Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.25 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƯỜNG MỸ
2.1. Tổng quan về xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1 Ngành công nghiệp đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1.1 Quy mô của ngành đồ gỗ
10 năm qua, Việt Nam đã có khá nhiều cụm công nghiệp chế biến
gỗ quy mô tương đối lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh,
Quảng Nam... với 2.526 doanh nghiệp năm 2007 , trong đó chủ yếu là
các DN dân doanh (1.961 DN), thu hút khoảng 170.000 lao động. Chủ
tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, công nghiệp chế biến gỗ
của Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư từ các nước vào
Việt Nam. Hiện nay cả nước có 410 dự án đầu tư nước ngoài vào
ngành chế biến gỗ, trong đó có hơn 300 dự án đã thực hiện với vốn đầu
tư hơn 1 tỷ USD. Chỉ tính trong năm 2006, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài trong chế biến gỗ đã đóng góp hơn 50% tổng kim ngạch
xuất khẩu gỗ 1,93 tỷ USD. Bình Dương, nơi đóng góp gần 40% kim
ngạch xuất khẩu gỗ cả nước, có tới 369 doanh nghiệp chế biến gỗ;
trong đó có 194 doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư hơn 700 triệu
USD.Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy mô sản suất
với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như
Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển. Công ty TNHH
Khải Vy từ 2 nhà máy ở TPHCM và Bình Định đã đầu tư nâng lên 4 nhà
máy, sử dụng 4.800 công nhân, xuất khẩu mỗi tháng hơn 500 container
đồ gỗ và đang đàm phán mua thêm một nhà máy trị giá 25 triệu USD.
Trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam
hiện nay có nhiều doanh nghiệp 100% vốn trong nước, đã chứng tỏ sự
vươn lên của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vốn lâu nay
thường bị xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nói đến công nghiệp đồ gỗ thì không thể không nhắc đến các làng
nghề truyền thống của Việt Nam.Hiện nay cả nước có khoảng 342 làng
nghề gỗ mỹ nghệ, trong đó có những làng nghề lớn như Vân Hà (Hà


Nội), Hữu Bằng, Dư Dụ, Vạn Điểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (Hà Tây), Bích
Chu (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng
Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định), Kim Bồng (Quảng Nam).v.v.
Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, các sản phẩm gỗ mỹ nghệ
của Việt Nam còn phong phú về mẫu mã, chủng loại, phục vụ cho mọi
nhu cầu đa dạng của cuộc sống từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ,
đèn... đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp. Sản phẩm gỗ
mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm
triệu USD/năm.
Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là
các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí.
Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có
sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản
xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của
các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
2.1.1.2 Chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Đa số sản phẩm gỗ của Việt Nam là sản phẩm có chất lượng trung
bình,hướng tới nhóm sản phẩm bình dân giá thấp. Tuy nhiên theo nhiều
doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tính toán, do chi phí đầu vào quá cao đã đẩy
giá hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cao hơn các nước khác (thậm
chí, một số mặt hàng còn có giá cao hơn hàng sản xuất tại Mỹ) nên khó
cạnh tranh để giành đơn hàng. Giá các sản phẩm của Việt Nam cao hơn
của Trung Quốc khoảng 20%,do đó sản phẩm gỗ Việt Nam đang gặp
khó khăn trong cạnh tranh về giá với đối thủ của lớn nhất là Trung Quốc.
Bên cạnh những mặt hàng giá thấp,đồ gỗ Việt Nam cũng đã quam
tâm phát triển đến mặt hàng có giá trị cao hơn. Ông Trần Quốc Mạnh,
Tổng Giám đốc Công ty Sadaco cho biết, việc sản xuất đồ gỗ của VN
hiện nay đã bắt đầu đi theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị

cao. Nếu những năm trước, một bộ bàn ghế có giá trị từ 500 - 600 USD
thì hiện nay VN đã sản xuất những bộ bàn ghế có giá từ 1.100 - 1.800
USD
Sản phẩm gỗ Việt Nam có xu hướng nhấn mạnh đến tính dân tộc
hoặc văn hóa của sản phẩm, tuy nhiên cần xem xét những đặc tính này
trong việc xuất khẩu vì nõ có thể có giá trị đối với dân tộc hoặc nền văn
hóa này song lại chẳng có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc một nền
văn hóa khác
Thực tế điểm yếu chung của các doanh nghiệp chế biến, kinh
doanh đồ gỗ cũng như các làng nghề Việt Nam là sự nghèo nàn về kiểu
dáng, mẫu mã sản phẩm. Nghĩa là sự sáng tạo của các DN không theo
kịp với những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng. Hiện tại, 90%
mẫu mã hàng dựa trên mẫu đặt hàng từ người mua.Tuy nhiên sản
phẩm đồ gỗ Việt Nam ở các làng nghề chủ yếu là do tinh chế, tận dụng
được trình độ lành nghế của lao động, đặc biệt là các nghệ nhân được
đánh giá là tỷ mỉ, sâu sắc và phong cách nghiêng về châu Âu( ảnh
hưởng từ Pháp) .
2.1.1.3 Các lỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Sự phát triển mạnh của ngành đồ gỗ trong những năm gần đây một
phần nhờ những điều kiện thuận lợi khách quan nhưng chủ yếu phải ghi
nhận sự nỗ lực mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm, chủ động tìm
kiếm thị trường của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ cũng như sự hỗ
trợ, liên kết của các Hiệp hội đồ gỗ và các chương trình xúc tiến xuất
khẩu đồ gỗ do Nhà nước hỗ trợ.
Năm 2004 là năm khởi đầu cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu
đồ gỗ mang tính hệ thống, liên tục và khá chuyên nghiệp và được đưa
vào chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia. Các hội chợ triển lãm,
hội thảo, tập huấn khảo sát thị trường chuyên ngành đỗ gỗ được tổ
chức liên tiếp.
Đáng chú ý là Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Công

Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ
nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh City Expo) đã thu hút được sự
quan tâm của khách quốc tế đối với ngành đồ gỗ Việt Nam. Năm 2008,
Hội chợ này được tổ chức với quy mô 824 gian hàng của 319 doanh
nghiệp trong và ngoài nước, và đã thu hút số lượng khách tham quan
đáng kể, trên 22.500 lượt khách trong nước và khoảng 7.500 khách
nước ngoài , trong đó có khoảng 800 nhà nhập khẩu đồ gỗ và thủ công
mỹ nghệ đến từ 26 quốc gia như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Đài Loan,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Úc, Nga… đã trực
tiếp hoặc gián tiếp đàm phán, ký kết 125 hợp đồng tại Hội chợ có trị giá
trên 25,6 triệu USD.
Bên cạnh đó, Cục Xúc tiến thương mại cũng phối hợp với Hiệp hội
đồ gỗ thành phố HCM tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia và khảo sát
thị trường đồ gỗ tại Hội chợ High Point (New York) 2004-2005 và Hội
chợ Las Vegas Market 2006- 2008 nhằm quảng bá sản phẩm của các
doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng như khách thăm quan
quốc tế. Tại các kỳ hội chợ này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thu
được những đơn hàng có giá trị cao cũng như học hỏi được mẫu mã,
tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu đồ gỗ của thị trường.
Hiện nay, việc Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Công
Thương TP HCM tổ chức Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Hiệp hội đồ gỗ Thành phố HCM tổ
chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại Mỹ
đã trở thành hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia thường niên do
Cục XTTM làm đơn vị chủ trì.
Ngoài ra, Hiệp hội đồ gỗ Việt Nam cũng đã tổ chức các đoàn khảo
sát thị trường đồ gỗ, tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ ở nước
ngoài, các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
Bên cạnh việc tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá cho đồ gỗ

Việt Nam cũng đã bước đầu được thực hiện mang tính chuyên nghiệp
và bài bản hơn với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình xúc tiến thương
mại quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, ngành gỗ Việt Nam được quảng bá
thường xuyên trên tạp chí Furniture Today - tạp chí về chuyên ngành đồ
gỗ lớn của Mỹ với số lượng xuất bản là 20,000. Sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu, giới chuyên môn quốc tế đối với ngành gỗ Việt Nam
ngày một tăng.
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam kể từ năm 2000 trở lại
đây luôn có mức tăng trưởng cao,nhìn chung có thể chia làm 2 giai
đoạn: từ trước năm 2004,và giai đoạn từ năm 2004 trở lại đây.Biểu đồ
sau cho thấy kim ngạch xuất khẩu của hai giai đoạn của xuất khẩu đồ
gỗ.
Đvt: triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2000–
2004
Sau khi nhà nước chủ trương mở của nền kinh tế, xuất nhập khẩu
vào nước ta nói chung đều tăng trưởng cao.Đối với ngành đồ gỗ,kể từ
2000 có những mức tăng rất cao. Năm 2004 là năm đánh dấu thành
công lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt
gần 1,1 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2003.Đưa đồ gỗ trở thành một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Kể từ năm 2004, tốc độ tăng trưởng của đồ gỗ xuất khẩu tiếp tục
tăng nhanh và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ
hai trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2005 xuất khẩu đồ gỗ tiếp tục tăng
tốc, đạt gần 1,6 tỷ USD và chính thức đứng vào tốp 5 mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước (sau dầu khí, giầy dép, dệt may,
thuỷ sản).Tính đến tháng 6 năm 2008 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
của cả nước đạt khoảng 1,36 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm
ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ thực

hiện được 45,6% kế hoạch năm.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng
12/2008 đạt 269,4 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng 11 và tăng 3,1%
so với cùng kỳy năm 2007. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm
ngoái và chỉ đạt được 93,3% kế hoạch năm.
Về thị trường, tính từ năm 2006 đến nay Mỹ, EU và Nhật Bản là ba
thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 77,92% kim ngạch xuất
khẩu gỗ của Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm 38,36%, EU chiếm 26,23%,
Nhật Bản chiếm 13,33%
Nguồn: Thống kê của Tổng cục hải quan, thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2008 trên www.agroviet.gov.vn

×