Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đánh giá mức độ hấp dẫn tại điểm du lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.25 KB, 39 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch bền vững là xu thế của thời đại. Một số lĩnh vực đạt được những thành
quả nhất định song với đó tiêu chí “bền vững” thì kết quả vẫn còn nhiều hạn
chế.Vấn đề phát triển bền vững đã và đang được ngành du lịch nói chung và các
địa phương cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng
quan tâm, tìm kiếm các giải pháp phù hợp trong việc khai thác, sử dụng tài
nguyên du lịch và bảo vệ môi trường tại vùng và khu vực phát triển du lịch.
Vậy du lịch bền vững là gì? Tại sao cần phát triển du lịch bền vững? Du lịch bền
vững có tác động như thế nào đến ngành du lịch? Những tác nhân ảnh hưởng
đến phát triển du lịch bền vững là gì? Các giải pháp?
Được biết đến là lá phổi xanh của thủ đô Hà Nội. Vườn Quốc Gia Ba Vì là nơi
bảo tồn đa dạng sinh học, nơi tham quan, giải trí hoc tập thu hút được khá nhiều
du khách kể cả trong nước và khách quốc tế đến nơi đây. Đó là một tín hiệu tốt
cho du lịch Ba Vì nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Nhưng bên cạnh đó,
để đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu của khách khi đến với vườn quốc gia thì
ban quản lý cũng những các cơ quan trực tiếp cũng như gián tiếp hoạt động
trong lĩnh vực du lịch đã làm gì để cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch khi đưa
đến tay du khách? Việc phát triển du lịch bền vững đã được vườn quốc gia thực
sự chú trong và đưa vào thực hiện nghiêm túc chưa?
Qua bài báo cáo này, nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu rõ hơn những vấn đề đặt ra đối
với vườn quốc gia, từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp. Trước hết chúng ta cùng
tìm hiểu du lịch bền vững là gì?
Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du
lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài
nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người
trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát
triển của các hệ sinh thái và các hệ thống công cụ hỗ trợ cho cuộc sống của con
người.



PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
Câu 1: Giới thiệu về Vườn Quốc Gia Ba Vì
VQG Ba Vì nằm cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, là một trong những
khu bảo tồn, thăm quan, giải trí đẹp, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà
Nội. Nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện với con
người. Tổng diện tích VQG là11.372 ha, trong đó, rừng nguyên sinh trải rộng
2.752 ha, ở độ cao từ 100 - 1.296m của dãy núi Ba Vì hùng vĩ, có hệ thực vật
nhiệt đới và á nhiệt đới khá điển hình ở Việt Nam; bốn mùa cây cối xanh tươi,
khí hậu trong lành.
Do địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn nên nơi đây có khí hậu mát mẻ vào
mùa hè, với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy
như Thiên sơn - Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều
di tích lịch sử, văn hóa như đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, tháp Báo Thiên,
động Ngọc Hoa... Về mùa đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn
tượng.Được sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu đã tạo cho Vườn quốc
gia Ba Vì trở thành một trong bốn khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng (
Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì). Không những thế, vùng núi Ba Vì còn là nơi
du lịch tâm linh của người Việt bởi Ba Vì là một quần thể núi gồm 6 đỉnh, cao
nhất là đỉnh Vua với độ cao 1.29 6m, đỉnh Tản Viên cao 1.227 m, đỉnh Ngọc
Hoa cao 1.131 m… Đỉnh Vua là nơi xây dựng đền thờ Bác Hồ. Đối diện đỉnh
Vua lại là một mái núi “thắt cổ bồng” được lập đền Thượng, tương truyền là nơi
hóa thân của Đức Thánh Tản - Sơn Tinh được dân gian tôn thờ là anh hùng
chống lũ lụt, ngoại xâm, vị thần liên minh các bộ tộc Việt - Mường.
Vườn quốc gia không chỉ được mệnh danh là “Lá phổi xanh của thu đô Hà Nội”
mà còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, có những loài rất
quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam.
Toạ độ địa lý: Từ 200 55′ đến 210 07′ vĩ độ bắc Từ 105016′ đến 105025′ kinh độ
đông. Bao gồm 3 phân khu: Đó là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và
phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400, phân khu dịch vụ hành chính. Vùng



đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích trên 35.000 ha thuộc địa phận
16 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất
16 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai của TP Hà Nội và
Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Cơ quan / cấp quản lý: Vườn quốc gia Ba Vì trực thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín
thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và
cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên
núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa
dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. VQG Ba Vì
nằm cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, là một trong những khu bảo tồn,
thăm quan, giải trí đẹp, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội. Nơi đây
phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện với con người. Tổng
diện tích VQG là11.372 ha, trong đó, rừng nguyên sinh trải rộng 2.752 ha, ở độ
cao từ 100 - 1.296m của dãy núi Ba Vì hùng vĩ, có hệ thực vật nhiệt đới và á
nhiệt đới khá điển hình ở Việt Nam; bốn mùa cây cối xanh tươi, khí hậu trong
lành.
Do địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn nên nơi đây có khí hậu mát mẻ vào
mùa hè, với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy
như Thiên sơn - Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều
di tích lịch sử, văn hóa như đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, tháp Báo Thiên,
động Ngọc Hoa... Về mùa đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn
tượng. Ba Vì là một quần thể núi gồm 6 đỉnh, cao nhất là đỉnh Vua với độ cao
1.29 6m, đỉnh Tản Viên cao 1.227 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m… Đỉnh Vua
là nơi xây dựng đền thờ Bác Hồ. Đối diện đỉnh Vua lại là một mái núi “thắt cổ
bồng” được lập đền Thượng, tương truyền là nơi hóa thân của Đức Thánh Tản Sơn Tinh được dân gian tôn thờ là anh hùng chống lũ lụt, ngoại xâm, vị thần liên
minh các bộ tộc Việt – Mường.



Toạ độ địa lý: Từ 200 55′ đến 210 07′ vĩ độ bắc Từ 105016′ đến 105025′ kinh độ
đông. Bao gồm 3 phân khu: Đó là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và
phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400, phân khu dịch vụ hành chính. Vùng
đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích trên 35.000 ha thuộc địa phận
16 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất
16 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai của TP Hà Nội và
Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Cơ quan / cấp quản lý: Vườn quốc gia Ba Vì trực thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Cấu trúc: Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm
á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới
và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với
2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209
loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách
xanh, Thông tre Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên. Ở Vườn quốc
gia cũng đã thống kê được 503 loài cây thuốc.
Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất, Khu hệ động vật có xương sống
(ĐVCXS) ở VQG Ba Vì thống kê được 342 loài. Trong đó, có 65 loài thú, 169
loài chim, 30 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư. Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở
Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì, Ếch vạch.
Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ,
hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn , Cầy mực, Cầy; Beo lửa, Sơn
Dương, Sóc bay… Gà lôi trắng, Yểng quạ, Khướu bạc má … và các loài đặc
hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì.
Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn quốc gia về côn trùng, đã phát hiện
được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ.
Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam như Bọ ngựa xanh thường;
Cà cuống; Bướm khế; Ngài mặt trăng; Bướm rồng đuôi trắng; Bướm phượng

Hêlen, Bướm đuôi kiếm .


Hệ côn trùng ở Vườn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá
trị thiên nhiên của Vườn.
Nguyên tắc: Vườn quốc gia Ba Vì phát triển dựa trên các nguyên tắc sau
 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý.
 Giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên,giảm tiêu thụ chất thải giúp
giảm chi phí cho việc khôi phục tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí cho việc
xử lý tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
 Duy trì tính đa dạng tự nhiên, xã hội và đa dạng văn hóa.
 Thu hút sự tham gia trong việc bảo vệ và duy trì tài nguyên thiên nhiên của
cộng đồng địa phương đối với vườn quốc gia Ba Vì.
 Hợp nhất du lịch vào trong quy hoạch phát triển tổng thể của nền kinh tế xã
hội.
 Phát triển du lịch phải hỗ trợ nên kinh tế địa phương. Du lịch là ngành kinh tế
tổng hợp vì vậy sự phát triển du lịch có liên quan mật thiết đến các ngành
kinh tế khác đặc biệt là ngành kinh tế địa phương.
 Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan giúp thống nhất trong
quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mấu thuẫn của mọi người, đi
đến tính thống nhất cao về phát triển du lịch được lâu dài.
 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực giúp cho việc phát triển du lịch
đa dạng và bền vững hơn.
 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm hơn trong marketing du lịch.
 Coi trọng công tác nguyên cứu nhằm mang lại lợi ích cho khu , đáp ứng tối
đa nhu cầu của khách du lịch, mang lại lợi ích cho doanh nghiệpdu lịch.
Mục tiêu: Vườn quốc gia Ba Vì là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng là
trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, nghiên cứu
khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch:
 Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm.

 Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm,
các đặc sản rừng và các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan.


 Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản với mục đích phục vụ
bảo tồn.
 Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham
quan du lịch.
 Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát
mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn
từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn – Suối ngà, Ao Vua,
Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền
Thượng, đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc
Hoa.. Chính những điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu
đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước. Ở VQG Ba Vì
đang phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; tham quan, giải trí,
học tập, nghiên cứu; du lịch tâm linh.
Đền Thượng còn gọi là Chính cung thần điện, là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên
Sơn. Đền tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì ở độ cao 1227m thuộc Vườn quốc gia Ba
Vì. Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng đền Thượng được xây
dựng từ thời An Dương Vương, đến thời Vua Lý Nhân Tông đền Thượng được
xây cất với quy mô lớn và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên lan rộng khắp vùng
đồng bằng Bắc bộ. Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng, nhà
nước phong kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà,
dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây đền.
Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng đền Thượng được xây
dựng từ thời An Dương Vương, đến thời Vua Lý Nhân Tông đền Thượng được
xây cất với quy mô lớn và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên lan rộng khắp vùng
đồng bằng Bắc bộ. Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng, nhà
nước phong kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà,

dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây đền.
Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng đền Thượng được xây
dựng từ thời An Dương Vương, đến thời Vua Lý Nhân Tông đền Thượng được


xây cất với quy mô lớn và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên lan rộng khắp vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Đền Thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua nơi cao nhất của dãy núi Ba Vì, Núi Ba Vì được
coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì gồm có ba đỉnh nổi lên giữa
đồng bằng Bắc bộ, bao gồm Đỉnh Vua cao 1.296m. Đỉnh Tản Viên cao 1.227m.
Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m. Để đến được Đền thờ Bác Hồ, từ chân núi Ba Vì,
du khách phải đi ô tô leo dốc quanh co vượt quãng đường dài hơn 12km, tiếp đó,
phải leo hơn 1.320 bậc thang đá bên vách núi Ba Vì. Tới đây du khách như lạc
vào cõi thiêng, những đoạn đường đầu tiên người người hăm hở bước đi bởi
rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ vút lên, mốc và rêu xanh bám phủ thân
cây, dây leo chằng chịt. Và lạ thay, phía dưới âm u trong sương mù, mưa bụi mà
trên này ánh mặt trời le lói qua kẽ lá tạo thành những vệt sáng huyền ảo. Đi trên
con đường bậc đá đủ cho hai người tránh nhau, có khi trong vắng lặng của
không trung một vài tiếng chim hót vang lên.Ngôi đền mang phong cách kiến
trúc truyền thống có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột
tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm.
Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng
Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng
chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trên cao là cờ Tổ quốc
ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng.
Ngoài ra còn nhiều hạng mục công trình khác tạo nên một không gian hài hòa,
tinh tế nhưng vẫn hết sức giản dị. Những hình ảnh và hiện vật về Bác được bày
trang trọng tại đây làm ta càng nhớ tới Người. Trước Đền, một tấm bia đá lớn
nguyên khối, mặt trước khắc một đoạn trong Điếu văn của BCH TƯ Đảng Lao
động Việt Nam đọc trong lễ tang của Người năm 1969: “Dân tộc ta, nhân dân ta,

non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại,
và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.
Mặt kia khắc bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Đền thờ Bác Hồ
Ngoài hai điểm tham quan về tâm linh. Tại đây, còn có các điểm đến khác hấp
dẫn giới trẻ như vườn xương rồng trong nhà kính, nhờ thờ cổ thời Pháp thuộc.
Từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11 là thời gian hoa dã quỳ nở đã tạo nên một
nét ấn tượng thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.
Mùa hoa dã quỳ ở VQG Ba Vì
Ngoài ra, khi đến vườn quốc gia Ba Vì, bạn còn có không gian để nghỉ ngơi, thư
gian, cắm trại cùng bạn bè, gia đình và người thân tại khu vực rừng thông ở cốt
400m.
Câu 2: Đánh giá mức độ hài lòng của điểm đến
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi.
Sản phẩm du lịch bao gổm nhiều yếu tố, trong đó có 5 yếu tố chính:
 Điểm thu hút khách (các di sản văn hoá, vườn quốc gia, bài biển, công trình
kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán...)
 Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện vận
chuyển, lịch trình hoạt động của các loại phương tiện đó,...)
 Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các của
hàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao,;..)
 Hình ảnh của điểm đến.
 Giá cả hàng hoá, dịclrvụ điểm đến.
Các thuận lợi để phát triển du lịch tại VQG BaVì
Sự đa dạng của các hệ sinh thái cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như
thác Cổng trời, thác Ngà Voi, hang núi Tản Viên, đỉnh Chàng Rể, đỉnh Đế
Vương… là những tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại

VQG Ba Vì. Hàng năm, VQG Ba Vì đón và phục vụ hàng chục ngàn lượt khách
tham quan nghỉ dưỡng, nghiên cứu học tập, trong đó khách nước ngoài luôn
chiếm từ 15 - 20%.


với những thuận lợi về tự nhiên và khí hậu tạo điều kiện để khu du kịch VQG
Ba Vì có thể phát triển được các loại hình du lịch lien quan đến thiên nhiên như
du lịch sinh thái,du lịch nghỉ dưỡng,du lịch khám phá và chữa bệnh
Ngoài ra tai dây còn có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như đền BÁc Hồ,Đền
Thượng,…. đây cũng là điểm đến du lịch văn hóa của nhiều du khách
Các sản phẩm du lịch ở đây chủ yếu là các dịch vụ sản phẩm du lịch tự nhiên và
văn hóa tuy rất có tiềm năng phat triển nhưng chất lượng dịch vụ vẫn còn hạn
chế chưa được đánh giá cao ,khá là sơ sài và đơn điệu mặc dù đáp ứng tốt các
yếu tố về độ thu hút khách cũng như khả năng tiếp cận điểm đến tuy nhiên các
tiên nghi về cở lưu trú,nhf hàng,hay các cửa hàng bán lẻ còn hạn chế chưa đáp
ứng được so với lượng khách đến với khu du lịch các sản phẩm hàng lưu niệm
hay thủ công cũng còn hạn chế thiếu đặc sắc thu hút
Qua bài khảo sát của nhóm với hơn 20 khách du lịch đến VQG kết quả cho thấy
mức độ khá hài lòng và hài lòng với điểm đến đa số khách hài lòng với điều kiện
tự nhiên nguyên sơ của diểm đến bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến nhận định
cần thêm các dịch vụ bổ sung , tiện ích khác đểtăng tính hấp dẫn cũng như mức
độ hài lòng của du khách khi đến tham quan tại khu du lịch
Đưới đây là bảng đánh giá mức độ hài lòng về điểm đến VQG Ba Vì
STT

Tăng hấp dẫn

Đánh
giá


Giảm hấp dẫn

Đánh
giá

1

Phong cảnh đẹp

8

Lạm phát cao (mất giá
đồng tiền)

2

2

Thời tiết trong lành

10

Đồng tiền mạnh (ngoại tệ)

0

3

Không quá xa


9

Tỷ lệ tội phạm cao

3

4

Đi lại dễ

9

Khủng bố

0

5

Dịch vụ tốt (kể cả dịch
vụ môi trường

7

Thiên tai, sự cố môi
trường

3

6


Ổn định về chính trị

9

Chính trị không ổn định

1

7

Thịnh vượng về kinh
tế

7

Chế độ hoặc chính quyền
không được dân chúng tín
nhiệm

3


8

Mối ràng buốc về văn
hóa, xã hội, lịch sử với
nước, tỉnh nhà của du
khách

8


Tiếp thị kém

5

9

Các điểm Du lịch mới,
hấp dẫn

7

Yếu kém về kinh tế

3

10

Ăn ở rẻ

8

Điểm du lịch gây nhiều
phiền toái

0

TAM =1/100(A-B)
=0,62
=> Mức độ hấp dẫn của khu du lịch VQG Ba Vì ở mức trung bình

Giải thích
 Tăng hấp dẫn
 Phong cảnh đẹp,Thời tiết trong lành: Vườn quốc gia Ba Vìnằm ở dãy núi cao
chạy dọc theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với các điỉnh núi cao trên 1000m
như đỉnh Tản Viên 1227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1331m nhờ đó khí hậu ở đây
tương đối mát mẻ và dễ chịu đặc biệt tại đây còn nổi tiếng nhờ sự đa dạng
của hệ sinh thái với nhiều cây quý hiếm , đư ờng lên với những bậc đá phủ
rêu tạo nên phong cảnh hữu tình.
 Không quá xa,đi lại rẻ ; Cách trung tâm Hà Nội chưa đến 60km về phía Tây
ch ỉmất kho ảng một tiếng để tới nơi đây là điểm du lịch lí tưởng cho việc đi
trong ngày cho du khách.Bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện như ô
tô,xe máy,xe đ ạpvà cả xe buýt đều được tốn không nhiều chi phí
 Dịch vụ tốt( kể cả d ịch vụ về môi trường) : Về d ịchvụ tham quan ở đây
tương đối tốt du khách được tư do tham quan cacsdichj vụ khác như cắm trại
cũng đạt chất lương tuy nhiên còn thiếu các dịch vụ bổ sung cho du khách.
 Ổn định chính trị : Nước ta có nềnchính trị ổn định không sảy ra xung đột
vậy cả khu du l ịch VQG Ba Vì cũng vậy tình hình chính trị ổn định giúp du
khách an tâm tham quan


 Thịnh vượng về kinh tế : VQG Ba Vì thuộc huyện Ba Vì tại đây kinh tế chưa
phát triển hiện đang được chính quyền đầu tư để phát triển hơn
 Mối ràng buốc về văn hóa,xã hội,lịch sử với nước, tỉnh nhà của du khách :
Tại đây có các đền thờ từ lâu được chính quyền gìn giưc tu sửa như đền
thượng, đền Bác Hồ hút du khách thập phương đến thắp hương đặc bietj vào
các dịp lễ tết.
 Các điểm du lịch mới và hấp dẫn : hiện tại chưa có thêm các điểm du lịch
mới để đón khách
 Ăn ở rẻ : Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất khi đến với VQG Ba Vì
chi phí dịch vụ ở đây khá hợp lí

+ giá vé tham quan: người lớn 60.000Đ/ lượt
Sinh viên 20.000Đ /lượt (yêu cầu thẻ sinh viên)
Học sinh 10.000Đ/ lượt ( yêu cầu thẻ sinh viên)
Vé ưu tiên người cao tuổi,tàn tật 30.000Đ/ lượt
+ giá vé gửi xe : Ô tô trên 10 chỗ 30.000Đ/xe
Ô tô dưới 10 chỗ 25.000Đ/xe
Xe máy 5.000Đ/xe/điểm
Xe đạp 2000Đ/xe
+ Giá các dịch vụ khác : Thuê HDV 300.000-500.000Đ/ 1 HDV
Lửa trại : 700.000-1.500.000Đ
Lều trại: 120.000-200.000Đ/ lều
Xe trung chuyển 70.000Đ/người/khứ hồi.
 Giảm hấp dẫn:
 Lạm phát : có ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách tuy nhiện hiện lạm phát
của nước ta vẫn trong tầm kiểm soát
 Đồng tiền mạnh : nước ta chưa phải là nước có đồng tiền mạnh
 Tỷ lệ tội phạm cao : tại đây chưa xuất hiện tội phạm nghiêm trọng nào tuy
nhiên vẫn còn sảy ra một số hiện tượng trộm cắp vặt
 Khủng bố: Do có nền chính trị ổn định nên ở đây không sảy ra vụ khủng bố
nào


 Thiên tai,sự cố môi trường : chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết đặc biệt mưa bão
dễ sạt lở đất ảnh hưởng đến lưu thông đi lại
 Chính trị không ổn định : đây là điểm du lịch có chính trị ổn định
 Chế độ hoặc chính quyền không được dân chúng tín nhiệm: chính quyền giúp
1 phần nhân dân địa phương có công ăn việc làm ổn định kinh tế tuy nhiên
cần đầutư nâng cao quan lí để có hiệu quả hơn.
 Tiếp thị kém : đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của khu du lịch
vì khách du lịch biết đến VQG Ba Vì chưa thực sự phổ biến đến với du

khách khắp cả nước do vậy cần đẩy mạnh quảng cáo trên nhiều phương tiện
thông tin đại chúng,mạng xã hội,… để du khách biết đến với VQG Ba Vì
nhiều hơn.
 Yếu kém về kinh tế : Khudu lich thuôc huyện Ba Vì tai đây kinh tế chưa
được phát triển mạnh và cần được đầu tư.
 Điểm du lịch phiền toái : Du khách đến đây đều rất hài lòng với tính thư giãn
giải trí của khu du lịch và chưa có nh ậnxét nào về đây là khu du lịch phiền
toái.
Câu 3: Đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại
điểm du lịch?
a.Cơ sở hạ tầng giao thông đi lại
 Ba Vì có vị trí thuận lợi, là nút giao của nhiều tuyến đường quan trọng nên
mạng lưới giao thông di chuyển từ nhiều nơi khác nhau đến vườn quốc gia
tương đối hoàn chỉnh và thuận tiện
 Nhìn chung, hệ thống giao thông đi lại trong vườn quốc gia chưa được đồng
bộ song vẫn tương đối đảm bảo cho nhu cầu đi lại của du khách. Song bên
cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập: hiện nay nhiều đoạn đường đang tiến hành thi
công nâng cấp và mở rộng nên bụi xuất hiện rất nhiều, đá răm và sỏi phát
sinh trong quá trình thi công rơi vãi khắp cả đoạn đường. Vào những ngày
mưa, những đoạn đường sửa bẩn và trơn gây nguy hiểm cho phương tiện
trong quá trình di chuyển. Do địa hình là núi cao nên đường từ cổng lên các


cốt 400m, cốt 1100m vẫn còn nhiều đoạn chưa có hàng rào chắn, điều đó rất
nguy hiểm vì có thể sẽ rơi xuống vực nếu không cẩn thận.
 Xe máy và ô tô có thể lên tận cốt 1100m
 Có bãi đỗ xe rộng rãi được quy hoạch ở từng chặng ở cốt 400m và cốt
1100m. Tuy nhiên, bãi đỗ chưa có mái che nắng, che mưa, chưa thực sự được
chú trọng và quan tâm.
 Đường đi di chuyển từ cốt 1100m lên đền Thượng và đền Bác Hồ chật hẹp

và chưa có hành lang bảo vệ xuyên suốt chặng đường.
 Nhà vệ sinh không có nước, bụi bẩn và không có người dọn dẹp.
b. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là một phần quan trọng không thể thiếu tại mỗi điểm du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khsch du lịch khi đến tham quan và muốn nghỉ
lại nơi đây.
Theo quan sát và điều tra đối với 30 khách du lịch khi đến tham quan vườn quốc
gia Ba Vì, chủ yếu là khách đi trong ngày và nhu cầu của khách là nghỉ chân,
vui chơi và cắm trại. Tuy nhiên vẫn có một số nhỏ khách du lịch sẽ lưu trú lại để
tận hưởng, trải nghiệm thời tiết, cảnh vật của vườn về đêm và sáng sớm. Tại
vườn quốc gia Ba Vì, ở độ cao 400m có Ba Vì Resort là nơi phục vụ nhu cầu du
lịch và nghỉ dưỡng trong vườn quốc gia, nơi yên tĩnh, thoáng đãng giúp con
người ta hoài mình vào với thiên nhiên. Tại đây có:
Ba Vì Resort
 6 phòng VIP : 1.800.000/ đêm
 80 phòng loại I: trong đó có 24 phòng Deluxe đơn giá: 850.000/đêm
 Và 56 phòng đôi
 4 phòng loại II
 Hội trường
Phí thuê dich vụ tập thể nghỉ cho đoàn tại hội trường bao gôm đệm, chăn và gối
đối với đoàn từ 50-250 khách là 100.000/người/đêm.


Ngoài ra, ở cốt 400m của vườn quốc gia còn là nơi thích hợp để cắm lều trại,
pícnic ở khu vực đồi thông. Giá thuê đồ để phục vụ nhu cầu lều trại ở đây như
sau:
 Lửa trại: 1.000.000 vnđ -1.500.000 vnđ
 Lều trại: 150.000 vnđ-200.000 vnđ/lều/4 người
 Loa đài, ánh sáng: 1.000.000 vnđ-1.500.000 vnđ / ngày
 Hội trường: 2.000.000 vnđ- 4.000.000 vnđ

Đây là loại hình lưu trú mới xuất hiện được vài năm ở vườn quốc gia, nên theo
khảo sát cho thấy lều trại vẫn đảm bảo về chất lượng cho khách du lịch. Tuy
nhiên vẫn cần nâng cấp thường xuyên đề phục vụ tối đa nhu càu của khách du
lịch, nhất là kiểu dáng, cỡ lều để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong
phú của khách du lịch.
Ngoài khách sạn trong vườn quốc gia cũng có rất nhiều khách sạn xung quanh
vườn quốc gia với giá dao động từ 150.000-200.000/đêm và từ 300.000450.00/ngày. Đó chủ yếu là các nhà nghỉ do người dân xây dựng và kinh doanh
lưu trú, còn tự phát và chưa có một tổ chức nào cụ thể và nhất định.
Về điểm dừng chân nghỉ ngơi: Để thưởng thức không khí trong lành mát mẻ, du
khách sẽ leo 779 bậc đá về phía Tây để lên viếng đến thờ chủ tịch Hồ Chí Minh
hoặc 225 bậc đá về phía Đông để lên Đền Thượng_nơi thờ Thánh Tản Viên.
Đoạn đường để chinh phục hai đỉnh núi này khá dài và dốc nên để đảm bảo duy
trì năng lượng và sức lực cần phải có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, hiện nay
nhưng điểm dừng chân dọc hai con đường từ cốt 1100m lên đến hai đỉnh núi thì
số lượng hạn chế, chật hẹp chưa đảm bảo yêu cầu và không đủ chỗ cho du khách
ngồi nghỉ ngơi. Tại điểm dừng chân thì bụi bẩn và nhiều rác xung quanh đã lâu
chưa được thu gom và xử lý. Rất nhiều đoạn đường tắt xuất hiện để đi nhanh
hơn, tiết kiệm thời gian và sức lực tuy nhiên không đảm bảo an toàn.
Ở điểm du lịch chưa có cơ ở y tế, trạm cấp cứu, bộ phận cứu hộ trong trường
hợp người dân không may xảy ra tai nạn. Chưa có các trạm thông tin liên lạc,
phủ sóng điện thoại kém, chưa đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời
c. Cở sở ăn uống


 Song song với vấn đề nghỉ ngơi, lưu trú thì ăn uống cũng là một trong những
yếu tố quan trọng đối với hoạt động du lịch. Hiện nay, tại vườn quốc gia Ba
Vì ở cốt 1100m chưa có nhà hàng nào kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống mà
chircos một gian hàng nhỏ bán đồ lưu niệm, nước uống và một số hàng hóa
là đồ ăn vặt nhẹ phục vụ khách. Đó là một hạn chế lớn và là một khó khăn
đối với vườn quốc gia Ba Vì. Vì nhu cầu ăn uống là một nhu cầu thiết yếu

đối với mỗi chúng ta. Theo khảo sát của nhóm, khách du lịch khi đến tham
quan ở vườn quốc gia hầu như là chuẩn bị đồ ăn mang theo chứ không sử
dụng dịch vụ ăn uống tại cốt 1100m.
 Ở cốt 400m, có một cơ sở phục vụ ăn uống thuộc Ba Vì Resort là nhà hàng
Xạ Hương. Hệ thống nhà hàng gồm hai tầng các các phòng ăn riêng sức chứa
từ 20-30 và 50 khách. Có phòng tiệc có sức chứa đến 300 khách. Không chỉ
phục vụ các món ăn dân tộc theo khách đoàn và khách lẻ mà nhà hàng Xạ
Hương còn phục vụ cả tiệc BBQ ngoài trời cho khách nếu khách có nhu cầu.
Ngoài ra, nhà hàng Xạ Hương cũng phục vụ cả quầy Bar, tại đây du khách có
thể thưởng thức những ly cà phê thuần Việt hay nhâm nhi những tách trà
cũng các loại đồ uống được chế biến từ nhiều loại trái cây theo mùa từ nguồn
nước tinh khiết.
 Ngoài nhà hàng Xạ Hương kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách, thì
dọc con đường từ quốc lộ 2B đi vào vườn quốc gia cũng xuất hiện rất nhiều
những nhà hàng ăn như: nhà hàng Lá Cọ, nhà hàng Lâm Kỳ, nhà hàng Oanh
Thám, nhà hàng Tản Đà, Đây là các nhà hàng nhỏ và vừa phục vụ các món
ăn dân tộc đặc sản của Ba Vì như: gà đồi nước, lợn rừng quay, giò đà điểu...
 Với hệ thống nhà hàng cả trong và ngoài vườn quốc gia Ba Vì nhưng chưa
đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các món ăn ở đây được đánh giá là
chưa phong phú, trình độ chế biến chưa cao, chưa đảm bảo về chất lượng và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cho. Nhiều du khách có đề nghị
rằng nên cho người dân vào mở các cửa hàng tập hóa, các cở sở ăn uống để
thúc đẩy lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo công ăn việc làm cho con


người. Từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng đời sống của người dân, thúc đẩy
kinh tế phát triển mạnh hơn.
d. Khu vui chơi giải trí
Hiện nay ở VQG Ba Vì có khu vực đồi thông là nơi thich hợp để tổ chức hoạt
động cắm trại, tổ chức pícníc, dã ngoại và đốt lều trại. Đó cũng là một hình

thức lưu trú khá phát triển ở đây trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khu
vực đồi thông chưa được quy hoạch ràng, việc khách du lịch tổ chức dã ngoại
tự phát, chưa có ý thức bảo vệ môi trường dẫn dẫn rác ở khu vực đồi thông
rất nhiều, bừa bãi dẫn đến mất mỹ quan nơi công cộng.
Ở độ cao 800m đó là nhà thờ cổ-phế tích thời Pháp thuộc còn tồn tại đến thời
điểm hiện nay cũng là một trong những nơi được các bạn trẻ lựa chọn để tổ
chức ăn uống, vui chơi và nghỉ ngơi. Nhưng cũng chính từ những hoạt động
du lịch đó mà hiện nay ở khu vực này ô nhiễm môi trường đã diễn ra ngày
càng sâu và rộng bởi rác.
Phế tích nhà thờ thời Pháp thuộc
Các khu vui chơi giải trí ở đây chưa xuất hiện nhiều, chưa khai thác được
thực sự những tiềm năng vốn có ở vườn quốc gia, nhìn chung còn nhiều thiếu
thốn, chưa hấp dẫn khách du lịch nên thời gian lưu trú của khách du lịch
thấp, chưa tận dụng hệt khả năng chi trả của khách. Chủ yếu là các khu vui
chơi xuất hiện ở ngoài vườn quốc gia như: Ao Vua, Thiên Sơn_Suối Ngà,
Khoang Xanh Suối Tiên....
e. Bảo tồn và tôn tạo các điểm tham quan
Như chúng ta đã biết, vườn quốc gia Ba Vì không chỉ nổi tiếng là nơi bảo tồn
thiên nhiên của thủ đô mà còn là một điểm du lịch tâm linh có tiếng ở Ba Vì
với hai đền: Đền Thượng , Đền Trung, Đền Hạ và di tích lịch sử Đền thờ Bác
Hồ. Hằng năm, vẫn diễn ra các lần kiểm tra về cơ sở vật chất tại các điểm
tham quan để kịp thời đưa ra các phương án tôn tạo, tu bổ và sửa chữa.Tuy
nhiên, hiệu quả thực sự của các điểm du lịch chưa thực sử hiệu quả, hoat
động xúc tiến quảng bá du lịch chưa được chú trọng.


Vấn đề bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan đã được chú trọng, tuy
nhiên chưa thực sự hiệu. Dọc theo con đường từ cốt 1100m lên đền, rác thải
rất nhiều mà chưa được thu gom và xử lý dẫn đến bốc mùi va là một nguyên
nhẫn dẫn đến ô nhiễm môi trường nước.

f. Đánh giá cơ sở vật chật, hạ tầng tại điểm đến.
 Ưu điểm:
 Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất, giao thông đi lại tương đối ổn định, đáp
ứng nhu cầu của du khách.
 Đã có các cơ sở phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu
của khách.
 Nhược điểm;
 Cơ sở vật chất đã có một số nơi xuống cấp, cần được sửa chữa và thay thế.
 Chưa áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản phẩm du lịch.
 Chưa khai thác được tối đa tiềm năng của vườn quốc gia.
g. Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất.
 Chú trọng đến bảo vệ môi trường.
 Hoàn thiện việc nâng cấp đường xá đi lại trong vườn quốc gia.
 Chú trọng đầu tư, mở rộng thêm các cơ sở ăn uống, lưu trú để phục vụ du
khách.
 Nâng cấp, tu bổ các công trình phục vụ khách đang xuống cấp, hỏng hóc.
 Xây dựng thêm các khu vui chơi, giải trí trong vườn để thu hút khách du lịch
hơn. Đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến dụ lịch của các điểm tham quan
trong vườn.
 Chú trọng đến sự an toàn cho khách du lịch: xây mới và bổ sung các hành
lang bảo vệ dọc hai bên đường lên xuống trong vườn và hai điểm tham quan.
Có kế hoạch bổ sung thêm ghế ngồi, xây thêm các điểm dừng chân cho
khách. Quy hoạch lại bãi đỗ xe, chất lượng bãi đỗ xe.
 Có kế hoạch kiểm tra theo quy định để xây dựng kế hoạch phát triển, thay
đổi nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp với từng thời gian.


Câu 4: Đánh giá về sản phẩm du lịch tại vườn quốc gia Ba Vì?
Ở vườn quốc gia Ba Vì hiện nay đang phát triển hai sản phẩm du lịch chính là
du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Đối với hai sản phẩm du lịch đó, Ba Vì đều

có những lợi thế riêng cho mình để phát triển. Song việc khai thác tiềm năng của
Ba Vì vẫn chưa tận dụng hết lợi thế được thiên nhiên ưu ái.
Ngoài hai sản phẩm du lịch chính thì các dịch vụ đi kèm cũng góp phần không
nhỏ trong việc thúc đấy phát triển du lịch, nâng cao và hoàn thiện hơn sản phẩm
du lịch.
Dịch vụ lưu trú: Hệ thống lưu trú còn nhiều hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng
nhu cầu của nhiều đối tượng khách khác nhau. Chủ yếu là khách có thu nhập
khá trở lên. Dịch vụ cho thuê trại chưa phổ biến và chưa hiệu quả. Chưa chú
trọng việc phát triển và bảo tồn. Môi trường khu vực cắm trại đang trong tình
trạng ô nhiễm bởi rác lung tung...
Dịch vụ ăn uống: Cũng tương tự như dịch vụ lưu trú, tại vườn quốc gia chỉ có
một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Cho nên việc, cung cấp và đáp ứng được
phần lớn khách du lịch là điều rất khó. Món ăn phục vụ đơn điệu, chưa đa dạng
và còn khá đắt đỏ. Điều đó chỉ phục vụ được đối tượng có khả năng chi trả lớn.
Còn một đại bộ phận du khách sẽ lựa chọn chuẩn bị đồ ở nhà mang đi. Đó là
một hạn chế khi phát triển du lịch mà chưa biết tân dụng những thứ sẵn có. Bên
cạnh những món ăn thì sự chuyên nghiệp, thân thiện từ những người làm dịch
vụ cũng vô cùng quan trọng, đó là một cách thu hút và níu chân khách hàng khi
tới tham quan Ba Vì. Tuy nhiên, do lao động hục vụ chủ yếu là cư dân địa
phương, chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên trong việc phục vụ khsch
còn nhiều hạn chế. Nhất là khả năng giao tiếp tiếng anh, bởi trong những năm
gần đây VQG Ba Vì cũng đón một lượng nhỏ khách du lịch là khách quốc tế đến
đây tham quan vả trải nghiệm.
Dịch vụ vui chơi-giải trí: Vì là một khu bảo tồn sinh học nên việc phát triển
hoạt động vui chơi, giải trí tại đây còn chưa thực sự phát triển và mang lại hiệu
quả chính vì thế không kéo dài thời gian lưu trú của khách lại nơi đây. Khách du
lịch đến đây tham quan chủ yếu đi trong ngày. Điều này làm giảm nguồn thu


cho du lịch. Tuy chưa phát triển mạnh nhưng hiện nay, hoạt động tham quan, dã

ngoại đã và đang được phát triển thu hút một lượng khách không nhỏ chọn đây
là nơi lý tưởng để tận hưởng và nghỉ ngơi.
Câu 5: Tác động của Vườn quốc gia Ba Vì đến đời sống – kinh tế, văn hóa xã hội của dân cư địa phương
1. Tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội huyện Ba Vì
 Tác động tích cực
Năm 2017, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 33 triệu đồng/người/năm tăng
2 triệu đồng so với năm 2015 và 25 triệu đồng so với năm 2008
 Doanh thu từ du lịch và dịch vụ du lịch 2015 – 2017 là 770 tỷ đồng (tăng
8,6%/năm)
 Thúc đẩy người dân địa phương kinh doanh các sản phẩm đặc sản của vùng
như sữa dê, kẹo, để tăng thêm thu nhập
 Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,8% (cuối năm 2015 là dưới 6%)
 Thu hút đầu tư kinh doanh từ bên ngoài, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ
hành hóa, tăng thu nhập cho người dân bản địa.
 Tác động tiêu cực
 Hoạt động du lịch ở đây phụ thuộc nhiều về điều kiện tự nhiên, thời vụ du
lịch nên rủi ro đầu tư sẽ cao hơn
 Gây sức ép ngày càng cao đối với cơ sở hạ tầng địa phương như việc sử dụng
điện, nước sạch, làm tăng lượng rác, chất thải
 Tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, y tế, xây dựng, sửa chữa
và bảo trì đường xá cũng như các dịch vụ công cộng khác
 Giá cả hàng hóa tăng cao.
 Thu nhập của người dân bị phục thuộc vào du lịch.
 Tăng khả năng lạm phát.
 Tính thời vụ cao, dó đó huyện gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn lao
động vào mùa thấp điểm
2. Tác động đến văn hóa – đời sống


 Tác động tích cực

 Giải quyết việc làm cho người dân địa phương nói riêng và người dân huyện
Ba Vì nói chung
 Giảm quá trình đô thị hóa.
 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người nhất là cư dân địa phương.
 Là công cụ giảm nghèo hiệu quả.
 Là cầu nối giữa du khách với các dân tộc thiếu số, tuyên truyền quảng bá về
văn hóa, bản sắc dân tộc địa phương ( dân tộc Dao, Mường).
 Giáo dục tinh thần yêu nước cho du khách.
 Tác động tiêu cực
 Sói mòn tài nguyên du lịch
 Sự du nhập văn hóa ngoại lai làm tăng khả năng xói mòn, mất đi bản sức văn
hóa dân tộc.
 Vào mùa du lịch cao điểm, lượng khách du lịch đến ồ ạt dẫn đến tình trạng
quá tải, có thể gây mất trật tự, an toàn xã hội.
3. Tác động đến môi trường
 Tác động tích cực
 Khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn diện tích tự nhiên quan
trọng.
 Du lịch góp phần tu sửa cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường.
 Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua
việc trao đổi và học tập với du khách.
 Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cho động thực vật tại vườn quốc gia
 Tác động tiêu cực
 Ô nhiễm môi trường bởi rác thải xả vào môi trường ngày càng nhiều. Gây
mất cảnh quan khu vực du lịch, mất vệ sinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
 Ô nhiễm môi trường không khí: Do bụi, khí thải từ các phương tiện giao
thông
 Ô nhiễm tiếng ồn



 Sửng dụng nguồn tài nguyên không hợp lý dẫn đến lãng phí
 Làm nhiễu loạn hệ sih thái: Việc phát triển du lịch không được quy hoặc,
thiếu kiểm soát, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học và hợp lý sẽ phá hoại
khung cảnh sinh thái vốn có, mất đi vẻ thiên nhiên ohaxng dã của tài nguyên
du lịch.
Câu 6: Sự tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương tạị
Vườn quốc gia Ba Vì
 Tại các khu nghỉ dưỡng trong vườn quốc gia, người dân cũng tham gia vào
hoạt động kinh doanh ở đây, tuy nhiên họ mới tham gia lao động là chính,
chưa tham gia vào công tác quản lý, chủ yếu là bảo vệ, nhân viên phục vụ,
nhân viên vệ sinh, lễ tân.
 Ngoài ra, người dân địa phương còn tham gia vào công tác chăm sóc cảnh
quan của khu du lịch, bảo vệ rừng,trồng phục hồi rừng: chăm sóc rừng cây,
Nhà thờ Đổ Ba Vì, Nhà kính xương rồng, Đền Thượng, Đền Thờ Bác Hồ,
Tháp báo Thiên,….
 Tại vườn quốc gia , người dân tham gia cung cấp các sản phẩm nông lâm
dùng cho khách du lịch như: bánh sữa, ccaramen, sữa chua,..... Người dân
cũng cung cấp một số món ăn đặc sản nổi tiếng như: gà đồi, thịt dê, lợn rừng
cho khách cũng như cho hoạt động kinh doanh ăn uống tại vườn quốc gia và
khu vực lân cận.
 Người dân địa phương còn tham gia vào hoạt động kinh doanh tại cụm tham
quan du lịch tại đỉnh vườn quốc gia Ba Vì: đên Thượng, khu tưởng niệm Hồ
Chí Minh, tháp Bào Thiên,...Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh đang ở
mức sơ sài, khá tự phát như hoạt động trông giữ xe, hoạt động bán đồ lưu
niệm, đồ lễ trên chùa, đồ ăn. Ngoài ra họ còn cung cấp một số đồ đạc phục
vụ cho việc cắm trại hay pic-nic tại đây như: than củi, đồ ăn uống, bạt,.
 Ngoài những nhân viên hoạt động thường xuyên ra, cũng có một phần người
dân tham gia hoạt động tại các khu du lịch theo mùa vụ. Mùa vụ bắt đầu từ
mùa hè đến cuối thu. Việc hoạt động theo mùa vụ cũng làm chất lượng phục



vụ của người dân kém đi do không được hoạt động liên tục trong một năm
mà gián đoạn theo mùa vụ.
Tóm lại, người dân địa phương đã có sự tham gia nhất định vòa hoạt động kinh
doanh du lịch tại đây, tuy nhiên các hoạt động còn mang tính tự phát,chưa có
quy hoạch, quy định tập trung, sản phâm và cách bán sảm phẩm của họ còn cổ
điển, người dân vẫn còn thiếu kiến thức về du lịch, chưa học qua các lớp đào
tạo cơ bản về nghiệp vụ du lịch, cách làm việc vẫn còn chưa chuyên nghiệp.
Các chính sách khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động
du lịch, tuyên truyền giáo dục môi trường nâng cao nhận thức.
 Xác định rõ cộng đồng dân cư địa phương đóng vai trò quan trọng trong công
tác bảo vệ rừng và bảo tồn hệ sinh thái rừng, ban quản lý đã tăng cường công
tác tuyên truyền và bảo vệ rừng đến mỗi người dân , đặc biệt chú trọng tới
đối tượng thanh thiếu niên , học sinh, sinh viên thông qua hình thức phát
thanh, truyền hình, tờ rơi,…
 Chương trình giáo dục môi trường với các đối tượng học sinh, sinh viên,, du
khách và cộng đồng địa phương từ năm 2001 đến nay vẫn được duy trì và
mang tới hiệu quả tích cực.
 Vườn hợp đồng với các hộ dân địa phương trồng phục hồi rừng nhằm
khuyến khích họ tham gia vào công tác trồng rừng và bảo tồn hệ sinh thái của
vườn quốc gia.
 Các nhân viện tham gia hoạt động kinh doanh tại đây phải được tham gia vào
các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cơ bản, từ đó nâng cao được chất lượng
dịch vụ tại đây.
 Cần có cách thức tổ chức các hoạt động du lich một các tập trung và hợp lí.
 Nâng cao nhận thức của người dân về các lợi ích cũng như hệ quả mà hoạt
động du lịch sẽ mang lại .



PHẦN II: ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH
CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
1. Thực trạng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên.
1. Số lượng
Nguồn lao động trong ngành du lịch tại Ba Vì có thể phân thành 2 loại:
+ Lao động gián tiếp
+ Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch
nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực
tiếp. Ví dụ như lao động quản lý về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ, lao
động quản lý hành chính tại công ty lữ hành, khách sạn,…
( Ban quản lý vườn quốc gia Ba Vì, Ban quản lý khu di tích, sở VHTT và
DL,…)
Lao động trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách
sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý
du lịch,… Đây là nhóm lao động có số lượng nhiều nhất và đa dạng về chuyên
môn nghiệp vụ.
Cụ thể là lao động trong các bộ phận: Lễ tân đón tiếp, phục vụ buồng, phục vụ
nhà hàng, pha chế đồ uống, nhân viên nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, thuyết
minh viên du lịch, nhân viên điều hành và đại lý du lịch, các loại nhân viên
khác.
Ngoài ra còn có sự tham gia của một lực lượng không thể thiếu đối với mục
tiêu phát triển du lịch bền vững đó là cộng đồng du lịch địa phương tại Ba Vì
Theo thống ke 2016, trên địa bàn huyện Ba Vì có khoảng 15 đơn vị kinh doanh
du lịch với các sản phẩm chủ yếu như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch
văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch hội thảo…
Trong đó, hai loại hình du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng hoạt động hiệu
quả nhất, thu hút nhiều lao động tham gia. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ
nên trong thời gian qua, ngành du lịch tại Ba Vì đã tạo việc làm ổn định cho



hơn 1.500 lao động tại chỗ chiếm khoảng 0,58% tổng dân số huyện Ba Vì và thu
hút hơn 3.000 lao động ở các vùng lân cận đến kinh doanh trong mùa du lịch.
Đây là một tín hiêu rất khả quan đối với ngành du lịch cũng như sự phát triển
kinh tế của địa phương. Tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm ổn
định, thu nhập đáp ứng đời sống xã hội, giảm thiểu tinh trạng mất an ninh trật
tự,…
2. Chất lượng, trình độ của nguồn nhân lực
Cũng giống như tinh trang của toàn ngành du lich ở Việt Nam, nguồn lao động
tại Ba Vì có chuyên môn, kỹ năng cao thì thiếu, còn số lao động chưa đáp ứng
yêu cầu lại dư thừa.
Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện nay,
 Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cho biết:
+ Các công ty vẫn thiếu người làm, nhất là những người được đào tạo về chuyên
môn. Khi tuyển dụng lao động hầu hết là làm trái ngành và chưa qua đào tạo và
có tới 50% lao động được tuyển có bằng đào tạo đúng chuyên ngành nhưng
hàng năm các công ty vẫn phải phối hợp để tổ chức bồi dưỡng hoặc đào tạo lại
theo đúng yêu cầu thực tế của công việc.
+ Một thực tế nữa là các doanh nghiệp, công ty kinh doanh du lịch luôn trong
tình trạng thiếu người khi vào mùa cao điểm.
 Nhân lực quản lý kinh doanh và cung cấp dịch vụ du lịch
+ Số lượng nhân lực làm việc trong các đơn vị kinh doanh về du lịch vào cuối
năm 2017 là khoảng gần 5000 người (hơn 60% là người địa phương), tuy nhiên
chỉ 2-3% có trình độ chuyên môn đào tạo về du lịch.
-> Điều này cho thấy số lượng tham gia vào ngành du lịch của cộng đồng dân cư
là khá nhiều tuy nhiên mức độ và chất lượng tham gia vào du lịch chưa sâu.
+ Đội ngũ hướng dẫn viên chưa đáp ứng đủ về mặt số lượng lẫn chất lượng, hdv
thông thạo ngoại ngữ ít, chuyên môn chưa cao, hạn chế ở khả năng giao tiếp và
trình độ ngoại ngữ.
Nhiều nhân viên dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng...

nhưng khi được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp du lịch đều phải mất


thời gian và chi phí để đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ tuy
nhiên vẫn được đánh giá cao ở khả năng linh hoạt trong giải quyết các yêu cầu
của khách, nghiệp vụ nhận buồng và trả buồng khách sạn.
Câu 9. Mức độ hài lòng của du khách với dịch vụ được cung cấp
Mức độ hài lòng

Số phiếu

Rất hài lòng

05/21 = 23,8%

Hài lòng

04/21 = 19,04%

Bình thường

12/21 = 57,16%

Không hài lòng

0/21 = 0%

Mức độ hài lòng của du khách tương đối cao chiếm tổng 42,84% và mức bình
thường là 57,16% cho ta thấy du khách tương đối hài lòng với các dịch vụ tại
đây tuy nhiên các doanh nghiệp, chính quyền địa phương cần phải có các chính

sách đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và phục vụ của nhân viên để nâng mức độ hài
lòng của khách du lịch

Câu 10. Du khách có sử dụng thêm dịch vụ bổ sung không
Sử dụng dịch vụ bổ sung

Số phiếu



13/21 = 61,9%

Không

08/21 = 38,1%

Theo kết quả thì số du khách sử dụng thêm dịch vụ bổ sung khá cao13/21 chiếm
61,9% tuy nhiên hạn chế lớn nhất tại đây là dịch vụ bổ sung còn đơn giản chưa
đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách nên có khá nhiều du khách 8/21
chiếm 38,1% không lựa chọn dịch vụ bổ sung trong chuyến đi du lịch tại đây .
Các

trang

web

về

du


lịch

BookingBV.com,

www.traveloka.com,

mytour.com.vn,… du khách đánh giá khá tích cực về thái độ phục vụ của các
nhân viên. Tại các khách sạn như Melia Mountain BaVi Retreat, Bela Resort,
Paragon Hill Resort, Rose Garden, Bạch Dương Hotel, Ba Vi Thiên Sơn


×