Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.27 KB, 7 trang )

Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển
3.1. Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong
thời gian tới
Năm 2009 thực sự là một năm khó khăn với xuất nhập khẩu của
Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch XNK 2 tháng đầu năm
đạt 16,31 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể,
Về xuất khẩu: Trong tháng 2, trị giá xuất khẩu hàng hoá cả nước đạt
gần 5,03 tỷ USD, tăng 32,5% so với tháng 1. Hết hai tháng, tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước đạt 8,78 tỷ USD tăng 3,9% so với cùng kỳ năm
trước.
Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 2 đạt
1,47 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 lên hơn 2,79
tỷ USD, giảm 9,3% so với 2 tháng đầu năm 2008 và chiếm 33,9% kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
là: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm; Dầu thô; Than đá; Hàng dệt may;
Giày dép; Gỗ và sản phẩm gỗ; Gạo; Hải sản; Cà phê; Cao su; Hạt điều;
Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trong đó, mặt hàng Đá quý, kim
loại quý và sản phẩm trong tháng đạt 1,3 tỷ USD, vượt dầu thô, hàng dệt
may và giầy dép trở thành nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch. Tính đến
hết tháng 2, đạt 1,44 tỷ USD và đạt con số kỷ lục về tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm ngoái (255%). Trong khi đó, kim ngạch các mặt hàng như
dầu thô giảm tới 46%, còn giá trị hàng dệt may xuất khẩu tháng 2 suy
giảm so với tháng 1, dù vẫn đạt tốc độ tăng trưởng thấp 3,1% so với cùng
kỳ năm ngoái.
1
Bùi Hồng Trinh Kinh tế bảo hiểm 47B
Về nhập khẩu: Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong tháng
2/2009 là 4,19 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước nâng tổng kim
ngạch nhập khẩu cả nước 2 tháng đầu năm lên 7,53 tỷ USD, giảm 44,6%
so với cùng kỳ năm trước


Trong tháng, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu
1,52 tỷ USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu của khu vực này lên 2,73 tỷ
USD, giảm 31,9% so với tháng 2/2008 và chiếm 36,3% tổng kim ngạch
nhập khẩu của cả nước.
Một số mặt hàng nhập khẩu chính là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng; Xăng dầu; Sắt, thép; Phân bón; Chất dẻo nguyên liệu; Nhóm hàng
nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày; Ôtô nguyên chiếc và phụ tùng
ôtô; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Nhìn chung, giá trị kim ngạch các loại mặt hàng nhập khẩu chính của
Việt Nam đều giảm mạnh, khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy giá trị các loại mặt hàng nhập khẩu đều giảm do nhu cầu tiêu
dùng và sản xuất trong nước suy giảm do khủng hoảng kinh tế, tính hết 2
tháng đầu năm 2009, giá trị kim ngạch hàng nhập khẩu vẫn vượt quá giá
trị kim ngạch hàng xuấ, khiến Việt nam vẫn là một nước có giá trị nhập
siêu tương đối lớn.
Như vậy, thị trường xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2009 có
nhiều khó khăn, dự báo sẽ còn khó khăn nữa trong những tháng còn lại
do thị trường
3.2. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển phù hợp với tình hình thị trường
3.2.1. Về phía Nhà nước:
Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK
ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&FBên
cạnh đó Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công
2
Bùi Hồng Trinh Kinh tế bảo hiểm 47B
ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất CIF nhập FOB hoặc C&F như giảm
thuế XNK, thuế GTGT cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thủ tục hải
quan… cho chủ hàng tham gia bảo hiểm tại Việt Nam. Đối với các công ty XNK
cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ. Chuyển dần từ phương thức

nhâ
̣
p CIF xuất FOB sang nhập FOB xuất CIF. Điều này xét về toàn cục có lợi
cho nền kinh tế quốc dân do đã tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hải và ngành
vận tải biển phát triển. Và chính sự phát triển của hai ngành này có tác động
ngược trở lại góp phần mở rộng không ngừng hoạt động kinh tế đối ngoại. Sự
phối kết hợp hỗ trợ nhau cùng phát triển của ba lĩnh vực XNK, bảo hiểm hàng
hải, và vận tải đường biển có một ý nghĩa quan trọng.
3.2.2. Về phía các Công ty Xuất nhập khẩu:
Cần phải từng bước thay đổi tập quán thương mại cũ đã được sử dụng từ lâu
tại Việt Nam, chuyển từ nhập theo giá CIF, xuất theo giá FOB, sang nhập theo
giá FOB và xuất theo giá CIF để hỗ trợ ngành bảo hiểm trong nước.
3.2.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm
Theo điều lệ của Hiệp hội Bảo hiểm, thì Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề
nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp trên lãnh
thổ Việt Nam. Mục đích của Hiệp hội là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, hợp tác, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển lành
mạnh trong thị trường bảo hiểm Việt Nam theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Thông qua ý kiến của hội viên xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, Hiệp hội
cần đẩy mạnh tham gia đóng góp vào các văn bản dự thảo các chủ trương, chính
sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan; góp ý kiến
với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược
phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam; thu thập và phản ánh với các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ý kiến của các hội viên về các vấn đề chính sách, chế độ áp
dụng với ngành bảo hiểm.
Là thành viên của WTO từ năm 2007, các ngành kinh tế nói chung và bảo
hiểm nói riêng phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo các thông lệ quốc tế, do
đó việc Hiệp hội tổ chức diễn đàn tập huấn phổ biến kiến thức, pháp luật và chủ
3
Bùi Hồng Trinh Kinh tế bảo hiểm 47B

trương chính sách của Nhà nước và phù hợp với luật pháp quốc tế trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết.
Xây dựng và giám sát việc tuân thủ các nguyên nguyên tắc chung về nội
dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên, quy chế tự quản nhằm tạo lập môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3.2.4. Về phía Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
a) Hoàn thiện sản phẩm Bảo hiểm Hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
Trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gốc cần chú ý công tác quản trị rủi ro,
kiểm tra nhãn mác, số lượng và chất lượng hàng hoá được bảo hiểm tránh tổn thất
lớn xảy ra ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
Thiết lập mối quan hệ tốt với các đội tàu trong nước, từ đó kiểm soát chất
lượng tàu chuyên chở.
Công tác khai thác nghiệp vụ gốc tốt sẽ được đưa vào hợp đồng cố định
càng nhiều, giúp ổn định và tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
b) Lựa chọn phương pháp TBH hợp lý: Khi lựa chọn phương pháp TBH, cần
căn cứ vào :
Đặc trưng của nghiệp vụ hàng hoá: nhiều đơn bảo hiểm hàng hoá có thể
được vận chuyển trên cùng một tàu, khởi hành vào cùng địa điểm và thời gian.
Khi đó, cần phải chú ý tới các yếu tố tích tụ rủi ro giữa hàng và hàng, hàng với
tàu, từ đó, xác định được Giá trị bảo hiểm để thu xếp TBH an toàn nhất.
Xác định giới hạn cần thiết: bằng phương pháp thống kê qua nhiều năm phải xác
định được giá trị lớn nhất của:
− Một con tàu tham gia bảo hiểm.
− Một chuyến hàng có thể cấp đơn bảo hiểm.
− Tích tụ rủi ro giữa tàu và hàng.
Xác định mức giữ lại: căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và số liệu
thống kê trong quá khứ.
c) Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ phòng TBH
Phần lớn cán bộ công ty nói chung,

và cán bộ phòng TBH có tuổi đời còn rất trẻ. Tại trụ sở chính của công ty, các
trưởng phòng nghiệp vụ còn rất trẻ, chỉ ngoài 30 tuổi. Đều có trình độ đại học, dĩ
nhiên, họ là những con người hết sức năng động, thích ứng nhanh với công việc,
4
Bùi Hồng Trinh Kinh tế bảo hiểm 47B
có lòng say mê nghề nghiệp và có trách nhiệm. Tuy nhiên do độ tuổi còn quá trẻ,
họ chắc chắn không thể có đủ kinh nghiệm để xử lý một số vấn đề nhất định.
Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, công ty cần tổ chức các buổi hội
thảo với các đối tác nước ngoài để học tập thêm kinh nghiệm của họ, nhất là giúp
các cán bộ hiểu rõ hơn về các luật lệ trong kinh doanh bảo hiểm, TBH quốc tế.
Đồng thời, cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo ở cả trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, việc cử cán bộ tham gia các khoá đạo tào phải đúng đối tượng, phù hợp
với nhu cầu thực tế của công ty để tránh lãng phí. Việc kiểm soát chất lượng đào
tạo, cũng như tinh thần học tập của họ cũng phải rất cần chú ý.
Ngoài ra, để tránh trường hợp đào tạo tràn lan, công ty khi tuyển dụng
cũng cần đề ra những tiêu chí nhất định đối với người ứng tuyển; trong đó, khả
năng ngoại ngữ và am hiểu thị trường là đặc biệt quan trọng, do đặc trưng của
nghiệp vụ TBH là có nhiều quan hệ với các đối tác nước ngoài.
d) Nâng cấp hệ thống thông tin
Rõ ràng, vai trò của công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên quan trọng
trong bất cứ lĩnh vực nào. Riêng trong ngành bảo hiểm, đặc biệt đối với TBH, hệ
thống thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Năm 1997, Việt Nam mới chính
thức sử dụng mạng Internet. Đây là thuận lợi lớn, khi một năm sau đó công ty
PTI thành lập và áp dụng ngay tiến bộ công nghệ vào quản lý các công tác nghiệp
vụ. Phần mềm TBH được công ty sử dụng mang tên RIM. Đây là một bước
chuyển quan trọng trong công tác quản lý đơn TBH của công ty. Nhờ đó, các cán
bộ dễ dàng theo dõi các hợp đồng, từ đó tăng khả năng kiểm soát tích tụ rủi ro,
thực hiện công tác bồi thường, tính toán tổn thất. Tuy nhiên, trong quá trình sử
dụng, đôi khi phần mềm này vẫn xảy ra sai sót không đáng có, gây khó khăn cho
các cán bộ TBH. Vì vậy, cần thường xuyên nâng cấp hệ thống thông tin, nhằm hỗ

trợ đắc lực hơn nữa cho công tác TBH nói riêng và toàn công ty nói chung.
e) Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế
5
Bùi Hồng Trinh Kinh tế bảo hiểm 47B

×