Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.68 KB, 36 trang )

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI
TẠI TẠI NGÂN
HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH CÀ
MAU
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo& PTNT Tỉnh Minh Hải ( nay là chi nhánh NHNo& PTNT
Tỉnh Cà Mau ) được thành lập 01/10/1988 theo tinh thần nghị định 53/TTg của
thủ tướng chính phủ và quyết định
số

57/NH-
TCCB của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước Việt Namvới tổng biên chế ban đầu là 448 cán bộ công nhân viên.
Trong đó trình độ Đại học 50 người còn lại là trình độ trung học và sơ học, hầu
hết
cán
bộ chưa được đào tạo lại.
Ngày 01/01/1997 Tỉnh Minh Hải được tách thành hai Tỉnh Cà Mau và Bạc
Liêu NHNo&PTNT Tỉnh Minh Hải cũng được tách ra làm 2 chi nhánh.
NHNo&PTNT Tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng ổn định tổ chức, duy trì hoạt động
bình thường, kết quả đó là do ban lãnh đạo đã có sự chuẩn bị về tổ chức, nhân sự
và bộ máy làm việc hợp lí.
Đến nay toàn chi nhánh đã có khoảng 369 cán bộ công nhân viên, dư nợ
hàng năm trên 2000 tỷ đồng, huy động vốn năm 2006 đạt trên 800 tỷ đồng.
3.1.2. Hệ thống mạng lưới.
NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau có khoảng 19 điểm giao dịch trên toàn tỉnh.
Trong đó có một chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh cấp 2, 4 chi nhánh cấp 3 và 5


phòng giao dịch.
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 14
Luận văn tốt nghiệp
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH TỈNH CÀ MAU
Chi
Chi
Chi Chi Chi Chi Chi Chi nhánh Chi
nhánh nhánh nhánh nhánh nhánh nhánh nhánh TRẦN nhánh
TP CÀ ĐẦM NGỌC
U MINH
NĂM PHÚ CÁI VĂN THỚI
MAU DƠI HIỂN CĂN TÂN NƯỚC THỜI BÌNH
Chi PGD PGD PGD PGD PGD Chi Chi Chi
nhánh P. 6
P. 7
TẮC SỐ 1 VÀM nhánh nhánh nhánh
TRƯNG VÂN NĂM ĐÌNH PHÚ SÔNG TRÍ PHÚ
NHỊ CĂN HƯNG ĐỐC
Hình 2: Sơ đồ mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Cà Mau
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 15
3.1.3.Sản phẩm dịch vụ
3.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các thành phần kinh tế
với nhiều hình thức đa dạng, kỳ hạn thích hợp, lãi suất hấp dẫn.Bao gồm các loại
tiền gửi sau:
a. Tiền gửi không kỳ hạn.
Doanh số huy động của loại tiền gửi này đạt năm 2004 là 248.723 triệu đồng,
2005 là 275.944 triệu đồng, và 2006 là 286.308 triệu đồng. Tuy doanh số huy
động của loại

tiền

gửi
này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm dần do
mục đích của khách hàng gửi tiền
loại

này
là muốn sử dụng các dịch vụ tiện lợi
kèm theo như thanh toán, chuyển khoản, dịch vụ ngân quỹ… Tuy nhiên dịch vụ
kèm theo của ngân hàng còn hạn chế, chưa theo kịp các ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn như Á Châu, Đông Á. Ngân hàng chưa thể áp dụng các dịch
vụ thanh toán tiêu dùng hàng ngày cho khách hàng như thanh toán tiền điện
thoại, tiền điện, tiền nước… dịch vụ ngân quỹ còn nhiều hạn chế.
- Tiện ích của sản phẩm: Chuyển khoản thanh toán tiền vay hoặc chuyển
khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản
tại NHNo. Chuyển khoản thanh toán tới ngân hàng khác.
- Đối tượng gửi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài.
- Loại tiền gửi: VND,USD, EUR
- Lãi suất được công khai tại diểm giao dịch.
Đây là hình thức gửi tiền đơn giản nhất, tuy nhiên lãi suất rất thấp chỉ
0,25%/tháng do đó những người gửi tiết kiệm mục đích của họ muốn sinh lời từ
số tiền nhà rỗi của mình vì vậy mà họ ít chọn hình thức gửi tiền này.
b. Tiền gửi có kỳ hạn.
Loại tiền gửi này đạt doanh số huy động năm 2004 là 311.448 triệu đồng,
năm 2005


402.876
triệu đồng và 2006 là 533.030 triệu đồng. Doanh số huy

động tăng qua các năm năm sau luôn cao hơn năm trước. Mục đích của khách
hàng ở loại tiền gửi này là muốn sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình vì vậy yếu
tố lãi suất hợp lí là hết sức quan trọng. Tuy nhiên do đặc tính tâm lí khách hàng
ở mỗi khu vực là khác nhau, ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau do đây là khu vực nông
thôn nên yêu cầu về sự an toàn của tiền gửi được khách hàng đặt lên hàng đầu do
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 16
vậy mà doanh số huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Còn về sự đa dạng
sản phẩm dịch
vụ

phục
vụ cho khách hàng thì còn nhiều hạn chế, cách tính lãi
của ngân hàng chưa được công khai
tức


chỉ ghi tổng tiền lãi, còn chi tiết tính
lãi thì không ghi cho khách hàng tính toán lại và đối chứng làm cho khách hàng
khó hiểu về cách tính lãi và ảnh hưởng đến sự minh bạch trong cách tính lãi.
* Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ
- Tiện ích của sản phẩm: Khách hàng có thể rút vốn trước hạn, chuyển
quyền sở hữu khi chưa đến hạn thanh toán để bảo toàn lãi, cầm cố sổ tiết kiệm để
vay vốn, bảo lãnh cho người thứ ba tại bất kỳ chi nhánh nào của NHNo, dùng xác
nhận khả năng tài chính của khách hàng khi khách hàng yêu cầu…
- Đối tượng gửi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài.
- Loại tiền gửi: VND, USD, EUR.
- Kỳ hạn gửi: 1, 2, 3, 6, 9, 12, 18, 24, 36 tháng
- Lãi suất có kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn gửi được niêm yết công khai tại
các điểm giao dịch của NHNo.
Đối với hình thức gửi tiền này thì khách hàng nhận được lãi suất khá cao tuỳ

theo từng kỳ hạn gửi. Tuy nhiên hình thức này người gửi tiền phải đợi tới hết kỳ
hạn mới được lĩnh lãi do đó họ chỉ gửi ở những kỳ hạn ngắn.
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ.
- Tiện ích sản phẩm giống như tiết kiệm lãnh lãi sau toàn bộ.
- Kỳ hạn gửi tiền cụ thể có các kỳ hạn sau: 3, 6, 9,12, 24, trên 24 tháng.
- Định kỳ trả lãi: 1, 3, 6, 12 tháng.
- Cách thức trả lãi: Lãi được trả sau mỗi định kỳ
Tiền lãi = Vốn gốc * lãi suất(%/năm)/12* Số tháng định kỳ.
Hình thức gửi tiền này khách hàng có thể chủ động lựa chọn kỳ hạn lĩnh
lãi phù hợp
với

nhu
cầu của họ do vậy mà đây là hình thức thu hút nhiều
khách hàng gửi tiền nhất.
* Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ.
- Tiện ích của sản phẩm tương tự như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi
sau toàn bộ
- Kỳ hạn gửi tiền: NHNo qui định kỳ hạn gửi tiền là số ngày hay số tháng
và kỳ hạn tối thiểu là một tháng.
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 17
- Cách thức trả lãi: Toàn bộ lãi của kỳ hạn sẽ được tính trả ngay khi gửi
Tiền lãi = Vốn gốc * lãi suất * kỳ hạn.
Đối với hình thức gửi tiền này thì khách hàng có thể nhận lãi ngay khi gửi
tiền, tuy nhiên
lãi

suất
thấp hơn lãi suất của hình thức gửi khác có cùng kỳ hạn.
* Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ

- Kỳ hạn gửi: 3, 6, 9, 12, 18, 24, trên 24 tháng.
- Định kỳ trả lãi:1, 3, 6, 9, 12 tháng.
- Cách thức trả lãi: Lãi được tính trả trước cho mỗi định kỳ
Tiền lãi = Vốn gốc * lãi suất(%/năm) * Số tháng định kỳ
Đây là hình thức gửi tiền được nhiều người lựa chọn nhất do khách hàng
có thể rút lãi trước theo định kỳ vì vậy họ có thể sử dụng tiền lãi để đáp ứng
nhu cầu của cuộc sống phù hợp với yêu cầu của họ.
* Tiết kiệm bậc thang theo thời gian
- Tiện ích sản phẩm: Thời gian thực gửi càng dài lãi suất càng cao
+ Khách hàng có thể rút gốc và lãi nhiều lần.
+ Khách hàng được chuyển quyền sở hữu sổ tiết kiệm.
+ Sổ tiết kiệm được phép cầm cố và xác nhận khả năng
tài chính cho khách hàng.
- Quy định thời gian cho các bậc lãi suất:
+ Bậc 1: Từ khi gửi đến dưới 3 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn.
+ Bậc 2: Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 3 tháng.
+ Bậc 3: Từ 6 đến dưới 9 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 6 tháng.
+ Bậc 4: Từ 9 đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 9 tháng.
+ Bậc 5: Từ 12 đến dưới 24 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 12 tháng.
+ Bậc 6: Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất có kỳ hạn 24 tháng.
- Lãi suất: của mỗi bậc thang được NHNo công bố công khai tại các điểm
giao dịch và được ghi ngay vào sổ tiết kiệm khi khách hàng gửi tiền.
- Cách trả lãi: Lãi được trả theo số gốc khách hàng rút.
Tiền lãi = Số tiền gốc rút * Bậc lãi suất * Thời gian gửi.
* Tiết kiệm bậc thang theo số dư
- Tiện ích của sản phẩm:
+ Số dư càng lớn lãi suất càng cao
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 18
+ Khách hàng rút gốc và lãi một lần
+ Rút trước hạn hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút và các tiện

ích của các loại tiết kiệm khác.
- Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 20.000.000VND
- Kỳ hạn gửi: NHNo quy định kỳ hạn là số ngày hoặc số tháng, kỳ hạn tối
thiểu là một tháng
- Quy định số dư cho các bậc lãi suất:(là lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả lãi
sau toàn bộ cộng với mức khuyến khích:
+ Bậc 1: Số dư dưới 20 triệu đồng mức khuyến khích = 0
+ Bậc 2:Từ 20tr đồng đến dưới 50 tr mức khuyến khích bằng 0,01%/tháng.
+ Bậc 3: Từ 50tr đồng đến dưới 100tr mức khuyến khích = 0,02%/ tháng.
+ Bậc 4: Số dư từ 100 triệu đồng trở lên mức khuyến khích là 0,03%/tháng
* Tiết kiệm gửi góp hàng tháng
- Tiện ích và đặc điểm của sản phẩm:
+ Là hình thức tiết kiệm mà hàng tháng khách hàng gửi tiền vào tài khoản
tiết kiệm gửi góp và được rút tiền một lần khi đến hạn.
+ Khách hàng có thể rút vốn trước hạn
+ Các tiện ích khác
+ Số tiền tiết kiệm gửi góp được khách hàng xác định ngay khi mở tài
khoản.
+ Số kỳ gửi góp cũng nhu số tiền gửi góp mỗi kỳ cố định và cũng được xác
định ngay khi mở tài khoản.
- Cách tính và trả lãi:
Lãi được trả vào cuối kỳ theo lãi suất khi mở tài khoản. Công thức tính lãi
như sau:
Ví dụ: kỳ hạn gửi góp là 12 tháng, lãi suất tính theo tháng.
Tiền lãi = Số tiền gửi góp kỳ 1 * lãi suất*12 + Số tiền gửi góp kỳ 2* lãi suất
*11/12 +………+ Số tiền gửi góp kỳ cuối * lãi suất * 1/12
Loại tiền gửi này chưa phát huy được những tiện ích của nó do phân khúc
khách hàng mục tiêu chưa phù hợp.
c. Một số sản phẩm khác
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 19
- Huy động vốn qua phát hành thẻ ATM
- Các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín
dụng khác.
Tóm lại: Trong tất cả các sản phẩm tiền gửi của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau
thì hình thức gửi tiền tiết kiệm lãnh lãi trước định kỳ được nhiều người lựa chọn
để gửi nhất vì kỳ hạn lĩnh lãi phù hợp với nhiều đối tượng, và kịp thời đáp ứng
cho nhu cầu của đời sống hàng ngày.
Gần đây hình thức huy động vốn thông qua phát hành thẻ ATM miễn phí rất
được nhiều người ủng hộ, do ngân hàng đã kịp thời đưa ra những biện pháp điều
chỉnh kịp thời, làm tăng tính cạnh tranh của hoạt động thẻ trên thị trường.
3.1.3.2. Sản phẩm tín dụng
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối
với các thành phần kinh tế và cho vay như cho vay vốn sản xuất kinh doanh, xây
dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhà, phục vụ đời sống, cho vay trả góp…
Cầm cố các loại kỳ phiếu, trái phiếu sổ tiết kiệm
Nhận cho vay uỷ thác theo uỷ nhiệm của các tổ chức trong và ngoài nước
Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
3.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng
Mở tài khoản cho các tổ chức và cá nhân
Chuyển tiền điện tử
Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh nhất trên toàn thế giới Western Union
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
Các dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác
Dịch vụ cầm đồ
Phát hành và thanh toán thẻ
3.1.3.4. Sản phẩm khác
Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
Mua bán ngoại tệ
Các sản phẩm ngân hàng khác theo yêu cầu của khách hàng

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 20
3.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng
GIÁM ĐỐC
Phó
Giám
Đốc
Phó
Giám
Đốc
Phó
Giám
Đốc
Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
KH-KD TTQT
KT-
KSNB
THẨM
ĐỊNH
tổ chức
CB&Đ
T
HC KT-KQ
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại NHN
o
& PTNT Tỉnh Cà Mau
- Ban Giám Đốc
- Các phòng nghiệp vụ
+ Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Phòng TTQT và mua bán ngoại tệ
+ Phòng kế toán ngân quỹ

+ Phòng tổ chức, cán bộ và đào tạo
+ Phòng hành chính
+ Phòng Thẩm định
+ Tổ kiểm tra - kiểm soát nội bộ
3.1.5. Chức năng và nhiệm vụ
* Giám Đốc
Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và
hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được uỷ quyền. Công việc cụ thể
liên quan đến HĐTD bao gồm:
Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho
vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Ký HĐTD và hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và ngân
hàng cùng lập.
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 21
Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, thực hiện các biện pháp
xử lý đối với khách hàng…
Phòng KH - KD
Có chức năng tham mưu cho GĐ trong việc quản lý, chỉ đạo HĐTD, bảo lãnh
trong nước…nghiên cứu đề xuất cải tiến thủ tục vay tạo thuận lợi cho khách hàng
nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh,
an

toàn,
hiệu quả
Nhiệm vụ
Quản lý và điều hành hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống của NHN
0
&
PTNT Tỉnh.
Dự thảo các qui chế và qui trình hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng.

Mở rộng dịch vụ tín dụng và thị trường tín dụng ở thành phố và nông thôn.
- Đầu mối và phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức chỉ đạo đầu tư thử
nghiệm cho các chương trình nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới.
Nghiên cứu đề xuất thủ tục cho vay.
Phối hợp các phòng có liên quan xây dựng và thực hiện chiến lược khách
hàng và tổ chức
quản

lý,
phân loại khách hàng.
Trực tiếp thẩm định các dự án tín dụng và thuộc quyền quyết của GĐ
NHN
0
& PTNT Tỉnh Cà Mau.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn tìm nguyên nhân và
phương hướng khắc phục.
* Phòng Kế Toán và Ngân Quỹ
Thực hiện công tác huy động vốn của ngân hàng
+ Phòng kế toán tiếp nhận khách hàng, nhân viên phòng kế toán hướng dẫn
qui trình và thủ tục cần thiết cho khách hàng gửi tiền. Sau khi hoàn thành thủ tục
gửi tiền nhân viên kế toán hướng dẫn cho khách hàng qua phòng ngân quỹ để
nộp tiền.
+ Phòng kế toán giải thích cho khách hàng những vấn đề mà khách hàng còn
vướng mắc như: lãi suất, cách tính lãi, kỳ hạn trả lãi……
+ Nhân viên phòng ngân quỹ sau khi xem xét thủ tục và tiến hành các dịch vụ
ngân quỹ cho khách hàng.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo
qui định NHNo & PTNT Việt Nam.
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 22
Làm dịch vụ chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, các chứng từ, giấy tờ có giá,

quản lý kho, bảo quản kho, thế chấp tài sản, quản lý an toàn kho quỹ.
Thực hiện giải ngân thu nợ.
* Phòng thẩm định
Thẩm định khoản vay do Giám đốc chi nhánh quyết định trong mức phán
quyết cho vay và vượt quyền phán quyết.
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo qui định.
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2004,
2005,
2006.
Trong ba năm từ 2004 đến 2006 lợi nhuận của các ngân hàng đều tăng và tăng
với tốc độ tương đối ổn định khoảng trên 20%. Sở dĩ có được kết quả như vậy là
do sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh
đạo

ngân
hàng và sự nỗ lực của tập thể nhân
viên trong ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển của ngân
hàng. Lợi nhuận gia tăng là một minh chứng cho việc sử dụng vốn đúng mục
đích và có hiệu quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 23
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1: THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu
đồng
2004 2005 2006 2005
/
2004 2006
/

2005
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
I. Thu nhập
215.176 100 399.833 100 424.883 100 184.657 85,82 25.050 6,27
1. Thu nhập lãi 199.009 92,49 382.827 95,75 390.828 91,98 183.818 92,37 8.001 2,09
2. Thu phi lãi 16.167 7,51 17.006 4,25 34.055 8,02 839 5,19 17.049 100,30
II. Chi phí
192.393 100 372.357 100 391.816 100 179.964 93,54 19.459 5,23
1. Chi phí lãi suất 147.711 76,78 324.999 87,28 330.884 84,45 177.288 120 5.885 1,81
2. Chi phí phi lãi 44.682 23,22 47.358 12,72 60.932 15,55 2.676 5,99 13.574 28,66
III. Lợi nhuận 22.783 27.476 33.067 4.693 20,60 5.591 20,35
( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 24
3.1.6.1. Phân tích khoản mục thu nhập

Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và ngân hàng nói riêng mục tiêu
chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của mình.
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận
ngân

hàng
cần tìm biện pháp tăng thu nhập và
quản lí chi phí hợp lí. Vì vậy để tìm ra biện pháp tăng thu nhập thì cần phân tích
các khoản thu nhập của các năm trước để có thể nhận thấy khoản thu nhập nào có
thể phát huy thêm góp phần làm tăng tổng thu nhập chung của ngân hàng.
Triệu đồng
450,000
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
2004 2005 2006
Tổng thu
nhậ
p
Thu

nhậ

p


lãi

Thu

nhậ

p

phi

lãi

Hình 4: Biểu đồ thu nhập
Qua bảng số liệu cho thấy khoản mục thu nhập của ngân hàng đều tăng qua
các năm, năm sau luôn tăng hơn mức năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập
của năm 2005 so với năm 2004 cao hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với năm
2005.
Cụ thể là năm 2004 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 215.176 triệu đồng
sang năm 2005 tăng lên 399.833 triệu đồng tăng 85,82% so với năm 2004. Đến
năm 2006 tổng thu nhập đạt 424.883 triệu đồng tăng về số tuyệt đối so với năm
2005 là 25.050 triệu đồng và số tương đối là 6,27%.
Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm đã thể hiện rõ sự
phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng
mạng lưới hoạt động, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, cả về qui mô
và chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên
cạnh đó cũng phải kể đến là sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong
ngân hàng đã góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng qua các năm.
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 25
Triệu đồng

Trong khoản mục thu nhập của ngân hàng thì có 2 khoản mục chính đó là
thu từ lãi và thu phi lãi (thu ngoài lãi).
a. Phân tích khoản thu nhập lãi
Đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Khỏan mục thu nhập lãi của ngân hàng tăng qua các năm và chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập thường trên 90%.
Năm 2005 thu nhập từ lãi đạt 382.827 triệu đồng tăng 92,37% so với
năm
2004 nguyên nhân là do trong năm hoạt động tín dụng của ngân hàng đã hoạt
động khá hiệu quả, ngân hàng còn mở thêm các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán
bộ, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ trong đội ngũ cán bộ tín dụng … do đó làm
tăng thu nhập lãi cho ngân hàng.
Nhưng sang năm 2006 thu nhập từ lãi đạt 390.828triệu đồng tăng 2,09% so
với 2005.Sở dĩ
tốc

độ
tăng thu nhập lãi giảm là do công tác chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh từ chuyên canh
sang

luân
canh tác tôm – lúa. Mà khách hàng
truyền thống của ngân hàng là hộ sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản. Việc
chuyển từ chuyên cạnh sang luân canh mới bắt đầu do đó hoạt động tín dụng của
ngân hàng trên lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn do môi trường còn quá mới vì
vậy mà ảnh hưởng đến thu nhập lãi của ngân hàng năm 2006.
b. Phân tích khoản thu nhập ngoài lãi .
Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ
ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, thu nợ đã xử lý rủi ro …

Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng qua các năm đều tăng đặc biệt là
năm
2006 thu nhập ngoài lãi đạt 34.055 triệu đồng tăng 100,3% so với năm 2005. Do
hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng mới đưa vào hoạt động năm 2003
nên thị phần hẹp, chưa có nhiều khách hàng do đó thu từ dịch vụ thanh toán của
ngân hàng năm 2004, 2005 tương đối thấp. Sang năm 2006 nhờ vào sự cố gắng,
nhiệt tình và phong cách phục vụ tận tình, công nghệ thanh toán ngày càng hiện
đại. Vì vậy mà quan hệ thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng mở
rộng góp phần làm tăng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.
Tuy thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của ngân
hàng (chưa đến 10%) nhưng nó cũng là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh
tranh của ngân hàng. Bởi trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì chất
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 26
lượng dịch vụ tốt, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại thì sẽ thu hút được
nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, góp phần làm tăng thêm thu nhập
cho ngân hàng.
3.1.6.2. Phân tích khoản mục chi phí.
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để đáp ứng
cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng.
Triệu đồng
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
100,000
50,000
0
2004 2005 2006
Tổng chi phí

Chi phí lãi
Chi phí phi
Hình 5 : Biểu đồ chi phí
Tổng thu nhập tăng qua các năm nên tổng chi phí cũng tăng.Năm 2004
tổng chi phí là 192.393 triệu đồng sang năm 2005 tổng chi phí tăng lên 372.357
tăng về số tuyệt đối là 177.288 triệu đồng và số tương đối là 93,54% so với năm
2004.
Chi phí tăng cao năm 2005 là do cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra
gay gắt, ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải đưa ra mức lãi suất hợp lí,
bên cạnh đó để đủ vốn cho hoạt động tín dụng thì ngân hàng NHNO & PTNT
Tỉnh Cà Mau phải vay vốn ngân hàng cấp trên với chi phí sử dụng vốn 0,77%
nên làm chi phí tăng.
Đồng thời khách hàng truyền thống của ngân hàng là ở khu vực nông thôn
đòi hỏi mạng lưới hoạt động của ngân hàng phải rộng do đó chi phí quản lí, chi
phí công vụ …. đều tăng góp phần làm tăng khoản mục chi phí của ngân hàng.
Sang năm 2006 tổng chi phí là 391.816 triệu đồng tăng 5,23% so với 2005. Tốc
độ tăng của khoản mục chi phí năm 2006 giảm hơn so với tốc độ tăng năm 2005
nguyên nhân do công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng
và nâng cao, công tác quản lí chi phí ngày càng được cải thiện, tranh thủ nguồn
vốn huy động tại địa phương, giảm sử dụng vốn trung ương.
SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 27

×