Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

lời Mở Đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.09 KB, 2 trang )

lời Mở Đầu
Ngày nay nền kinh tế nói chung và ngành thương mại Việt Nam nói riêng
đang đứng trước nhiều cơ hội và thử thách mới. Trước mắt là cả một thế giới
với sự phát triển ngày càng cao về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý và cả văn
hoá xã hội. Với hoàn cảnh đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách
kinh tế phù hợp, đúng đắn để tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) hiện nay Việt nam
đã đặt quan hệ với hơn 70 quốc gia trên cơ sở các hiệp định thương mại, tiếp tới
là việc gia nhập AFTA sẽ giúp cho Việt nam có cơ hội để lớn mạnh hơn. Như
vậy khối lượng hàng hoá sẽ được sản xuất ra ngày càng nhiều, với sự phát triển
của Marketing trong nền kinh tế nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng
sẽ làm cho nguồn cung đáp ứng cầu một cách hài hoà.
Đối với các doanh nghiệp việc xác định thị trường, thời cơ kinh doanh và
kinh tế thị trường là một cách tốt nhất để tồn tạiu và phát triển. Do đó áp dụng
quy trình Marketing vào sản xuất kinh doanh cho phép các doanh nghiệp giải
quyết vấn đề trên theo phương châm của Marketing: "chỉ sản xuất và bán những
gì thị trường cần chứ không sản xuất và bán những gì mình có". Song cái thị
trường cần thì rất nhiều người bán, đây là một vấn đề rất quan trọng để tồn tại
và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt khi đó hoạt
động xúc tiến thương mại với các công cụ hữu hiệu sẽ làm cho việc tiêu thụ sản
phẩm được dễ dàng hơn đảm bảo cho nghiệp vụ tồn tại và phát triển. Hoạt động
xúc tiến thương mại ngày càng chở nen quan trọng trong chiến lược Marketing
của công ty. Tuy nhiên các công cụ của xúc tiến thương mại là một biến số kinh
doanh, nó chỉ đem lại hiệu quả khi vận hành một cách hợp lý.
Qua quá trình thực tập tại công ty hoá dầu Petrolimex tôi thấy được sự bức
thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để khắc phục những thiếu sót và tăng
hiệu quả kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng đòi hỏi có sự hoàn thiện
hơn về vấn đề Marketing.
Xuất phát từ thực tế tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện công nghệ
Marketing xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex" làm luận văn tốt
nghiệp của mình.


*Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh ở
công ty hoá dầu Petrolimex trong những năm gần đây. Đồng thời tập hợp hệ
thống về công nghệ xúc tiến thương mại trong các công ty sản xuất kinh doanh
hiện nay. Sau đó đánh giá thực trạng xúc tiến thương mại tại công ty từ đó đưa
ra đề xuất hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến thương mại tại công ty.
*Phạm vi nghiên cứu: với nội dung đề tài cần tiếp cận, trong giới hạn về
thời gian nghiên cứu và khả năng thực tế của một sinh viên chúng tôi nghiên
cứu đề tài ở góc độ tiếp cận môn học Marketing thương mại để xử lý các biện
pháp cơ bản đẩy mạnh công tác tổ chức công nghệ xúc tiến thương mại trên
bình diện phương pháp luận là chủ yếu.
*Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi tiến hành nghiên cứu với sự vận dụng
phương pháp duy vật biện chứng cộng với quan điểm tư duy kinh tế mới trong
kinh doanh để nhận xét đánh giá từ sơ bộ đến cụ thể về quá trình xúc tiến
thương mại ở công ty.
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố cục gồm 3
chương:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về công nghệ Marketing xúc tiến thương
mại ở các công ty kinh doanh hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay.
Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu
Petrolimex.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến
thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×