Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.55 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY THUỐC LÁ LONG AN
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Long An
Công ty Thuốc Lá Long An là đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng Công Ty Thuốc
lá Việt Nam, tiền thân là Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Tân Trụ.
Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Tân Trụ là doanh nghiệp đoàn thể
thuộc Ban Tài Chính Quản Trị Tỉnh Ủy Long An, được thành lập theo quyết định số
994/QĐ-UB ngày 18/05/1993 của UBND tỉnh Long An với chức năng sản xuất kinh
doanh: Xay xát, kinh doanh lương thực và dịch vụ ăn uống.
Trong quá trình hoạt động, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Long An Công ty
được phép bổ sung thêm nghành kinh doanh: Gia công, sản xuất, tiêu thụ Thuốc lá nội
địa trong và ngoài tỉnh theo quyết định số 1961/QD-UB ngày 21/04/1995.
Đến năm 2000,căn cứ theo quyết định số 110/2000/QD-UB ngày 20/09/2000 của
Thủ Tướng Chính Phủ về việc” chuyển Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp
Tân Trụ về làm thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam”,căn cứ theo quyết định
số 22/TLVN-QD-TC ngày 10/11/2000 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty
Thuốc Lá Việt Nam về việc” đổi tên Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Tân
Trụ thành Nhà máy Thuốc lá Long An” và điều chỉnh nghành nghề kinh doanh của Nhà
máy là: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu.
Ngày 08/12/2005 Thủ Tướng Chính Phủ có quyết định số 324/2005/QD-TTg về
việc chuyển Nhà máy Thuốc lá Long An thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam thành
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Long An.
Công ty Thuốc lá Long An là một tổ chức sản xuất và kinh doanh Thuốc lá điếu,có
đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng để giao
dịch sản xuất kinh doanh.
Chức năng chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu nội tiêu, chủ yếu
phục vụ tầng lớp lao động bình dân có thu nhập trung bình và thấp.
Căn cứ vào kế hoạch hàng năm do Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giao, Công ty luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về sản lượng, nộp ngân sách, lợi nhuận và đảm bảo
việc làm ổn định cho người lao động. Công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần cho CB-CNV tạo cho họ sự an tâm khi công tác cho Công ty.


Tên gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Long An.
Tên giao dịch: Công ty Thuốc lá Long An.
Tên giao dịch quốc tế: Long An COMPANY LIMITED.
Địa chỉ: 08A Quốc lộ 1A, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
 Điện thoại: 072 891271  Fax: 072 632073
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
 Sơ đồ tổ chức:(sơ đồ 5)
Phòng
KT-CN
Phòng
thị trường
Phòng TC-KT
Kế toán
Phòng
KHVT
Xưởng vấn
bao
Xưởng sợi
Giám Đốc
Chủ tịch
Công ty
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
PHÓ GIÁM ĐỐC 2 2
2.3 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
+ Chủ Tịch: có quyền nhân danh Công ty để quyết định các quyền và lợi ích hợp pháp
của Công ty, trừ những quyền thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu Công ty theo quy định
tại điều 12 của điều lệ này.
+ Ban Giám Đốc
Giám Đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành, quyết định toàn bộ hoạt
động Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, chủ sở hữu , chủ tịch Công ty về hoạt

động sản xuất kinh doanh theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Giám
Phòng
KT-CĐ
Phòng tổ
chức HC
đốc quản lý theo chế độ thủ trưởng, phân công , giao nhiệm vụ cho các phó giám đốc
thực hiện.
Phó Giám Đốc: có nhiệm vụ giúp cho giám đốc quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm
vụ do giám đốc phân công hoặc ủy quyền một số công tác cụ thể và chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công hay ủy quyền đó.
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng chức năng chịu trách nhiệm về các vấn đề nhân sự
và hành chính, tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của công tác
nội bộ toàn Công ty.
+ Quản lý về số lượng, chất lượng, lý lịch. Tổ chức sắp xếp lao động một cách khoa
học, tổ chức đào tạo, thi nâng cấp bậc, tuyển dụng cán bộ công nhân viên phục vụ cho
lao động, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương.
+ Xây dựng bổ sung mức lao động, kế hoạch tiền lương, hình thức trả lương và tiền
thưởng, qui hoạch, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa các cấp, thực hiện chính
sách đối với người lao động nghỉ hưu, mất sức ,từ tuất, chấm dứt hợp đồng lao động ;
đảm bảo các chế độ như: bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn con người
và các chế độ khác có liên quan. Theo dỏi quản lý lao động về thời giờ làm việc, nghỉ
ngơi; tổng hợp báo cáo thường kỳ và đột xuất tình hình sản xuất của Công ty và các báo
cáo nghiệp vụ chuyên đề về lao động tiền lương, quản lý bộ phận phục vụ, vệ sinh, lái
xe và lực lượng bảo vệ, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận, phòng chuyên môn, xưởng thực
hiện chỉ thị, chỉ đạo của giám đốc; thực hiện công tác tiếp khách của công ty .
Công tác văn thư bảo mật lưu trữ bảo quản hồ sơ của Công ty theo qui định của nhà
nước, qui chế của Tổng Công ty, Công ty; công văn đi đến, đánh máy văn bản.
Quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của nhà nước, qui chế của Tổng Công ty,
Công ty, đóng dấu vào hóa đơn xuất hàng trên cơ sở có chữ ký của Ban giám đốc.
+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, quan hệ với phòng chức năng của Tổng

Công ty Thuốc lá Việt Nam, phối hợp với phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ có
liên quan đến công tác công văn, giấy tờ, công tác lưu trữ và sử dụng con dấu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán: Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đúng đối tượng
và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;
kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện ngăn ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Cung cấp thông tin, số liệu
kế toán theo quy định pháp luật.
+ Phòng kế toán bao gồm: kế toán trưởng; phó phòng tài chính kế toán; kế toán tài sản
cố định; kế toán nguồn vốn; kế toán tổng hợp; kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội,
thủ quỹ; kế toán thanh toán; kế toán công cụ-dụng cụ, phụ tùng thay thế; kế toán công
nợ; kế toán vật tư, nguyên liệu; kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm; kế toán thuế, tem Thuốc lá. Mỗi kế toán có quyền hạn chức vụ và trách nhiệm
khác nhau nhưng tất cả đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.
+ Quan hệ với phòng chức năng của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam như phòng Tài
chính-Kế toán và các phòng khác có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, quan hệ chặt
chẽ với các phòng chuyên môn, các xưởng sản xuất của công ty để thực hiện các nhiệm
vụ có liên quan.
Phòng kế hoạch-vật tư: là phòng nghiệp vụ làm công tác tham mưu cho lãnh đạo Công
ty thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất, cung ứng đầy đủ nguyên liệu vật tư
phục vụ kế hoạch sản xuất, sửa chữa thường xuyên, xây dựng và điều hành kế hoạch
sản xuất, và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Lập công tác kế hoạch sản xuất: xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, quí, tháng,
theo dõi và điều hành việc thực hiện kế hoạch đã giao cho xưởng sản xuất, công tác kế
hoạch và cung ứng nguyên phụ liệu, vật tư cho kế hoạch sản xuất; dự thảo các hợp đồng
thu mua nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, in ấn bao bì, tổ chức mua sắm cung ứng kịp thời
cho sản xuất, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Báo cáo thống kê, lập hóa đơn bán hàng.
+ Tham mưu cho Giám đốc các công tác liên quan đến việc xây dựng, sửa chữa, bảo trì
hệ thống nhà xưởng, kho tàng và các vật kiến trúc khác của Công ty theo đúng trình tự
và điều lệ quản lý xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước, xây dựng kế hoạch mua
bảo hiểm đối với cơ sở vật chất và hàng hóa.
Đề xuất giám đốc thuê tư vấn( hoặc tự làm) lập ác dự án đầu tư và triển khai thực hiện;
Tham gia ban quản lý công trình của Công ty theo dõi, giám sát các công trình xây dựng
do đơn vị thi công thực hiện.
Quản lý đội bốc xếp Công ty theo đúng qui định của Công ty.
+ Đối với các kho: sắp xếp hàng hóa có tính khoa học thực hiện theo Iso, nhập trước
xuất trước( đối với thành phẩm) tiếp nhận, bốc dỡ, bảo quản nguyên, phụ liệu, vật tư,
phụ tùng máy do các đơn vị ngoài Công ty giao, cấp phát kịp thời, đúng qui định đáp
ứng yêu cầu sản xuất, kiểm tra hàng trước khi nhập kho, xuất nhập phải có chứng từ,
hóa đơn đầy đủ, hàng hóa trong kho sắp xếp gọn gàng đúng với từng chủng loại, đảm
bảo về công tác PCCC. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở công nhân về công
tác ATLĐ, vệ sinh công nghiệp, PCCC, thực hiện đúng công tác thống kê, xuất nhập,
tồn kho, có quyền từ chối nhập kho và báo cáo Trưởng phòng Kế hoạch-Vật tư, Ban
giám đốc xử lý nếu hàng hóa thực tế nhập không khớp với
hóa đơn. Có quyền kiến nghị với phòng chuyên môn, Ban giám đốc trong vấn đề xuất
nhập và bảo quản hàng hóa liên quan đến kho.
+ Quan hệ với phòng chức năng cấp trên để triển khai công tác, quan hệ với phòng
chuyên môn của Công ty để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến kế hoạch sản xuất và
cung ứng nguyên liệu, quan hệ với phòng thị trường để phối hợp điều hành sản xuất và
đề xuất tăng giá sản phẩm theo từng thời kỳ, phối hợp với phòng Tài chính kiểm kê
kho, hàng hóa theo qui định Nhà nước.
Phòng thị trường: là phòng nghiệp vụ làm công tác tham mưu cho lãnh đạo Công ty về
công tác tiêu thụ và thị trường của công ty.
Công tác thị trường: Tổ chức thực hiện chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của
Công ty và của phòng, đảm bảo sự thỏa mãn cho khách hàng; Tham mưu và đề xuất xây
dựng và tổ chức triển khi thực hiện các chương trình, chính sách thị trường phù hợp với

tình hình thực tế nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty ;Tham mưu và đề xuất
phát triển sản phẩm mới, thị trường mới; tham mưu và Phối hợp xây dựng đơn giá sản
phẩm; Giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động của từng bộ phận thị trường; Tham mưu,
đề xuất với Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch thu tuyển giám sát bán hàng và nhân viên
hàng hàng hàng năm của Công ty ; tổng kết, xử lý số liệu thống kê của bộ phận thị
trường; Lập báo cáo tình hình thị trường hàng tháng; Xây dựng, lập kế hoạch chính
sách thị trường hàng năm.
Công tác tiêu thụ: Dự thảo hợp đồng tiêu thụ; Phối hợp xây dựng kế hoạch tiêu thụ
hàng tháng, quí(theo mẫu) dựa trên kế hoạch tiêu thụ của Công ty; Xây dựng các tiêu
chí khách hàng hàng năm để có đề xuất với lãnh đạo khen thưởng và cắt giảm hợp đồng
tiêu thụ; Quản lý, kiểm tra, kiểm soát hàng tồn kho tại các đại lý cấp; xây dựng và phát
triển hình ảnh văn hóa bán hàng của Công ty; công tác thu hồi sản phẩm trên thị trường;
Quản lý, theo dỏi hợp đồng vận chuyển Thuốc lá bao( nếu có) với các đại lý, doanh nghiệp.
Mối quan hệ làm việc:
Đối với Chủ tịch, Ban Giám đốc tuyệt đối tôn trọng, phục tùng và trung thực. Ngoài
chức năng thị trường còn là phòng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc quản lý bộ
phận thị trường trong Công ty, do đó mỗi CB-CNV thuộc phòng phải chịu sự quản lý và
chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám đốc; tham mưu đề xuất các chính sách thị trường có hiệu
quả, nhanh chóng theo tình hình diển biến trên thị trường; dự đoán, dự báo chính xác
tình hình thị trường, xác định rõ các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp có tiềm năng, tiềm
lực,…để có chính sách phù hợp.
Tuyệt đối giữ bí mật về các thông tin thị trường của Công ty.
- Đối với từng bộ phận cần có sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực tiêu thụ- thị
trường, hướng dẫn các bộ phận thực hiện tốt các quy trình, nghiệp vụ thị trường
theo đúng qui định của Công ty và Pháp luật Nhà nước.
- Đối với các phòng chức năng phải có mối liên hệ chặt chẽ với Phòng Tài chính
Kế toán về mặt tài chính, thu hồi công nợ, hợp đồng tiêu thụ, các hợp đồng liên
quan và các chính sách thị trường…Phòng Kế hoạch Vật tư về giá cả, tiêu thụ sản
phẩm, vận chuyển hàng hóa…Phòng Tổ chức Hành chính về mặt nhân sự, các chính
sách BHXH, Y tế … Phòng Kỹ thuật công nghệ sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm

Xưởng sản xuất về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì,…
- Đối với Tổng Công ty, cụ thể Phòng Thị trường hợp tác quan hệ trao đổi thông
tin thị trường trên cơ sở bình đẳng; Báo cáo thông tin thị trường theo mẫu qui định
của Tổng Công ty.
- Đối với khách hàng, từng bộ phận thị trường tuyệt đối tạo mối quan hệ, xây
dựng hình ảnh Công ty tốt đẹp trong lòng các khách hàng từng cấp; Quá trình tiếp
xúc, thực hiện hợp đồng với khách hàng cần tôn trọng, không gây khó khăn cho
khách hàng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ-chính sách thị trường cũng như giữ uy
tín cho Công ty.
- Đối với cơ quan hữu quan, theo qui định của Công ty.
- Đối với các Doanh nghiệp, Công ty đối tác theo qui định của Công ty.
Phòng Kỹ thuật công nghệ, Tổ KCS: làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo công ty về
công tác kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển sản xuất, quản lý,
thực hiện xây dựng, giám sát quy trình công nghệ sản xuất sợi và Thuốc lá điếu, thực
hiện công tác kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
+ Phối hợp với phòng Kế hoạch-Vật tư lập dự trù nguyên liệu, hương liệu để đảm bảo
sản xuất, phối hợp với Phòng Tài chính kế toán để xây dựng tính toán giá thành, tham
gia xây dựng và quản lý định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất.
+ Tổ KCS: kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra ký biên bản nghiệm thu và
giám sát thực hiện, lập hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tổ KCS có quyền đề nghị
các biện pháp xử lý kỹ thuật trong giao nhận, đề nghị sửa đổi bổ sung các tiêu chuẩn kỹ
thuật, không nhập nguyên liệu khi không đạt yêu cầu, không cho phép xuất xưởng khi
sản phẩm không đạt yêu cầu. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc.
Phòng kỹ thuật cơ điện: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho lãnh đạo về các lĩnh vực
chuyên môn đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển sản xuất, quản lý, xây dựng quy
trình và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến thiết bị máy móc của công ty
và công tác đầu tư mới. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc.
Các xưởng sản xuất (xưởng vấn bao, xưởng chế biến sợi): xưởng sản xuất theo kế
hoạch của Công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
+ Cơ cấu tổ chức gồm: Quản đốc, phó Quản đốc, Trưởng ca, công nhân.

+ Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo
chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động. Quản lý lao động trong
giờ sản xuất, thực hiện đúng nội quy Công ty, quản lý vận hành máy, thiết bị, thực hiện
nhiệm vụ theo chỉ đạo của Giám đốc về sản xuất, thi đua, khen thưởng, tổ chức ôn tập,
nâng bậc cho công nhân.
+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Nhận sự chỉ đạo, các thông tin từ Giám
đốc về kế hoạch sản xuất và các hoạt động trong xưởng. Báo cáo với Giám đốc việc
thực hiện kế hoạch sản xuất được giao, những kiến nghị, đề xuất. Phối hợp với các
phòng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nguyên liệu lá + hương liệu
Sợi thành phẩm
Đưa vào máy vấn
Đóng bạc
Đóng gói
Dán tem
Ủi kiếng gói
Đóng tút
Ủi kiếng tút
Thành phẩm
2.4. Qui trình công nghệ sản xuất:
2.4.1 Đặc điểm về lao động của Công ty
Biểu số 1:Cơ cấu lao động của Công ty Thuốc lá Long An
Năm
Trình độ
2007 2008 2009 2010
SLĐ % SLĐ % SLĐ % SLĐ %
1. Đại học 27 11,73 30 12,19 38 15,83 38 13,19
2. Cao đẳng 6 2,60 6 2,43 4 1,66 7 2,43
3. Trung cấp 14 6,08 14 5,69 13 5,41 15 5,20
4.Công nhân kỹ thuật 16 6,95 24 9,75 19 7,91 26 9,02

5. Sơ cấp 0 0 0 11 3,81
5.Lao động phổ thông 167 72,60 172 69,91 166 69,16 191 66,31
Tổng số lao động 230 246 240 288
((Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh, ngày 31 tháng 12 năm 2010).
Qua biểu trên ta thấy tỉ lệ cán bộ công nhân có trình độ đại học của năm 2010 chiếm
13,19% tỉ lệ tương đối thấp. Trong khi đó số cán bộ công nhân viên có trình độ phổ
thông chiếm tỉ lệ tương đối cao khoảng 66,31% Để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ
trong những năm tới thì Công ty cần có kế hoạch về công tác đào tạo và đào tạo lại,
tuyển chọn thêm các kĩ sư mới ra trường.
Động viên cán bộ công nhân viên toàn Công ty đẩy mạnh sản xuất bằng cách Công
ty thực hiện trả lương theo doanh thu. Để việc trả lương được công bằng Công ty đang
phối hợp với bộ phân tiền lao động tiền lương của Tổng Công ty nghiên cứu quy chế trả
lương phù hợp với việc làm của người lao động.
Công ty cũng rất quan tâm đến điều kiện vệ sinh an toàn, bảo hộ lao động. Mua đầy
đủ trang thiết bị bảo vệ lao động và phát tận tay người lao động, duy trì mạng lưới an
toàn lao động. Thành lập bộ phận công tác an toàn vệ sinh lao động thường
xuyên kiểm tra và hướng dẫn cho toàn thể cán bộ công nhân viên để họ thấu hiểu được
vai trò quan trọng của công tác an toàn lao động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ.
2.4.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh .
Loại hàng hóa sản xuất: Công ty chuyên sản xuất Thuốc lá điếu với những nhãn sau:
Bastion đỏ, Bastion Export, Baston, Baton Export, Castorce, Horseman, Baton vàng,
Vàm cỏ…
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Từ khi chuyển đổi tên thành Công ty Thuốc lá Long An là thành viên của Tổng Công
ty Thuốc lá Việt Nam, Ban lãnh đạo Công ty đã xác định.
-Đối với mặt hàng Thuốc lá điếu, một mặt hàng không được Nhà nước khuyến khích,
nên không có chủ trương tăng sản lượng, do đó Công ty tập trung phấn đấu nâng cao
chất lượng sản phẩm và ổn định sản xuất. Hơn nữa sự cạnh tranh của các đơn vị sản
xuất Thuốc lá diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt, để đảm bảo sự phát triển và ổn
định trong tương lai, Công ty xem chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định là uy tín sự

sống còn của Công ty.
-Việc quản lý chất lượng luôn đặt lên hàng đầu và thực hiện thường xuyên trong quá
trình sản xuất. Trước khi đưa vào thị trường tiêu thụ Công ty đều phải đăng ký nhãn
hiệu và chất lượng đúng qui định của Nhà nước
2.5 Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
Thuốc lá Long An
Công ty Thuốc lá Long An tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong điều
kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long
An và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.

×