Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chương III Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao độNg Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.25 KB, 13 trang )


Chương III Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao độNg Việt nam
III.1. Những kết quả đạt được
• Khi nền kinh tế bước sang cơ chế thị trưởng điều này đã tác động đến
công tác đào tạo bồi dưỡng lao động chu phù hợp . Và việc thay đổi hoàn
thiện cơ quan quản lý nhà nước cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội là
đòi hỏi khách quan. Thành lập lại tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ lao động -
Thương binh và xã hội là yêu cầu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa .
Thành lập lại Tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ lao đông- Thương binh
và xã hội là phù hợp với thực tế khách quan đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã
hội, tạo ra khả năng đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động,
nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ
thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng trong thị trường lao động.
• Về công tác dạy nghề trong những năm qua, ý kiến của các chuyên gia
giữa Bộ lao động - thương binh và xã hội và Bộ giáo dục và đào tạo đều
thống nhất nhận định :
- Công tác dạy nghề có những chuyển biến phù hợp với cơ chế thị trường
. Hệ thống cơ sở dạy nghề đa sở hữu đã và đang hình thành, bao gồm các cơ
sở dạy nghề của nhà nước, của doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể của tư
nhân . Hình thức dạy nghề có thể được tổ chức thành trường , hoặc kèm cặp
tại phân xưởng, tại nhà, truyền nghề... với các chương trình dài hạn ngắn hạn,
theo chuyên đề do người học yêu cầu và thỏa thuận giữa cơ sở dạy nghề và
người học
- Với hệ thống gồm khoảng 1000 cơ sở dạy nghề, hàng năm đã đào tạo
khoảng 300.000 người, đủ các cấp độ để cung cấp cho nền kinh tế quốc dân,
trong đó có các nghề chính quy đào tạo khoảng 22.000 người, các cơ sở dạy
nghề ngắn hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể đào tạo khoảng
128.000 người, các cơ sở dạy nghề dân lập, tư nhân các làng nghề, phố nghề
đào tạo khoảng 150.000 người giúp họ tự tạo được việc làm.
• Bước sang cơ chế thị trường công tác đào tạo đã góp phần đưa chất


lượng của đội ngũ lao động quản lý trong việc am hiểu sâu về ngành nghề đối
thủ cạnh tranh, khách hàng, bạn hàng, am hiểu về các lĩnh vực xã hội khác .
• Người lao động tay nghề được đào tạo có bài bản, được đào tạo về kỹ
thuật và công nghệ hiện đại cho nên tính năng động sáng tạo được nâng cao
về chất lượng đào tạo mà còn am hiểu thêm về thị trường.
• Công cụ lao động theo thời gian đã được đổi mới nâng cao cả về mặt
chất lượng, khối lượng và chức năng. Ngày nay cùng với sự “ mở cửa” của
các công cụ lao động (máy móc thiết bị) ngày càng được đổi mới thông qua
các hình thức chuyển giao.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo tay nghề, sử dụng lao
động đã qua đào tạo và cơ quan nhà nước quản lý công tác này còn rất nhiều
những tồn tại cần phải khắc phục.
III.2. Những tồn tại:
• Về tổ chức cơ quan quản lý sự nghiệp dạy nghề từ trung ương đến địa
phương trong mấy chục năm qua nhiều lần nhập tách, chuyển bộ chủ quản
(hiện nay Tổng cục dạy nghề trực thuộc bộ lao đông- thương binh và xã hội).
Đây là một khó khăn trong công tác này. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng và số lượng lao động được đào tào ra. Điều này do khi tách và khi sát
nhập vấn đề đào tạo sẽ phần nào không được quan tâm nắm tình hình một
cách có hệ thống.
• Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, công tác dạy nghề mất định
hướng, lúng túng phó mặc cho thị trường. Có lẽ đây là nguyên nhân cơ bản
nhất sự tụt hậu (về quy mô và chất lượng dạy nghề), khó khăn nhiều mặt của
công tác này chỉ nói riêng về số lượng trường dạy nghề chính quy, có lúc cả
nước có tới 366 trường, năng lực chiêu sinh mỗi năm 20 vạn học sinh. Vậy
mà chỉd hơn 10 năm số cơ sở và khả năng chiêu sinh đã giảm quá một nửa.
Muốn khôi phục lại năng lực cũ chưa kể tốn kém rất lớn về tiền của, mà còn
phải có thời gian.
• Những năm qua, nguồn tài chính, nguồn từ ngân sách bố trí cho ngành

giáo dục - đào tạo tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt ngân sách
cấp cho dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo rất hạn hẹp,
lại luôn có chiều hướng giảm (từ 8.7% năm 1991 xuống 4.87% tức 33.49 tỷ
đồng năm 1996). Với mức tiền ít ỏi trên nhiều trường dạy nghề năng động tìm
nguồn bổ sung (kể cả thu học phí của học sinh, và tổ chức sản xuất dịch vụ)
nhưng cũng chỉ đủ duy trì hoạt động tối thiểu trước mắt, không có điều kiện
trang bị lại máy móc công nghệ mới, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, công tác
dạy nghề bị tụt hậu.
• Các chính sách nhà nước liên quan tới công tác dạy nghề còn chưa
đồng bộ thiếu tính chặt chẽ, hấp dẫn, cũng gây tác động không nhỏ đến sự suy
giảm chung. Đơn cử chất lượng lao đông có vai trò quyết định tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh, bởi vậy trong cơ chế thị trường người sử dụng lao động
phải có trách nhiệm đóng góp vào đào tạo lần đầu và đặc biệt đào tạo lại, đào
tạo nâng cao số lao động trong doanh nghiệp. Đạo lý là vậy nhưng cơ chế
chính sách điều tiết cụ thể chưa có. Về mặt tâm lý xã hội thì số đông thanh
niên và các bậc phụ huynh, cho rằng: con đường tiến thân trước hết phải vào
đại học, tiếp đó là trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là vào các trường dạy
nghề, để thay đổi thực tế này, phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động,
nhưng chủ yếu là chính sách khuyến khích và học bổng (khi học viên học ở
trường nghề) và tiền lương khi sử dụng. Những vấn đề này đang còn bất cập
trong thực tế . Ngay cả chính sách khuyến khích với đội ngũ giáo viên dạy
nghề, so với người cùng trình độ trong các cương vị khác, cũng còn nhiều vấn
đề tồn tại.
• Chậm định hướng phát triển lĩnh vực dạy nghề:
Đất nước đổi mới, các ngành, các lĩnh vực đều có sự thay đổi cho phù
hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN, nhưng lĩnh vực dạy nghề không kịp thời định hướng hoạt động. Sự
chuyển biến bước đầu theo định hướng đa dạng hóa xã hội hóa là do tác đông
trực tiếp của cơ chế thị trường, buộc công tác dạy nghề phải theo để tồn tại.
Hoạt động dạy nghề thơì gian qua mang nặng tính tự phát.

• Buông lỏng quản lý nhà nước: Hơn 10 năm qua, các cơ sở dạy nghề
“tự lo số phận của mình. Mấy trăm cơ sở dạy nghề của nhà nước được hình
thành từ thời bao cấp tự bươn chải để sống . Các cơ sở dạy nghề của tư nhân
lấy mục tiêu lợi nhuận là chính đua nhau thành lập. Họ dạy gì, dạy thế nào,
nhà nước không kiểm soát được hết giữa cung và cầu, giữa đào tạo và sử
dụng công nhân kỹ thuật không có sự quản lý của nhà nước.
• Công tác dạy nghề trước mắt có nhiều mối lo:
- Quy mô năng lực đào tạo nghề từ nay đến năm 2000 không tăng kịp để
đạt được mục tiêu do đại hội 8 của Đảng đề ra (tăng quy mô học nghề bằng
mọi hình thức để đạt được 22-25% đội ngũ lao động qua đào tạo năm 2000”) ,
cũng như không đáp ứng được yêu cầu học nghề ngày càng lớn của toàn xã
hội ( hàng năm cả nước có 90 vạn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và
phổ thông cơ sở, không vòa các trường đại học, trung học chuyên nghiệp...

×