Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG cá NHÂN III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.96 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÀI GIẢNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN III
Chủ biên: TS. Nguyễn Thị La

Hà Nội, tháng 10/2019


Tập thể tác giả biên soạn

1. TS. Chu Thị Khánh Ly

- Bài 1

2. ThS. Phạm Thị Diễm

- Bài 2

3. TS. Phạm Thị Hồng Thắm

- Bài 3

4. TS. Phạm Thị Hồng Thắm

- Bài 4

5. TS. Phạm Thị Hồng Thắm

- Bài 5



6. TS. Phạm Thị Hồng Thắm

- Bài 6

Phát triển kỹ năng 3

Trang 1


MỤC LỤC
BÀI 1: KỸ NĂNG TẠO DỰNG NIỀM TIN ...............................................................................4
1. Khái niệm, vai trò của niềm tin .................................................................................................4
1.1. Khái niệm ...........................................................................................................................4
1.2. Vai trò ................................................................................................................................5
1.3. Nguồn gốc của niềm tin .....................................................................................................8
1.4. Tình huống làm mất niềm tin và cách thức giải quyết (Nguyên nhân) ..................................9
2. Nguyên tắc tạo dựng niềm tin .................................................................................................11
2.1. Nói đi đôi với làm ................................................................................................................11
2.2. Làm việc bằng khả năng ......................................................................................................12
2.3. Tin và trao đi niềm tin ..........................................................................................................12
2.4. Phải có chính kiến ................................................................................................................13
2.5. Không lấy lòng người khác bằng vật chất............................................................................13
3. Cách thức tạo dựng niềm tin ...................................................................................................14
3.1. Xây dựng phong cách, hình ảnh bản thân ............................................................................14
3.2. Lắng nghe thấu hiểu .............................................................................................................18
3.3. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ phù hợp ................................................................................20
4. Phương tiện thực hiện .............................................................................................................24
Bài 2. KỸ NĂNG PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................27
1. Khái niệm và các loại vấn đề ..................................................................................................27

1.1. Khái niệm vấn đề .............................................................................................................27
1.2
Các loại vấn đề .................................................................................................................27
2. Quy trình và cách thức giải quyết vấn đề ................................................................................29
3. Một số khó khăn trong giải quyết vấn đề ................................................................................40
4. Giới thiệu một số công cụ sử dụng trong giải quyết vấn đề ....................................................41
4.1. Sử dụng sơ đồ tư duy (Edraw Mind Map) ...........................................................................41
4.2. Mô hình xương cá (Fishbone Diagram hay Ishikawa diagram)...........................................44
5. Phương tiện giải quyết vấn đề .................................................................................................47
5.1. Thông tin liên quan đến vấn đề ............................................................................................47
5.2. Máy móc, thiết bị .................................................................................................................49
BÀI 3: KĨ NĂNG TỔ CHỨC CUỘC HỌP ................................................................................50
1. Khái niệm, phân loại, vai trò của hội họp ...............................................................................50
1.1. Khái niệm .........................................................................................................................50
1.2. Phân loại ..........................................................................................................................50
1.3. Vai trò của hội họp ...........................................................................................................52
2. Yêu cầu của tổ chức hội họp ...................................................................................................54
2.1. Quy trình và cách thức tổ chức hội họp ...........................................................................54
3. Phương tiện thực hiện .............................................................................................................64
BÀI 4: KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP ..........................................................................66
1. Khái niệm điều hành hội họp ..................................................................................................66
2. Vai trò, trách nhiệm của người điều hành hội họp ..................................................................66
2.1. Vai trò của người điều hành .................................................................................................66
2.2. Trách nhiệm của người điều hành ........................................................................................67
Phát triển kỹ năng 3

Trang 2


3. Quy trình và cách thức điều hành hội họp ..............................................................................68

3.1. Chuẩn bị cho sự điều hành: ..................................................................................................68
3.2. Tiến hành điều hành họp: .....................................................................................................68
3.3. Sau điều hành họp: ...............................................................................................................69
4. Phương tiện thực hiện: ............................................................................................................70
BÀI 5: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ........................................................................................72
1. Khái niệm lãnh đạo và vai trò của lãnh đạo trong tổ chức ......................................................72
1.1. Khái niệm lãnh đạo ..........................................................................................................72
1.2. Vai trò của lãnh đạo trong tổ chức ...................................................................................72
2. Một số phong cách lãnh đạo....................................................................................................73
2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ ...........................................................................................74
2.2. Phong cách lãnh đạo quyền uy.........................................................................................75
2.3. Phong cách lãnh đạo ủy quyền.........................................................................................77
3. Phương tiện thực hiện .............................................................................................................78
3.1. Kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cá nhân nhà lãnh đạo: ....................................78
3.2. Vị thế xã hội:....................................................................................................................79
3.3. Năng lực chuyên môn: .....................................................................................................79
3.4. Kỹ năng giao tiếp: ............................................................................................................79
BÀI 6: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG ....................................................................81
1. Người lãnh đạo và vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức ..................................................81
1.1. Quan niệm về “người lãnh đạo” ...........................................................................................81
1.2. Vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức .............................................................................82
2. Phân biệt hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý ................................................................83
2.1. Hoạt động lãnh đạo ..............................................................................................................83
2.2. Hoạt động quản lý ................................................................................................................83
2.3. Sự khác nhau giữa hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý ..............................................83
3. Nghệ thuật truyền cảm hứng ...................................................................................................85
4. Nghệ thuật tạo ảnh hưởng .......................................................................................................86
5. Nghệ thuật động viên, khích lệ ...............................................................................................90
6. Phương tiện thực hiện .............................................................................................................92
6.1. Nị thế xã hội: ........................................................................................................................92

6.2. Năng lực chuyên môn: .........................................................................................................92
6.3. Kỹ năng giao tiếp .................................................................................................................92

Phát triển kỹ năng 3

Trang 3


BÀI 1: KỸ NĂNG TẠO DỰNG NIỀM TIN
1.

Khái niệm, vai trò của niềm tin

1.1.

Khái niệm

Niềm tin là “một sự hỗn hợp độc đáo giữa các thành phần nhận thức, cảm
xúc, ý chí, nó có sức mạnh như một sự tất yếu bên trong qui định hành vi cá
nhân” (Mai Hữu Khuê, 1997; 66).
Niềm tin là những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm đã ăn sâu vào tiềm thức
mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể tổ chức
Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động.
Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng
thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với
những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn
có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan.
Nhiều người coi niềm tin như một sự vật, nhưng thật ra nó là một cảm giác
chắc chắn về một điều gì đó. Nếu bạn nói rằng bạn thông minh, có nghĩa là bạn
nói, "Tôi cảm thấy chắc chắn tôi thông minh". Cảm giác chắc chắn này cho phép

bạn khai thông những nguồn năng lực giúp bạn tạo được những kết quả thông
minh. Tất cả chúng ta đều có sẵn nơi mình câu trả lời cho hầu hết mọi chuyện hay
ít ra chúng ta có thể tìm những câu trả lời cần thiết nhờ những người khác. Nhưng
chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn, khiến chúng ta không sử dụng
được khả năng có sẵn nơi mình.
Niềm tin là thứ ta có thể xây dựng thông qua nguyên tắc Tự Kỷ Ám Thị.
Những suy nghĩ của bạn, khi được nhắc đi nhắc lại thường xuyên, bạn sẽ tin vào

Phát triển kỹ năng 3

Trang 4


điều mà suy nghĩ đó được lặp lại, không quan trọng những gì bạn nghĩ có phải là
sự thật hay không.
Và đôi khi niềm tin đơn giản chỉ là bạn tin vào những gì người khác nói, đôi
khi chính bạn cũng không hiểu hết được những điều họ đang nói đang làm nhưng
trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó bởi vì minh nghĩ là điều đó đúng
và đáng tin tưởng..
- Niềm tin bao gồm ba yếu tố:
Chiến lược: Nhân viên đặt niềm tin vào những người quản lý có đường lối
đúng đắn.
Cá nhân: Nhân viên tin tưởng vào các nhà quản lý đối xử công bằng và đặt
quyền lợi của người lao động cũng như lợi ích của công ty lên trên nhu cầu bản
thân.
Tổ chức: Người lao động muốn quy trình hoạt động của công ty công bằng
và phù hợp
1.2.

Vai trò


Nó là một cảm xúc trong ý chí của con người. Nó đi liền với sự hi vọng
bùng cháy trong tâm hồn. Niềm tin được ví như một động lực để giúp con người
vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và để vượt qua chúng thì
niềm tin vào bản thân luôn là điều không thể thiếu. Niềm tin vào bản thân là sự ý
thức vè năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân, đánh giá được vị trí vai trò của
mình trong cuộc sống. Niềm tin vào bản thân thực sự rất quan trọng. Bởi nó
không đơn thuần là một cảm xúc thông thường. Nó còn là một động lực lớn của
con người. Chắc hẳn bạn đã nghe câu:"mất niềm tin là mất tất cả". Tại sao lại như
vậy? Bởi thứ nhất bạn sẽ là người hiểu rõ bạn nhất. Bạn sẽ biết được toàn bộ suy
nghĩ, thế mạnh, điểm yếu của chính bản thân bạn. Bạn sẽ là người duy nhất biết
Phát triển kỹ năng 3

Trang 5


rõ bạn cần gì, ước mơ những gì, hi vọng điều gì cho cuộc sống. Nếu bạn mất
niềm tin, bạn sẽ chẳng còn quan tâm đến những điều này nữa. Bạn sẽ chẳng còn ý
chí, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Mất niềm tin, bạn sẽ
chẳng còn biết mục đích sống của mình là gì vì thế mà trở thành buông thả bất
cần, lúc đó hậu quả sẽ thật khó lường. Không có niềm tin, sống buông thả, bất cứ
lúc nào bạn cũng có thể xa ngã rồi đánh mất bản thân mình.
Niềm tin là sức mạnh để thực hiện những điều mình muốn làm: Xác định
được mục đích hành động chính xác, vững vàng trong mọi tình huống và có yêu
cầu cao đối với bản thân và những người xung quanh.
Một niềm tin hạn chế là trở ngại rất lớn của bạn trong công việc. Bạn sẽ
không thực hiện được việc bán hàng, mặc dù bạn biết bạn có thể; bạn không thể
đứng trước đám đông để thuyết trình một vấn đề mà mình tâm đắc cho mọi
người, mặc dù chẳng có lý do hợp lý nào khiến bạn phải khiếp sợ cả… Và điều
bạn cần phải khắc phục những nhược điểm này trong suy nghĩ.

Niềm tin giúp bạn mở cánh cửa đến với tinh hoa. Khi tin điều gì là chân lý,
bạn thật sự có trạng thái tin tưởng hoàn toàn vào điều bạn cho là đúng. Niềm tin
là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong
cuộc sống. Ngược lại, niềm tin bị giới hạn cũng sẽ hủy hoại hành động. Niềm tin
mang lại tâm trạng tràn đầy sức sống sẽ khiến con người mạnh mẽ hẳn lên. Niềm
tin giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong con
người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực ấy giúp thực hiện những
mục tiêu mong muốn.
Niềm tin sẽ giúp bạn kiên trì theo đuổi ước mơ - lý tưởng của mình: Sự thật
là không ai tài giỏi hơn hay thông minh hơn bạn. Nếu có, phần lớn đó là những
người biết cách phát triển khả năng và tài năng thiên bẩm của mình nhiều hơn bạn
Phát triển kỹ năng 3

Trang 6


mà thôi. Họ đã tìm hiểu về niềm tin và sớm áp dụng vào cuộc sống cũng như
công việc. Trong phạm vi nhất định, bạn cũng có thể làm được bất kỳ điều gì mà
những người đó đã làm, chỉ cần bạn có lòng nhiệt thành và sự ham học hỏi và lúc
này, niềm tin chính là điều có thể giúp bạn theo đuổi đến cùng những gì mà bạn
mong muốn trở thành.
Niềm tin giống như “hệ điều hành” cho não bộ của bạn. Niềm tin quyết định
những gì bạn mong muốn từ bản thân và những gì bạn có thể đạt được. Và trên
hết mọi thứ, niềm tin của bạn quyết định mong muốn của bạn. Nếu bạn tin rằng
bạn có thể trở thành triệu phú, chủ tịch tập đoàn hay một chính trị gia, bạn sẽ
“dám” mong muốn bản thân mình đạt được điều đó. Nếu bạn tin rằng bạn không
bao giờ có khả năng sở hữu những điều đó, bạn sẽ chẳng dám mong chứ đừng nói
đến việc hành động để biến nó thành hiện thực.
Niềm tin giúp các nhân viên của bạn giải quyết bất đồng, tự tin đón nhận rủi
ro, trung thành với công ty hơn, cống hiến những ý tưởng hiệu quả hơn và nghiên

cứu chuyên sâu hơn… Không có niềm tin, nhân viên sẽ dễ dàng từ bỏ công việc
và tập trung vào những tin đồn, những mối quan hệ và tranh giành quyền lợi.
Niềm tin là một dạng tâm lý rất phức tạp và mỏng manh, nó dễ dàng bị phá
huỷ hơn là được củng cố và duy trì. Các nhân tố tạo dựng niềm tin cũng rất bình
thường: Những thói quen quản lý lỗi thời nhưng kiên định, các thông tin được
truyền đạt rõ ràng và một ý chí sẵn sàng khắc phục những vấn đề khó khăn
Niềm tin mạnh mẽ thúc đẩy bạn hành động và quyết định việc bạn sẽ tận
dụng được bao nhiêu phần trăm tiềm năng của mình. Khi bạn tin rằng bạn có thể
đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành động liên tục và
quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn đạo đức và pháp luật) để đạt được
nó. Kết quả là bạn sẽ tận dụng rất nhiều khả năng tiềm ẩn bên trong bạn. Một khi
Phát triển kỹ năng 3

Trang 7


bạn đã tận dụng được tiềm năng của mình, bạn nghĩ rằng kết quả sẽ như thế nào?
Dĩ nhiên là bạn gặt hái được những thành quả to lớn! Và khi bạn đạt được kết quả
như ý, niềm tin của bạn sẽ càng được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn1.
1.3.

Nguồn gốc của niềm tin

Niềm tin xuất phát từ môi trường xung quanh bạn: Có khá nhiều yếu tố ảnh
hưởng và cấu thành nên niềm tin của mỗi người, trong đó yêu tố môi trường có
tác động lớn nhất. Nếu tất cả những gì ta thấy chỉ là thất bại, nếu mọi thứ diễn ra
quanh ta chỉ là thất bại và tuyệt vọng, ta rất khó hình thành những hình ảnh trong
tâm tưởng giúp ta đến được với thành công. Ngược lại, nếu xung quanh bạn là
những người tự tin, đấy quyết tâm, bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn so với
bình thường.

Niềm tin xuất phát từ 1 sự kiện đặc biệt xảy ra trong cuộc sống: Những sự
kiện dù lớn dù nhỏ, điều hỗ trợ cho niềm tin. Trong đời mỗi người, có những sự
kiện không thể nào quên. Ví dụ, một lần đổ vỡ trong hôn nhân khiến bản thân
người trong cuộc mất dần niềm tin vào hạnh phúc gia đình, hay một người gặp
thất bại trong kinh doanh có thể khiến họ cảm thấy không tin vào thành công
nữa…
Tri thức giúp nuôi dưỡng niềm tin: Một trải nghiệm hình thành tri thức là
trải nghiệm trực tiếp. Có rất nhiều cách khác nhau để thu nhận tri thức: thông qua
việc đọc sách, xem phim, nghiên cứu và học hỏi, trải nghiệm từ thực tế và những
người xung quanh.
Niềm tin cũng được xuất phát từ những thành quả trong quá khứ: Cách chắc
chắn nhất để tạo niềm tin là hãy thử điều đó một lần. Chỉ khi bạn hành động và

1

/>
Phát triển kỹ năng 3

Trang 8


tạo ra thành quả, lúc đó bạn mới có cơ sở hình thành niềm tin, khả năng của bản
thân.
Và niềm tin cũng được xuất phát từ những gì bạn cho là đúng: Tưởng tượng
ra thành công trong tương lai. Một cách khác để tạo ra niềm tin là tưởng tượng về
thành tựu mình sẽ đạt được trong tương lai. Hãy thử tượng bạn sẽ trở thành một
doanh nhân, một nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai. Điều đó thật tuyệt vời! Đó
sẽ là động lực để bạn cố gắng hành động ngay bây giờ.
1.4. Tình huống làm mất niềm tin và cách thức giải quyết (Nguyên
nhân)

1.4.1. Những thông điệp trái ngược
Các nhà điều hành cấp cao thường động viên khích lệ các nhân viên
marketing rằng chính họ mới là những trợ thủ tuyệt vời của các đơn vị kinh
doanh. Nhưng các nhà quản lý bình thường không được trang bị những thông tin
đó, họ vẫn coi nhân viên marketing giống như những người bán hàng rong bậc
thấp.
Cách giải quyết: Phải đảm bảo rằng đội ngũ quản lý của bạn nắm vững
thông tin và thực hiện các thông điệp một cách chính xác.
1.4.2. Các tiêu chuẩn trái ngược nhau
Tình huống: Các văn phòng công ty trong một thành phố rất tiện nghi;
nhưng các văn phòng công ty trong thành phố khác lại là những căn phòng nhỏ
hẹp và tù túng. Một nhân viên quyết định sẽ thay đổi điều đó và làm cho những
người khác cũng phải tuân theo.
Kết quả anh ta thu được: Sự hồ nghi và lời nhạo báng từ các đồng nghiệp.
Cách giải quyết: Tránh tỏ ra vượt trội so với những người khác
Phát triển kỹ năng 3

Trang 9


1.4.3. Đặt lòng nhân từ không đúng chỗ
Các nhà quản lý tránh đối xử ưu ái với những nhân viên thiếu trình độ,
chống đối hay dễ thay đổi. Điều đó có tác hại làm giảm năng suất và tinh thần
làm việc theo nhóm.
Cách giải quyết: Chú ý và ngăn ngừa những hành vi với mục đích quấy rối
công việc.
1.4.4. Bịa đặt tình huống
Tình huống: Vì không muốn mất thời gian giải thích dài dòng với những
nhân viên hay thắc mắc, người quản lý làm ra vẻ không thể giải thích do bị một
gánh nặng quyền lực chi phối, mặc dù điều đó không có thực, bất chấp việc mọi

người xì xào nói xấu sau lưng.
Kết quả: Các nhân viên bắt đầu nghi ngờ người quản lý tìm cách che giấu
một điều gì đó.
Cách giải quyết: Tháo gỡ các vấn đề gây rắc rối bằng cách trả lời những câu
hỏi mà các nhân viên đã đặt ra cho bạn ở mức độ có thể, thậm chí kể cả khi bạn
phải nói: “Tôi không thể nói chi tiết hơn bởi vì điều đó sẽ vi phạm vào bí mật
công ty.”
1.4.5. Những lời đồn đại
Tình huống: Những người quản lý còn giữ vai trò lưu trữ thông tin trong
suốt thời gian giải quyết một vấn đề phức tạp. Nếu không nắm được đầy đủ các
thông tin cần thiết, nhân viên sẽ truyền bá những lời đồn đại tiêu cực.
Cách giải quyết: Hãy thẳng thắn, thậm chí nếu điều đó giống như việc thừa
nhận rằng bạn không chắc chắn về điều sắp xảy ra.
1.4.6. Phục hồi và củng cố niềm tin đã mất
Phát triển kỹ năng 3

Trang 10


Khi niềm tin đã sụp đổ. Hãy thực hiện các bước sau đây để xây dựng và
củng cố lại niềm tin:
- Tìm hiểu vấn đề đã xảy ra. Nếu niềm tin tan vỡ một cách nhanh chóng, hãy
hi vọng sửa chữa từ từ. Nếu niềm tin của bạn và của những người khác bị nghi
ngờ, hãy suy nghĩ cách giải quyết xung đột hợp lý, nhưng đừng bao giờ nghĩ đến
việc trả đũa.
Đánh giá tổn thất. Bạn nên phản ứng bằng cách dần thích nghi với nhu cầu
hoặc sự thay đổi của các nhóm làm việc khác nhau trong công ty do hậu quả của
việc mất lòng tin gây nên.
Nhanh chóng thừa nhận tổn thất. Thể hiện cho mọi người biết bạn quan tâm
đến tình hình và cam kết thực hiện quyền lợi của họ. Khi nhân viên chịu lắng

nghe, hãy giải thích rõ ràng, sau đó thực hiện đúng theo những gì đã cam kết.
Đề ra những hành động để khôi phục niềm tin đã bị đánh mất. Liệt kê những
thay đổi bạn sẽ thực hiện đối với chế độ làm việc, con người và đường lối. Xác
định phương pháp bạn sẽ tiến hành để củng cố niềm tin. Cuối cùng là thực hiện
các thay đổi đã dự kiến.
2. Nguyên tắc tạo dựng niềm tin
2.1. Nói đi đôi với làm
Nói lời phải giữ lấy lời. Nếu bạn biết bản thân có khả năng làm được thì hãy
nên hứa, còn không thì thôi. Bạn đừng nên hứa xong rồi không làm hoặc quên
làm vì điều bạn hứa với người nào đó đã được người ấy ghi nhớ, tin tưởng và
mong đợi tới ngày lời hứa đó trở thành hiện thực. Vì một lý do nào đó bạn không
thể thực hiện được lời hứa, thay vì hứa đại, hứa suông, bạn hoàn toàn có thể giải
thích và từ chối. Còn nếu bạn đã lỡ hứa mà chẳng may không thể thực hiện được
lời hứa đúng hẹn định, một lời thông báo và giải thích kịp lúc sẽ khiến đối
Phát triển kỹ năng 3

Trang 11


phương dù không hoàn toàn hài lòng nhưng cũng cảm thấy được tôn trọng. Sự
chân thành của bạn sẽ cho phép bạn có thêm cơ hội nữa để được thấu hiểu. Hãy
cố gắng khắc phục sự chậm trễ hoặc thất hứa của bản thân bằng những hành động
chuộc lỗi thiết thực thì lời xin lỗi của bạn mới có giá trị.
2.2. Làm việc bằng khả năng
Có rất nhiều anh hùng lời nói. Họ nói ra với mục đích chứng tỏ bản thân là
chính, để cho oai, cho oách với thiên hạ rằng ta đây giỏi giang, quyền lực… Thực
tế nếu bạn nói được làm được, bạn sẽ có được rất nhiều người nể bạn; còn không,
bạn chỉ khiến tất cả nhìn bạn với ánh mắt dò la, khinh thường. Cái gì “quá” đều
không tốt. Nếu bạn nói quá khả năng của bản thân và kết quả là bạn không thể
làm được điều bạn nói đó, bạn sẽ trở thành một kẻ thất hứa tầm thường. Quả là

ranh giới giữa “nói quá” và “thất hứa” khá mong manh !
Nhiều người nói xong rồi để đó cho người khác làm mà không buồn quán
xuyến và đôn đốc. Một người nói hay chưa chắc là một người làm giỏi. Một
người biết lên kế hoạch chưa hẳn đã biết biến bản kế hoạch ấy thành hiện thực;
nhiều khi bản kế hoạch đó quá vô lý, hoặc có thể bản kế hoạch đó rất khả thi
nhưng họ lại không có khả năng quản lý và giao việc đúng người, đúng thời điểm.
Nếu bạn không chỉ nói hay mà còn làm giỏi, uy tín và sức năng trong lời nói của
bạn chắc chắn sẽ được nâng cao. Lời nói luôn cần phải đi đôi với hành động cụ
thể, khéo léo và thông minh.
2.3. Tin và trao đi niềm tin
Làm việc trong một tập thể cần nhất là sự tin tưởng lẫn nhau. Nếu bạn không
thể tin được bất kì thành viên nào trong đội ngũ của mình, hãy cân nhắc thay thế
thành viên ấy. Một nhóm chỉ làm việc xuất sắc khi mọi thành viên trong nhóm
đều nhìn về một hướng. Khi chúng ta tin tưởng lẫn nhau, mọi vấn đề đều trở nên
Phát triển kỹ năng 3

Trang 12


dễ dàng, dễ giải quyết. Việc trao đi cơ hội và quyền lợi cho mọi người sẽ giúp
khuyến khích động viên tinh thần đồng đội và sự nhiệt tình trong công việc. Nếu
bạn vì tự lợi và tính ích kỷ của bản thân, chắc chắn bạn không thể tồn tại và phát
triển lâu dài. Những sơ suất chắc chắn là sẽ xảy ra, khi đó đồng đội mà bạn đã
từng nâng đỡ và giúp đỡ sẽ quay sang giúp bạn. Tin và trao đi niềm tin cũng là
cách bạn xây dựng lòng tin từ những người xung quanh.
2.4. Phải có chính kiến
Mỗi cá nhân đều nên có tiếng nói và nhận định riêng về một sự vật hoặc hiện
tượng nào đó bằng chính kiến thức và trải nghiệm của mình. Bạn không nên ba
phải kiểu gió chiều nào xuôi theo chiều ấy. Nên nhớ bạn có thể đồng tình hoặc
phản đối ý kiến của mọi người xung quanh nhưng bạn không nên phủ nhận những

lời bạn đã nói ra hoặc những hành động bạn đã thực hiện. Khi bạn “cố tình” quên
những phát biểu của mình trước đó để chạy theo một tư tưởng và quan điểm mới,
từ đó phủ nhận mọi nỗ lực của những người có liên quan, điều này chỉ khiến sự
tín nhiệm của mọi người dành cho bạn yếu dần. Thường những người không có
chính kiến rõ ràng và không có khả năng bảo vệ quan điểm của bản thân là những
người không có năng lực quản lý.
2.5. Không lấy lòng người khác bằng vật chất
Vật chất chỉ là tạm thời, tấm lòng giữa người với người mới là mãi mãi. Bạn
đến với một ai đó vì tiền hoặc vật chất thì bạn cũng sẽ ra đi khi người đó không
còn tiền và vật chất nữa, hoặc không thể cho bạn nhiều tiền hoặc vật chất
hơn được nữa. Mọi điều kiện làm việc và lời hứa hoàn tất công việc sẽ chỉ dựa
trên số lượng tiền hoặc vật chất bạn nhận được. Bạn có biết dù tiền rất là quan
trọng nhưng đôi khi tiền không mua được thứ bạn muốn. Tiền và/hoặc vật chất
không thể mua được tài năng, sự nể phục, tình yêu và sự ngưỡng mộ mọi người
Phát triển kỹ năng 3

Trang 13


dành cho bạn. Nếu bạn có tấm chân tình và tài năng thật sự, vật chất và thành
công sẽ dần dần đến với bạn; và khi ấy những thứ bạn sở hữu được sẽ rất trường
tồn; bạn cũng sẽ thấy rất tự hào vì bản thân mình.
3. Cách thức tạo dựng niềm tin
Xây dựng lòng tin cần rất nhiều thời gian, công sức, thế nhưng chỉ trong vài
giây ngắn ngủi thiếu cẩn trọng bạn có thể đánh mất nó ngay lập tức. Thứ đắt giá
nhất trên đời này là lòng tin. Để có được có khi cần rất nhiều thời gian, nhưng để
đánh mất thì chỉ cần vài giây ngắn ngủi. Dù chúng ta là ai, chúng ta đang làm
trong ngành nghề gì, ở vị trí nào thì việc chiếm được cảm tình, lòng tin của người
khác là một điều nên làm và nên có. Chưa hẳn là việc xây dựng được lòng tin của
mọi người dành cho chúng ta thì sẽ làm cho ta thành công, nhưng chắc chắn rằng,

bản thân chúng ta sẽ cảm nhận rõ nhất những cái được từ việc một ai đó tin tưởng
mình. Đó là sự yêu quý, sự tôn trọng, những cái nhìn chứa đầy những niềm tin, sự
ngưỡng mộ... mà chỉ khi nhận được sự tin tưởng, chúng ta mới cảm nhận được.
3.1. Xây dựng phong cách, hình ảnh bản thân
Phong cách có thể hiểu là những lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc,
hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó. Có
phong cách làm việc, lao động, phong cách lãnh đạo, phong cách quân nhân,
phong cách sống…; phong cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: phẩm chất
chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, khí chất của cá nhân; vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, điều kiện làm việc, sinh hoạt, sự giáo dục, rèn luyện của mỗi cá
nhân…; phong cách liên quan chặt chẽ với đạo đức, song phong cách không phải
là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được thể hiện ra
trong hoạt động sống của con người. Phong cách có đặc điểm gắn với truyền

Phát triển kỹ năng 3

Trang 14


thống, tập quán, thói quen, đồng thời phụ thuộc vào trình độ và khí chất của mỗi
cá nhân.
Việc tạo dựng niềm tin trước khách hàng, đối tác hay người khác trước hết
là cần xây dựng hình ảnh cá nhân
Phong cách, hình ảnh cá nhân được thể hiện qua trang phục, cách nói năng,
cách giải quyết vấn đề, hay thậm chí là cách giao tiếp qua điện thoại, email hay
cách bạn xuất hiện trước mọi người. Phong cách phải thống nhất với thông điệp
của bạn. Ví dụ như bạn muốn người khác nghĩ bạn là người chững chặc, đáng tin
thì không thể mặc đồ quá khiếm nhã.
“Cái răng, cái tóc là góc con người” – câu tục ngữ này dành để nói về cách
đánh giá, nhận xét về một phần của mỗi con người. Do đó, trang phục là yếu tố

quan trọng để tạo dựng niềm tin cho cá nhân, tổ chức. Đồng phục và thẻ nhân
viên là thể hiện một tác phong chuyên nghiệp của bản thân cá nhân, cũng là sự
biểu hiện văn hóa của cá nhân và tổ chức. Vì vậy, để tạo dựng được niềm tin
trước người khác, mỗi cá nhân cần ăn mặc chỉnh tề, đeo thẻ nhân viên (công
chức) làm việc, giao tiếp. Do đó, khi đến công sở tiếp khách hàng phải mặc đồng
phục, đeo bảng tên là một yêu cầu hoàn toàn chính đáng trong việc xây dựng
chuẩn mực hành động trong văn hóa của tổ chức, cho mọi nhân viên, tạo nên sức
mạnh tập thể vì mục tiêu phát triển chung của tổ chức.
Ngoài ra, bạn cũng phải để ý cách mình thể hiện trên những trang mạng xã
hội như Facebook, Twitter hay trên blog cá nhân.
Thứ hai, phong cách, hình ảnh cả nhân được tạo nên sự khác biệt nhưng
luôn là chính mình.
- Chủ động mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chính mình

Phát triển kỹ năng 3

Trang 15


- Chủ động đưa ra những ý kiến hay kế hoạch đem lại những lợi ích cho
nhóm, lớp
- Tăng giá trị bản thân bằng cách đem đến giá trị cho những người xung
quanh
- Tích cực tham gia những hoạt động hướng đến cộng đồng mà bạn đang
nhắm đến
- Xây dựng một kênh truyền thông riêng cho mình như Facebook, Twitter
hay blog và dùng nó để lan tỏa giá trị bạn có thể đóng góp cho cộng đồng
Và một điều mà tất cả những ai từng nghiên cứu về thương hiệu cá nhân đều
khẳng định: đó là thương hiệu cá nhân góp phần rất quan trọng cho thành công
trong sự nghiệp của bạn. Và chỉ những ai biết chấp nhận thử thách, dám biến

công việc của mình trở nên đặc biệt sẽ là những người xây dựng thương hiệu cá
nhân thành công.
Thứ ba, xây dựng niềm tin trong lòng người khác
Để được người khác nhờ tới trước tiên bạn phải trung thực với chính mình,
hiểu rõ năng lực và phẩm chất của mình. Hành động của bạn (cho dù nhỏ nhất)
phải luôn nhất quán với thông điệp mà bạn muốn người khác hiểu về bạn như
vậy. Chẳng hạn bạn muốn được nhớ đến như là một người tâm lý, thì trong câu
chuyện của bạn phải luôn tâm lý một cách sâu sắc, nhiệt thành và đáng mến 2.
Thứ tư, phải nuôi dạy, tu dưỡng chính bản thân mình
Đừng bao giờ nuông chiều bản thân, hãy dạy cho chính chúng ta trở thành
một người tử tế. Từ ánh mắt, cử chỉ, hành động phải đáng tin cậy, khi làm việc
phải có lòng tin, khi giao tiếp với mọi người thì cần phải chân thật.

2

/>
Phát triển kỹ năng 3

Trang 16


Tuyệt đối đừng thể hiện những hành động giả dối để che đậy bản chất bên
trong với hy vọng sẽ chẳng ai phát hiện ra, không đâu, không có gì là bí mật mãi
mãi cả. Vì vậy, hãy chân thành, thành thật ngay từ đầu trong mọi mối quan hệ. Đó
chính là điều kiện cần để chiếm được lòng tin, xây dựng thiện cảm đối với mọi
người.
Thứ năm, hãy hành động thay lời nói
Muốn nhận được sự công nhận từ mọi người là mình thực sự có tài, thì điều
cốt lõi là đừng chỉ biết ba hoa về thành tích của bản thân, mà hãy làm việc thật
chăm chỉ, hãy tạo ra những thành công nhất định để không ai có thể nghi ngờ về

điều ấy.
Ghi nhớ rằng, hãy tận dụng những gì mà mình giỏi, mình thực sự có thế
mạnh để phát huy, như vậy bạn sẽ nhận được sự ghi nhận cao hơn. Tất nhiên,
trong quá trình bạn cố gắng làm việc ấy, mọi người đều có thể nhìn thấy khả năng
, năng lực, kiến thức, kỹ năng của bạn đang ở đâu và có thể tiến xa hơn nữa
không. Bạn có thể không phải quá giỏi giang để làm một lãnh đạo ngay lập tức,
nhưng hãy là một nhân viên cần cù, chịu khó, nghiêm túc trong công việc, biết
phấn đấu vì tương lai, cộng thêm sự khiêm tốn thì ắt hẳn, việc xây dựng lòng tin
sẽ rất dễ dàng.
Thứ ba, khi đã có một vị trí nhất định, xây dựng được sự tin tưởng nhất định
nào đó, đừng trở nên chủ quan và tự kiêu
Nhất định phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, lòng tin của mọi người dành cho
bạn, bạn đã mất bao nhiêu sự nỗ lực, vậy nên đừng để dễ dàng bị đánh mất bởi
một vài những sai lầm không đáng có. Có thể chúng ta có những thói xấu nhất
định, không ai là hoàn hảo cả, nhưng đừng nuông chiều để những thói xấu ấy hủy
hoại cả sự nghiệp của bản thân.
Phát triển kỹ năng 3

Trang 17


Những người bạn bè, đồng nghiệp, đối tác sẽ không thể tiếp tục tin tưởng
cho dù bạn có biện minh thế nào đi chăng nữa. Cho nên hãy dùng khả năng nỗ lực
bền bỉ để làm việc, dùng sự chân thành làm nền tảng cho mọi mối quan hệ, đặc
biệt là luôn tự hoàn thiện bản thân mình nhé!
Lòng tin là một thứ khó tìm nhất, nhưng cũng là thứ dễ mất nhất. Đó là lý do
vì sao vài người có ý chí tiến thủ lớn lao lại thành công hơn những người có tài
năng vượt trội. Hãy luôn ghi nhớ những điều này, cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp
hơn rất nhiều.
3.2. Lắng nghe thấu hiểu

3.2.1. Quan tâm tới những mục tiêu chung
Trước hết, hãy cho mọi người thấy bạn thực sự quan tâm tới các mục tiêu
của công ty nói chung và của phòng ban mà bạn đang làm việc nói riêng, thay vì
chỉ khư khư phục vụ những mục tiêu của cá nhân. Đây là một cách hữu hiệu để
bạn xây dựng niềm tin với các đồng nghiệp và nhà quản lý.
Việc bạn lúc nào cũng chỉ phục vụ những lợi ích riêng của bản thân rất dễ
dẫn tới việc bạn giảm độ tin cậy trong mắt những người xung quanh, cho dù bạn
là nhân viên làm việc chăm chỉ nhất. Khi một người nào đó trong công ty tìm
cách vươn lên bất chấp thiệt hại đối với người khác, cả công ty nói chung sẽ bị
ảnh hưởng. Vì thế, một nguyên tắc trong công việc là, hãy nghĩ tới “chúng tôi”,
thay vì “tôi”.
3.2.2. Trung thực trong mọi vấn đề
Có lẽ đây là cách dễ nhất và hiệu quả nhất giúp bạn xây dựng niềm tin cả
trong công việc lẫn cuộc sống. Hãy luôn nhớ nói sự thật. Việc bịa đặt hay nói dối
những chuyện lặt vặt tưởng chừng như không ai chú ý và chẳng ảnh hưởng đến ai
chung quy vẫn là nói dối. Hãy cung cấp những thông tin trung thực và đưa ra câu
Phát triển kỹ năng 3

Trang 18


trả lời trung thực khi bạn được hỏi, cho dù việc đó không đem lại lợi ích gì cho
bạn.
Ngoài ra, hãy trung thực với chính bản thân về năng lực làm việc của bạn.
Đừng kéo dài thời gian dùng bữa trưa quá quy định hay nghỉ ngơi quá nhiều trong
giờ làm việc, thổi phồng những báo cáo về chi phí, hay dành nửa ngày làm việc
trên Facebook chỉ vì cho rằng sẽ chẳng có ai để ý đến bạn. Những việc này rốt
cục sẽ bị để ý, cho dù chẳng ai nói một lời nào.
Việc quan tâm tới những lợi ích chung và sống trung thực chỉ đem lại hiệu
quả xây dựng niềm tin nếu bạn luôn nhất quán cả về lời nói lẫn hành động. Nếu

đã nói điều gì, hãy làm đúng như thế, và nếu không thực hiện được lời hứa, hãy tỏ
ra thành thật vì lý do bạn không (hoặc không thể) đưa lời hứa của mình trở thành
sự thật.
Ngoài ra, hãy nhất quán trong những việc đúng đắn mà bạn có thẻ làm. Nếu
bạn có thể đưa ra những quyết định hay có những hành động giúp ích cho công ty
hoặc một cá nhân cụ thể nào đó, cho dù việc này đòi hỏi bạn phải hy sinh đôi
chút, hãy làm việc đó. Sự nhất quan sẽ đem tới cho bạn sự tôn trọng – một trong
những yếu tố quan trọng nhất tạo nên niềm tin.
3.2.3. Đối xử bình đẳng với các đồng nghiệp
Cho dù bạn ở vị trí nào, hãy đối xử đồng nghiệp với tất cả những người làm
việc xung quanh bạn. Từ nhân viên lễ tân cho tới cấp trên, những đồng nghiệp
mới hay những người đã làm việc lâu năm, ai cũng có một vị trí riêng và quan
trọng đối với công ty, và họ nên được đối xử bình đẳng như nhau. Hãy gọi các
đồng nghiệp của bạn bằng tên và cố gắng nhớ tên của vợ/chồng, con cái họ. Điều
đó không có nghĩa là bạn soi mói, mà là để có những cuộc nói chuyện thân mật
khi có điều kiện, và cũng để gây ấn tượng tốt với đồng nghiệp.
Phát triển kỹ năng 3

Trang 19


Bên cạnh đó, hãy xây dựng hình ảnh của bạn như một người có thể giúp ích
cho các động nghiệp trong toàn công ty, một người để tìm đến khi xảy ra vấn đề.
Nếu nhân viên lễ tân có một ngày bận rộn và căng thẳng, bạn có thể giúp cô ấy
chuyển một vài lá thư tới nơi nhận trong công ty, hoặc giúp cô ấy lấy thêm văn
phòng phẩm từ văn phòng. Bạn cũng có thể giúp cô ấy vận hành máy copy, chuẩn
bị phòng họp, hay bất cứ việc gì để cô ấy đỡ bận hơn. Chỉ cần làm việc nhỏ mỗi
ngày để giúp người khác, bạn đã có thể giành được sự tôn trọng và tin tưởng của
đồng nghiệp.
3.2.4. Đưa ra những đánh giá hợp lý

Trong xây dựng niềm tin, một điều quan trọng là bạn cần phải biết việc gì
nên làm và việc gì không nên làm, chuyện gì có thể chia sẻ và chuyện gì không.
Để làm được điều đó, bạn cần có những đánh giá hợp lý, thay vì học theo sách
vở. Hãy bảo vệ những thông tin mà bạn cần bảo vệ, chỉ tiết lộ những chuyện mà
bạn cho là phù hợp để nói ra, và đừng đứng về bên nào trong những chuyện bạn
không cần thiết phải tham gia vào. Trong những tình huống có mâu thuẫn, bạn
cần cân nhắc để biết khi nào bạn nên đứng về một phía xứng đáng với lòng trung
thành của bạn. Nếu bạn là một người trung thực và nhất quán, thì biết đánh giá
hợp lý sẽ là bản tính thứ hai của bạn.
Xây dựng niềm tin ở nơi làm việc nên được đưa trở thành một công việc
hàng ngày. Việc này sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích, cả trên phương diện cá
nhân và sự nghiệp của bạn.
3.3. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ phù hợp
Các yếu tố phi ngôn từ là các yếu tố đi kèm theo ngôn từ trong khi nói
như giọng nói, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục,
khoảng cách, vị trí... Trên thực tế, những điều không nói ra đôi khi lại quan trọng
Phát triển kỹ năng 3

Trang 20


hơn những điều nói ra. Chính yếu tố này góp phần tạo ra nghĩa cho ngôn ngữ. Hầu
như mọi người tin "nói như thế nào" nhiều hơn "nói cái gì".
Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp, cần nắm được những
thói quen, những quy tắc trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn từ
để không chỉ hiểu được ý đồ của người khác, mà còn có thể diễn đạt được ý đồ
của mình một cách đa dạng, phong phú. Người giao tiếp giỏi chính là người biết
kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn ngôn ngữ có âm thanh với ngôn ngữ không có
âm thanh trong giao tiếp.
3.3.1. Giọng nói

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, cần sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp
để giải thích, thuyết phục, hoà giải làm cho người nghe cảm thấy thoải mái, dễ
chịu. Giọng nói rõ ràng, dứt khoát, quyết đoán khi cần thể hiện uy lực, mệnh lệnh
phải tuân thủ. Nói về những tin vui thì nên nói với giọng vui vẻ.
Luôn phải nói rõ ràng, không lẩm bẩm hay liến thoắng. Nói nhanh quá sẽ làm
người nghe khó theo dõi, còn nói chậm quá dễ làm người nghe buồn chán. Cũng cần
phải chú ý đến cả nhịp điệu, ngữ điệu nói, nên nói lúc trầm, lúc bổng, lúc lên giọng,
xuống giọng thì lời nói mới nổi bật lên, mới hấp dẫn người nghe. Tránh lạm dụng vì
lơ đãng những từ lấp lỗ trống bằng những từ không có nghĩa gì cả như "à", "ờ"...
3.3.2. Ánh mắt
Trong khi nói, ánh mắt giúp đem tạo mối liên hệ gần gũi, thân thiện với
người nghe, tạo sự sinh động khi nói, nhấn mạnh những điểm quan trọng, giúp lời
nói dễ hiểu hơn, bao quát được người nghe. Vì vậy, trong giao tiếp nhất thiết phải
biết sử dụng mắt, biết giao tiếp bằng mắt. Có cái nhìn làm người nghe cảm thấy
tự tin, thoải mái, gần gũi, nhưng cũng có cái nhìn gây lo lắng, phân vân. Để sử
dụng mắt có hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Phát triển kỹ năng 3

Trang 21


- Nhìn thẳng vào người đối thoại:
- Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt
- Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một các vụng trộm
- Không nheo mắt hoặc nhắm mắt cả hai mắt trước mặt người khác.
Trong các cách nhìn, nheo mắt (nhắm một mắt) hoặc nhắm cả hai mắt là một
cách nhìn có nhiều ý nghĩa. Trước mặt những người không thật quen biết, bạn
không nên làm như thế. Trong một cuộc chuyện trò, hãy duy trì sự tiếp xúc bằng
mắt từ 50 đến 60% thời gian khi nói, và từ 75 đến 85% thời gian khi nghe.
3.3.3. Nét mặt

Nét mặt biểu hiện thái độ, cảm xúc của con người. Trong giao tiếp, nét mặt là
yếu tố thường được người khác chú ý quan sát, nó góp phần quan trọng vào việc
tạo nên hình ảnh trong con mắt người khác.
3.3.4. Nụ cười
Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung
phong phú. Nụ cười không những đem lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự
tin, mà còn làm cho họ cảm thấy đây là tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo
và lòng chân thành. Khi chúng ta tươi cười với người khác, đó là chúng ta "nói"
với họ rằng: Tôi rất mừng vì được gặp anh, tôi sẵn sàng tiếp chuyện anh, anh là
người được hoan nghênh…
Như vậy, nụ cười biểu hiện thái độ tích cực, là "lời" chào hữu hiệu nhất, nó
có thể giải toả cả những ý tưởng đối địch ở người khác. Trong giao tiếp, có lẽ
không có gì dở bằng một bộ mặt cau có, lầm lì, lạnh lùng, không biết mỉm cười.
Tuy nhiên, có nhiều nụ cười khác nhau và không phải nụ cười nào cũng tốt. Nụ
cười phải tự nhiên, chân thành, phù hợp hoàn cảnh thì mới có hiệu quả.
Phát triển kỹ năng 3

Trang 22


3.3.5.Động tác
Động tác cũng là một loại ngôn ngữ không có âm thanh trong giao tiếp. Nó
bao gồm các cử chỉ bằng đầu, như gật đầu, lắc đầu; các cử chỉ bằng tay, cử chỉ
này làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Sử dụng động
tác nên tự nhiên để minh hoạ cho ngôn từ để làm tăng hiệu quả truyền đạt thông
tin. Tránh lạm dụng động tác: vung tay, lắc lư cơ thể thể quá nhiều...
3.3.6.Tư thế
Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có ba tư thế chủ yếu: đi, đứng
và ngồi. Người xưa đã cho rằng, đã là người quân tử thì phải: "đi như gió, đứng
như cây thông và ngồi như chuông". Đó chính là sự khái quát vẻ đẹp của tư thế

trong giao tiếp.
Tư thế đi: Đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước.
Tư thế đứng: Đứng thẳng người, ngẩng cao đầu, vai không nhô ra phía
trước, hai cánh tay buông xuôi tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong.
Tư thế ngồi: Ngồi phải có tư thế đứng đắn, thoải mái, tự nhiên, thanh thản.
Trong những quan hệ giao tiếp chính thức không nên ngồi choán hết chỗ, không
nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng. Nếu ngồi lâu, cảm thấy mệt, có thể tựa
lưng, nhưng không được duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm, nửa ngồi. Khi ngồi, tay đặt
lên tay vịn của ghế hoặc lên đùi, hoặc lên bàn, hai chân nên khép lại, nam giới có thể bắt
chéo chân nhưng không ngếch chân quá cao, không rung chân, nữ giới có thể gác bàn
chân lên nhau nhưng không được duỗi thẳng ra phía trước.
3.3.7.Khoảng cách

Phát triển kỹ năng 3

Trang 23


Trong giao tiếp, khoảng cách giữa người nói và người đối thoại cũng có
những ý nghĩa nhất định. Sự tiếp xúc giữa con người diễn ra trong bốn vùng
khoảng cách sau đây:
- Khoảng cách công cộng (khoảng trên 3,5m): Khoảng cách này thích hợp
với các cuộc tiếp xúc với đám đông tụ tập lại thành từng nhóm. Ví dụ: Khi bạn
nói chuyện tại cuộc mít tinh, diễn thuyết trước công chúng thì khoảng cách với
người nghe nên là trên 3,5m.
- Khoảng cách xã hội (khoảng 1,2m - 3,5m). Đây là vùng khoảng cách
thường được chúng ta duy trì khi tiếp xúc với những người xa lạ. Ví dụ, khi
chúng ta hỏi giờ, hỏi đường...
- Khoảng cách cá nhân (khoảng 0,45m - 1,2m). Chúng ta thường đứng cách
người khác ở khoảng cách này khi cùng họ tham dự các bữa tiệc, khi giao tiếp ở cơ

quan hay khi gặp mặt bạn bè
- Khoảng cách riêng tư (từ 0m - 0,45m). Đây là vùng khoảng cách khi tiếp
xúc với những người có quan hệ thâm mật, thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con
cái, anh em, bạn bè thân, người yêu, bà con gần.
Tuỳ theo mục đích giao tiếp có thể thay đổi khoảng cách cho phù hợp để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đạt mục đích. Việc sử dụng khoảng cách như một
phương tiện giao tiếp không đơn giản. Nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt
và nghệ thuật trong giao tiếp.
4. Phương tiện thực hiện
- Trước hết, đối với cá nhân, phương tiện hỗ trợ tạo dựng niềm tin bao gồm:
trang phục, tác phong làm việc, văn hóa ứng xử giao tiếp.
Về trang phục, tùy theo các công việc và vị trí đảm nhiệm và các quy định
cụ thể của cơ quan, tổ chức để bạn thực hiện các trang phục cá nhân phù hợp với
Phát triển kỹ năng 3

Trang 24


×