Câu1 [Góp ý]
Điểm : 1
Những biểu hiện dưới đây của đối tác trong cuộc đàm phán thể hiện điều gì?
Úp lòng bàn tay khi bắt tay, giao tiếp mắt và cười.
A) Thể hiện thái độ đánh giá.
B) Thể hiện phong thái tự tin, thư giãn, thoải mái.
C) Truyền tài thông điệp muốn thống trị, hàm ý có thể điều khiển được bạn.
D) Truyền tải thông điệp muốn gây áp lực với đối tác.
Chọn một câu trả lời
Sai. Đáp án đúng là: Truyền tài thông điệp muốn thống trị, hàm ý có thể điều khiển người khác.
Vì: Khi bắt tay, nếu đối tác úp lòng bàn tay, có sự giao tiếp mắt và cười thì điều đó thể hiện sự tự tin, uy
quyền, cho rằng mình đang chiếm ưu thế và có thể kiểm soát, điều khiển được bạn.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.3. Cử chỉ phi ngôn ngữ.
74.
Không đúng
Điểm: 0/1.
Câu2 [Góp ý]
Điểm : 1
Trong đàm phán thương lượng, để xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác,
người đàm phán cần phải tránh phạm phải:
A) tìm hiểu những điều kiêng kị về ngôn ngữ.
B) nhắc đến những sai lầm của đối tác trong quá khứ.
C) tìm hiểu những điều kiêng kị về phong tục tập quán.
D) nhắc đến những thành tích của đối tác để ca ngợi họ.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: nhắc đến những sai lầm của đối tác trong quá khứ
Vì: Mỗi quốc gia dân tộc có những sắc thái ngôn ngữ khác nhau. Dân tộc nào cũng có những cấm kị về
ngôn ngữ. Vì vậy, trước khi tiến hành đàm phán, bạn cần phải tìm hiểu những điều kiêng kị của họ để
tránh vi phạm . Bên cạnh kiêng kị về ngôn ngữ phong tục tập quán cũng ảnh hưởng đến cuộc đàm phán.
Thêm nữa, theo tâm lý thông thường không ai muốn người khác nhắc đến những sai lầm, khuyết điểm
của mình mà chỉ thích những lời khen ngợi. Vì vậy, muốn gây thiện cảm với đối tác thì đừng tiếc những
lời ca ngợi chân thành dành cho họ.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.2.1 Tránh vi phạm những điều kiêng kị về ngôn ngữ.
63.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu3 [Góp ý]
Điểm : 1
Câu nói: “Đàm phán không phải là trận đánh, vì vậy mục tiêu không phải là tiêu
diệt hoặc đưa đối phương vào đất chết”, thể hiện quan điểm của kỹ năng đàm
phán nào?
A) Kỹ năng đàm phán ôn hòa.
B) Kỹ năng đàm phán nguyên tắc.
C) Kỹ năng đàm phán Win – Win (cùng thắng).
D) Kỹ năng đàm phán mềm.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Kỹ năng đàm phán Win – Win (cùng thắng).
Vì: Nhà đàm phán sử dụng kỹ năng này vì muốn lấy sự hợp tác lâu dài và cùng có lợi làm mục đích
chính chứ không phải chỉ giành lợi ích về phía mình.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.4. Kỹ năng đàm phán Thắng – Thắng.
67.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu4 [Góp ý]
Điểm : 1
Kỹ năng đàm phán thắng – thắng được thể hiện như thế nào?
A) Cuộc đàm phán hướng đến lợi ích chung mà cả hai bên cùng được thỏa mãn.
B) Cuộc đàm phán không cần tính đến lợi ích riêng của bên nào.
C) Kết quả đàm phán phải có một bên thắng và một bên thua.
D) Kết quả đàm phán chỉ có lợi cho đối tác.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Cuộc đàm phán hướng đến lợi ích chung mà cả hai bên cùng được thỏa mãn.
Vì: Kỹ năng đàm phán thắng – thắng, tức là cả hai bên cùng thắng và hai bên cùng đạt được mục đích
của mình khi đàm phán. Khi đó, nhu cầu của hai bên đồng thời đươc thỏa mãn.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.4. Kỹ năng đàm phán thắng – thắng.
59.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu5 [Góp ý]
Điểm : 1
Người đàm phán cần làm gì để vượt qua những sự khác biệt về văn hóa trong
đàm phán?
A) “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, tùy vào vẻ ngoài của đối tác mà cư xử theo chuẩn cư
mình.
B) Yêu cầu đối tác đưa ra những điều không nên cư xử với họ, những điều khác với vă
C) Cư xử thoải mái với tất cả đối tác, coi họ như những người bạn, luôn hào phóng, hò
D) Tìm hiểu trước văn hóa đặc trưng, những điều lưu ý với từng đối tượng đối tác để tr
Chọn một câu trả lời
thẳng, mất thiện chí với đối tác.
Đúng. Đáp án đúng là: Tìm hiểu trước văn hóa đặc trưng, những điều lưu ý với từng đối tượng đối tác
để tránh làm căng thẳng, mất thiện chí với đối tác.
Vì: Trước khi thực hiện đàm phán, nhà đàm phán cần tìm hiểu rõ những phong tục tập quán, đặc trưng
văn hóa của từng vùng, khu vực… của đối tác để cư xử đúng mực, tế nhị, lịch sự với đối tác, tạo cơ sở
cho một cuộc đàm phán thành công.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.2. Khác biệt văn hóa trong đàm phán.
55.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu6 [Góp ý]
Điểm : 1
Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG thể hiện một người có phong cách ôn hòa trong
đàm phán?
Chọn một câu trả lời
A) Họ thoải mái khi đề cập đến các vấn đề cá nhân và các mối quan tâm của cá nhân.
B) Họ làm việc với nhịp độ nhất định, không tích vội vã.
C) Họ chăm chú lắng nghe và đặt nhiều câu hỏi cho đối tác, nhiều lúc hơi lan man.
D) Họ quan tâm nhiều đến kết quả, coi mối quan hệ với đối tác quan trọng thứ hai sau
Sai. Đáp án đúng là: Họ quan tâm nhiều đến kết quả, coi mối quan hệ với đối tác quan trọng thứ hai sau
kết quả cuối cùng.
Vì: Đây là biểu hiện của một người có phong cách mạnh mẽ trong đàm phán, họ quan tâm đến kết quả
chứ không quan tâm nhiều đến cảm xúc như người có phong cách ôn hòa.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.1.3. Năng lực đàm phán.
71.
Không đúng
Điểm: 0/1.
Câu7 [Góp ý]
Điểm : 1
Khi nào nhà đàm phán nên bắt đầu thu thập thông tin về đối tác của mình?
A) Ngay khi vừa có kế hoạch đàm phán với đối tác.
B) Khi cuộc đàm phán vừa diễn ra.
C) Trong khi đang đàm phán với đối tác.
D) Sau khi kết thúc cuộc đàm phán.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Ngay khi vừa có kế hoạch đàm phán với đối tác.
Vì: Nhà đàm phán cần tìm hiểu các thông tin về đối tác ngay khi có kế hoạch đàm phán để có được nhiều
thông tin nhất và có thời gian để tiếp nhận, xử lý thông tin về đối tác của mình.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.1.2. Thông tin trong đàm phán.
51.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu8 [Góp ý]
Điểm : 1
Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào nói về năng lực đàm phán?
A) Sự tinh tế và nhạy cảm
B) Đam mê sự sáng tạo
C) Khí chất mạnh mẽ
D) Thích sự mạo hiểm
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Sự tinh tế và nhạy cảm.
Vì: Điều này thể hiện được người đàm phán có khả năng phát hiện, nắm bắt cảm xúc và vấn đề của đối
tác một cách nhanh chóng, kịp thời. Đây là một trong những năng lực quan trọng của một đàm phán viên.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.1.3 Năng lực đàm phán
61.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu9 [Góp ý]
Điểm : 1
Việc xác định phong cách và hành vi của đối tác trong đàm phán thương lượng
mang lại lợi ích gì cho nhà đàm phán?
A) Chắc chắc nhà đàm phán sẽ giành thắng lợi về phía mình.
B) Có sự chủ động và ứng xử phù hợp khi đàm phán, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp.
C) Chấn áp đối tác, tạo lợi thế về phía mình.
D) Tạo được sự tôn trọng từ phía đối tác.
Chọn một câu trả lời
Sai. Đáp án đúng là: Có sự chủ động và ứng xử phù hợp khi đàm phán, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp.
Vì: Nhà đàm phán khi xác định được phong cách đàm phán của đối tác thì sẽ dựa vào đó để điều chỉnh
thái độ, hình vi của mình sao cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng họ khi đàm phán. Từ đó, sẽ giúp nhà
đàm phán chủ động và thiết lập được mối quna hệ khi đàm phán.
Tham khảo: Bài giảng số 1, mục 1.4.1c Tìm hiểu về đối tác đàm phán
57.
Không đúng
Điểm: 0/1.
Câu10 [Góp ý]
Điểm : 1
Câu nói: “Những gì diễn ra bên trong sẽ được biểu hiện ra bên ngoài” liên quan
đến nội dung nào trong hoạt động đàm phán?
Chọn một câu trả lời
A) Cử chỉ phi ngôn ngữ trong đàm phán.
B) Năng lực cá nhân trong đàm phán.
C) Phẩm chất của người đàm phán.
D) Hành vi ứng xử trong đàm phán.
Đúng. Đáp án đúng là: Cử chỉ phi ngôn ngữ trong đàm phán.
Vì: Những suy nghĩ, thái độ hay tâm trạng bên trong của mỗi người như thế nào thì sẽ được bộc lộ như
vậy qua nét mặt, cử chỉ, hành vi của mỗi cá nhân. Đó chính là cử chỉ phi ngôn ngữ được bộc lộ ra bên
ngoài. Trong đàm phán, những cử chỉ phi ngôn ngữ này sẽ giúp nhà đàm phán nhận biết được phần nào
thông điệp của đối tác.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.3 Cử chỉ phi ngôn ngữ
72.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu11 [Góp ý]
Điểm : 1
Đâu là biểu hiện hành vi của người đàm phán có phong cách mạnh mẽ?
A) Cần thông tin dữ liệu chi tiết, chính xác và kịp thời.
B) Chú ý công việc mà bỏ qua cảm xúc.
C) Chú ý nhiều đến cảm xúc, ít chú ý đến sự việc.
D) Sáng tạo và dễ thay đổi.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Chú ý công việc mà bỏ qua cảm xúc.
Vì: Những người đàm phán có phong cách mạnh mẽ thường là những người quyết đoán, đề cao lý
trí. Vì vậy bạn không nên để công việc dính dáng đến vấn đề cá nhân. Đối với họ công việc là công
việc. Vì thế những người đàm phán có phong cách mạnh mẽ thừờng chú ý tới công việc mà bỏ qua cảm
xúc.
Tham khảo: Bài giảng số 2,Bài giảng số 2, mục 2.3. Cử chỉ phi ngôn ngữ.
49.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu12 [Góp ý]
Điểm : 1
Trong hoạt động đàm phán, yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây có thể không
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của cuộc đàm phán giữa bạn và đối tác?
Chọn một câu trả lời
A) Sự hứng thú của bản thân về chủ đề đàm phán.
B) Yếu tố thời gian trong đàm phán.
C) Vấn đề thông tin trong đàm phán.
D) Vấn đề năng lực trong đàm phán.
Đúng. Đáp án đúng là: Sự hứng thú của bản thân về chủ đề đàm phán.
Vì: Trong hoạt động đàm phán, có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc đàm phán là
yếu tố thời gian, vấn đề thông tin và vấn đề thế mạnh trong đàm phán. Hoạt động đàm phán là hoạt động
xuất phát từ nhu cầu chia sẻ lợi ích của chính con người, có tính mục đích rõ ràng, Do vậy, sự hứng thú
của bản thân không có tác động lớn đến hiệu quả của cuộc đàm phán.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đàm phán.
68.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu13 [Góp ý]
Điểm : 1
Đâu là nhận định phù hợp nhất khi nói về người có phong cách phân tích trong
đàm phán?
A) Họ luôn cân nhắc, suy xét mọi vấn đề, mọi quyết định của họ chỉ đưa ra khi có đủ th
cần thiết, chính xác và kịp thời.
B) Họ luôn thông minh, xử lý các tình huống nhanh nhạy, mỗi quyết định của họ luôn p
quyết định cuối cùng.
C) Họ hay thay đổi quyết định của mình, có tinh thần hợp tác tốt, rất vui vẻ, linh hoạt,
tính sáng tạo cao.
D) Họ luôn vui vẻ, hòa nhã, quan tâm đến cảm xúc, cảm nhận của mọi người, luôn tôn
Chọn một câu trả lời
quan hệ.
Đúng. Đáp án đúng là: Họ luôn cân nhắc, suy xét mọi vấnđề, mọi quyết định của họ chỉ đưa ra khi có đủ
thông tin, dữ liệu cần thiết, chính xác và kịp thời.
Vì: Đây là những đặc điểm nổi bật của người có phong cách phân tích trong đàm phán, họ có thể xử lý
vấn đề khá chậm rãi nhưng mang lại hiệu quả cao.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.1.3. Năng lực đàm phán.
54.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu14 [Góp ý]
Điểm : 1
Câu nào sau đây nói đúng về vai trò của yếu tố thông tin trong hoạt động đàm
phán?
A) Thông tin giúp nhà đàm phán xác định chính xác ý đồ của đối tác.
B) Có nhiều thông tin sẽ giúp bạn không bị coi là kém cỏi trong mắt đối tác.
C) Thông tin có thể giúp chúng ta giải trí, giải tỏa căng thẳng trước khi đàm phán.
D) Có nhiều thông tin chính xác hơn trong cuộc đàm phán sẽ giúp nhà đàm phán chủ đ
Chọn một câu trả lời
hội đạt được kết quả như mong muốn.
Đúng. Đáp án đúng là: Có nhiều thông tin chính xác hơn trong cuộc đàm phán sẽ giúp nhà đàm phán
chủ động và có nhiều cơ hội đạt được kết quả như mong muốn.
Vì: Thông thường, các bên đàm phán thường che giấu ý đồ hay động cơ thật của mình. Nhà đàm phán
cần tìm hiểu thông tin thật, thông tin đúng về đối tác để chủ động giải quyết tình huống một cách linh hoạt
và hiệu quả, tránh rơi vào thế bị động.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục2.1.2. Vấn đề thông tin trong đàm phán.
69.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu15 [Góp ý]
Điểm : 1
Anh Quang thực hiện cuộc đàm phán với đối tác là công ty của Nhật Bản. Hành
động nào anh Quang nên làm?
A) Đưa ra những câu hỏi giúp cho cuộc đàm phán nhanh chóng đi đến kết luận.
B) Đưa ra những câu hỏi giúp cho đối tác dễ dàng trả lời có/không.
C) Trả lời câu hỏi của đối tác một cách vòng vo, đi tắt vấn đề.
D) Thường xuyên gật đầu khi đối tác thể hiện quan điểm của họ.
Chọn một câu trả lời
Sai. Đáp án đúng là: Thường xuyên gật đầu khi đối tác thể hiện quan điểm của họ.
Vì: Khi nói chuyện, biểu hiện gật đầu thể hiện phép lịch sự, lắng nghe người nói, không mang nghĩa đồng
ý hay từ chối ý kiến.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.2.1. Tránh vi phạm những kiêng kị về ngôn ngữ.
66.
Không đúng
Điểm: 0/1.
Câu16 [Góp ý]
Điểm : 1
Cử chỉ nào sau đây KHÔNG thể hiện ưu thế của nhà đàm phán trong cuộc đàm
phán?
A) Đứng trong khi đối tác ngồi.
B) Nhìn chằm chằm vào đối tác.
C) Úp lòng bàn tay khi bắt tay đối tác.
D) Hay sờ tay lên mặt, tóc.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Hay sờ tay lên mặt, tóc.
Vì: Khi nhà đàm phán hay sờ tay lên mặt, tóc thể hiện họ đang lo lắng, bị khuất phục bởi đối tác của
mình.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.3. Cử chỉ phi ngôn ngữ.
52.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu17 [Góp ý]
Điểm : 1
Trong tình huống dưới đây, Nam đã mắc lỗi gì khi đàm phán?
Sau khi tốt nghiệp đại học, Nam quyết định nộp CV xin vào công ty của Nhật để
làm. Họ đánh giá rất cao về năng lực cũng như sự cầu tiến của Nam trong công
việc được thể hiện qua bản CV đó, và họ có liên lạc để hẹn lịch ngày phỏng vấn.
Tuy nhiên, Nam lại không thể đếnvào thời gian mà họ hẹn và Nam có phản hồi với
họ rằng: “Tôi không thể đến phỏng vấn vào thời gian đó. Các vị có thể đối lịch
phỏng vấn sang thời gian khác được không?” Cuối cùng, Nam đã không được
chọn vào làm ở công ty như mong muốn.
A) Chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc điểm của công ty Nhật, nơi mà Nam muốn vào làm
B) Chưa xác định được thế mạnh của mình khi đàm phán với công ty Nhật.
C) Chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa của người Nhật khi giao tiếp.
D) Chưa lưu ý về mặt thời gian khi trao đổi ý kiến với nhân viên công ty Nhật.
Chọn một câu trả lời
Sai. Đáp án đúng là: Chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa của người Nhật khi giao tiếp.
Vì: Trong đàm phán với đối tác là người Nhật, Nam chưa nắm rõ về văn hóa trong giao tiếp của họ là
tránh trả lời “không” một cách thẳng thừng hoặc tránh đặt câu hỏi mà câu trả lời có thể là “không” vì họ
cho đó là sự thô lỗ, khiếm nhã. Và người Nhật sẽ không muốn hợp tác với những người như vậy.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.2.1. Tránh vi phạm những kiến kị về ngôn ngữ.
76.
Không đúng
Điểm: 0/1.
Câu18 [Góp ý]
Điểm : 1
Trong các phát biểu về các nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng thế mạnh trong đàm
phán dưới đây, phát biểu nào chưa chính xác?
A) Hiếm khi chỉ có một bên có tất cả thế mạnh.
B) Thế mạnh không thể thay đổi.
C) Thế mạnh có thể tồn tại và thể hiện rõ.
D) Thế mạnh có thể minh chứng được bằng thực tiễn.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Thế mạnh không thể thay đổi.
Vì: Thế mạnh trong đàm phán là yếu tố có thể thay đổi. Trong cùng một khoảng thời gian, năng lực và ưu
thế cũng có thể tăng và có thể giảm. Hoặc, ở các khoảng thời gian khác nhau, năng lực và ưu thế cũng
khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng cuộc đàm phán.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.1.3. Năng lực đàm phán.
53.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu19 [Góp ý]
Điểm : 1
Câu nói: “Đàm phán với Nhật như cha và con trai, còn với Mỹ như hai anh em
trai”, thể hiện điều gì trong đàm phán?
Chọn một câu trả lời
A) Trong đàm phán, cần thông thạo ngôn ngữ của từng nền văn hóa để đạt được hiệu q
B) Trong đàm phán, hãy đối xử với đối tác như người trong gia đình bằng cách cư xử t
C) Trong đàm phán, phải quan tâm đến yếu tố văn hóa riêng, đặc trưng riêng của từng
tùy tục”.
D) Trong đàm phán, người Nhật rất coi trọng mối quan hệ giữa cha và con trai, còn Mỹ
quan hệ giữa hai em trai.
Đúng. Đáp án đúng là: Trong đàm phán, phải quan tâm đến yếu tố văn hóa riêng, đặc trưng riêng của
từng vùng để “nhập gia tùy tục”.
Vì: Khi đàm phán với các đối tác ở các quốc gia khác nhau cần tìm hiểu, tôn trọng những sự khác biệt về
văn hóa, phong tục tập quán của họ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.2. Khác biệt văn hóa trong đàm phán.
64.
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu20 [Góp ý]
Điểm : 1
Các cử chỉ như “ít giao tiếp bằng mắt, sờ tay lên mặt, lên tóc” thường thể hiện
thái độ gì của nhà đàm phán/đối tác?
A) Thể hiện hành vi tự tin, muốn khẳng định thêm sức mạnh của mình trong đàm phán
B) Thể hiện sự chắc chắn với quyết định của mình.
C) Thể hiện sự đăm chiêu suy nghĩ.
D) Thể hiện sự lo lắng bị khuất phục.
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Thể hiện sự lo lắng bị khuất phục.
Vì: Đây là những biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của một người đang lo lắng và không chiếm ưu thế trong
cuộc đàm phán.
Tham khảo: Bài giảng số 2, mục 2.3. Cử chỉ phi ngôn ngữ.
65.
Đúng
Điểm: 1/1.