insurance Company of North American, được thành lập vào năm 1792, bảo
hiểm cho các tàu (clipper) và hàng hoá chuyên chở của Mỹ.
Theo thời gian, bảo hiểm hàng hải phát triển thành một hỗn hợp các đơn bảo
hiểm tài sản mở rộng đối với các rủi ro trên đất liền (bảo hiểm hàng nội địa) và
rủi ro trên biển (bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển).
Bảo hiểm hàng hải được chia thành 3 loại chính là:
− Bảo hiểm thân tàu: Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy
ra đốí với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểm cước phí,
các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu
trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
− Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh
từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh khai thác tàu biển
gây ra đối với hàng hoá họ chịu trách nhiệm trông coi; tử vong hay bị thương
của hành khách, thuỷ thủ và người bốc dỡ; thiệt hại đối với đê chắn sóng, cầu,
cảng, cáp ngầm dưới biển; và gần đây nhất là cả những tổn thất gây ra do ô
nhiễm.
− Bảo hiểm hàng hoá: được các chủ hàng sử dụng khi vận chuyển hàng theo
đường biển hoặc đường hàng không trong thương mại quốc tế.
1.1.2. Sự cần thiết khách quan
Vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển lâu đời nhất của
loài người. Mặc dù vai trò lịch sử của vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ở
một mức độ nào đó đã suy giảm do sự ra đời của các phương tiện vận chuyển
hữu hiệu khác như ôtô hay máy bay, nhưng nó vẫn đóng vai trò hết sức quan
trọng do có những ưu thế vượt trội như:
− Có thể vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hoá như các loại hàng hoá siêu
trường, siêu trọng (nguyên liệu thô: than đá, dầu, … hoặc các phương tiện vận
tải, máy móc…) với khối lượng lớn, mà các phương tiện vận tải khác như:
đường bộ, đường hàng không… không thể đảm nhận được.
− Các tuyến vận chuyển đường biển rộng lớn nên trên một tuyến có thể tổ chức
được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều.
− Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụng điều
kiện thiên nhiên của biển, do đó không phải đầu tư nhiều về vốn, nguyên, vật
liệu, sức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận
chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác.
− Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với
các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước; góp phần tăng
thu ngoại tệ…
Tuy nhiên, vận chuyển đường biển cũng có một số nhược điểm cố hữu sau:
− Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều yếu tố rủi ro. Các rủi ro này có thể
do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hay yếu tố xã hội, con người.
Do yếu tố tự nhiên: Vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên. Thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình vận chuyển bằng đường biển. Nhửng rủi ro do thiên tai bất ngờ như bão,
sóng thần, lốc… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Yếu tố tự nhiên diễn ra không
theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng
phát triển và có thể dự báo thời tiết, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra.
Do yếu tố kỹ thuật: Trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử
dụng nhiều hơn các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng dù máy móc
hiện đại chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật, đó là
trục trặc của chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ
đất liền… từ đó gây ra đổ vỡ, mất mát hàng hoá trong quá trình XNK.
Do yếu tố xã hội, con người: Hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị
cướp, hoặc bị thiệt hại do chiến tranh…
− Tốc độ của tàu biển còn chậm, hành trình trên biển có thời gian dài, nên xác
suất rủi ro tai nạn trên biển càng cao nhưng việc ứng cứu rủi ro, tai nạn rất khó
khăn.
− Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến tàu thường có giá trị rất lớn
bao gồm giá trị tàu và hàng hoá chở trên tàu. Vì vậy, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn
thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
− Trong quá trình vận chuyển, hàng hoá được chủ phương tiện chịu trách nhiệm
chính. Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tuỳ
theo điều kiện giao hàng và vận chuyển. Từ năm 1921, Dự thảo luật có tên
Hague đã được soạn thảo nhằm điều chỉnh các hoạt động vận chuyển trên biển.
Bộ luật này chính thức được áp dụng vào năm 1924 sau khi được nhiều nước
thông qua tại Hội nghị Brussel (Bỉ) cũng trong năm này. Năm 1968, Uỷ ban
Hàng hải Quốc tế đã sửa đổi Bộ luật này và lấy tên mới là Hague -Visby. Theo
đó, trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất chỉ giới hạn ở mức 666.7
SDR một đơn vị hàng hoá, tương đương 2 SDR một kilogram hàng hoá bị mất
hoặc hư hỏng, mặc dù họ được miễn trách nhiệm trong trường hợp hiểm hoạ tự
nhiên, trộm cắp.
Trong thực tế, đòi bồi thường từ các công ty vận chuyển rất phức tạp và
tốn chi phí. Trong hầu hết các trường hợp, các các công ty này đều đến từ nước
ngoài, thậm chí từ châu lục khác, do vậy, tư vấn về luật hàng hải từ các chuyên
gia là điều cần thiết.
Tất cả những phân tích nêu trên cho thấy, bảo hiểm là rất cần thiết cho vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển.
1.1.3. Đặc điểm cơ bản
a) Quá trình xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá có nhiều bên liên quan, được thực
hiện thông qua ba loại hợp đồng:
− Hợp đồng mua bán: giữa người mua và người bán trong đó thể hiện sự chuyển
giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
− Hợp đồng vận chuyển.
− Hợp đồng bảo hiểm.
Hai loại hợp đồng sau cùng tuỳ theo điều kiện giao hàng được áp dụng là
FOB hay CIF mà xác định các bên liên quan. Nếu sử dụng điều kiện FOB, dịch
vụ vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá do người mua đảm nhận với
người vận chuyển và công ty bảo hiểm. Còn trong điều kiện CIF, các dịch vụ
này sẽ do người bán đảm nhận.
b) Hàng hoá XNK thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, chịu sự kiểm
soát của hải quan, kiểm dịch… theo quy định của từng nước và phải được mua
bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế.
c) Hàng hoá XNK thường được vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác
nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện.
1.2. Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
1.2.1. Khái niệm chung về TBH
Bảo hiểm là một phạm trù kinh tế. Đặc trưng của nó là việc thành lập mang
tính chất tập thể một quỹ dự trữ tài chính thông qua sự vận dụng các quy luật
thống kê và nguyên tắc cân đối cũng như việc phân phối mang tính chất riêng rẽ
quỹ đó để đáp ứng những nhu cầu có thể dự đoán được trong tương lai phát sinh
ra từ những sự cố bất ngờ gây thiệt hại hay xảy ra.
Như vậy khái niệm bảo hiểm chứa đựng hai yếu tố cơ bản sau:
− Tính tập thể của việc thành lập quỹ dự trữ, có nghĩa là mỗi thành viên
tham gia bảo hiểm đều phải đóng góp một khoản tiền nhất định (Phí bảo hiểm).
Phí này được tính dựa trên quy luật thống kê (bao gồm thống kê tổn thất và mức
độ trung bình của các tổn thất, thống kê các đơn vị rủi ro) và nguyên tắc cân đối
(có nghĩa là tổng số phí thu được phải bằng tổng số tiền chi trả bồi thường).
− Tính riêng rẽ của việc phân phối quỹ dự trữ, có nghĩa là chỉ phân phối quỹ
cho những thành viên khi có rủi ro bất ngờ gây thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm
xảy ra. Những rủi ro bất ngờ này về tổng thể phải dự đoán được và hay xảy ra.
Trên đây cũng là những yếu tố cơ bản cần phải chú ý khi tiến hành việc
lập, quản lý và phân phối quỹ tiền tệ thông qua hình thức bảo hiểm. Dựa theo
các rủi ro được bảo hiểm, các ngành kinh tế khác nhau và các quá trình tiến
hành bảo hiểm được chia thành nhiều loại và được tổ chức thành một hệ thống
độc lập của nền kinh tế quốc dân (ở nhiều nước nó còn được gọi là ngành kinh
tế bảo hiểm). Một trong những loại hình đó là Tái bảo hiểm (TBH).
Tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo
hiểm cho các công ty bảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc) tại một hay nhiều công
ty bảo hiểm khác nhau (công ty TBH). Nói cách khác, TBH là bảo hiểm cho
người bảo hiểm.
Đối với các nước có nền kinh tế tập trung như Việt Nam, TBH là một lĩnh
vực đặc biệt của hệ thống bảo hiểm nhà nước và đồng thời cũng là một bộ phận
của ngành kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là các quan hệ tài chính đối ngoại.
Cũng như đối với các loại hình bảo hiểm khác, việc tiến hành nghiệp vụ TBH
đòi hỏi phải có các điều kiện sau:
− Số lượng rủi ro phải đủ lớn để quy luật số đông phát huy được tác dụng
qua đó, yếu tố ngẫu nhiên được loại trừ.
− Mức độ tổn thất có thể xảy ra từ các rủi ro được bảo hiểm không được
phép chênh lệch quá lớn, cũng như không được phép có nhiều tổn thất quá lớn
xảy ra trong số hợp đồng bảo hiểm (Tình trạng này dẫn đến sự không đồng nhất
trong hợp đồng bảo hiểm).
− Khả năng thường xuyên xảy ra tổn thất (Nếu không có điều kiện này thì
không phát sinh nhu cầu bảo hiểm).
Nhiệm vụ chủ yếu của TBH là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm của
các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể những công ty TBH và thông quá đó
sẽ tận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên,
TBH ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các
công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính
của mình.. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều đó:
Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi thường tối đa
là $1 triệu, muốn bảo hiểm cho một chiêc tàu chở một khối lượng hàng hóa lớn
trị giá $10 triệu. Nếu giả sử không có TBH thì công ty A không thể ký hợp đồng
bảo hiểm với chủ tàu đó được, vì khi không may có tổn thất toàn bộ xảy ra thì
công ty A sẽ bị phá sản. Nhưng do có hình thức TBH nên công ty bảo hiểm A
vẫn ký được hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu bảo hiểm cho con tàu trị giá $10
triệu đó. Sau khi ký hợp đồng, công ty bảo hiểm A dùng phương pháp TBH
phân tán bớt mức trách nhiệm mà mình phải gánh chịu. Trong trường hợp này,
công ty bảo hiểm A chỉ giữ lại 10%, còn 90% của $10 triệu công ty bảo hiểm A
chuyển cho các công ty TBH khác, ví dụ như 50% cho công ty TBH B và 40%
cho công ty TBH C.
Thông qua ví dụ trên chúng ta thấy được vai trò và nhiệm vụ của TBH. Ở
đây cần phải phân biệt sự khác nhau của TBH và Đồng bảo hiểm. Mặc dù có
điểm giống nhau giữa TBH và đồng bảo hiểm là cùng có nhiều công ty bảo
hiểm tham gia bảo hiểm cho cùng một đơn vị rủi ro, nhưng giữa chúng có nhiều
điểm khác nhau. Đó là:
Ký hợp đồng: - Trong TBH: Công ty bảo hiểm gốc đứng ra ký hợp đồng
bảo hiểm với người tham gia và sau đó phân chia trách
nhiệm cho các công ty TBH theo sự thỏa thuận giữa họ
và các công ty TBH.
- Trong đồng bảo hiểm: Việc ký hợp đồng do nhiều công ty
bảo hiểm tiến hành, mỗi một công ty tham gia đồng bảo
hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm.
Trả tiền bồi thường: - Trong TBH: Khi tổn thất xảy ra, trước hết công ty
bảo hiểm gốc phải đứng ra bồi thường cho người
được bảo hiểm, sau đó mới đòi lại công ty TBH. Ở
đây người được không có quan hệ trực tiếp với
công ty TBH.
- Trong đồng bảo hiểm: Khi tổn thất xảy ra các công
ty tham gia đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền
bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm theo
tỷ lệ mà mình tham gia.
Do có sự phiền phức trong việc ký hợp đồng và trả tiền bồi thường trên và
cùng với sự phát triển của nghiệp vụ TBH, đồng bảo hiểm đã dần mất đi ý nghĩa
của nó. Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường London đồng bảo hiểm trong lĩnh
vực hàng hải vẫn còn phổ biến.
Tùy theo góc độ quan sát của công ty bảo hiểm gốc hay công ty TBH mà
người ta phân chia TBH ra thành 2 phần riêng biệt. Đó là chuyển TBH và nhận
TBH:
a)Chuyển TBH hay còn gọi là TBH đi: có nghĩa là một công ty bảo hiểm gốc
phân tán rủi ro cho các công ty TBH. Trong trường hợp này, công ty bảo
hiểm gốc phải chuyển phí cho các công ty TBH và nhận được từ họ yếu
tố đảm bảo và ổn định kinh doanh của mình.
b)Nhận TBH hay còn gọi là TBH nhận: là một công ty TBH nhận một phần
rủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc khác. Trong trường
hợp này, công ty TBH được hưởng số phí từ công ty bảo hiểm gốc nhằm
mục đích kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm.
Theo ví dụ đã nêu thì quá trình phân tán rủi ro của công ty bảo hiểm A cho
các công ty TBH B và C được gọi là TBH đi, nếu đứng ở góc độ của công ty
bảo hiểm A; nhưng được gọi là TBH nhận, nếu đứng ở góc độ của các công ty
bảo hiểm B và C.
Ngoài ra, TBH còn bao gồm cả hình thức TBH tiếp hay còn gọi là chuyển
nhượng TBH, có nghĩa là một công ty TBH phân chia tiếp phần trách nhiệm của
minh đã nhận từ một công ty bảo hiểm gốc cho các công ty TBH khác.
1.2.2. Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
a)Đối với công ty nhượng TBH
Nói chung, TBH không làm thay đổi bản chất vốn có của phạm vi bảo
hiểm. Trong dài hạn, nó không thể khiến công việc kinh doanh xấu trở thành tốt,
nhưng nó thực sự cung cấp những sự trợ giúp đắc lực cho nhà nhượng tái.
− Nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng giữ lại – bảo hiểm
hàng không, bảo hiểm dầu khí…Sau khi thu xếp TBH, công ty nhượng có thể
nhận những hợp đồng có giới hạn bảo hiểm lớn hơn những vẫn duy trì được
những độ rủi ro trong phạm vi quản lý được. Bằng cách tái đi một phần của mọi
hợp đồng hoặc chỉ tái đi những hợp đồng lớn, mức tổn thất giữ lại ròng tính
theo từng đơn bảo hiểm hay toàn bộ số đơn có thể được tính toán phù hợp với
thặng dư vốn của công ty bảo hiểm.
− Tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Theo thời gian,
TBH giúp ổn định kết quả tài chính và hoạt động khai thác của công ty nhượng
TBH. Đồng thời bảo vệ nguồn vốn thặng dư trước các cú sốc gây ra do các tổn
thất lớn không được dự đoán trước. TBH cũng được thu xếp nhằm giữ lại các
các tổn thất nhỏ, dễ dự đoán và chia sẻ những tổn thất lớn, bất ngờ cho các công
ty bảo hiểm và TBH trên toàn thị trường. Ngoài ra, TBH còn giúp bảo vệ công
ty khỏi các rủi ro tích tụ lớn hơn dự đoán cũng từ một hay nhiều thảm hoạ. Nhờ
vậy, hiệu quả khai thác và hiệu quả tài chính của các tổn thất lớn hoặc của số
Giữ lại
$2 tr.
Chuyển
nhượng
$48 tr.
Một phần
rủi ro
chuyển cho
Rủi ro
chuyển cho
Công ty
TBH
Công ty
bảo hiểm
Chấp nhận
USD 48 tr.
TBH
Bảo hiểm
RỦI RO
$ 50 tr.
Người được
bảo hiểm
lớn các tổn thất có thể được phân bổ qua nhiều năm. Điều này làm giảm khả
năng kết quả tài chính của công ty bảo hiểm gốc bị ảnh hưởng.
− Tăng cường khả năng tài chính: Khả năng tài chính của công ty Bảo hiểm
trước trách nhiệm bảo hiểm công ty đảm nhận được đánh giá qua khả năng chi
trả bồi thường.
Trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các quốc gia đều kiểm soát
khả năng chi trả bồi thường của các công ty bảo hiểm thông qua quy định biên
khả năng thành toán không được phép thấp hơn một tỷ lệ nào đó. Tỷ lệ này gọi
là “Biên khả năng thanh toán tối thiểu”.
− Tiếp cận kinh nghiệm và dịch vụ của các công ty TBH, đặc biệt trong lĩnh
vực phát triển, định giá và khai thác sản phẩm cũng như trong việc quản lý tổn
thất. Rất nhiều nhà TBH chuyên nghiệp có những hiểu biết sâu rộng và khả
năng cung cấp các dịch vụ tài chính cho các công ty nhượng. Những dịch vụ
này bao gồm các trợ giúp và tư vấn về khai thác, tiếp thị, định giá, ngăn ngừa
tổn thất, giải quyết tổn thất, dự phòng, định phí, đầu tư và các vấn đề khác về
nhân sự. Để bảo vệ lợi ích của chính họ, các công ty nhận tái buộc phải xem xét
một cách rất thận trọng các hoạt động kinh doanh của công ty nhượng tái, từ đó
đưa ra những tư vấn nhất định nào đó. Thông thường, công ty nhận tái có nhiều
kinh nghiệm hơn trong việc đánh giá các hợp đồng có mức trách nhiệm lớn và
giải quyết các tổn thất lớn hoặc ít gặp. Ngoài ra, nhờ có quan hệ với số lượng
lớn các công ty nhượng tái tương đối đồng đều, công ty nhận tái có khả năng
đưa ra cái nhìn tổng thể về một số các vấn đề tổng quát cũng như các xu hướng
chung trên thị trường. Ngoài các công ty nhận tái thì các trung gian TBH cũng
cung cấp những dịch vụ tương tự cho khách hàng của mình.
b)Đối với công ty nhận TBH
Thông qua các nghiệp vụ TBH, công ty nhận thiết lập mối quan hệ vững
chắc với các bạn hàng nhằm tăng doanh thu, đặc biệt là doanh thu về ngoại tệ.
Đồng thời, xét trong mối quan hệ tổng thể với bảo hiểm gốc thì TBH thực chất
là sự phân tán rủi ro đối với các công ty nhận TBH.
c)Đối với xã hội